Friday, December 30, 2011

Tìm hiểu Chương trình Không Gian Hoa Kỳ


a-      Lịch trình một chuyến thám hiểm nguyệt cầu.  TIẾP THEO

Phần SM

1-      Giai đoạn vào quỹ đạo nguyệt cầu.
Phi thuyền dùng năng lượng của vận tốc cũ tiếp tục rời hấp lực trái đất, nhưng vận tốc càng lúc càng chậm lại vì hấp lực ấy vẫn còn dù là rất nhỏ. Khi gần đến nguyệt cầu, thì hấp lực mất hẳn. Đây là vùng hấp lực địa cầu và nguyệt cầu bằng nhau, tạo ra hai lực đối kháng triệt tiêu. Sau đó hấp lực nguyệt cầu càng lúc càng tăng làm phi thuyền bay càng lúc càng nhanh hơn về phía ấy. Với góc và vận tốc được tính chính xác, phi thuyền sẽ tự động lọt vào quỹ đạo nguyệt cầu. Kể từ đó nó sẽ bay quanh nguyệt cầu mà không phải khai hỏa.
6-      Giai đoạn vào quỹ đạo nguyệt cầu.
Phi thuyền dùng năng lượng của vận tốc cũ tiếp tục rời hấp lực trái đất, nhưng vận tốc càng lúc càng chậm lại vì hấp lực ấy vẫn còn dù là rất nhỏ. Khi gần đến nguyệt cầu, thì hấp lực mất hẳn. Đây là vùng hấp lực địa cầu và nguyệt cầu bằng nhau, tạo ra hai lực đối kháng triệt tiêu. Sau đó hấp lực nguyệt cầu càng lúc càng tăng làm phi thuyền bay càng lúc càng nhanh hơn về phía ấy. Với góc và vận tốc được tính chính xác, phi thuyền sẽ tự động lọt vào quỹ đạo nguyệt cầu. Kể từ đó nó sẽ bay quanh nguyệt cầu mà không phải khai hỏa.
7-      Giai đoạn đáp xuống mặt nguyệt cầu.
Khi bay trên quỹ đạo này, hai trong 3 phi hành gia sẽ chui sang bộ phận đổ bộ LM.
Lúc đã chuẩn bị xong và đến đúng điểm, hai phi hành gia ở bộ phận đổ bộ LM cho khai hỏa các động cơ tách khỏi bộ phận điều khiển và phục dịch (CM-SM), rồi sẽ rơi xuống mặt nguyệt cầu theo một đường parabol. Trong khi ấy, một phi hành gia ở lại bộ phận điều khiển tiếp tục điều hành phi  thuyền mẹ này bay quanh quỹ đạo.
Khi rơi đến một cao độ tính trước, Các phi hành gia bộ phận đáp LM sẽ cho khai hỏa để phi thuyền nhẹ nhàng đáp xuống.




1-      Giai đoạn rời mặt nguyệt cầu.
Làm việc trên mặt nguyệt cầu một thời gian, hai phi hành gia quay về phi thuyền đổ bộ LM. Phần chân đáp trở thành giàn phóng và dĩ nhiên nó sẽ ở lại mặt nguyệt cầu vĩnh viễn. Cũng đúng thời điểm tính toán, phần trở lại quỹ đạo nguyệt cầu khai hỏa bay lên quỹ đạo nguyệt cầu để hội ngộ với phi thuyền mẹ. Nếu tính sai thì không thể hội ngộ được.
Lúc hai phi hành gia vừa đổ bộ đã trở về bộ phận CM thì phần trở lại quỹ đạo nguyệt cầu cũng bị vứt bỏ. Bây giờ Apollo chỉ còn phần phi thuyền mẹ CM-SM.
LM khai hỏa trở lại phi thuyền mẹ
LM ráp nối với phi thuyền mẹ

LM bị vút bỏ khỏi phi thuyền mẹ

1-      Giai đoạn trở về.
Sau khi ráp nối và vứt bỏ xong, các phi hành gia lại cho khai hỏa phần phục dịch để đem phi thuyền trở lại trái đất. Lúc lọt vào quỹ đạo trái đất, và đợi đúng lúc phi thuyền mẹ (CM-SM) cho tách riêng. Lúc này cả phi thuyền chỉ còn phòng CM và khải hỏa để rơi xuống biển theo đúng chỗ đã được ấn định. Phần cuối của giai đoạn này phi thuyển CM được dù bung ra cho đáp nhẹ xuống mặt biển.
CM vởi vỏ bao ngoài mới phóng. Phần CM sẽ là phần cuối cung được vớt cùng 3 phi hành gia. Lúc mới ra đi tổng công hệ thống cao trên 100m, lúc về chỉ còn phi thuyền nhỏ bé.
1-      Chấm dứt chuyến bay.
Phi thuyển được một hạm đội trực sẵn vớt lên.


 

Nam Bắc du kí bài 29

Quảng Ngãi có nhiều thắng cảnh mang tên 4 chữ giống như các tên bên Tây Hồ- Hàng Châu TQ, như Liên Trì Dục Nguyệt, Thạch Cơ Điếu Tẩu…Tuy nhiên, chúng tôi không có thì giờ ghé thăm các thắng cảnh ấy, và nếu muốn cũng không được vì lụt lội khắp nơi.
Qua Quảng Nam, ta sang Quảng Ngãi.
Vùng đất này đã trải phong ba.
Ghé thăm Thiên Ấn Niêm Hà,
Cô Thôn Cổ Lũy, quê nhà họ Trương. [1]
Rồi đến Thạch Bích Tà Dương,
Vân Phong Túc Vũ mây vương chiều chiều.
Liên Trì Dục Nguyệt sen nhiều.
Thạch Cơ Điếu Tẩu- đá điêu khắc hình.
 VHKT
Gần chiều tối chúng tôi vào địa phận tỉnh Quảng Nam. Tỉnh này có diện tích gần 10400 km2 đứng hàng thứ 6, sau Thanh Hóa. Dân số 1 triệu 4 đứng hàng thứ 19. Tại Quảng Nam có một anh hùng dân tộc cận đại, đó là Hoàng Diệu. Ông tên thật là Hoàng Kim Tích, sau mới đổi là Hoàng Diệu, tự là Quang Viễn, hiệu Tỉnh Trai, sinh ngày 10 tháng 2 năm Mậu Tý (1829), trong một gia đình có truyền thống nho giáo tại làng Xuân Đài, huyện Diên Phước, tỉnh Quảng Nam (nay là huyện Điện Bàn). Theo lịch sử, năm 1973 Nguyễn Tri Phương tử thủ thành Hà Nội. Năm 1876, thống đốc Nam Kỳ Duperré cử ông Pétrus Ký ra Bắc Kỳ tìm hiểu tình hình miền Bắc. Ông này đã đem các tài liệu về cho Pháp, để ho chuẩn bị tấn công lần thứ hai. Từ 1879 đến 1882, ông Hoàng Diệu được cử làm Tổng đốc Hà Ninh quản lý vùng trọng yếu nhất của Bắc Bộ là Hà Nội và phụ cận.  Ông đã tử thủ ở thành Hà Nội, năm 1882.
Ngoài ra, tỉnh này còn một nghi vấn lịch sử thật lớn đó là việc liên quan đến Ngọc Hân công chúa. Hiện nay có nhiều giả thuyết về vị công chúa con vua Lê Hiển Tông. Sau khi chiếm Phú Xuân thì số phận Ngọc Hân không biết ra sao. Có giả thuyết nói bà và hai con chạy vào Quảng Nam trốn, nhưng sau bị phát giác và bị xử “tam ban triều điển” (Cách xử tử rành cho hang vương tướng, tự chọn một cách chết trong ba cách: thắt cổ, uống thuốc độc hay tự đâm cổ.). 
Ai đi qua xứ Quảng Nam.
Nhớ thăm phố cổ Hội An, Cầu Chùa.
Cửa Đại sóng bủa bốn mùa.
Hoàng Diệu cảnh mộ, gió lùa thông reo.
Suối Tiên nước chảy trong veo.
Mỹ Sơn[2] di tích mòn theo năm trường.
Cụ Huỳnh thúc Kháng quê hương.
Đảo Chàm yến đậu, vấn vương Thu Bồn.
   VHKT


[1] Trương Công Định, anh hùng chống Pháp.
[2]Mỹ Sơn: là quần thể kiến trúc di tích của ngừơi Chiêm Thành để làm lễ thờ theo Bà La Môn- Ấn Độ, được UNESCO- Liên Hiệp quốc công nhận là di tích bảo tồn văn hóa thế giới.

Thursday, December 29, 2011

Tìm hiểu Chương trình Không Gian Hoa Kỳ

a-      Lịch trình một chuyến thám hiểm nguyệt cầu.

1-      Giai đoạn phóng- Tầng I
Năm hỏa tiễn F-1 của tầng I khai hỏa vả cháy trong 168 giây, đưa cả hệ thống lên cao 68 km và đạt vận tốc 2755.5 m/s [2755.5 mét 1 giây tức 9920 km/h (9920 km 1 giờ)]. Tại điểm này tầng I tách rời khỏi phi thuyền và theo trớn bay lên cao 109 km rồi rơi xuống Đại Tây Dương theo đường đạn đạo parabol.


2-      Giai đoạn phóng- Tầng II
Năm hỏa tiễn J-2 của tầng II khai hỏa khi tầng I tách khỏi hệ thống. Hỏa tiễn cháy 6 phút đưa cả hệ thống lên cao 176 km và đạt vận tốc 25182 km/h (7km/s). Đây là vận tốc gần đạt được để nhập quỹ đạo và tầng này tách khỏi hệ thống để rơi trở lại địa cầu cách xa trung tâm phóng Cap Kennedy 4200 km.

3-      Giai đoạn phóng- Tầng III
Ngay khi tầng II tách ra, tầng III khai hỏa trong 2,5 phút, đưa cả hệ thống lên cao 188 km và đạt vận tốc 7790 m/s (28,044 km/h), đây là vận tốc quỹ đạo. Động cơ tắt lần thứ nhất, nhưng vẫn dính liền với phi thuyền Apollo để rồi tất cả bay quanh quỹ đạo địa cầu. Trong khi ấy, các phi hành gia trên bộ phận (phòng) điều khiển CM chuẩn bị cho tách hẳn và bắt đầu cuộc biểu diễn nhào lộn của phi thuyền Apollo để tiến về nguyệt cầu. Kể từ lúc phóng đến lúc ấy tất cả các điều khiển hệ thống hỏa tiễn đều tự động phát ra từ vòng máy tính Instrument Unit làm bỏi IBM.
4-      Giai đoạn tách khỏi tầng III.
Năm hỏa tiễn J-2 của tầng III khai hỏa lần nữa, khi đúng vị trí tính toán đưa cả hệ thống đạt vận tốc 11.2 m/s (40,320 km/h). Với vận tốc này Apollo có thể vượt ra khỏi hấp lực trái đất. Bây giờ tầng thứ III và Instrument Unit tách khỏi phi thuyền Apollo. Kể từ đó tầng I của SATURN V sẽ thành một thứ vệ tinh nhân tạo vô bổ bay trong không gian. Theo tính toán thì với vận tốc ấy, tầng III sẽ vào quỹ đạo mặt trời. Có thể một năm nào sau này nó lọt vào vòng hấp lực trái đất rồi thành vật có hại cho các vệ tinh. Năm 2002 một phi hành gia trên trạm không gian quốc tế báo thấy 1 vẩn thạch bay gần trái đất. Sau này người ta khám phá ra đó là tầng III của Saturn-Apollo 8. Lý do là vì khi khai hỏa tách nhau phi thuyền Apollo cháy quá lâu nên làm giảm tốc của tầng III.
Ngay sau đó, các khi hành gia khai hỏa các hỏa tiễn nhỏ của bộ phận phục dịch SM và Apollo bắt đầu nhào lộn theo các biểu đồ dưới đây. Tôi chỉ có thể tạo ra các hình đơn giản vì eo hẹp thời gian.



Hình Apollo khi mới tách khỏi tầng III của Saturn V.









Các hỏa tiễn nhỏ được khai hỏa đem hai bộ phận Điều khiển (CM) và phục dịch (SM) tách ra khỏi bộ phận đổ bộ LM.


Các hỏa tiễn của SM khai hỏa theo lệnh phi hành gia và CM-SM quay đi 180o. Muốn như vậy họ phải hai hỏa hai hỏa tiễn nhỏ ngược chiều nhau để tạo sức quay.



CM-SM bây giờ ở sau của bộ phận đổ bộ rồi ráp nối và tiếp tục đoạn đường còn lại đến nguyệt cầu.
(CÒN TIẾP)

Phần vỏ bao của Apollo tách ra.

Nam Bắc du kí bài 28

Khi qua vùng di tích của kinh đô Trà Bàn, xe chạy trên quận Phù Cát, nơi đây trong cuộc chiến nam bắc, Mỹ đã xây một phi trường cho máy bay quân sự thật lớn. Cuối cùng tỉnh là thị trấn Tam Quan, nơi nổi danh với dừa Tam Quan. Loại dừa này lùn, trái màu vàng, nhỏ nhưng thơm ngon.
Vượt qua Bình Định, chúng tôi tiến vào Quảng Ngãi.
Tỉnh này có diện tích 5153 km2, đứng hàng thứ 28 và có số dân 1 triệu 219 ngàn đứng thứ 25. Tỉnh lỵ là thị xã Quảng Ngãi. Đây là quê của ông Phạm Văn Đồng, thủ tướng của Việt Nam- Cộng Sản.
Ngay tại địa đầu gần biên giới Bình Định, quốc lộ IA lại ra sát biển, và cặp theo đây một khoảng độ 10 cây số. Xe chạy ven biển và phía tây là đồi núi chập trùng. Đây là vùng Sa Huỳnh, một địa danh lừng tiếng trong chiến cuộc 1954-1975. Một trận đánh nẩy lửa giữa thủy quân lục chiến Mỹ và VC đã diễn ra tại đây.
Khi chạy vào tỉnh này, chúng tôi thấy nước trắng mênh mông, lan tràn từ làng này sang làng khác; nhà cửa ngập nước. Một trận lụt đang hoành hành nặng nề địa phương. Vùng đất nghèo nàn này hàng năm, thường thừơng bị thiên tai đe dọa. Tôi cảm thấy thương dân nghèo, trong khi chúng tôi may mắn ngồi trong xe khô ráo để du lịch; quả là một bất công của tạo hóa. Tôi chợt nhớ tới câu hát : « Quê hương em nghèo lắm ai ơi. Mùa đông thiếu áo ; mùa hè thiếu ăn. Trời hành cơn lụt mỗi năm ». Nhưng nghĩ cho cùng thì chúng tôi cũng tị nữa mất mạng trên biển khơi khi vượt biên. Nếu không thành công sau khi trả một cái giá rất đắt thì giờ này cũng chẳng có cái may nắm đó.
Đến một đoạn, chúng tôi thấy một người cầm bảng chặn xe lại. Chúng tôi nhận thấy một khúc đường dài khoảng 20m bị lún sâu hơn nơi khác khoảng trên 10 phân. Các phu làm đường đang lo dùng các thùng phi chứa đá lăn xuống hai bên đường để con đường khỏi bị nước cuốn trôi. Một lúc sau, họ ra hiệu cho chúng tôi vựơt qua.
Qua Quảng Ngãi
(Tháng 12-12-2005)
Xe đi trong một ngày giông gió.
Hai bên đường chẳng có bóng dân.
Nhà cửa ngập nước dần dần.
Dân tình Quảng Ngãi bao lần đau thương.
Nhìn cảnh ấy vấn vương khó tả.
Sao ông trời lại chả công minh.
Người thì sung sướng thân mình.
Kẻ thì lam lũ cực hình quanh năm?
                              VHKT- 2005
Đông tây nam bắc nước mênh mông.
Quảng Ngãi giờ đây lụt ngập đồng.
Dân chúng nơi này bao cực khổ.
Tại sao không giúp hở thiên công?
                              VHKT- 2005

Wednesday, December 28, 2011

Chú ý:

Xin bấm vào hình, hình sẽ phóng lớn xem rõ hơn.
Nếu bận có ý kiến xin gửi về VHkt.3563@gmail.com

Tìm hiểu Chương trình

Tìm hiểu chương trình Saturn- Apollo
Trong chương trình Constellation có một phần hấp dẫn là đem người quay lại nguyệt cầu. Kỹ thuật để đem người lên cung quảng của Constellation gần giống như Apollo – Saturn. Vậy trước khi tìm hiểu về chương trình này ta quay nhìn lại chương trình Apollo – Saturn của thập niên 1960.
a-      Apollo – Saturn thám hiểm nguyệt cầu.
Đầu thập niên 1960 Mỹ cố gắng đuổi theo Liên Xô khi nước này thành công trong việc phóng con tầu vũ trụ đầu tiên của con người cũng như đem phi hành gia đầu tiên lên quỹ đạo trái đất. Mỹ đã thua Liên Xô vì các hỏa tiễn nước Mỹ yếu hơn. Mãi cho đến khi nhà bác học Wernher Von Braun- cha đẻ của V2- Đức Quốc Xã trong cuối thế chiến II, được chỉ định làm giám đốc chương trình Saturn thì thế cờ đổi ngược. Ông cho thế kế, phát triển hỏa tiễn C-1 đến C-4 (C series) và cuối cùng là C-5. Đến năm 1963, NASA nhận C-5 làm hỏa tiễn chính trong việc đổ người xuống nguỵêt cầu và đổi tên thành Saturn V. Đồng thời NASA cho thiết kế, phát triển phi thuyền Apollo để đem người lên nguyệt cầu.

Hình Saturn V và Phi thuyền Apollo cùng các phần phụ thuộc



Hình Saturn V và Phi thuyền Apollo cùng các phần phụ thuộc.
Để hình dung sự to lớn của hệ thống hỏa tiễn-phi thuyền, tôi vẽ 1 người đứng dưới đất trong hình màu đen và bạn dọc có thể so sánh.

Saturn- Apolllo 8


Hỏa tiễn Saturn V gồm 3 từng:
1-      Từng I dài 42 m, đường kính 10 m do Boeing làm gồm 5 hỏa tiễn F-1(Rocketdyne). Một cái được đặt chính giữa và 4 cái khác xắp quanh cái trên đều đặn (như 5 điểm con xúc xắc). Kế tiếp là bình đựng nhiên liệu- một thứ xăng đặc biệt và trên cùng của từng này là bình đựng LO- Oxygen hóa lỏng.
2-      Từng II dài gần 25 m, đường kính 10 m do North American Aviation (Seal Beach Ca) gồm 5 hoả tiễn sinh hàn J-2 xắp xếp tương tự. ngay trên 5 hỏa tiễn J-2 là bình LO và kế tiếp là bình đựng Hydrogen hóa lỏng.
3-      Từng cuối của hỏa tiễn dài 17.85 m, đường kính 6.6 m do Douglas Aircraft ở Hunting Beach (nay thuộc Boeing) làm gồm 1 hỏa tiễn sinh hàn J-2.
Hệ thống gồm hỏa tiễn gồm 3 tầng bên trên là phi thuyền Apollo  nếu với phi thuyền Apollo ở trên cả hỏa tiễn cao 111 m, đường kính 10 m và tổng khối lượng kể cả nhiên liệu là trên 3000 tấn. Cho đến ngày hôm nay, đây là hỏa tiễn lớn và mạnh nhất thế giới.
 Trong thời gian này, Liên Xô cũng phát triển hỏa tiễn tương dương có tên là N1, nhưng sau 4 lần thử thất bại, chương trình này đã bị hủy bỏ. Vì vậy việc đưa phi hành gia vũ trụ của Liên Xô lên nguyệt cầu không thành.


Hình N1 của Liên Xô

 Hai mẫu Saturn V & N1
a-      Hệ thống Apollo
Hệ thống phi thuyền Apollo gồm các bộ phận sau:
·         Hệ thống thoát hiểm. (Launch escape system)
Phần này hoạt động trong giai đoạn phóng. Nếu hỏa tiễn Suturn V bị trục trặc thì động cơ của hệ thống khai hỏa đem tất cả hệ thống phi thuyền lên cao và dù sẽ bung ra cứu các phi hành gia.
·         Bộ phận điều hành. (Command module-CM)
Đây là nơi ba phi hành gia điều hành, ăn uống, ngủ ngáy cùng giải quyết việc tiêu tiểu trong suốt chuyến bay.
·         Bộ phận phục dịch. (Service module- SM)
Bộ phận này gồm bình nhiên liệu và một động cơ. Nói tóm lại nó là một hỏa tiễn nhỏ.

Cả CM và SM tạo ra phi thuyền mẹ
·         Bộ phận đáp xuống nguyệt cầu.
Bộ phận này gồm 2 phần:
a-      Phần điều kiển quỹ đạo.
b-      Phần đáp xuống nguyệt cầu.
Trong phần đáp xuống nguyệt cầu lại có hai phần:                                                     
-          Phần chân đáp
-          Phần trở lại quỹ đạo nguyệt cầu.


Hình cả hệ thống Apollo


Hình phần đáp xuống nguyệt cầu.

Nam Bắc du kí bài 27

Quay lại Việt Nam.
Tiếp theo phần lịch sử tỉnh Bình Định.
Năm 1376, vua Trần Duệ Tông đem 12 vạn quân thủy, bộ đánh đại thắng nhưng khinh địch và tiến vào thành Chà Bàn bị Chế Bồng Nga phục kích đánh bại, Trần Duệ Tông tử trận.
Năm 1403, Hồ Hán Thương sai tướng đem 20 vạn quân vây đánh thành Chà Bàn ngót hai tháng trời, nhưng bị quân Chiêm Thành phản công quyết liệt liệt, phải rút quân về nước.
Năm 1471, vua Lê Thánh Tông, theo Việt sử toàn thư, cho tuyyển hoàng nam từ 15 tuổi trở lên, chia làm hai đạo thủy, lục quân hùng mạnh sang đánh Chiêm Thành. Sau khi đánh bại quân Chiêm nhiều nơi, ngài cho dừng quân, vẽ lại bản đồ rồi tiến đánh Chà Bàn, bắt được vua nước này là Trà Toàn. Sau khi chiếm được, Lê Thánh Tông ra lệnh phá hủy thành Chà Bàn. Bồ Trì Tri bỏ chạy như tôi đã viết ở phần tỉnh Bình Thuận.
Năm 1776 hay 1778, Nguyễn Nhạc tự xưng là Trung Ương Hoàng Đế, đóng đô ở đây, nên còn gọi là Hoàng Đế thành; ông cho mở rộng về phía Đông, xây dựng nhiều công trình lớn.
Xe chúng tôi chạy qua một ngã tư có bảng chỉ đường một lối sang đông vào thị xã Qui Nhơn, một về tây đến  Đèo An Kê . Tôi cũng rất tiếc không vào đây để nhìn đèo này như thế nào. Khoảng thời gian 1770, ba anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Lữ và Nguyễn Huệ đã từng luyện quân ở núi Chà Diên gần đèo này. Đến 1772 họ bắt đầu lộ diện và rồi đánh nam dẹp bắc. Cho đến năm 1789, Nguyễn Huệ đã phá tan 20 vạn quân Thanh. Trong các triều đại Trung Quốc thì Thanh Triều được coi như là một thời hùng cường nhất với sự bành trướng lãnh thổ rộng lớn hơn hiện tại. Thời gian này, TQ mới kiểm soát được Tây Tạng là quê hương của nước Thổ Phồn, ngự trị được Tân Cương (biên giới mới), kiểm soát hoàn toàn Nội Mông (bên trên Vạn Lý Trường Thành) và Đài Loan. Mông Cổ sau bao năm làm mưa làm gió trên thế giới, bấy giờ lại bị nhà Thanh kểm soát.  Và dưới đời nhà Thanh thì một triều đại  làm TQ hùng mạnh nhất, lại là vua Càn Long, nối tiếp theo hai thời thịnh trị do ông  nội vua Khang Hi, và cha vua Ung Chính. Dân Việt Nam lắm khi không thuộc sử Việt bằng sử Trung Quốc. Khi nói tới Càn Long thì ai cũng nhớ chuyện Càn Long du Giang Nam, nhưng hỏi vua Quang Trung đánh bại quân Thanh thì vì vua nào trị vì TQ, thì ít người biết tới. Xin thưa đó chính là vua Càn Long. Vì vua này muốn làm mình trở thành một đại vĩ nhân với chủ trương có Thập Đại Võ Công, nên ông đã xua quân đi xâm chiếm khắp nơi kể cả một số nước hồi giáo ở phía tây (Tân Cương- nay thuộc KyrgyzstanTajikistan). Tuy nhiên vì vua nay đành cam chịu thất bại khi xua quân sang xâm chiếm Miến Điện và Đại Nam (Tên Việt Nam thời ấy).
“Ai về Bình Định mà coi.
Con gái Bình Định múa roi, đi quyền”[1]
Chà Bàn một thủa mơ huyền.
Quang Trung Nguyễn Huệ lưu truyền hậu nhân.
Thắng cảnh: suối nóng Hội Vân.
Hầm Hô, Ghềnh Ráng góp phần vui tươi.


[1] Hai câu đầu là ca dao.

Tuesday, December 27, 2011

Nam Bắc du kí bài 26

C- Kết quả Trận Ain Jalut:
Theo các nhà viết sách sử thì đây là trận thất bại đầu tiên mà quân Mông phải chịu. Họ không biết quân Mông cũng đã thất bại ở đồng bằng Bắc bộ năm 1258. Cũng theo một số sách (trong đó có cả quyển Genghis Khan & the Mongol Conquests 1190-1400), hay một số trang website thì thông thường sau khi thất bại, Mông Cổ sẽ đem quân phục thù (như Đại Việt chẳng hạn), nhưng thua Ai Cập lần này Mông Cổ không thể đem quân trả thù. Điều này làm cho thấy Mông Cổ không phải là một huyền thoại vô địch.
Tuy nhiên ta đào sâu sẽ thấy nhiều việc khác trong vấn đề này.
Như phần trên ta đã biết Beckec là con trai thứ ba của Jochi, người mà đã oán Thành Cát Tư Hãn, cùng Chagatai trong việc không cho hưởng đế quốc Khwarezm, lại cũng không được làm đại hãn. Ông này đã bỏ lên phía bắc và không bao giờ quay lại gặp cha, cùng nghe lệnh cha. Cái chết của ông cũng mờ ám, trước cái chết của Thành Cát Tư Hãn vài tháng và đã bị nghi ngờ chết vì độc của Thành Cát Tư Hãn hay Chagatai. Như vậy có thể Beccke, Batu hay Orda đều có thể không thích các người anh em chú bác.
Rồi đến khi Hülagü phá kinh đô Hồi giáo Baghdad, giết chết giáo chủ thì Becke đã giận vô cùng. Theo nhà sử gốc Ba Tư Rashīt ai-Dīn thì Becke đã nói với các binh sĩ Mông và Hồi về việc này như sau: “Hắn đã tấn công vây hãm tất cả các thành của Hồi giáo và đem đến cái chết của Giáo Chủ. Với sự giúp của Thượng Đế, tôi sẽ bắt hắn giải thích về quá nhiều cái chết oan.” [He (Hülagü) has sacked all cities of Muslim, and has bought about the death of Caliph. With the help of God, I will call him to account for so much innocent blood]. Theo wikipedia thì lời nói này đã trích từ quyển The Mongol Warlords- và lời này tìm thấy trong The Mamluk-Illhanid War.
Tuy nhiên Becke không tấn công quan Mông liền mà chờ cho đến khi Hülagü quay trở lại Trung Đông năm 1262.
Rồi sau đó, có các cuộc chiến giữa Mông Cổ với Mông Cổ. Năm 1263 quân của Hülagü đã bị thảm bại tại Georgia. Chẳng bao lâu sau quân Golden Horde lại nghiền nát quân Hülagü lần nữa trên bờ sông Terek bởi tướng Nogai cháu của Becke. Cuối cùng Hülagü phải rút quân và chết 3 ba năm sau đó.
Sét qua các nghiên cứu này thì Mông Cổ thua Mamluk là vì Mông Cổ chứ không phải tại quân Mamluk.

Chương trình không gian Hoa Kỳ trong tương lai.

2/ SpaceX
Hãng này đặt tổng hành dinh cùng thiết kế chế tạo phi thuyền Dragon ở Hawthorn California, còn hỏa tiễn Falcon được chế tạo tại Texas. SpaceX với Falcon/Dragon thì có chủ trương đem phi hành gia, tiếp liệu và dụng cụ lên trạm không gian quốc tế- ISS (International Space Station).
Falcon9 của SpaceX
(Ảnh: Aviation Week)
Ngày 8 tháng 9, 2008, hãng đã thành công phóng Falcon I tại đảo Omelek trong quần đảo Marshall[1] giữa Thái Bình Dương. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử một hãng tư nhân đã cạnh tranh ngành không gian với các cường quốc trên thế giới. Hãng đang phát triển chiếc hỏa tiễn mạnh hơn là Falcon 9.


Phi thuyền Dragon là loại tái sử dụng và có khả năng đem 4 phi hành gia lên ISS. NASA đã ký hợp đồng với SpaceX để hãng này phát triển theo nhu cầu của họ.
 
 
Dragon
(SpaceX web)

 
 
Dragon đang đáp

Ngày 4 tháng 6 2010 vừa qua lúc 2:45 PM giờ địa phương, hỏa tiễn Falcon 9 đã được phóng thí nghiệm lần đầu và thành công tại LC 40, trong Cape Canaveral.
Trong năm qua (2010), SpaceX còn đã thử nghiệm hệ thống Falcon9/Dragon 3 lần.
Lần 1 phóng Dragon bay vào quỹ đạo 5 giờ để thí nghiệm giao liên, vận động và tái hội nhập bầu khí quyển. Phi thuyền sẽ được hạ xuống bằng dù ngoài khơi Los Angeles. Đây là lần phóng dưới sự tài trở của NASA và có tên là COTS.
Lần 2, Dragon sẽ bay trên quỹ đạo 5 ngày và tiến gần đến ISS 10 km. Cuộc thí nghiệm này có mục đích tìm hiểu khả năng liên lạc với ISS.
Lần 3, Dragon sẽ chở đầy hàng giả và thật sự ráp nối với ISS.


[1] Trong thế chiến thứ II, Nhật đã biến nơi đây thành căn cứ cho Hải và Không quân của họ.

Monday, December 26, 2011

Chợ Lách vẫn thương

Hôm nay, trời lạnh, ngồi đăng bài hình ảnh của các vị hảo tâm lên mạng, lại nhớ tới Chợ Lách cùng các cựu học sinh. Làm bài thơ dưới đây đăng lên cho sốt dẻo. Mai sẽ viết tiếp mục Tìm Hiểu và bài Du Kí.

Chợ Lách một thời đã vấn vương.
Về đây lúc ấy mới ra trường.
Bên kinh thưa thớt vài thôn xóm.
Quanh chợ dọc ngang mấy phố phường.
Tôm cá đàn đàn bên dưới lạch.
Trái cây chi chít ở ven mương.
Thầy trò, một thủa đà vui sống.
Xa cách muôn trùng vẫn nhớ thương.
                                                VHKT

Sunday, December 25, 2011

Hình ảnh và danh sách các vị hảo tâm

III- Các ngừơi đã giúp từ liên tiếp không ngừng


Bà Ba Chi (thân mẫu Tiệp)



Chích Chị và phu quân


Găn, Nguyễn văn


Hà, Trần thi


Lộc Tiệp

Mỹ Lan & & chồng là Gương cùng congái


Nhân Phượng


Phạm thị Pha


 
 
 Mai, Trần Huỳh & Vũ Đổ Hải


Phương Lan- Trương


 Hiệp Võ- Điệp Ngô

Hiệp Võ- Điệp Ngô

Một số các vị hảo tâm chưa có hình, tuy rằng tôi đã kêu gọi nhiều lần. Xin các vị hãy giúp đõ tôi.
Chân Thành Cám Ơn
VHKT



Dưới đây là hình ảnh và danh sách các vị hảo tâm đã giúp cho các cựu học sinh nghèo và túng quẫn bên Việt Nam trong từ 2002 đến 2009.
Các tên được đánh theo thứ tự các mẫu tự a, b, c…