Thursday, May 31, 2012

Trung Quốc du kí 2007

Vài cảnh chung quanh quảng trường Thiên An Môn


Triều Thiên Cung

Cơm trưa xong chúng tôi lại đến Triều Thiên Cung. Xe vừa đậu lại, cô hướng dẫn đem tất cả lại thăm cửa hàng bán ngọc trai. Đây là một cửa hàng quốc doanh. Mấy bà mắt đều sáng ngời, còn mấy thằng đực đột chúng tôi buồn so.

Bên trong bày bán đủ loại ngọc trai từ nhỏ như hạt đậu xanh cho đến lớn như hật đậu rồng. Họ cũng giới thiệu đây là hạt trai nuôi nước ngọt. Chúng tôi cũng thấy các bồn nước với các con trai nằm trong. Một cô bán hàng lấy một con trai còn sống ra khỏi bồn, dùng dao tách con này ra và khợi ra đến 6, 7 hạt trai. Từ đó các bà theo nhau di nhìn các xâu chuỗi, vòng tay…Trước khi đi TQ, tôi đã dặn bà xã đừng mua gì của các cửa hàng do chính phủ TQ làm chủ vì chỉ tiếp tay làm giàu nhà nước, nếu mua thì mua của thường dân tốt hơn. Nhưng khổ nỗi, xe chở khách du lịch chỉ ngừng tại các cửa hàng quốc doanh mà thôi.

Mấy người đàn ông chán phèo với các nữ trang, kéo nhau ra ngoài mấy gốc cây chờ, tuy rằng trời nóng như thiêu. Độ 1 giờ ngồi chờ, mấy thằng đực đột chúng tôi thấy các bà bước ra khỏi tiệm, mặt mày hớn hở.


 Mary hướng dẫn đoàn đi xem Triều Thiên Cung, nơi các hoàng đế TQ đến lễ bái các thần linh trên thiên đình. Trên đường đi, tôi bỗng nghe vợ gọi:

-          Ông ơi! Đây có phái đoàn du lịch đi từ Việt Nam này.

Tôi quay sang, thấy bà đang nói chuyện tíu tít với mấy bà Việt Nam. Có lẽ đi chơi độc thấy người nước khác nên bà thèm nói tiếng Việt.


Quả tình gặp người Việt nơi xa lạ cũng vui thật. Nhưng chỉ tiếc, đoàn phải đi theo người hướng dẫn nên chỉ vài phút sau chúng tôi xa nhau. Và cũng kể từ đó chúng tôi gặp rất nhiều phái đoàn Việt Nam. Mừng cho dân ta có đời sống tiến hơn trước.

Thất Tinh Thạch Uyển- trước khi vào Triều Thiên Cung

Wednesday, May 30, 2012

Trung Quốc du kí 2007


Các cầu bắc qua sông của Đại Triều Nghi

TửCấm Thành (tt)

Tôi thấy rất lạ là ngay nơi hàng ngàn khách du lịch từ khắp nơi trên thế giới lại xem thì ngay cạnh một điện nhỏ ít người xem, một cô gái tuổi trên 20 ăn mặc rất lõa thể ngồi dựa tường. Cô này chắc là một ả giang hồ lại đây tìm khách. Tại sao chính phủ TQ lại có thể để trường hợp này xẩy ra? Cái gì cũng thái cực. Trước năm 1980 nước này thấy bất cứ cái gì cũng cho là văn hóa đồi trụy. Hoặc giả cô ta là một công an ngầm, điệp viên gì chăng?

Một số người khác xem ra có vẻ phờ phạc ngồi cú rủ bên tường cao. Mấy người chúng tôi quay ra ngó. Mary vội đính chính:

- Ở Bắc Kinh không có ăn mày. Các người này chỉ là các nhân công làm việc ngồi nghỉ mệt.

Đối diện với Điện Thái Hòa là cửa Ngọ Môn, nơi chính thức ra vào Hoàng Cung. Cửa này còn được gọi là Ngũ Phụng Lâu. Sở dĩ có tên này là vì cửa xây theo hình chữ U (giống như Ngọ Môn Huế) và có 5 ngôi lầu bên trên.


Phía sau của Ngọ Môn -Ngũ Phụng Lâu

Bây giờ thì tôi hiểu dụng tâm của hãng du lịch. Họ muốn chúng tôi nhìn các cái bình thường của nội cung trước khi thấy cái chính và đẹp. Bản tính tôi cũng thích vậy cái gì bình thường thì nhìn trước, cái gì hay, đẹp lạ thì nhìn sau. Đến miếng ăn cũng vậy ăn gì dở thì ăn trước; cái gì ngon ăn sau. Mà có lẽ vợ như vậy thì cũng tốt.

Phía trước của Ngọ Môn -Ngũ Phụng Lâu

Qua của Ngọ Môn, chúng tôi tiến về Thiên An Môn, cửa cuối cùng của Tử Cấm Thành.

Khoảng giữa Ngũ Phụng lâu và Thiên An Môn chúng tôi thấy cây mới trồng. Chúng tôi đến một bóng mát mua  cà rem ăn.

Ra khỏi đây là một quảng trường khổng lồ, bát ngát, cả vạn người chen chúc nhau: Quảng trường Thiên An Môn.


Phía sau của Thiên An Môn-  nhìn từ Ngũ Phụng Lâu

 
Năm 1950, CSTQ quyết định phá một số cổng để làm quảng trường. Lẽ dĩ nhiên cái tên Đại Thanh Môn nghe quá chướng tai nên đã bị san bằng. Ngoài Thiên An Môn là cổng còn được duy trì để vào nội cung vì vậy quảng trường lấy tên ấy. Đây là quảng trường lớn nhất thế giới, nơi mà ngày 15 tháng 4, 1989, 10000 sinh viên biểu tình đòi dân chủ hóa TQ, rồi bị đàn áp. Quảng trường này dài 800m, rộng 500m có thể chứa tới 1 triệu người. Phía bắc quảng trường là Thiên An Môn, phía nam là Dương Chính Môn. Xung quanh quảng trường còn một số đại môn khác như: Đại Thiền Môn, Đại Huyền Môn, Đông Trực Môn, Sùng Vũ Môn…và viện bảo tàng Mao Trạch Đông, Nhân Dân sảnh.

Trước năm 1988, Thiên An Môn không cho khách thập phương lên xem vì đây chỉ dành cho các đại quan khách từ các nước và các người trong chính quyền trung ương TQ đến để dự đại lễ mà thôi. Đây còn là nơi biểu tượng cho sức mạnh của chế độ cai trị một nước có số dân đông nhất của hành tinh. Cả Tử Cấm Thành là nơi phát xuất những mệnh lệnh tai hại đến nước Viêt Nam ta trong suốt 600 năm.



Quảng Trường

Thiên An Môn



Cả quãng trường rộng rãi thênh thang không một bóng cây không công trình xây cất. Với khoảng đất rộng rãi, ta mới thấy cái ô nhiễm của Bắc Kinh. Mọi vật xa hơn 1km là thấy lờ mờ không rõ. Khoảng 1 cây số rưỡi chỉ còn là màu trắng đục. Bắc kinh là một trong mấy thị trấn ô nhiễm nhất trên thế giới, dù là các loại xe gắn máy nhỏ đã cấm lưu hành. Nếu không có việc này thì tình trạng ô nhiễm còn nặng nề đến bao nhiêu? Có lẽ VN cũng nên giới hạn xe gắn máy lưu thông ở các đô thị lớn như Sàigòn và Hà Nội. Để bù vào đó nên khuyến khích sử dụng xe đạp và xe đạp điện.

Quảng Trường Thiên An Môn là nơi TQ tổ chức các đại lễ, duyệt binh…

Đã quá trưa, Mary dẫn chúng tôi ra xe ở bên kia quảng trường Thiên An Môn. Nhưng không thể băng ngang quảng trường để đên đó vì có đại lộ Trường An rất nhộn nhịp. Vì thế cô ta dẫn chúng tôi đi đến một đường hầm để sang phía ấy. Đi đến giữa đường chúng tôi thấy mấy người quần áo rách rưới, nằm ngủ bên lế đường, chẳng kém gì mấy ông homeless bên Mỹ. Tất cả chúng tôi nhìn nhau cười còn Mary thì lặng thinh không giải thích nữa. Theo ý tôi, có lẽ gần đến ngày khai mạc thế vận hội, TQ đã cho bắt tất cả những người không gia cư tập trung vào các trại tế bần để biểu dương với người ngoại quốc, nhưng vẫn chưa làm xong.

Viết cho Nguyễn An.

Đứng đây ngắm Tử Cấm Thành.

Bao năm vẫn giữa trời xanh huy hoàng.

Nhớ lại lúc nước Nam khói lửa.

Giặc Minh vào, chẳng chỗ an cư.

Sách vở chúng lấy chẳng từ.

Nhân tài cũng bắt, chẳng dư kẻ nào.

Nguyễn An vốn anh hào đất Việt.

Chúng đem đi biền biệt bao năm.

Quê nhà chẳng được về thăm.

Lại còn bị biến để làm hoạn quan.

Tử Cấm Thành, làm công trình trưởng.

Bao nhiêu năm vất vưởng quê ai.

Làm vịệc cắm cúi miệt mài.

Khi đà hoàn tất, trong ngoài đều khen.
VHKT

Tuesday, May 29, 2012

Trung Quốc du kí 2007

Tử Cấm Thành (tt)

Từ đây trở ra, chúng tôi không thấy một bóng cây cổ thụ nào cả. Các cung điện đồ xộ nguy nga, nhưng thật trơ trọi trên các sân đình bát ngát. Sở dĩ có chuyện này là vì nó liên quan đến cái chết của vua Ung Chính.


Hoàng đế thứ  4 nhà Thanh là Ung Chính, người cai trị chỉ trong 13 năm. Ông đột ngột mất vào năm 1735 khi mới 58 tuổi. Theo một giả thuyết về cái chết đột ngột này là bị thích khách.  Các truyện kể rằng ông đã bị ám sát bởi Lã Tứ Nương con gái của Lã Lưu Bang. Gia đình này đã bị xử tử trong vụ án văn chương chống lại nhà Thanh. Lã Tứ Nương đã ẩn thân trên các tàn cây cổ thụ của hoàng cung, rồi bất ngờ xuất hiện giết chết kẻ thù. Theo các câu chuyện dân gian thì thủ cấp của vị hoàng đề này cũng bị mang đi. Từ đó nhà Thanh cho chặt hết cây trong sân. Giả thuyết đúng hai sai, nhưng quả thật thì cây không còn.



Sân cây trơ trọi

Các cung điện khổng lồ mái vàng rực rỡ. Tất cả các mái trong cung đều có đặc điểm giống nhau, đó là tại đường viền giáp tuyến hai mái có các tượng vật nhỏ, dẫn đầu là một người ngồi trên con vật. Có khi nhìn như gà mái có khi thì giống con lân. Cuối cùng đoàn là con bò sừng con vút. Một mái cung điện càng có nhiều con vật thì cung điện càng quan trọng.



Mái cong với các con vật

(CSD 0293-1)

Tại ngay trung tâm là một sân rộng như sân vận động khổng lồ, nơi để bá quan lớn nhỏ tụ tập trong nhày đại lễ. Phía bắc là điện Thái Hòa và phía nam là Ngọ Môn. Sân này có tên là Đại Triều Nghi Ngay lúc chúng tôi tới thì thấy cả ngàn du khách tấp nập lui tới dưới trời nắng chang chang không một bóng cây trú ẩn. Hai bên là hai cung dài một từng lầu; đây là nơi nghỉ ngơi các sứ thần hay các quan từ xa lại theo lệnh hoàng đế. Ngoài ra còn vài cung điện vây quanh lớn nhỏ đủ cỡ, nhưng nhỏ nhất cũng bằng ngôi đình thật lớn ở VN. Có cái leo lên độ 5,7 bực thang nhưng có cái phải leo tới vài chục bậc.


Hai người cảnh sát

 Giữa sân có hai người cảnh sát an ninh, nhưng thực ra là để biểu diễn. Hai người này đứng xa nhau độ 10 thước; một nhìn sang đông; một nhìn về tây yên lặng, không nhúc nhích như hai pho tượng. Họ làm tôi nhớ tới các lính ngư lâm của hoàng cung Anh Cát Lợi. Nhiều du khách, người TQ lại từ các tỉnh khác, đến bên cạnh chụp hình kỷ niệm. Lẽ dĩ nhiên, nhóm chúng tôi chẳng ai ra cả.


Trong các cung điện lớn nhất thì phải nói tới điện Thái Hòa, sừng sững, uy nghi ngay chính giữa. Điện này cũng đang trong thời gian tu sử. Đây là nơi làm lễ đang quang cho các hoàng đế. Trong sân, có một hồ dài như con sông nhỏ ngăn đôi Đại Triều Nghi Đình và có 5 cái cầu đi qua rất duyên dáng.

Đại Triều Nghi Đình 5 cái cầu

Tin Buồn

Tôi mới nhận được tin từ Lương Minh báo tin Võ Văn Tấn Lộc mới qua đời nagỳ 22 tháng 5 tại Tây Ninh. Thông báo lại các em để teện phân ưu cùng gia đình Lộc. Thầy cũng gưi lời chia buồn cùng gia đình.

Võ Hiệp

Saturday, May 26, 2012

SpaceX

Vài tháng trước tôi có đăng vài bài viết về chương trình không gian cảu Mỹ đang chuyển hướng. Họ chấm dứt chương trình phi thuyền con thoi và một công ty tư nhân SpaceX sẽ thay thế phi thuyền này. Nay việc ấy đã bắt đầu.

Mời các bạn vào các link dưới của VOA xem.




Friday, May 25, 2012

Thơ tranh Bằng Lăng bông tím

Trung Quốc du kí 2007

Tử Cấm Thành (tt)

Mặt trời lên cao làm mọi người cảm thấy nóng nực. Khí hậu Bắc Kinh vào mùa hè cũng ẩm ướt, nóng bức chẳng kém gì Việt Nam ta.

Khuôn viên này chẳng gì là đẹp nhưng mang nhiều tính cách lịch sử.

Sang bên cạnh là phần hậu cung, nơi ở của các cung nhân, hoàng hậu. Nhiều dãy nhà ngang dọc chi chit và một sân gạch. Trong sân có các tượng Long lân quy phụng hưu bằng đồng cùng hai cây cổ thụ. Chỗ ở của bà thái hậu này cũng chẳng có gì lộng lẫy lắm, với giường ngủ ghế ngồi đọc sách. Từ An Thái Hậu thì mù chữ, nhưng Từ Hi biết đọc viết chữ Hán. Vào thời đó thì phòng ngủ có thể gọi là sang thật, nhưng so với bây giờ giường nằm không êm bằng giường bà xã tôi với tấm mện trung bình của Mỹ. Ghế ngồi của bà bằng gỗ có lẽ rất quý, nhưng chúng tôi không thể vào sờ được. Có một điều chắc chắn là nó chẳng mềm mại bằng cái ghế sa lông rách của tôi.

Từ Hi cung


Từ Hi cung

Từ Hi cung

Chẳng hiểu trong số các cung nhân nơi đây có ai chịu cảnh hẩm hiu như các cung nhân thời Tần, Hán để viết lên các bài thơ đầy nước mắt không? Viết đến đây tôi lại nhớ tới câu chuyên của Ban Tiệp Dư với cung Trường Môn sau đổi thành Trường Tín và Trường Lạc. Đây là nơi ở của các cung phi thất sủng trong đó có nàng Ban tiệp dư. Ban Tiệp Dư lúc đầu rất được Hán Thành Đế sủng ái, nhưng sau khi chị em Triệu Phi Yến và Triệu Hiệp Đức vào cung, nàng bị bỏ rơi bèn lui về ở đây. Trước đó đời Hán Võ Đế, Trần A Kiều là chánh cung rất được sủng hạnh. Nhưng sau có Vệ Tử Phu vào cung, Hán Võ Đế hết thương yêu Trần A Kiều, nàng cũng bị đưa về ở cung Trường Môn. Sau Trần A Kiều nhờ Tư Mã Tương Như làm bài Trường Môn phú diễn tả nỗi lòng nhớ vua của bà, dâng lên Hán Võ Đế mong chuyển hồi tâm ý, nhưng Hán Đế chỉ cảm động thôi chứ không trở lại với bà nữa.   

其二  
Trường Môn Oán



殿      
Quế điện trường sầu bất ký xuân,
     
Hoàng kim, tứ ốc khởi thu trần.
      
Dạ huyền minh kính thanh thiên thượng.
     
Độc chiếu Trường Môn cung lý nhân.

   李白                  Lý Bạch

Nỗi oán hận cung Trường Môn
Quế điện đầy sầu, xuân chẳng biết.

Cung vàng, bụi phủ hết mọi nơi.

Đêm đen, trăng sáng khắp trời.

Trùng Môn chỉ chiếu những đời giai nhân.

                                                                VHKT


Quế điện đầy sầu chẳng biết xuân.

Cung vàng, lầu ốc nhuộm phong trần.

Đêm đen trăng sáng trên từng thẳm.

Chỉ chiếu Trùng Môn, bóng mỹ nhân.

                                                                VHKT

Đi một hồi lâu mệt, nên ai cũng lại một góc sân nghỉ giải lao.

Mary hỏi mọi người:

-          Các vị thấy đẹp không?

Ai nấy gật đầu.

Tôi hỏi Mary:

-          Cô biết ai là người xây Tử Cấm Thành không?

Mary lắc đầu:

-          Ông biết ai không?

Tôi đem câu chuyện Nguyễn An kể cho mọi người nghe.

Ai nấy đều thích thú.

Một người hỏi:

-          Sao ông biết?

Pha nói:

-          Ông ấy là thầy dạy học tao cách đây hơn 30 trước đó.

Một người thuộc nhóm Phi Luật Tân nói:

-          Thảo nào.

Tôi nói:

-          Không phải làm thầy giáo mà biết đâu. Tôi hay tìm hiểu trên sách vở và internet nên biết thôi.

Đi một lúc, tôi chỉ tượng lân, trước một ngôi điện, hỏi Mary:

-          Cô thấy hai tượng lân không?

Mary nói:

-          Thâý chứ! Mà có chuyện gì?

-          Cô có để ý chúng khác nhau không?

Mọi người cùng nhìn, rồi lắc đầu.

Tôi giải thích:

-          Các người nhìn chân hai con này khác nhau. Một con đạp lên quả cầu, một con đạp lên con lân  con. Con đạp lên trái cầu là con đực tượng trưng cho vua, còn con kia là hoàng hậu. Đạp lên trái cầu là tượng trưng cho sự chinh phục thế giới, ngự trị thiên hạ, còn đạp lên sư tử con là điều kiển con cái ở hậu cung.
Lân đực



Lân cái

Mary nói:

-          Tôi phải nhớ chuyện này để giải thích cho ai thắc mắc về sau.

Thật ra các người tạc tượng ngày xưa tưởng tượng mà nghĩ ra đực cái giống nhau. Nhưng trên thực tế nếu có lân thật thì hai con này khác hẳn chẳng khác gì gà trống gà mái. Cái ý nghĩa của con đực còn cho ta thấy dã tâm của TQ là thôn tính thiên hạ. Nhưng nếu ta chấp nhận đây là hai con đực cả thì ta nên giải thích con đè lân như sau: Bàn chân đè lên con nhỏ có nghĩa là dùng quyền hành đè nén muôn dân, ức hiếp các người nhược tiểu.

Thursday, May 24, 2012

Trung Quốc du kí 2007

Tử Cấm Thành (tt)

Một nửa giờ di chuyển, xe ngừng lại Địa An Môn cửa phía bắc của hoàng cung.
Hoàng Cung có tên Tử Cấm Thành là cấm thành tường màu tím vì tử là màu tím (紫 màu tím khác với tử có nghĩa là chết 死). Thông thường, khi thăm thành, ta sẽ vào Thiên An Môn qua Ngọ Môn ở phía nam, và ra Thần Vũ Môn ở phía bắc. Tuy nhiên, nhóm chúng tôi thì ngược đời vào cửa Thần Vũ Môn. Trước nhất là đi bộ qua một cây cầu bắc qua hào rộng.




Bản đồ Tử Cấm Thành

Toàn khu Hoàng Cung Bắc Kinh của các triều Minh, Thanh có bốn của chính: Thiên An Môn, Địa An Môn, Đông An Môn và Tây An Môn được xây dưới thời Minh năm 1417. Năm 1699, nhà Thanh trùng tu và tân trang. Nhà Thanh dựng thêm Đại Thanh Môn nằm bên ngoài Thiên An Môn. Cổng này giúp thêm phần bảo vệ hoàng cung.
Qua Tây An Môn thì chúng tôi tới một hồ dài bao quanh một thành đồ xộ cao khoảng 10 thước. Nếu đem so với thành hoàng cung Huế thì lớn hơn nhiều. Đó chính là tường thành bào vệ hoàng cung: Tử Cấm Thành. Hồ thì được gọi là Hộ Thành Hà. Lúc này còn rất sớm nên mặt hồ còn bốc hơi nước, các lầu canh bên thành còn lờ mờ trong sương, tạo ra cảnh nhìn rất nên thơ.

Hộ Thành Hà

Hộ Thành Hà
Ngay đối diện với chúng tôi bên kia hồ là một cổng to lớn 4, 5 từng có kiến trúc như một cung điện. Đó là Thần Vũ Môn. Cổng này phần lớn bị che lại vì đang trong thời kì tu chỉnh để đón Thế Vận Hội 2008.
Chúng tôi theo nhau đi vào. Nơi đầu tiên xem là phần hậu cung với vườn thượng uyển. Trong vườn có nhiều cây cổ thụ, gốc cây xù xì, cành cây uốn éo, có hình dạng thật đẹp và được chăm sóc kỹ lưỡng. Chen trong các cây cối hoa lá có các miếu, nhà thủy tạ, phong các đài.  Không nói thí các bạn chắc đoán ra các nhà này đều nhìn như các ngôi chùa hay nói các khác là kiến trúc cổ đông phương với các mái cong. Có một điểm lạ là các kiến trúc còn rất mới không có vẻ rêu phong ủ mốc, làm mất đi cái vẻ cổ kính xa xưa.

Người Việt gốc Hoa (vợ), bà xã, Pha, Gary, người Việt gốc Hoa (chồng)


Vườn Thượng Uyển

Vườn Thượng Uyển
Qua đây chúng tôi đi qua một khuôn viên hẹp dài và cuối cùng của phần này là một miếu có vẽ chân dung của Từ Hi Thái Hậu, người đàn nôi tiếng trong lịch sử Trung Quốc. Từ Hy vốn là người Mãn Châu, vào cung với tư cách là một cung nhân tầm thường, nhưng tài hát hay, nói khéo làm cho Hàm Phong Hoàng Đế say mê.  Hàm Phong phong đến chức Lan Quý nhân. Bà sinh một trai, về sau là Hoàng Đế Đồng Trị (trị vì 1861-1875- Thời Tự Đức, Pháp vào đánh nước ta) từ đó càng được sủng ái. Khi Hàm Phong băng hà, Đồng trị nối ngôi. Nhưng Đồng Tri không quý mẹ ruột mà quí bà mẹ ghẻ Thái Hậu Từ An.

Hành lang và chân dung Từ Hi Thái Hậu

Wednesday, May 23, 2012

Trung Quốc du kí 2007

Bắc Kinh (tt)

20/8/07 thăm Palace Museum-the Forbidden- Hoàng Cung Tử Cấm Thành

Sáng hôm sau, chúng tôi thức dạy thật sớm khi nghe chuông báo thức của hướng dẫn viên. Tất cả chúng tôi tụ tập ăn sáng. Vợ chồng tôi cùng Pha, Gary và hai người Việt gốc Hoa ở Chợ Lớn tụ tập vào một bàn để ăn sáng. Đồ ăn của khách sạn khá ngon và đủ thứ Âu Mỹ và Trung Hoa. Lẽ dĩ nhiên chúng tôi ăn các món Mỹ nhiều hơn.

Ăn xong, tất cả lên chiếc xe bus khá rộng đi vào trung tâm thành phố. Mary phát cho mỗi người 1 chai nước lọc nói:

-                   Để tiện cho quí vị, chúng tôi phát cho mỗi người 1 chai nước uống. Tại các nơi ghỉ các vị tự động mua thêm. Còn ăn cơm sẽ có nước quí vị uống. Chai này, để mang theo khi đi ngoạn cảnh thôi.

Tôi thấy cảnh lạ nên hay chụp hình. Nhiều khi thấy những xóm nhà tồi tàn tôi cũng chụp.

Thấy vậy Mary lại giải thích:

-                      Những nhà này đã được lệnh rời đi, nhưng các chủ nhà muốn chính phủ bồi thường

nhiều hơn. Hiện nay hai bên còn thương lượng.

Nói chung thì các phố chúng tôi đi qua đều đẹp, sạch.

Chẳng mấy chốc, xe ngừng lại và chúng tôi xuống xe theo Mary.

Để giúp bạn đọc biết rõ hơn về những nơi chúng đã tham quan và giúp ai muốn du lịch sang TQ sau này. Tôi đăng bản đồ khu Tử Cấm Thành và vùng phụ cận với chữ dịch một số nơi quan trọng. Khu Tử Cấm Thành hình chữ nhật bao quanh bởi vằn xanh đậm (Hộ Thành Hà) là nơi chính

Hoàng Cung-Tử Cấm Thành, nơi trị vì của 24 đời vua thời Minh và Thanh, và sau đây là lịch sử Bắc Kinh.

Chu Nguyên Chương diệt xong Mông Cổ năm 1368 lên ngôi với niên hiệu Hồng Vũ (Minh Thái Tổ), đặt kinh đô tại Kim Lăng (Nam Kinh ngày nay). Chu Đệ là một con thứ của vua Minh Thái Tổ Chu Nguyên Chương, được phong cho làm Yên Vương (vùng nước Yên thời Đông Chu) đặt kinh đô tại Yên Kinh (Bắc Kinh ngày nay). Khi Minh Thái Tổ Chu Nguyên Chương băng hà, ông di chiếu cho cháu nội lên làm vua tức là Minh Hụê Đế. Sở dĩ có việc phong cho cháu nội lên làm vua là vì Đông Cung Thái Tử đã không may bị chết sớm, nên con phải được nối ngôi.

Chu Đệ cũng như các hoàng tử khác mưu tính cướp ngôi cháu (Huệ Đế). Chu Huệ Đế đem quân đi dẹp. Chu Đệ yếu thế, giả điên, kiến Huệ Đế bớt chú ý tới. Năm 1402, quân đã mạnh, Chu Đệ đem quân xuống Nam Kinh, giả vờ dẹp loạn giúp cháu, nhưng tiến quân thẳng vào kinh đô đốt cháy Nam Kinh rồi dời đô về Yên Kinh. Chu Đệ lên ngôi lấy niên hiệu là Minh Thành Tổ và cho xây kinh thành này. Đây chính là ông vua sai hai tướng Hàn Quan và Hoàng Trung sang xâm chiếm Việt Nam năm 1406, nhưng bị nhà Hồ đẩy lui. Năm sau, ông lại sai Đại Tướng Chu Năng đem quân sang đánh nước ta và chiếm lấy rồi sát nhập vào TQ. LÊ LỢI khởi nghĩa năm1418, đánh bại đạo quân này, chém Liễu Thăng 10 năm sau đó.

Việc xây Hoàng Cung Bắc Kinh được điều hành bởi một hoạn quan gốc Annam (Việt Nam) tên Nguyễn An, dưới thời vua Minh Thành Tổ (1404). Ông Nguyễn An bị bắt sang TQ theo việc cống nạp từ thời Hồ Quý Ly 1403 (vua Minh Thành Tổ- Chu Đệ). Cùng bị bắt sang đây với ông còn nhiều nhân tài Việt Nam như: Phạm Hoằng, Vương Cẩn, Nguyễn Lăng. Trong việc nạp cống này, chúng ta ai cũng nhớ tới chuyện ông Nguyễn Phi Khanh- và Nguyễn Trãi.  Sau đó, ông Nguyễn An bị thiến để trở thành hoạn quan. Theo lịch sử TQ ghi lại thì ông Phạm Hoằng là người rất phong lưu tuấn tú, đọc đâu nhớ đó được Hoàng Đế TQ phong cho làm Bồng Lai Cư Sĩ. Riêng ông Nguyễn An có thiên tài tính toán; khi thấy một kiến trúc ông vừa đi vừa nhẩm tính ra khối lượng vật liệu để xây cất. Riêng Tử Cấm Thành được xây lại y hệt Tử Cấm Thành Nam Kinh, sau khi hoàng cung này bị đốt cháy và dời kinh đô về Bắc Kinh. Nguyễn An làm kiến trúc sư trưởng của công trình xây cất hoàng cung Bắc Kinh. Ông đã làm việc này trong 15 năm với gần một triệu nhân công. Hiện nay, hoàng cung chiếm một diện tích 250.000 m², gồm 800 cung và 8.886 phòng. UNESCO xếp đây là một di sản văn hóa với cả quần thể bằng gỗ lớn nhất thế giới.

Sau khi thôn tính Annam, nhà Minh bắt cha con Hồ Quý Ly vể Kim Lăng (tên Nam Kinh thời ấy). Con Hồ Quý Ly là Hồ Nguyên Trừng rất thông minh, đã chế súng cho TQ. Một số lịch sử nói đó là súng Hỏa Mai, nhưng số khác lại cho là súng Thần Công. Vì lý do ấy, mổi khi khai hỏa, lính Tàu lại làm lễ cúng ông tổ súng Hồ Nguyên Trừng, cầu mong ông phù hộ cho súng nổ. Nếu chẳng may, trời mưa, ẩm ướt làm ông tổ phải đi lánh mưa thì súng tịt ngòi.

Xem qua lịch sử ta thấy TQ luôn luôn muốn phá hủy đất nước Việt từ cả về địa lý, văn hóa lẫn lịch sử. Trong khoảng thời gian 20 đô hộ các thành phần lãnh đạo của Giao Chỉ quận đã báo cáo cho Minh Thành Tổ rằng họ đã tàn sát 7 triệu thảo khấu. Ta có thể thấy rằng còn số này là hoàn toàn bịa đặt, nhưng chỉ 1/3 con số ấy cũng quá là dã man, tàn ác.

Ngồi trên xe tôi hay chụp cảnh đông tây nam bắc. Bất chợt tôi thấy mấy ngôi nhà xệp xệ sau một bờ tường, liền đưa máy lên chụp.

Cô hướng dẫn lại phân bua:

- Những ngôi nhà này chưa muốn rời đi, vì họ chưa chịu nhận giá mà nhà nước đua ra. Khi chính phủ thỏa đáng các diều kiện của họ thì họ sẽ có các ngôi nhà đẹp đẽ sang trọng.

Xóm nhà lá bên ga xe lửa


Xóm nhà lá sau một bờ tường
Ngoài cảnh này, thì thành phố nhìn đẹp và thịnh vượng.

Vài cảnh của thành phố Bắc Kinh