Friday, September 28, 2012

TIN QUAN TRỌNG

Tôi nhận được một email từ một bạn rất thân cho thấy cái nguy hiểm của bóng đèn nay khi vỡ.
Các bóng đèn mà ta thường dùng:





 
Dưới đây là ảnh chụp chân môt người đã đạp lên mảnh vỡ bong đèn loại này.

 
 
 
Tôi viết một lá thư cho công ty điện lực Edison xin họ giải thích cách đối phó an toàn nhất trong trường hợp này. Công ty điện lực trả lời.


 
 
 
 
 
 
Tôi xim tạm dịch để chúng ta cùng tránh nguy hiểm cho bản thân cũng như thân nhân cùng gia súc.
Dưới đây là cách đối phó trong trường hợp một bóng đèn vỡ:
A. Nếu bóng đèn vỡ trên sàn nhà cứng.
Giai đoạn 1:
Cho người và súc vật ra khỏi phòng.
Tắt tất cả quạt máy, máy lạnh, máy nóng.
Giai đoạn 2.
Mở tất cả cửa sổ 15 phút và mình cũng ra khỏi phòng.
Giai đoạn 3.
Cẩn thận hốt mảnh vỡ với giấy cứng (nhớ đi giày).
Dùng găng tay, nếu có, chùi bột mercury của bóng đèn với khăn ướt, giấy ướt. Bỏ khăn hay giấy và cả giấy dùng để hốt mảnh vỡ vào một bao nilông.
Không được dùngmáy hút bụi hay quét. Vì làm như vậy vô tình ta đã thải bụi độc vào không khí quanh ta.
Giai đoạn 4.
Bỏ bao nilông đựng các mảnh vỡ cùng bột mercury vừa rồi vào một bao nilông khác, cột kỹ lại, đem đến trung tâm chứa chất phế thải đọc ở địa phương để họ xử lý.
Nhớ rửa tay kỹ khi xong việc.
B. Nếu bóng đèn vỡ trên thảm.
Giai đoạn 1.
Lập lại các giai đoạn 1 đến 2 của trường hợp A.
Giai đoạn 2.
Dọn tất cả các vật dụng quanh đấy.
Giai đoạn 3.
Hốt các mảnh vỡ với giấy cứng.
Giai đoạn 4.
Dùng băng keo chấm các bụi mercury và các mảnh vợ nhỏ lên, bỏ băng keo đã dùng vào bao nilông.
Giai đoạn 5.
Khi thấy các bụi, mảnh vỡ không còn ta dùng máy hút bụi để làm sạch sẽ.
Chúc tất cả cùng bình an.
 
 
Dưới đây là cách đối phó trong trường hợp một bóng đèn vỡ:
A. Nếu bóng đèn vỡ trên sàn nhà cứng.
Giai đoạn 1:
Cho người và súc vật ra khỏi phòng.
Tắt tất cả quạt máy, máy lạnh, máy nóng.
Giai đoạn 2.
Mở tất cả cửa sổ 15 phút và mình cũng ra khỏi phòng.
Giai đoạn 3.
Cẩn thận hốt mảnh vỡ với giấy cứng (nhớ đi giày).
Dùng găng tay, nếu có, chùi bột mercury của bóng đèn với khăn ướt, giấy ướt. Bỏ khăn hay giấy và cả giấy dùng để hốt mảnh vỡ vào một bao nilông.
Không được dùngmáy hút bụi hay quét. Vì làm như vậy vô tình ta đã thải bụi độc vào không khí quanh ta.
Giai đoạn 4.
Bỏ bao nilông đựng các mảnh vỡ cùng bột mercury vừa rồi vào một bao nilông khác, cột kỹ lại, đem đến trung tâm chứa chất phế thải đọc ở địa phương để họ xử lý.
Nhớ rửa tay kỹ khi xong việc.
B. Nếu bóng đèn vỡ trên thảm.
Giai đoạn 1.
Lập lại các giai đoạn 1 đến 2 của trường hợp A.
Giai đoạn 2.
Dọn tất cả các vật dụng quanh đấy.
Giai đoạn 3.
Hốt các mảnh vỡ với giấy cứng.
Giai đoạn 4.
Dùng băng keo chấm các bụi mercury và các mảnh vợ nhỏ lên, bỏ băng keo đã dùng vào bao nilông.
Giai đoạn 5.
Khi thấy các bụi, mảnh vỡ không còn ta dùng máy hút bụi để làm sạch sẽ.
Chúc tất cả cùng bình an.

Thursday, September 20, 2012

Hà Nội- Lạng Sơn.


Đến ải Chi Lăng xe dừng lại để chúng tôi xuống xem địa danh két tiếng trong lịch sử nơi phơi xác bao nhiêu quân thù phương bắc, và đáng nói nhất là vua Lê Lợi phá quân Minh, chém Liễu Thăng năm 1427.

Lạng Sơn

Lạng Sơn có chợ Kỳ Lừa.

Có núi Tô Thị, động chùa Tam Thanh.

Kỳ Cùng sông lựơn uốn quanh.

Mẫu Sơn hiện giữa trời xanh mây hồng.

Chi Lăng làm giặc hãi hùng.

Đồng Văn biên giới giữa vùng núi non.

                      VHKT-2006

Trên đường đến thị xã Lạng Sơn có một đền kỷ niệm vua Lê với một bảo tàng ghi lại chiến công oai hùng ấy. Chúng tôi cũng đã ghé lại đây tham quan.

 
Tác giả trong khuôn viên đền thờ với tượng vua Lê cùng tướng sĩ.


Nếu người tham quan để ý kỹ thấy Vua Lê đang chỉ tay hướng bắc phía quân xâm lựơc tiến vào lãnh thổ ta.
Đến trưa chúng tôi tới thị xã Lạng Sơn. Đây là, một khu thị tứ đầu tiên của Việt Nam giáp với con đường mà người Trung Quốc đã bao lần xâm lược. Chính vì vậy, Lạng Sơn đã bao lần chìm trong khói lửa.  Chúng tôi vào một quán để ăn trưa. Tại đây cũng có vài món đặc sản, và món phải kể đến là vịt cỏ quay và măng dưa muối rất đặc biệt.

 
 

Đường đến Lạng Sơn

 

 

 

Lạng Sơn

 

 

Ăn cơm trưa

Người thanh niên trẻ là tài xế

Sau khi, ăn xong đoàn lại tiếp tục lên biên giới. Vì các giấy tờ của tôi đã để lại khách sạn, nên cả đoàn không có dịp vào cột cây số “0”. Nhưng dù sao tôi cũng đã có cơ hội đến một trong những vùng địa đầu của đất nước.

 Tác giả tại khu biên giới Việt Hoa.

 

 
 

Một số cảnh ở biên giới

 

Wednesday, September 19, 2012

Hà Nội- Lạng Sơn.


Từ lúc xe vượt cầu Chương Dương bắc qua sông Hồng cho đến lúc vượt Bắc Ninh, Bắc Giang đoạn đường chạy giữ đồng bằng. Vào mùa này, đất đai khô ráo, rất thuận tiện cho việc di chuyển. Tuy nhiên, đó cũng là lợi địa cho quân xâm lược.

Chương Dương bắc qua sông Hồng
 
 
Trong thế kỷ XIII, quân Nguyên đả ba lần xâm lăng nước ta vào mùa khô, lạnh này. Chúng đã nắm được thiên thời và địa lợi đẩy quân ta lùi xuống phương nam và vào thành Thăng Long. Tuy nhiên, Hưng Đạo Vương lại áp dụng chiến thuật lui binh để bảo toàn lực lượng. Đến mùa hè, khí hậu ẩm ướt, nóng nảy, các cánh đồng nơi đây đầy nước khiến việc di chuyển khó khăn, Ngài ra lệnh phản công và dành thắng lợi.

Lúc xe vào đến tỉnh Lạng Sơn và cảnh vật thấy khác liền với núi non trùng điệp. Tỉnh này có diện tích 8.305 km² và đồi núi chiếm đến 80%. Tỉnh có số dân cư khoảng gần 1 triệu.  Tuy là nhiều núi, nhưng không có ngọn nào cao lắm. Ngọn Mẫu Sơn phía đông của thị xã Lạng Sơn cao khoảng 1540 m

 
Tỉnh này ráp gianh với tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc, và có hai cửa khẩu là Đồng Đăng và Hữu Nghị. Cửa Hữu Nghị thì lừng danh với tên ải Nam Quan nơi cũng đang tạo tranh cãi trong cộng đồng Việt Nam khắp thế giới.

Dân Lạng Sơn thì ai cũng biết câu ca dao:

“Lạng Sơn có chợ Kỳ Lừa.

Có núi Tô Thị, có chùa Tam Thanh.”
 
 

Từ trái sang phải: TS Niệm, tác giả, nhà nho Nguyễn Hữu Tưởng ở Lạng Sơn.

Xung quanh quốc lộ 1A ta thấy những núi đá vôi hình thù đẹp mắt nhưng cũng tạo ra rất nhiều nơi hiểm yếu với các ải Nội Bàng, Khưu Cấp, Khả Lợi, nhưng nổi danh nhất là ải Chi Lăng. Núi Tô Thị tức là hòn Vọng Phu. Tuy nhiên, hòn Vọng Phu này nhỏ lắm. Ở Bình Định cũng có hòn Vọng Phu, nhưng nhìn không được đẹp.
 
 
 
Chúng tôi ghé xem Ải Chi Lăng.
 
 

Quỷ Môn Quan
Chúng tôi cũng dừng tại Quỷ Môn Quan, nơi có đền thờ Quỷ. Quỷ này là quỷ đối với phương Bắc khi qua xâm lược nước ta. Vì vạy dân ta lại coi là thần hộ mạng. Nơi đây, quant a đã bao lần đánh bại quân phương bắc xâm lăng. Từ Lê Hoàn đánh bại quân Tống đến Lê Lợi đánh tan Minh. Theo tục truyền Liễu Thăng bị tướng Lê Sát chém, trọng thương ở Chi Lăng. Họ Liễu chạy đến đây thì đầu văng xuống đất.

Chỉ hòn núi Nhồn Đông Sơn Thanh Hóa có hòn Vọng Phu rất giống người mẹ ôm con, nêú đứng nhìn từ làng Nấp. Năm 2005, chúng tôi có dịp quay về thì thấy đã bị sửa đổi, không còn có vẻ buồn và thơ mộng của ngày xưa



Tuesday, September 18, 2012

Hà Nội- Lạng Sơn.


Ngày 15,tháng 12, 2009, tôi rời nhà mẹ vợ ở Tân Thiềng- Chợ Lách từ 6 giờ sáng để lên Tân Sơn Nhất. Xe đến Sàigòn lúc 10 giờ sáng và xe Honda trung chuyển đưa tôi đi ra phi trường lúc mới 10 rưỡi. Tôi vào phòng vé khai tên tuổi, chuyến bay, và code vé thì họ cho tôi boading pass vì công ty du lịch OneTravel International đã mua vé sẵn cho tôi. Ngày xưa muốn đi từ đây lên Saigòn phải mất một ngày, nay chỉ còn vài tiếng.

Tôi đợi thêm 3 giờ nữa lên chiếc Boeing 777, rồi phi cơ cất cánh và bay hai giờ thì đến phi trường Nội Bài. Nhưng về đến Hà Nội lúc tối hẳn vì tại cầu Long Biên đang sửa chữa nâng cấp, nên kẹt xe dữ dội. Tại đây, ngoài các ông Nguyễn Hữu Tửơng viện Hán Nôm Hà Nôi, Dương Tất Thắng giám đốc nhà xuất bản Từ Điển Bách Khoa, nơi sẽ xuất bản quyển sử Đại Việt Thắng Nguyên Mông của tôi, tôi còn gặp các ông Trịnh Tất Đạt, tiến sĩ toán; Niệm, tiến sĩ vật lý; họa sĩ Hiệu và một đạo diễn điện ảnh.
 
Họa sĩ Hiệu
Mấy ông này mời tôi ăn một bữa cơm tối mà phần chính là một mẹt lòng lợn vả nhậu rượu đế. Tôi thì không thích nhậu và chỉ phá mồi. Quán này nhìn có vẻ cổ kính chứ không tân kỳ như các quán ở Saigòn. Thực khách được đưa lên lầu và ngồi xuống sàn chứ không có bàn ghế. Chẳng biết tại món ăn ngon hay quá đói bụng nên tôi ăn một chầu khoái chí.
 
Nhà đạo diễn điện ảnhNgay tối hôm ấy, tôi làm việc với nhà xuất bản về cách thức xuất bản sách. Ông Dương Đức Thắng hứa với tôi trước mặt ông Nguyễn Hữu Tưởng và ông Đạt là khi xuất bản xong thì tiền bán sách sẽ đưa vào chương mục mà tôi ấn định.

Sáng hôm sau, ông Tưởng và ông Niệm cùng tôi thuê tắc xi đi Lạng Sơn.

Xe theo quốc lộ 1A vượt sông Hồng qua Bắc Ninh. Đây là khúc đường chúng tôi đã qua trong cuộc du lịch năm 2005. Qua khỏi thị xã Bắc Ninh nơi quốc 18 gặp 1A, thì hoàn toàn mới lạ với tôi.

Xe vượt sông Cầu qua Bắc Giang. Tỉnh Bắc Giang có diện tích 3822 km2, và dân số khoảng 1 triệu rưỡi. Tỉnh này nhiều rừng núi với ba con sông nổi tiến là sông Cầu, song Thương và sông Lục Nam. Cả ba con sông đều hội tại Vạn Kiếp (Kiếp Bạc), nơi Hưng Đạo Vương đã đóng quân kháng Mông thế kỷ XIII. Tuy nhiên, đường đi từ Hà Nội lên thị xã Bắc Giang tên cũ là Phủ Lạng Thương thì bằng bặn. Với mùa này, đất đai khô ráo làm cho sự di chuyển dễ dàng. Thảo nào lúc quân Nguyên Mông đã vào đến đây thì tiến nhanh như gió cuốn để đến hạ thành Thăng Long.

Bắc giang còn là nơi lừng danh trong thời Pháp thuộc với anh hùng Đề Thám tức Hoàng Hoa Thám. Dân địa phương đã có câu ca giao về vị anh hùng này như sau:

“Ở đây là đất ông Đề.

Tây vô thì có, Tây về thì không.”

Tỉnh có hồ Cấm Sơn nổi tiếng. Trong mùa mưa hồ dài tới 30 km và chỗ rộng nhất tới 7 km. Nó sẽ là trung tâm du lịch của tỉnh. Ngoài ra còn một số di tích lịch sử và thắng cảnh khác. Tại huyện Lạng Giang có cây dã hương 1000 tuổi và 8 người ôm mới hết.

Bắc Giang

 
Bắc Giang- Suối Mỡ hữu tình.

Cấm Sơn hồ rộng, thêm đình Phúc Long.

Thổ Hà đình lợp mái cong.

Lễ hội Yên Thế nhắc lòng dân quê:

“Ở đây là đất ông Đề.

Tây vô thì có Tây về thì không.”

Monday, September 17, 2012

Bai gang cho VVH


Họp mặt


Nguyễn Văn Hiện, một cựu học sinh ở Úc đã sang San Francisco- Las Vegas để làm vài công vụ. Ngày hôm kia, thứ 6 ngày 14 tháng 9, 2012, Hiện đã xuống nhà tôi thăm hai chúng tôi. Ngày hôm sau 15/9/12, chúng tôi tổ chức tiệc họp mặt nhỏ của người quê Hương Chợ Lách gồm một số cựu hs, thân nhân quanh vùng LA và Orange.

Đây là vài hình ảnh của buổi họp mặt tại nhà.
 
 
 
 
Thầy trò ơ Phước Lộc Thọ- Little Saigon
 
 
 
 

Friday, September 14, 2012

Hình ảnh khiêng bàn


Hình đăng lên cho độc giả Viện Việt Học

Cao Nguyên Du Ký

Ngày hôm sau, chúng tôi đi thăm thác Datanla. Thác nước Datanla mới đựơc phát triển thành trung tâm du lịch sau này. Trước thời 1975, nơi này hoang vu không ai dám xuống một vực sâu ngắm cảnh. Vì tình trạng chiến tranh, nếu đi xuống gặp du kích thì khốn vì họ tưởng người du ngoạn là gián điệp. Thật ra không chắc có du kích nơi ấy. Tình trạng này kéo dài làm chẳng ai đến đó nên cây cối um tùm.

Hình thác nước nhìn lên
 
Hình thác nước nhìn xuống

Thác này là thác có nguồn nước ở hồ Tuyền Lâm, cạnh Trúc Lâm Thiền Viện. Tuyền Lâm là hồ lớn nhất của thành phố Đà Lạt và nó là một trung tâm du lịch Việt Nam.
Tôi vốn có máu phiêu lưu từ nhỏ, nên năm 1972 tôi đem vợ mới cưới xuống đây bằng cách vạch lá rẽ gai, làm nàng khóc thét. Ngày ấy, tôi không biết tên thác này, nên tự đặt là Bạch Long Thác, vì thác đổ từ trên cao xuống trắng xóa, uốn khúc như một con rồng. 
 

Xe máng trượt ống

 Ông bà và hai cháu ở thác Datanla

 

 

Bây giờ có một loại xe gọi là máng trượt ống để du khách đi lên và xuống gây thêm cảm hứng. Xe này có hai đường thép ống chính để xe truợt và ba đường ống nhỏ là hệ thống thắng xe. Khi đi xuống, thì khách tự điều kiển chạy lẹ hạy chậm bằng cách đẩy cần tới trước là xe lao nhanh còn kéo cần về sau thì xe thắng lại. Vì vậy đừơng đi xuống vòng vo tam quốc để đường đi bớt độ dốc và dài hơn.

Hai cô bé cháu nội lại một lần hứng thú.

Dưới đáy vực bây giờ có quán ăn, có đường đi quanh với các bệ xi măng an toàn, có cầu qua thác. Thật khác với thời tôi đưa vợ đi chơi gần 40 năm trước. Tuy nhiên, cũng vì vậy vẻ thiên nhiên mất đi nhiều làm cho cái cảm giác man dại không còn. Ngày trước, lúc xuống đây, tôi phải mang theo một cái gậy và một con dao găm vì sợ kẻ bất lương, thú dữ cùng trăn rắn.

Lúc đi lên thì do máy kéo, nên đường đi thẳng và người ta chỉ cần ngồi không ngắm cảnh. Khách có thể đi bộ nếu không muốn tốn tiền hay đi xuống bằng bộ, đi lên bằng xe thì giá sẽ bớt đi 1/3.

Đây là nơi cuối cùng đi chơi và sau đó cả đoàn đi về Saigòn.

Tóm lại Đà Lạt đổi mới rất nhiều, nhà cửa cao ráo, phố xá nhộn nhịp, người qua kẻ lại tấp nập hơn trước nhiều. Chắc có nhiều người thích cảnh trí nơi đây, song đối với tôi, tôi vẫn muốn nhìn lại vẻ thơ mộng, vắng lặng của Đà Lạt năm xưa.

Nói chung, tất cả các con đường nối từ các tỉnh ven duyên lên cao nguyên đều đang đưọc canh tân. Một yếu tố chung của cao nguyên là khí hậu rất mát mẻ. Nếu ai muốn đi du lịch vùng này thì nên đi vào khoảng 2012 về sau thì tốt.