Tuesday, July 31, 2012

Thơ chữ Hán tác giả Việt Nam: TRẦN TUNG

Tuệ Trung Thượng Sĩ  (TRẦN TUNG: 1230 - 1291)

  Trần Tung hay Trần Quốc Tung là con đầu của Khâm Minh Từ Thiện Thái Vương (Trần Liễu), là anh cả của Hoàng thái hậu Nguyên Thánh Thiên Cảm. Ông cũng là anh ruột của Hưng Đạo Vương. Khi đại vương mất, Hoàng đế Thái Tông cảm nghĩa phong cho Trần tung tước Hưng Ninh Vương.

Lúc nhỏ, Trần Tung nổi tiếng bẩm chất cao sáng thuần hậu. Được cử trấn giữ quân dân đất Hồng Lộ, hai phen giặc Bắc xâm lăng, Ngài chống ngăn có công với nước, lần lượt thăng chức Tiết độ sứ giữ cửa biển Thái Bình. Ông là người khí lượng uyên thâm, phong thần nhàn nhã. Tuổi còn để chỏm, ông đã mến mộ cửa Phật Giáo. Sau ông đến tham vấn Thiền sư Tiêu Dao ở Tịnh xá Phước Đường. Ngài lãnh hội được yếu chỉ, dốc lòng thờ Thiền sư Tiêu Dao làm thầy. Hằng ngày, ông lấy thiền duyệt làm vui, không lấy công danh làm sở thích. Sau này lui về ở phong ấp Tịnh Bang, đổi tên là làng Vạn Niên theo duổi lý tưởng là trở thành một thiền sư và vua Thánh Tông đặt  biệt hiệu là Tuệ Trung Thượng Sĩ từ đấy. Ngài vào cung thăm, Thái hậu mở tiệc thịnh soạn tiếp đãi. Dự tiệc, Ngài gặp thịt cứ ăn. Thái hậu lấy làm lạ hỏi: “Anh tu thiền mà ăn thịt, đâu được thành Phật?” Thượng Sĩ cười đáp: “Phật là Phật, anh là anh. Anh chẳng cần làm Phật, Phật chẳng cần làm anh, không nghe Cổ đức nói: ‘Văn-thù là Văn-thù, Giải Thoát là Giải Thoát’ đó sao?”  

Ông chính là người sáng lập ra Trúc Lâm Yên Tử và là người chỉ dẫn cho vua Trần Nhân Tông vào cửa thiền.                                               

出塵  

Xuất trần


曾爲物慾役勞軀                               
Tằng[1] vi vật dục dịch[2] lao[3] khu[4]    ,
擺落塵囂世外遊                               
Bài[5] lạc trần hiêu[6] thế ngoại du.
撒手那邊超佛祖                               
Tản[7] thủ ná biên siêu Phật tổ,
一回抖擻一回休                               
Nhất hồi đẩu[8] tẩu[9] nhất hồi hưu
Trần Tung

Thoát khỏi bụi trần
Từng bị vật dục sai khiến làm nhọc thân,
Rong chơi ngoài cõi thế thoát sự huyên náo của chốn bụi trần .
Buông tay bên cõi này vượt tới Phật Tổ,
Một bận trở về trừ sạch là một bận lại được nghỉ ngơi.

Từng đã lao đao chốn bụi trần.
Nhàn du mong muốn khỏi phân vân.
Buông tay về dưới bên chân Phật.
Để được an nhàn chẳng bận thân.
                                    VHKT


Bụi đời sai khiến thân ta.
Nhàn du thế ngoại để mà dưỡng thân.
Chân Phật, chỗ tránh mùi trần.
Quay về nơi ấy, tâm thần nghỉ ngơi.
                                    VHKT


[1] Tằng: đã từng.
[2] dịch 1. đi thú ngoài biên thuỳ. 2. việc quân
[3] Lao: cực nhọc
[4] Khu: thẩn thể, hình vóc.
[5] Bài: bày, xếp, trình ra, phô trương.
[6] Hiêu: rầm rĩ.
[7] Tản hay tát: tung, buông ra, xoè ra.
[8] Đẩu: 1- Run rẩy. 2- rũ, phủi tay. 3- tung, hất lên. 4- phất lên.
[9] Tẩu: phấn chấn.

Monday, July 30, 2012

Thơ chữ Hán tác giả Việt Nam: Trần Nhân Tông

              Tên thật là Trần Khâm (陳昑) tức vua Trần Nhân Tông (陳仁, sinh măm 1258. Ngày 22 tháng 10 âm lịch năm 1278, ông được vua cha là Trần Thánh Tông nhường ngôi. Ông là vị vua thứ ba của nhà Trần. Ông cùng vua cha thái thượng Hoàng Trần Thái Tông và tiết chế Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn hai lần lãnh đạo dân Đại Việt đánh bại Nguyên Mông năm  1285 đến 1287. Ngoài ra ông cũng đã có công dẹp loạn Ai Lao. Đối với lịch sử Việt Nam ông được coi như là một trong các vì vua anh minh nhất. Ông ở ngôi 15 năm, nhường ngôi cho thái từ sau này là Trần Anh Tông (1293) và làm Thái Thượng hoàng 15 năm. Ông là người đã thành lập Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử, lấy pháp hiệu là Đầu Đà Hoàng Giác Điếu Ngự. Sau khi nhường ngôi ông xuất gia 8 năm, thọ 51 tuổi, qua đời ở am Ngoạ Vân núi Yên Tử, đưa về táng ở Đức lăng (nay thuộc tỉnh Thái Bình).
Hiện nay Yên Tử Sơn là một địa danh du lịch nổi tiếng ở miền Bắc.


春景

Xuân cảnh


楊 柳 花 深 鳥 語 遲

Dương liễu hoa thâm điểu ngữ trì[1],
畫 堂 影 暮 雲 飛

Họa đường thiềm[2] ảnh mộ vân phi
客 來 不 問 人 間 事

Khách lai bất vấn nhân gian sự,
共 倚 欄 杆 看 翠 微

Cộng[3][4] lan can khán thúy[5] vi.
陳仁宗     Trần Nhân Tông
                       (Trần Khâm)

Cảnh Xuân

Chim kêu, dương liễu đầy hoa,

Thềm nhà, chiều vẽ lòa nhòa bóng mây.

Khách đến chẳng hỏi đó đây.

Lan can cùng dựa, núi cây cùng nhìn.

VHKT



Liễu dương hoa thắm, chim ca vang,

Chiều vẽ thềm xuân mây sắc vàng.

Khách đến chẳng hỏi gì thế sự.

Cùng nhìn núi biếc, dựa lan can.

VHKT



Chim hót, liễu dương hoa trổ đầy.

Thềm nhà, chiều vẽ những vầng mây.

Khách vào không hỏi gì nhân sự.

Cùng tựa lan can, ngắm núi, cây.

VHKT



[1] Trì: chậm, trì hoãn.
[2] Thiềm: 1. mái hiên, mái nhà. 2. vành mũ, diềm mũ
[3] Cộng: hợp lại, cùng.
[4] : dựa.
[5] Thúy: xanh biếc.

Friday, July 27, 2012

Thơ chữ Hán tác giả Việt Nam: Phạm Qúy Thích II

秋晚                                       

Thu vãn


夜風未斷曉風來                   

Dạ phong vị đoạn hiểu phong lai,
木葉蕭蕭下小齋                   

Mộc diệp tiêu[1] tiêu hạ tiểu trai
獨有黄花吹不老                   

Độc hữu hoàng hoa xuy bất lão
東籬爛熳照浮杯                   

Đông ly lạn mạn chiếu phù[2] bôi


    
范 貴 適                

Phạm Quý Thích (1760-1825)
 



 Hết Thu                                                                    
Gió đêm chưa dứt gió sớm đà đến,
Lá cây ào ào rơi xuống thư phòng học nhỏ
Có một mình hoa vàng bị gió thổi nhưng chẳng úa tàn ,
Ở hàng rào phía đông đang hiện rực  rỡ lên chén rựơu tràn đầy.



Thu Muộn

Gió đêm ngừng, gió mai đà tới.

Lá ào ào đổ tới phòng con.

Hoa vàng, trong gió vẫn còn,

Bên hàng dậu ấy, hiện tròn trong li.

                                                VHKT



Gió tối chưa ngừng, thấy gió mai.

Lá đâu rụng xuống phòng bên ngoài.

Hoa vàng vẫn thắm không tàn úa.

Ảnh hiện lên ly, từ dậu gai.
VHKT                                                


[1] Tiêu: 1. trong. 2. hiu hiu (gió thổi). 3. thê lương, buồn não
[2] Phù: nổi.

Thursday, July 26, 2012

Thơ chữ Hán tác giả Việt Nam: Giác Hải Thiền Sư

示 疾      Thị[1] tật[2]
春 來 花 蝶 善 知 時              

Xuân lai hoa điệp thiện[3] tri thì
花 蝶 應 須 共 應 期     

Hoa điệp ưng[4] tu[5] cộng ứng kỳ
花 蝶 本 來 皆 是 幻              

Hoa điệp bản[6] lai giai thị huyễn[7]
莫 須 花 蝶 向 心 持              

Mạc tu hoa điệp hướng tâm trì[8]
          覺 海 禪 師

          Giác Hải Thiền Sư[9]



Xuân tới hoa bướm  biết thời gian.
Hoa bướm cũng theo thời hạn.
Hoa bướm hết thảy nguyên là ảo ảnh.
Chớ nên bận lòng tới hoa và bướm.



Xuân là mùa của bướm hoa.

Bướm hoa đều biết đó là thời gian.

Bướm hoa, ảo ảnh sẽ tan.

Lòng mình chớ bận bướm tàn, hoa ôi.

                                    VHKT



Xuân về hoa bướm biết là thì.

Hoa bướm cùng nhau đến đúng kỳ.

Hoa bướm căn nguyên là ảo ảnh.

Đừng vì hoa bướm bận tâm chi.

                                    VHKT





[1] 1. Thị: 1. tỏ rõ. 2. mách bảo. 2. Kỳ: thần đất
[2] Tật: bệnh tật
[3] Thiện: 1. tài giỏi. 2. thiện, lành
[4] 1. ưng: ưng, thích. 2. ứng: ứng phó
[5] Tu: râu cằm.
[6] Bản: bản chất.
[7] 1. huyễn = Ảo: hư ảo, không có thực.
[8] Trì: cầm, giữ, nắm
[9] Giác Hải Thiền Sư: Ông là người họ Nguyễn sống cùng thời với Không Lộ Thiền Su dưới đời Lý Thần Tông (thế kỷ XII). Thủa nhỏ thích câu cá, đến 25 tuổii cạo đầu đi tu. Tương truyền ông có cả phép thuật.

Wednesday, July 25, 2012

Thơ chữ Hán tác giả Việt Nam: Nguyễn Trãi

暮 春 即 事                 

Mộ xuân tức[1] sự


閑中盡日閉書齋           
Nhàn trung tận nhật bế[2] thư trai,

門外全無俗客來           
Môn ngoại toàn vô tục[3] khách lai .

杜宇聲中春向老           
Ðỗ vũ[4] thanh trung xuân hướng lão ,

一庭疏雨楝花開           
Nhất đình sơ vũ luyện[5] hoa khai .

Nguyễn Trãi[6]


Việc chiều xuân

Ngày đã tàn cài then phòng sách.

Ngoài trời buồn, chẳng khách tới chơi.

Quốc kêu xuân sắp tàn rồi.

Ngoài sân, xoan đã đâm chồi trong mưa.

          VHKT
 
Ngày tàn, nhàn nhã đóng thư trai.
Ngoài cửa, khách thường chẳng thấy ai.
Tiếng cuốc vang lên, xuân sắp hết.
Trước sân, mưa nhỏ, nở cành mai.

                                               VHKT



Phòng sách cài then, nhàn cuối ngày.

Bên ngoài bạn tốt chẳng sang đây.

Cuốc kêu để báo xuân gần hết.

Sân trước, trong mưa, xoan nở đầy.

                    VHKT



[1] Tức: 1. tới gần. 2. ngay, tức thì. 3. chính là
[2] Bế: đóng.
[3] Tục: ngừơi thường.
[4] Đỗ vũ: con cuốc.
[5] Luyện: xây xoan.
[6] Nguyễn Trãi (阮廌), hiệu là Ức Trai (抑齋), 13801442, con của Nguyễn Ứng Long sau dổi thành Nguyễn Phi Khanh, quan của nhà Hồ. Khi Nhà Minh sang đánh Đại Ngu (quốc hiệu Việt Nam ngày ấy) bắt được cha con Hồ Quý Ly cùng Nguyễn Phi Khanh đem về Kim Lăng (Nam Kinh). Ông định theo cha hầu hạ nhưng cuối cùng nghe cha quay về tìm theo Lê Lợi để phục thù. Ông có công rất lớn trong việc đánh đuổi quân Minh và là đại thần nhà Hậu Lê, một nhân vật vĩ đại về nhiều mặt, rất hiếm có trong lịch sử. Công lao sự nghiệp của ông rất lớn. Đạo đức phong cách của ông rất cao đẹp. Ngay từ khi còn sống, Nguyễn Trãi đã được những người đương thời khen ngợi là: Kinh bang hoa quốc, cổ vô tiền (Dựng nước và làm vẻ vang tổ quốc, từ xưa chưa ai được như ông).
Ngoài mặt quân sự ông còn nhà ngoại giao kiệt xuất, đồng thời là một nhà văn lớn, nhà thơ lớn, nhà sử học, nhà địa lý học. Nhưng cái chết của ông cũng làm cho người Việt của bao thế hệ thương tâm. Năm 1442, vua Lê Thái Tông tuần du miền đông. Nguyễn Trãi cho đón vua về nơi cư ngụ. Nàng thiếp của Nguyễn Trãi là Thị Lộ, xinh đẹp được vua mến chuộng. Vua đến Lệ Chi Viên cho đem theo Thị Lộ và đêm ấy hai người thức suốt đêm. Sáng ra vua băng hà. Vì lý do ấy toàn thể gia đình ông bi tru di tam tộc.

Tuesday, July 24, 2012

Thơ chữ Hán tác giả Việt Nam: Chu Văn An

江亭作                  Giang Ðình Tác


江亭獨立數歸舟      

Giang đình[1] độc lập sổ[2] quy châu
風急灘前一笛秋

Phong cấp than[3] tiền nhất địch thu
斜日吟殘紅淡淡      
Tà nhật ngâm[4] tàn hồng đạm[5] đạm   
暮天望斷碧悠悠      

Mộ thiên vọng đoạn[6] bích du du .
功名已落荒唐夢      

Công danh dĩ lạc hoang đường mộng
湖海聊爲汗漫遊      

Hồ hải lưu[7] vi hãn[8] mạn du .
自去自來魂不管      

Tự khứ tự lai hồn bất quản,
滄波萬頃羨飛鷗      

Thương[9] ba vạn khoảnh[10] tiện[11] phi âu

朱安         Chu An[12]  

Đứng đếm thuyền, mình ta trên bến.              

Gió nổi lên mang tiếng sáo thu.                     

Ngâm nga trong bóng chiều mù.                    

Nhìn chiều man mác, cho dù trời xanh.         

Phù du mộng công danh là thế.                     

Cớ vì sao vô kế thanh nhàn ?                         

Tự đi, tự lại thảnh than.                                 

Như chim âu lượn theo làn nước trong          

                                      VHKT                                                                    



Trên bến mình ta đứng đếm thuyền.

Gió thu đưa tiếng sáo triền miên.

Chiều tà ngâm vịnh trời mầu nhạt.

Sáng sớm ngắm nhìn mây sắc huyền.

Giấc mộng công danh là ảo vọng.

Niềm mơ du ngoạn thật thần tiên.

Tự đi, tự đến không gò bó,

Như cánh hải âu lựơn sóng triền.

VHKT



[1] Đình: cái nhà nhỏ
[2] 1. Sổ: 1. một vài. 2. đếm. 3. kể ra, nêu ra. 2. Số: số lượng.
[3] Than: thác nước, ghềnh.
[4] Ngâm: ngâm thơ.
[5] Đạm: 1. nhạt (màu). 2. hơi hơi.
[6] 1. Đoạn: 1. đứt. 2. cắt đứt. 2. Đoán: 1. phán đoán. 2. quyết đoán
[7] Lưu hay Liêu: 1. tạm thời. 2. dựa vào, trông vào. 3. tán gẫu. 4. tai ù
[8] Hạn hay Hãn: mồ hôi
[9] Thương:  1. rét lạnh. 2. biển khơi, mênh mông. 3. chất lượng
[10] Khoảng: 1. phúc chốc, nhanh chóng. 2. nửa bước chân
[11] Tiện: ham muốn, thích
[12] Ông tên thật là Chu An (朱安), sinh năm 1292 mất năm 1370, hiệu là Tiều Ẩn (樵隱), tên chữ là Linh Triệt (靈澤).
Quê ông ở làng Văn Thôn, xã Quang Liệt, huyện Thanh Đàm (Thanh Trì), nay thuộc xóm Văn, xã Thanh Liệt, huyện Thanh Trì, Hà Nội. Ông là người quang minh, chính trực, đỗ Thái học sinh nhưng không ra làm quan mà làm nghề dạy học. Vì việc ấy mà nhiều nơi chọn tên ông làm tên trường trung học phổ thông sau này. Cả Hà Nội Lẫn Saigòn học sinh tốt nghiệp nơi đây đã thành công rất lớn trên mọi phương diện. Khi vua Trần Minh Tông lên ngôi năm 1314 đã vời ông ra làm tư nghiệp Quốc tử giám, dạy cho Thái tử Trần Vượng. Nhà Trần phong tước cho ông là Văn Trinh Công nên đời sau quen gọi là Chu Văn An朱文安;). Ông có công lớn trong việc truyền bá, giáo dục tư tưởng đạo đức Khổng giáo vào Việt Nam. Đến đời Dụ Tông nhà Trần đã vào lúc suy vong, gian thần lộng quyền. Ông thấy nhiều điều vô đạo nên dâng Thất Trảm S xin chém 7 gian nịnh, nhưng vua không thi hành. Ông chán nản, bèn từ quan về Chí Linh, Hải Dương dạy học viết sách cho tới khi mất. Hiện nay ở Hai Dương cũng có đền thờ ông. Hỉện nay, ôn được công nhận là danh nhân văn hóa thế giới.