Monday, October 31, 2011

Trở Về- Bài 7

Các em hẹn tôi sáng hôm sau gại lại quán Nguyễn Thị Cao.
Tối hôm ấy, tôi sang nhà Tô Ngọc Thời ngủ.
Sáng tinh mơ thầy trò ra quán uống cà phê với Nguyễn Toàn Thảo.
Mặt trời lên cao, thầy trò thong dong tới quán Mỹ Phượng. Tại đây, tôi đã thấy 5, 6 chục mạng tụ tập, kẻ hỏi điều này, người nói chuyện kia vui ơi là vui. Chỗ ngồi không đủ nữa nên tất cả cùng đứng. Nhưng chỗ không đủ các em đứng lan đầy đường. Có ba em Ngoạn, Thế và Ngưng định lại thăm tôi, nhưng thấy đông quá nên ra về. Sau này, Ngưng gọi điện thoại lúc trở về Mỹ nói lại tôi mới biết. Không hiểu còn em nào trong hoàn cảnh này không?
Đang nói chuyện thì thấy ai kều sau lưng.
Quay lại tôi thấy một người cao lều nghều ốm, râu ria lún phún, đang nhìn tôi cười. Các cười tôi nhớ lắm, nhưng trong lúc thảng thốt, tôi không nhớ tên.
Người này hỏi:
- Thày! Thày nhớ em không Thày?
 Tôi nhíu mày suy nghĩ. Bộ óc đang làm việc như chưa nghĩ ra.
Em cười:
- Em là thằng Hiền B đây Thày!
Cách nói của em làm tôi xúc động, tựa như  mấy chục năm trước lúc thày trò cùng nhau tráng xi măng con đường vào trường. Bây giờ em đã đi tu và giữ chúc vụ trong đạo của em, mà em đối với tôi vẫn coi như còn bé bỏng.
Thấy đông quá, Trần Văn Ư bước lại:
- Thầy! Em mời Thầy cùng các bạn sang trường em nói chuyện.
Ư lúc ấy là hiệu trưởng trường tiểu học.
Ư dẫn cả đám lúc này khoảng trăm người sang trường em bên cạnh. Đây chính là trường trước kia tôi dạy. Em đưa tôi vào lớp đệ nhị mà ngày đầu tiên về dạy. Tất cả các em ngồi chen chúc nhau, đủ giới cựu binh sĩ cựu sĩ quan cho tới các cán bộ đương thời. Các em mời tôi lên bàn thầy giáo.Tôi đưa ra một quyển sổ rồi nói:
- Các em ghi lại đại chỉ tên tuổi để có dịp sẽ liên lạc.
Nguyễn Thị Khuôn nói:
- Bây giờ Thày dạy lại các em.
Tất cả cùng cười.
Một em để nghị:
- Ngày xưa tụi em mê nghe chuyện Thày kẻ chuyện Cô Gái Đồ Long. Bây giờ thầy kể chuyện đi Thày!
Tôi hỏi:
- Các em thích nghe chuyện gì”
Cả đám nhao nhao:
- Chuyện vượt biên.
Thật là khó sử, vì ngày xưa một độ tôi bị coi là kẻ thù của chế độ, mà bây giờ còn kể câu chuyện này thì thật khó khăn.
Thấy tôi lượng lự, các em nói:
- Không sao đâu Thầy! Tụi em nay đây đa số là cán bộ, đảng viên. Nhưng ngày nay khác xưa nhiều lắm. Thầy đừng ngại.
Tôi dùng bảng vẽ lại con đường trước kia tôi đã đưa chiếc ghe vượt biên đi. Kể lại các nguy hiểm. Cái chết gần kề cho tất cả mọi người, trong đó có hai con thơ và một cháu nhỏ của tôi. Các em ngồi nghe mê mệt.
Chuyện hết, tôi nói:
- Bây giờ tôi thấy một số em đây còn rất nghèo. Thầy muốn để lại 100 đô rồi các em nào thấy bạn nghèo thì cho hộ Thầy.
Các em nói:
- Bây giờ tui em đề nghi Thầy dem cả đám ra quán Lộng Ngọc ăn một chầu. Tiền cũng cỡ đó thôi. Tôi đưa các em đến đó.
Trong tiệc ăn các em ca hát, kể chuyên vui, rồi yêu cầu tôi giúp vui.
Tôi nói:
- Bây giờ chúng ta ăn uống đầy đủ nhưng xưa kia có lúc chúng đã đói xanh mặt. Bàn thân Thầy cũng vậy. Thôi Thầy dọc bài Đường Thi của Vương Phạm chí để nhớ lại lúc đói khổ.

 

Tích[1]  ngã[2]



我昔未生時   
Tích ngã vị[3] sinh thì[4].
冥冥無所知   
Minh[5] minh vô sở tri.
天公忽生我
Thiên công hốt[6] sinh ngã.
生我復何為
Sinh ngã phục hà vi[7].
無衣使我寒
Vô y sử ngã hàn.
無食使我饑
Vô thực sử ngã ky[8].
還爾
Hoàn nhĩ[9] công[10] sinh ngã.
還我未生時
Hoàn ngã vị sinh sinh thì.

王梵志
Vương Phạm Chí


[1] Tích: chuyên xưa.
[1] Ngã: tôi, ta.
[1] Vị: chưa
[1] Thì hay thời: thời gian.
[1] : minh này có nghĩa là tối om (u minh) khác với minh có nghĩa là sáng.
[1] Hốt: đột nhiên
[1] 1. Vi: làm, gây nên. 2. vị: 1. bởi vì. 2. giúp cho
[1] Còn đọc là cơ: đói, như cơ hàn.
[1] Nhĩ: 1/ Anh, ông bạn, mày… 2/ Vậy: dứt câu
[1] Công: sức.



Tích ngã vị sinh thì.                            
 Minh minh vô sở tri.                          
 Thiên công hốt sinh ngã.                     
 Sinh ngã phục hà vi?                         
            Vô y sử ngã hàn.                               
             Vô phàn sử ngã ki.                            
            Hoàn nhĩ công sinh ngã.                   
            Hoàn ngã vị sinh thì?"                      
         
 Nghiã :  
Chuyện xưa tôi chưa sinh ra.
Vận mệnh chẳng biết gì.
Ông trời đột nhiên sinh ra ta.     
Sinh ra ta để làm gì? 
Không áo làm ta lạnh.
Không cơm làm ta đói.
Trả lại ông công sinh ra tôi.
Trả lại tôi, lúc chưa sinh ra.

CHUYỆN ĐỜI TÔI                            

Chuyện xưa, tôi chửa sinh thành.                 
Mịt mù vận mệnh, chẳng rành chuyện chi.    
Trời sinh ta để làm gì?                                   
Khiến ta phải chịu muôn nghì đắng cay?      
Không áo ta lạnh lắm thay.                            
Không cơm ta đói, chân tay rụng rời.            
Trả công sinh lại cho trời.                              
Trả ta lại kiếp làm người chưa sinh.              
                        VHKT             
         MY LIFE
The story of mine, when I was not born yet,
It was obscure, and dark that I could not see.
God suddenly gave birth to me.
Gave birth to me for what?
Without clothes, it makes me chilly.
Without rice, it makes me hungry.
Return to you the task that you bore me.
Return me to my origin when I was not born yet.
VHKT1995

[1] Tích: chuyên xưa.
[2] Ngã: tôi, ta.
[3] Vị: chưa
[4] Thì hay thời: thời gian.
[5] 冥: minh này có nghĩa là tối om (u minh) khác với minh có nghĩa là sáng.
[6] Hốt: đột nhiên
[7] 1. Vi: làm, gây nên. 2. vị: 1. bởi vì. 2. giúp cho
[8] Còn đọc là : đói, như cơ hàn.
[9] Nhĩ: 1/ Anh, ông bạn, mày… 2/ Vậy: dứt câu
[10] Công: sức.

Saturday, October 29, 2011

Xuất Tái


Vương Chi Hoán sinh sống khoàng tiền bán thế kỷ thứ 8, người Tinh Châu (Thái Nguyên- Sơn Tây TQ). Thủa thiếu thời rất hoạt động: múa gươm, đánh kiếm,săn bắn, ca hát, uống rượu. Lúc trung niên giỏi văn chương, nhưng lân đận trong khoa cử., thường cùng Vương Xương Linh, Cao Thích, Thôi Quốc Thụ xướng ngâm.
Một giai thoại văn chương về ông được kể như sau: Một hôm, ông cùng Vương Xương Linh, Cao thích đến uống rượu ở đình kỳ, nơi có các linh quan- quan coi về nhạc công- cùng các kỹ nữ nổi tiếng. Ba ông ước với nhau rằng: “Chúng ta là những người nổi danh về văn chương, song chưa biết ai hơn ai kém. Để xem các nhạc quan cho hát thơ ai thì biết liền.”  Một lúc sau, linh quan cho ngâm 2 bài của Vương Xương Linh, một bài của Cao Thích. Vương Chi Hoán thấy vậy bèn nói: “Bài ca sắp hát đây nếu không phải của ta thì suốt đời ta không tranh giành với các huynh nữa”. Quả nhiên một lúc sau một ca kỹ ra hát hai bài của Vương Chi Hoán.
Bài thơ dưới đây ông viết lên tâm trạng chiến sĩ đi đồn thú phương xa mà không bao giờ thấy mùa xuân.


Trở Về- Bài 6

Ngày hôm sau, khoảng 5 giờ chiều tôi mới về lại Tân Thiềng cùng vợ.
Tôi vừa vào nhà thì bà xã chạy ra nói:
- Ông à! Thanh Hiền và Nguyễn Thị Cao mới xuống tìm ông đó. Ông lên lại Lách đi.
Vừa khi ấy Phan Tấn Thành, em của Tư Như Ý, cũng sang. Tấn Thành không những là cựu học sinh của tôi mà còn là cháu vợ gọi tôi bằng dượng.
Chúng tôi vào nhà ăn cơm qua loa rồi nói:
- Bây giờ, Tấn Thành chở Thầy lên Lách, trả Nhân anh cho vợ hắn rồi thầy trò đến quán Mỹ Phượng của Nguyễn Thị Cao.
Khi xe ngừng tại quán Mỹ Phượng. Cao mừng lắm chạy ra đón.
Tôi nói:
- Bây giờ, thầy chưa nói chuyện với em được. Thầy đem Nhân trả lại cho vợ hắn, rồi quay lại em trong 10 phút nữa.
Chúng tôi rời đó, vượt cầu qua bên kia sông để Nhân về nhà rồi quay lại quán Mỹ Phượng.
Gần đến nơi, chúng tôi thấy quán chật người ngồi. Đến nơi, tôi thấy khoảng 30 bà ngồi vây quanh nói chuyện. Vừa thấy tôi các em vỗ tay hát:

"Võ Hiệp Kỳ Tình.
Cái bụng chình bình.
Con mắt ốc bu.
…… . ..                     ."
Thật ra biệt hiệu Võ Hiệp Kỳ Tình là do các em đặt cho tôi, khi tôi mới về nhận nhiệm sở được vài tháng, và thấy tôi có một nếp sống hơi hải hồ, cùng giúp đỡ các em trong mọi trường hợp. Sau đó, một số học sinh đã làm bài vè trên để tả ông thầy mới đến của các em. Ngày còn đi học ở đại học, các bạn học cũng đã gọi tôi với biệt danh ấy.
Khi đang nói chuyện, một người đàn ông tuổi khoảng trên 40 bước vào nói:
- Thấy các chị của em nói chuyện xưng thầy, nên em chắc là Thầy đã dạy đây lâu rồi.
Một em gái nói:
- Thầy dạy đây hồi mày mới vào lớp tiểu học.
- Nghe Thầy nói vui quá, vậy Thầy cho em nói chuyện với Thầy được không?
- Ồ có gì đâu, ngồi nói chuyện cho vui.
Tôi kéo ghế để em ngồi cạnh.
Nói một lúc em nói:
- Thầy à, Thầy là thứ mấy để em gọi cho tiện?
- Thầy thì chẳng quen gọi thứ mà cứ gọi tên thôi.
- Vậy tên Thầy lì gì?
- Tên Hiệp em à.
Em nhìn tôi cười:
- Trước kia nơi đây cũng có ông thầy, mà em nghe các anh các chị nói tên là Hiệp như Thày, nhưng là Võ Hiệp, Thày à.
Tất cả cùng cười ồ.
Tư hỏi:
- Mày có biết mày đang nói chuyện với ai vậy không?
Anh này tỏ vẻ ngường ngượng hỏi:
- Vậy là ai?
Các em cùng nói:
- Đó chính là thầy Võ Hiệp chứ còn ai.
Ngày hôm sau, lớp Mai Chí Hiếu, Tô Ngọc Thời, Nguyễn Toàn Thảo, Lương Văn Thế, Phan Văn Chinh, Nguyễn Hữu Tài, Hiếu Nghĩa toàn là nam sinh…mời tôi sang quán của Mười Đặng làm tiệc khoản đãi. Ngồi cạnh tôi là một cán bộ tuổi dưới 50.
Các em lần lượt đứng lên phát biểu cả tưởng gặp thầy. Hầu hết đều tỏ ra sự cám ơn tôi đã tận tình dạy dỗ các em.
Đến phiên Nguyễn Hữu Tài đứng dạy. Tôi thấy em bị cụt một bàn tay, nên hỏi:
- Tay em sao vậy?
- Em đi lính dù trước kia không bị thương. Khi về nhà làm vườn cuốc nhằm trái M79 nên cụt tay, Thầy à. Em không biết nói gì mà nghĩ rằng ngày xưa Khổng Tử học trò thương làm sao. Nhưng ngày nay đây là lần đầu tiên mà em thấy học trò ai nghe Thầy về cũng náo nức quay thăm Thầy như vậy.
Đến phiên người cán bộ, em nói với giọng cảm động:
- Thầy thì chắc không nhớ em, nhưng công Thầy thì cả đởi em không quên. Em lớp nhỏ lắm, chưa học Thầy ở trường công, nhưng em học lớp Đồng Tiến. Nhà em nghèo lắm, nhưng chị Điệp đã nói em cứ vào học vì Thầy miễn phí. Nhờ học Thầy mà em khá toán nên sau này có căn bản làm việc thành công. Một lần nữa em cám ơn Thầy.
Thật cảm động. Khi tôi dạy miễn phí các em tôi đâu bao giờ nghĩ cám em nhớ ơn làm gì mà nay các em còn nhớ mãi. Âu đâu phải: “Cứu vật trả ân, cứu nhân nhân trả oán đâu?”

Friday, October 28, 2011

Trở Về- Bài 5

Cơm xong, tôi lững thững xuống bến đò ngang thăm coi ai còn ai mất khu ấy. Trước khi đi chị Ba cho tôi biết con thầy Hoa còn một cậu con, Nhân anh, làm nghề bán nước đá nơi ấy. Cậu này, chỉ độ 8 tuổi khi tôi còn dạy học nơi đây.
Đến nơi tôi thấy hoàn toàn thay đổi, nhìn không còn vết tích gì của ngày xưa.
Tôi tìm mãi mới thấy một cái bảng nhỏ tí: BÁN NƯỚC ĐÁ, nhưng của nhà đóng im ỉm.
Tôi bước lại của sổ nhìn vào nhà, thấy một người đàn ông đang nằm ngủ trưa trên một ghế vải.
Tôi lằng hắng để đo lường người nằm ngủ.
Người này quay lại nhìn tôi, rồi đột nhiên đứng dạy:
- Thầy! Có phải thầy Hiệp không?
Tôi mỉm cười:
- Thầy đây! Nhân Anh khoẻ không?
Cậu chạy ra mở cửa ân cần mời tôi vào nhà.
Vợ cậu chạy ra lấy nước, trong khi cậu nói:
- Em phải đưa thầy lên Vĩnh Long rồi sang Tam  Bình, Trà Ôn lại nhà anh Ba Hạnh. Ba em mất rồi, nhưng má em còn. Mỗi lần tụi em họp lại là nhắc Thầy. Má em gặp Thầy bà phải mừng lắm. Còn chị hai (Mỹ Công), chị bảy (Mỹ Vân) thì hết nói rồi.
- Thầy đưa vợ thầy về Tân Thiềng. Ngày mai em xuống đó đưa Thầy đi Trà Ôn. Bây giờ thầy sang nhà ông Nam Cường Phụng Châu thăm nơi đó một chút.
- Để em lấy xe đưa thầy sang đó.
Nói xong em lấy Honda đưa tôi sang Phụng Châu. Một điều ngạc nhiên là người ngụ căn nhà này không phải là Nguyễn Thị Cúc thủa xưa mà là Năm Sanh, một bạn học Aikido với tôi ở Sài Gòn từ 1961 đến 1967. Anh em gặp gỡ thật vui. Tôi vào lễ bàn thờ của ông bà ngoại của Cúc, và cũng là ông bà ngoại của Sanh.
Ngày hôm sau, Nhân anh xuống Tân Thiềng đón tôi đi như dự tính.
Em chở tôi lên Vĩnh Long đên nhà chi lớn nhất của em là Mỹ Công, cô học sinh lớp đệ tứ và đệ nhị của tôi năm 1967-70. Chúng tôi đã dàn xếp sẵn, nên khi vào nhà tôi thấy em đang bào nước đá bán cho học sinh tan trường. Em bây giờ làm chủ một cửa hàng bán tạp hóa và nước giải khát.
Nhân anh dẫn tôi vào giới thiệu:
- Chị Hai, có bạn học chung với chị ngày xưa lại thăm chị nè.
Mỹ Công ngước mặt nhìn tôi chăm chú khi vẫn tiếp tục bào nước đá. Trên gương mặt em tỏ vẻ hồ nghi. Em nhíu mày suy nghĩ rồi đột nhiên, mắt em đỏ từ từ rồi nước mắt trào ra:
- Thầy!
Một người đàn ông cỡ trên 50 bước ra nhìn em rồi nhìn tôi im lặng.
Mỹ Công trấn tĩnh giới thiệu:
- Thầy! Đây la ông xã em. Còn anh à đây là thầy Hiệp.
Người đàn ông vui vẻ dơ tay bắt:
- Ồ ra Thầy. Mỹ Công và các em nhắc Thầy hoài.
Hai vợ chồng em đưa tôi vào chào má em, bà Lê Vinh Hoa.
Trưa hôm ấy, tôi ăn cơm với các em.
Khi ăn xong, Mỹ Công gọi điện thoại cho Mỹ Vân, có quan điểm tâm, giải khát trên đường đến bắc Mỹ Thuận:
- Mỹ Vân à. Mày có một người thân ở xa về thăm đó. Chút nữa họ lại nhà mày đó nhe.
Chúng tôi nghe tiếng nói đầu giây bên kia:
- Người đó ở xa lắm sao?
- Ờ, xa lắm và rất lâu mình chưa gặp.
- Vậy là thầy Hiệp chứ gì?
Nhân Anh chở tôi lại thăm em một giờ rồi quay về nhà. Bà Hoa gọi thêm một xe ôm chở bà, con Nhân anh chở tôi xuống Trà Ôn thăm Lê Vinh Hạnh, tuy rằng bà Hoa năm ấy đã trên 80 rồi.
Đường đi về đây tương đối tốt vỉ đã tráng nhựa và còn đang làm nhiều đoạn. Chúng tôi qua Tam Bình rồi đến kinh Mang Thít. Đây là con kinh lớn nối Hậu Giang sang Cổ Chiên. Nó còn là đường phân chia Tam Bình với Trà Ôn và Mang Thít với Vũng Liêm.  Trà Ôn là quê hương của danh ca vọng cổ: Út Trà Ôn. Xe không thể vào thẳng nhà Hạnh vì đường từ bến đò ngang từ Tam Bình- Trà Ôn chưa làm xong. Chúng tôi đò đến nhà Hạnh, một căn nhà gạch ba gian và một bếp rất khang trang. Tôi mừng thầm tất cả các anh em Hạnh đều có cuộc sống vững vàng. Hạnh cho biết em sẽ xây nhà khác lúc lộ tráng nhựa hoàn tất.
Khi gặp tôi, Hạnh hay tay túm chặt, nước mắt ứa ra. Đêm ấy, tôi ngủ đêm tại nhà Hạnh. Hạnh lại gọi Mỹ Ngôn. Mỹ Ngôn mời tôi xuống Rạch Giá và em sẽ bao xe đón tôi. Nhưng tôi sợ vợ lo vì tôi đã đi lâu mà chưa có thông tin gì với nàng, nên từ chối. Ôi lòng học sinh cũ với tôi vẫn như thủa nào.

Saturday, October 22, 2011

Tuổi Già



Năm nay tôi đã già rồi,
Nên tôi chẳng thấy yêu đời như xưa.
Cơm ăn bốn chén buổi trưa,
Bảy chén buổi tối thì vừa no no.
Đêm nằm ngủ ngáy kho kho,
Nửa đêm thức giấc muốn bò lăng nhăng
Tiệc tùng còn thích nói năng.
Nhậu một hai chén ngủ lăn giữa nhà.
Tuổi già tôi kị đàn bà.
Đứng gần một tí thấy đà tê tê.
Tôi đây vốn chẳng hay dê,
Đứng đắn nổi tiếng tứ bề đều khen.
Vợ tôi thì chẳng hay ghen.
Nàng xúi tôi hãy đi xem mấy bà.
Cưới về để hưởng tuổi già.
Cưới về vui cửa vui nhà anh ơi.
Tôi thường khấn vái Phật Trời.
Rằng nàng thật bụng tôi thời tiến ngay.
Nhưng mà ngẫm nghĩ xưa nay.
Nàng hay xí gạt có ngày mấy chim.
Nên đành dán mõm ngồi im.
Rập rình cơ hội mà tim phập phồng.
                                                        VHKT- 2003


Bài viết chưa kịp nên hôm nay đăng một bài thơ vui

Khóa 1970 họp mặt

Tôi nhận được hình khóa 1970 họp mặt. Gửi tới các bạn và các em.

Friday, October 21, 2011

Trở Về- Bài 4.

Tôi đi lại đầu chợ, nơi đây ngày trước là các dãy phố chính với các căn tiệm 2 từng lầu cũ tối đa, nhưng nay là các ngôi nhà cao 3 từng lầu sạch sẽ, tân kì. Với các cách thay đổi này tôi không còn nhận ra tiệm các học sinh cũ.
Tôi thấy vợ đang đứng trước cửa tiệm vàng Kim Thành, chắc bà muốn đổi tiền.
Tôi lại sau lưng và nhận ra ông chủ tiệm là một bạn cùng lớp bà. Ông này đang cùng vợ buôn bán hàng rất bận rộn, nên vợ tôi chưa vào.
Tôi nói:
-          Em vào trước xem Lệ có nhận ra không?
Vợ tôi gật đầu.
Một lúc sau, người ra kẻ vào xem chừng thưa thưa, vợ tôi vào tiệm, đứng trước mặt Lệ nói:
-          Ông là ơn đổi hộ 100 đô la.
Lệ lắc đầu:
-          Tiệm tôi không đổi tiền, chị à.
Vợ tôi nói:
-          Không! Ông phải đổi cho tôi.
Lệ cau mày. Có lẽ hắn hơi bực mình vì bà khách hàng mắc dịch, khó chịu. Hắn ngước lên định phân trần thì thấy tôi đứng trước tiệm.
Lệ la:
-          Thầy!
Xong hắn nhìn lại bà khách hàng khó chịu:
-          Ồ! Điệp!
Tiếng hắn mừng rỡ làm cô vợ nhìn hai chúng tôi.
Tôi bước vào tiệm. Vợ em lấy nước mời chúng tôi uống.
Nói chuyện một lúc, hai chúng tôi dã từ vào chợ của huyện, cách trường mấy chục thước. Tôi mua đôi dép để đi cho thoải mái. Tôi cũng cố tìm hiểu xem thái độ các học sinh cũ đối với tôi như thế nào sau thời 75, tôi bị kết tội sĩ quan tình báo CIA, không chịu trình diện đăng kí. Khi tôi hỏi người bán hàng thì một đột nhiên tiếng rú của người bán hàng gần đó:
- Thầy! Thầy!
Tất cả mọi người quanh đó nhìn tôi. Rồi một tá các ông các bà, tuổi khoảng 50, bu quanh hét vang cả góc chợ:
- Thầy về! Thầy về.
Các em làm tôi ứa nước mắt.
Tôi hỏi thăm các em một chặp rồi đi sang khu khác. Lại cảnh ấy xẩy ra bà thì bán bánh, bà thì bán thịt, ông thì bán cá hỏi thăm níu kéo. Chỉ đi từ đầu chợ đến cuối chợ dài khoảng 50 mét mà tôi mất trọn một buổi sáng.
Chúng tôi đến đò ngang qua sông nhìn lại cảnh cũ. Bến đò đã đưa về bến bắc ngày xưa với chiếc đò máy chứ không được chèo bởi ông Tám già hay ông Hai như trước. Chúng tôi lại lên xe ôm qua cầu. Cây cầu này cũng khác cây cầu thời tôi còn đây và địa điểm cũng dời đi nơi khác. Một điểm làm tôi chú ý là cầu cũng rộng bằng cây cầu xưa, nhưng người đi kẻ lại, xe gắn máy, xe hơi lưu thông bận rộn hơn trước. Vì bề rộng cầu chỉ đủ cho một xe hơi đi, nên nếu hai xe ở hai phía cùng lên thì một xe phải lui lại nhường cho xe đến giữa cầu trước nên có thể gây nguy hiểm cho khách bộ hành.
Khi sang bên sông, chúng tôi thấy con đường ven sông từ bến bắc tới cầu Cái Ốt không còn nữa. Dù là một con đường đất vô tri, nhưng lòng tôi không tránh khỏi bùi ngùi vì nó đã ghi vào lòng tôi quá nhiều kỉ niệm. Xưa kia, hàng ngày tôi đã bước chân trên nó để đến trường.
Trưa hôm ấy, tôi lại ăn cơm nhà mẹ của Xuân Lan, chị Ba Cù. Nơi đây tôi đã sống vài năm trước khi cưới vợ. Ra sau vườn nhà chị, tôi thấy căn nhà cũ mà tôi cùng Hải, Dậu thuê ở thời 1971- 1972 còn nằm yên lặng với màng nhện bám khắp nơi.
Tôi cố tìm lớp toán lý hóa Đồng Tiến cho các lớp từ 7 đến 12 của tôi ngày xưa nhưng chẳng thấy đâu.
Quay về tôi hỏi và chị Ba cho biết nơi ấy bây giờ là chân cầu qua kinh.
Tôi lại đi ra phía đầu cầu đứng nhìn nhưng chẳng còn gì hình ảnh ấm cúng thủa xưa.
Tôi bùi ngùi làm bài thơ:

Thursday, October 20, 2011

Dự đám cưới con Cô Phương Lan

TRỞ VỀ- Bài 3

Chiều tối hôm ấy, sau khi quay về nhà, chúng tôi ngồi nói chuyện trước khi ăn cơm thì một cậu cháu vợ chạy vào nói:
-  Dượng Út, con thấy ông già bán vé số đang bán ngoài kia. Ông này mỗi lần qua đây hỏi thăm dượng hoài.
Sáu Truyền nói:
-  Ông này tự nhận là học trò dượng. Mỗi lần bán vé số qua đây đều hỏi thăm dượng. Học trò còn nhớ dượng lắm. Ngày trước, một hôm tui lên Vĩnh Long. Lúc trở về mưa to, gió lớn nên phải cặp vào cồn Phú Đa, trên sông Cổ Chiên tạm trú. Vô tình, tui gặp ông chủ nhà. Ổng hỏi tui ở đâu? Tui trả lời ở Tân Thiềng. Ổng lại hỏi: nếu ở Tân Thiềng biết nhà mẹ vợ thầy Hiệp không? Tui nói tui là anh vợ dượng. Ông này mừng lắm, ân cần mời chúng tôi uống nước, ăn cơm rồi hỏi thăm tin tức dượng.
Trong lòng tôi băn khoăn mãi. Chẳng hiểu mình về học sinh cũ có dám lại thăm không? Ngày trước, khi bị đưa đi cải tạo, tôi đã bị vu tội làm sĩ quan CIA, làm các học sinh sợ liên lụy, nên các nam sinh phải xa lánh. Nhưng vào trại một thời gian và sau khi điều tra, nhà cm quyền đã hủy bỏ bản án và cho tôi về. Tuy nhiên, các học sinh của tôi đã không biết tại sao tôi được về. Sau đó, tôi đi làm rẫy, đánh cá biệt tăm luôn. Lúc sang Mỹ, gặp lại một số học sinh khác ở đây thì các em nói tất cả vẫn theo sát gót và biết tôi đã rời Việt Nam năm 1981.
Qua câu truyện trên, tôi nghĩ chắc là các em còn nhớ tôi. Ôi thật cảm động! Học trò còn nhớ tới tôi quá nhiều. Tôi hỏi:
-  Anh nhớ tên ông này không?
-  Lâu quá tui quên mất tiêu tên ông này rồi.
Tôi quay sang cậu cháu vợ:
-   Con chạy ra mời ông già bán vé số ấy vào đây cho dượng.
Một lúc sau, ông già đầu bàng bạc bước vào.
Vừa thấy tôi ông này la lên vui mừng:
-   Thầy!
Lúc đầu tiên tôi nhìn chưa ra ông này là ai. Nhưng khi ông ta cười, tôi nhận ngay ra là Thơi. Một học sinh giỏi toán của tôi năm 1969. Em cũng là người rất hăng say trong việc làm con đường từ cổng vào trường. Ngày em rời mái trường chỉ mới 18, 19 tuổi, nay tọc em bạc hơn tóc tôi, thì làm sao nhận được?

Thầy trò cùng ngồi ăn, kể lại bao nhiêu kỷ niệm.
Tôi nghĩ các cựu học sinh còn rất muốn gặp lại tôi.
Ngày hôm sau, chúng tôi thuê xe ôm chở lên quận lị, nơi ngôi trường xưa nằm đó. Xe chạy theo đường lót đan rộng độ  hơn 1 mét, đủ an toàn cho xe Honda. Các đường này, ngày trước, chỉ là đường mòn lầy lội trong mùa mưa và mùa nước rong. Chạy độ 15 phút thì xe ra lộ cái ở Long Thới, nơi có tu viện vẫn rêu xanh bám quanh, nằm lặng lẽ giữa khuôn viên tĩnh mịch với các cây cổ thụ um tùm, vây quanh bởi một bờ tường loang lổ rêu bám.
Đường từ đây trở đi vẫn trải đá xanh như thủa trước, chưa được nâng cấp, nên xe chạy theo ven lề để bớt dằn. Hai bên đường nhiều nhà ở hơn và cũng như Tân Thiềng các vườn cây nhãn đã thay cho các đồng lúa xanh tươi. Cảnh thay đổi làm tôi không còn biết khi nào tới Hòa Nghĩa, mãi cho đến khi xe vượt qua cây cầu sắt lót ván, tôi mới nhận ra. Hai bên cầu chợ búa tấp nập, vui nhộn hơn xưa.
Khi cách quận lỵ khoảng hơn 1 cây số, thì xe lăn bánh vào con đường tráng nhựa sạch sẽ, êm ái hơn nhiều. Trên hai mươi năm trở về đây nhìn chẳng còn thấy dấu vết cũ gì để lại. Những quán ăn, tiệm giải khát, hàng dịch vụ mọc lên nhan nhản ven đường; nơi đây, xưa là ruộng lúa, đồng rau. Bên tay trái, tôi thấy một tòa building to lớn, đẹp đẽ, mái gạch đỏ chói: trụ sở Hội Đồng Nhân Dân quận. Ngày xưa đây là cánh đồng.
Tôi nhớ bên phía sau nhà Hội Đồng Nhân Dân to lớn khang trang ấy là vườn một học sinh đầu đàn Nguyễn Toàn Thảo. Có một buổi cuối tuần, Thảo rủ tôi và bạn bè 2 lớp đệ nhị A,B vào vườn em tát đìa bắt cá. Các em trai và tôi lo việc tát đìa (ao nhỏ), còn các em gái lo nấu cơm, canh và kho cá. Tát đến khi mặt trời lặn thì nghỉ. Chúng tôi bắt được một số cá lóc, cá sặc, cá rô và rất nhiều cua đem cho các cô nâú nướng. Thầy trò, lúc ấy, đói meo vì dầm nước lâu và làm việc nặng, trong khi các cô còn đánh vẩy cá, vo gạo.
Tôi hỏi các em trai:
-  Các em đói không?
Tất cả trả lời cùng đói.
Tôi nói:
-  Vậy mình lấy cua đồng ra lạch rửa sạch rồi nướng ăn ngon lắm.
Đây là kinh nghiệm thủa nhỏ tôi đi chăn trâu trên rừng. Lúc đói, chúng tôi xuống ruộng mò cua lên nướng ăn.
Lúc đầu,một số còn ái ngại vì sợ. Một số theo tôi ra ruộng khô gom rơm đốt một đống lửa. Sau đó lấy cua ra mương rửa cho sạch rồi quăng vào đống lửa. Một lúc sau, cua chín thơm phức, nhưng mình cua thì đen thùi vì dính tro.
Các cậu nhìn nhau không dám ăn. Tôi bóc một con sực trước vì đói quá.
Vài cậu hỏi:
-  Cua đen thùi mà thầy dám ăn sao?
-  Có sao đâu! Rạ giữa đồng thì sạch, đã thế đốt thành tro thì hết vi trùng rồi, ăn không chết đâu mà sợ!
Mấy cậu nghe có lý và chắc mắt đã xanh, nên theo tôi ăn.
Các cậu khác thấy vậy bây giờ mới chạy ra hỏi:
-  Cua ăn ngon không tụi bay?
-  Ngon lắm!
Thế là cả đám theo tôi cùng sực cua.
Cua nướng ăn rất ngon, thơm, ngọt và đỡ đói nhiều, nhưng có điều ăn xong mồm mép thầy trò đen thùi như mõm chó. Các cô được dịp cười hỉ hả, chọc quê thầy và các bạn trai.
Đến lúc các cô nấu cơm chín thầy trò cùng trải đệm ngồi bên nhau sực cơm vui vô cùng. Nhưng các cô nấu cơm bằng rạ và ít cành củi chanh nên chỗ sống chỗ chín. Đúng là:
Trên sống dưới khê, tứ bề nhão nhoét.
Tuy vậy, thầy trò quất hết mấy nồi cơm canh vì đói quá!
Đêm đó, tôi bị đi cầu; có lẽ tại cơm sống chăng?
Ôi kỷ niệm chẳng bao giờ quên được!
Đối diện với phía nhà Hội Đồng, tôi thấy một building khác to lớn cao 3 từng lầu, mái gạch đỏ chói với bảng để Trường Cấp III. Như vậy đây là trường mà trước kia tôi dạy đã được chuyển về. Tôi không ngờ, nơi đây có một ngôi trường to lớn như vậy. Lòng mừng thầm con em ngày nay có chỗ ăn học thật đàng hoàng.
Khi qua ngã ba xuống Định An thì phố xá càng tấp nập hơn; nhà cửa chen chúc. Dãy nhà tôn của chú Mười Chỏi, nơi mà các bạn đồng nghiệp thuê ngày trước, đã thay bằng các dãy nhà lầu của các cửa hàng, điện đuốc sáng choang.
Tôi đến ngang trường thì xuống xe đứng ngắm. Vợ tôi thì tiếp tục lại đầu chợ đứng chờ.
Mấy dãy nhà của trường vẫn y nguyên, nhưng thời gian làm chúng cũng già nua như tôi. Dãy lầu trước, lúc tôi còn dậy là ngôi nhà mới tinh, nhưng nay thấy có vết đen khói bám. Chắc ai đã ở đây nấu cơm nước để ăn uống thì phải? Tiếng trẻ nhỏ đọc bài vang ra làm tôi nghĩ đó trở thành trường tiểu học. Giờ này các em học sinh đang học, nên sân trường vắng tanh. Ngày trước nếu tôi đứng đây thì đã có hàng tá học sịnh chạy ra mừng rỡ: “Thày! Thày!”, nhưng bây giờ tôi đã thành một người xa lạ. Chung quanh tôi ai nấy hững hờ, chẳng ai thèm để mắt liếc qua.
Tôi chợt nhớ bài thơ của Hạ Tri Chương (賀知章)

回鄉偶書


少小離家老大回,
鄉音無改鬢毛 摧;
兒童相見不相識,
笑問客從何處來。
         
Hồi hương ngẫu thư


Về quê bất chợt làm thơ.
Thiểu tiểu ly gia lão đại hồi ,
Hương âm vô cải tấn[1] mao tồi;
Nhi đồng tương kiến bất tương thức [2],
Tiếu vấn khách tòng hà xứ[3] lai?
(Lúc nhỏ rời quê hương, già mới quay về
Giọng nói thì như cũ, nhưng tóc đà cằn cỗi.
Trẻ nhỏ gặp nhưng không biết ai.
Cười hỏi lão ở đâu đến đây?)

Một cô giáo trong lớp gần đường bước ra khỏi lớp, nhìn tôi rồi mỉm cười, cúi đầu chào. Tôi cúi đầu đáp lễ. Như vậy cô đã nhận ra tôi sau máy chục năm. Cô lặng lẽ quay vào lớp học. Tôi đoán cô biết tôi, vì lúc tôi dạy nơi đây cô còn là một cô bé tiểu học.
Mấy chục năm trước, tôi cũng như cô đã đứng trong các lớp kia để dậy các em đầy sức sống mà nay các người ấy đã là các ông bà lão. Làm sao kéo lại nổi thời gian?


[1] Tấn hay mấn: tóc mai.
[2] Thức: biết
[3] Hà xứ: nơi nào.