Thursday, August 30, 2012

Thông báo


Cuối tuần này lê Lao Động Mỹ, phải đi xa. Hen gặp độc giả ngày thứ 2 tuần tới.

VHKT

Hình của Viện Việt Học


 
Các bác xem bài trên Viện Việt Học xin xem hình đèn chai gù

Cao Nguyên Du Ký


Chúng tôi về ăn trưa tại tỉnh, nghỉ ngơi độ 1 giờ thì đi hồ Lắk tại buôn Jun. Theo như điều đã viết Lắk có nghĩa là hồ ; người ta gọi hồ Lắk là lập lại chữ hồ. Tuy nhiên, người kinh khi mới vào đây cứ thấy dân địa phương chỉ vào đó gọi là lắk, nên nghĩ đó là tên riêng. Hồ này cách thành phố Ban Mê Thuột gần 60 km, có diện tích trên 6 km² và là hồ thiên nhiên lớn nhất Việt Nam. Phải nói thêm một chút là hiện nay tỉnh có số hồ nhiều nhất Việt Nam với con số trên 500 cái ; thật không hổ cho cái tên Đắk Lắk vậy. Cạnh hồ có một ngọn đồi cao khoảng 20 m. Khi nói tới nhiều hồ thì tôi lại lien tưởng tới bang nhiều hồ nhất của Mỹ. Đó là bang Minnesota. Tiểu bang này có tới khoảng 10000 hồ, được thành hình trong thời gian băng đá tràn ngập khắp bắc bán cầu. Vì lý do ấy, một đội bóng rổ lừng danh, đã lấy tên Lakers, khi mới lập ra ở đây. Đội này nay đã nhận Los Angeles làm nhà.

 



Trên đường đi, chúng tôi qua rất nhiều làng hay buôn. Tất cả nhìn khá xung túc với các ngôi nhà ngói mải đỏ, tuy là nhiều nơi rất hẻo lánh. Mừng cho dân ta.
 
Thấp thoáng qua tàn cây của một ngọn đồi bên kia hồ,chúng tôi thấy biệt thự của Bảo Đại. Xa khoảng vài chục km về hướng đông, ta thấy một ngọn núi đâm thủng mây đen. Đó là ngọn Chư Yang Sin thuộc dãy Trường Sơn, cao nhất của tỉnh 2442 m.

Biệt thự của Bảo Đại trên đỉnh đồi
 
Ngọn Chư Yang Sin
 
Xe ngừng lại sau một thời gian di chuỷển khá lâu, vì vận tốc xe không thể đi nhanh được. Chúng tôi xuống đi bộ vào buôn. Cách xây nhà vẫn còn kiểu thượng du, nhưng người dân đây ăn mặc giống như người kinh rồi. Một con đường tráng nhựa nhỏ dẫn chúng tôi đi qua buôn để tới hồ. Ngay đầu hồ có một trạm điều hành đàn voi. Tất cà voi đây phải vào cong đoàn và dược phân phối chuyến đi để tránh tình trạng tranh mối. Nhà trạm này nằm trong một cửa hàng bán đồ kỳ niệm cho du khách.
 

Tại hồ có hai dịch vụ đáng nói : đi thuyền độc mộc và cưỡi voi lội hồ. Chúng tôi quyết định đi cỡi voi vì thời gian có hạn. Cặp vợ chồng người Sàigòn thuê một con voi còn gia đình tôi thuê một con khác. Tất cả chúng tôi ra trước cửa hàng ngắm cảnh. Hôm nay gió khá mạnh làm hồ nước có sóng bạc đầu tuy là sóng không cao lắm. Trên mặt hồ thấy vài chiếc thuyền độc mộc đang bơi, và một chú voi đang chở du khách vợt hồ.

Một lúc sau, hai con voi chúng tôi thuê đi đến, trên lưng có tấm vải đỏ thắm để làm vui mắt du khách và có giá ngồi bằng kim loại để an toàn. Hai cậu nài voi ngồi vắt vẻo trên cổ mỗi cậu cầm một cậy dài có mấu sắt nhọn để điều khiển voi.

Hai chi cháu gái của tôi thích thú vô cùng khi thấy hai con vật của loài sống trên cạn lớn nhất thế giới ấy lững thững đi lại.

Nơi đây, họ làm một giàn cao khoảng trên hai thước để du khách leo lên nà qua lưng voi, chứ không bắt voi quỳ xuốn nữa.

Tất cả chúng tôi leo lên giàn. Tôi vào trước đỡ cô cháu bé bào lòng rồi giúp bà nội lên lưng voi. Cô bé này tỏ ra rất bình thương, không chút sợ hãi. Tôi lại đưa tay dìu cô lớn lên lưng voi ngồi vào lòng bà nội. Cô này lắc đầu sợ sệt, không chịu sang.

Tôi khuyến khích:

- Sang đây với ông bà! Đừng sợ!

Cô ả lắc đầu quầy quậy:

- Không con không đi đâu! Con sợ lắm!

Nhà tôi nói:

- Sang đây với bà con!

Cô ả mếu:

- Con sợ.

Thấy vậy, tôi trao cô út cho bà, nói:

- Vậy con sang lòng ông ngồi.

Nói xong, đưa tay dìu cô ả sang.

Dù lúc đầu cô lớn hơi sợ cái con vật khổng lồ này, nhưng khi voi đi một khúc thì cả hai cô hí hửng vui vô cùng. Thật thú vị khi ngồi trên lưng con vật sống trên cạn lớn nhất thế giới lắc lư qua hồ, lúc gió thổi lồng lộng, sóng vỗ dập dờn. Hai cô cười hả hê khi ông nội chỉ cho thấy con voi đang ị lúc lội giữa hồ.
 
Thuyền độc mộc.
Tuy có tên ấy nhưng thuyền không còn làm tứ một thân cây mà ra như thủa xa xưa.
Voi i..i..i
Cây điều kiển voi
 
Chợ tôi thấy buồn, cảm thấy tội nghiệp con vật phải vất vả cõng người nặng nhọc đi chơi để được bó cỏ, gói tre ăn tối. Nhưng ôi trần thế là như vậy. Chính bản thân mình cũng nai lưng làm việc mới có miếng ăn. Lúc ấy, ai tội nghiệp mình ?

Tuesday, August 28, 2012

Cao Nguyên Du Ký

Sông Serepôk
Sau khi xem hai thác này, Dũng đưa nhóm đến thác Gia Long. Thác này cũng nằm trên sông Serepôk, hạ nguồn đối với Đ’ray Sap và cách đây khoảng 3,4 km thôi. Theo một số thuyết thì tên này do vua Bảo Đại đặt ra. Dũng đưa chúng tôi qua một kè đá để đến thác, vừa đi vừa nói :

- Kè đá cong này là đường vào tháp dễ dàng và còn làm đê chắn nước cho hồ nuôi cá.

Chúng tôi thấy một hồ đầy bèo bên cạnh.

Tôi hỏi :

- Cá gì ?

- Dạ cá rô phi.

Bên thác có nhà nghỉ mát rất lý tưởng cho người đi chơi, dừng chân nghỉ mệt. Tuy không đẹp đẽ nhưng khá khang trang, sạch sẽ. Ngồi đây thấy cầu treo cũ, gần đứt, nên không ai qua lại.
Phía sau thấy đập thủy điện
 
 

Ngồi nói nhìn cảnh đẹp, Dũng nói :

- Bác Hiệp, cháu nghe bác hay đọc thơ trên xe. Bác có bài thơ nào cho thác Gia Long không ?

Tôi đáp :

- Đợi một tý.

Suy nghĩ một chặp tôi đọc :

Thác Gia Long đường vòng cầu đá.

Hồ ven đường nuôi cá rô phi.

Hai bên thác, núi xanh rì.

Ở gữa nước bạc còn gì đẹp hơn.
Chung quanh, có nhiều nhà chòi kiểu nhà đồng bào thượng được cất dơn sơ cho du khách ngh3 chân, hay ăn trưa.


 
Ngồi ở nhà mát, chúng ta có thể thấy một đê đá rất cao bên trên thác. Đê này là đê chắn nước, tạo thành một hồ nhân tạo giữ nước cho một đập thủy điện nhỏ
Ba bà cháu vui đùa

Monday, August 27, 2012

Cao Nguyên Du Ký


Khi chúng tôi đi  xem nhà rông thì Dũng đi mua vé vào xem thác.

Chúng tôi sau đó kéo nhau ra thác nước. Từ chỗ bán vé đến thác chỉ có một con đường mòn, không tráng nhựa, hay đổ ci măng nên đi chẳng mấy dễ dàng. Tuy nhiên, nhờ vào đó nên nhiều vẻ thiên nhiên hơn.

Tôi vốn có máu phiêu lưu, nên đi ra thác nước phía trên để chụp hình. Hai cô chaứ nhỏ cũng đòi theo. Bà vợ tôi hiếu kỳ cũng theo nốt. Đây không có đường lối gì cả mà chỉ có các tảng đá nhẵn lỳ bị nước soi mòn trong mùa mưa lớn. Các tảng đá này nằm chen với các vũng nước hay lạch suối nhỏ, nên khá trơn. Vậy là bà cháu dắt díu nhau  phía thác. Đi một đỗi thấy khó đi quá, tôi nói bà và hai cháu nhỏ vào theo đoàn.
 

Trong khi tất cả mọi người đi theo đường mòn xuống chân thác, tôi tiếp tục sách máy hình nhảy qua các cục đá trên thác để chụp hình thác từ phía trên xuống dưới.

Chụp xong, tôi theo vợ hai cháu và hai bạn mới để nhìn thác từ dưới lên.

Ven con đường nòn, có cây đa rễ lòng thòng chằng chịt. Đó là hình ảnh chàng trai chung tình đan chờ đơi người yêu quay lại.
 


Bên dứơi thác có một cầu treo, dài khoảng 60 m. Cầu treo mong manh, nên khi đi qua nó lắc lư như đưa võng. Chẳng biết ngày trước cầu này làm bằng gì, nhưng ngày nay các dây cáp đều làm bằng sắt để bảo đảm an toàn cho khách du lịch. Cầu này bắc qua thác Đ’ray Nur. Chị Lily không dám bước qua thì cô bé tí theo ông nội đi liền chẳng sợ gì cả.
Lúc sau, chị hai thấy cô em đi hiên ngang, nên cũng theo cô em.
Đ’ray Sap và Đ’ray Nur
 
 
 

Vịnh Đ’ray Sap và Đ’ray Nur.

Đ’ray Sáp, Đ’ray Nur nước trắng tinh.

Ngàn năm vẫn giữ mối chung tình.

Chàng trai cố bám chân vào đó.

Mong đợi người yêu lại với mình.

Saturday, August 25, 2012

Cao Nguyên Du Ký


Xin lỗi bạn đọc vì ít thời gian nên đánh bài không được dài

Đ’ray Sap và Đ’ray Nur

Chúng ta tìm hiểu sơ qua con sông nổi tiếng nhất của tỉnh, sông Serepôk. Sông ở VN nhất là miền trung thường bắt nguồn từ dãy Trường Sơn chảy theo hướng đông rồi đổ ra biển. Con sông Serepôk thì hơi ngược đời; nó cũng bắt nguồn từ Trường Sơn chảy theo hướng tây và đổ vào sông Cửu Long, với chiều dài tổng cộng khoảng 450 km. Tại địa phận của tỉnh, sông này có nhiều ghềnh thác.

Khi chúng tôi tới, thác nước vẫn đẹp, nhưng không có vẻ hùng vĩ như mùa hè, vì nước đã ít hơn nhiều.

Dắk Lắk

Dắk Lắk tỉnh lớn Việt Nam.

Có Buôn Mê Thuột, có làng săn voi.

Diệu Thanh ba thác phải coi.

Krông Bông bãi đá lẻ loi giữa rừng.

D’ray Sap nứơc chảy oai hùng.

Yok Dôn là chỗ ta ngừng xem cây.

VHKT 2009

 Lắm khi người ta xem triết lý đạo Phật mà không thấy. Một trong các điều mà ta thường nghe là « Ác giả, ác báo », và nhieu khi ác có chút xíu mà cũng phải trả. Có câu chuyện làm cho ta thấy ngay điều này. Alyssa lúc mới hai tuổi hay chơi với chị hai Lily, vì tóc chị hai dài dễ túm, nên mỗi khi cô bé tranh đồ chơi không lại là túm tóc chị hai làm chị hai khóc sứơt mướt. Khi mới vào đây, bé Lily và Alyssa thấy một cái chuồng có hai con khỉ trên bờ thác Đ’ray Sap, nên kéo nhau chạy lại xem. Alyssa rất bạo gan chẳng sợ gì cả, xông tới cạnh chuồng, trong khi chị hai thì nhát, nên đứng xa mà nhìn. Alyssa thấy con khỉ con thích quá đưa tay ra túm. Nào ngờ con khỉ con này lẹ quá ; nó túm ngay tóc cô ả kéo. Cô ả đau quá khóc vang, chạy lại mách ông nội.
 

Hai chị em đang giảng giải chuyện con khi cho hai du khách tây phương. Các cô du khách phục trẻ em Việt Nam sát đất vì nói tiếng Anh như gió.


Ngay trước đường đi vào thác có một ngôi nhà làm theo kiểu nhà của đồng bào thượng,nhưng đặc biệt hơn đó là nhà rông, một ngôi nhà để tụ họp dân buôn khi có lễ lạt hay hội họp.
 Nhà này có mục đích cho người du lịch lên xem và tìm hiểu cấu trúc, chứ không có người ở. Tất cả chúng tôi kéo nhau lên xem. Nhà sàn có hai cầu thang. Một loại tông thường để du khách lên xuống. Cái bên cạnh là cầu thang thực sự của người bản xứ. Cầu thang này là một tấm ván được đóng thêm vài ba miếng ván nằm ngang, làm thành bực thang lên xuống, không có tay vịn. Gần cuối cầu thang được chạm khắc một cặp nhũ hoa đàn bà để người ta túm vào mà leo lên. Người hướng dẫn không biết lý do nào lại có chuyện này, nên chẳng giải thích. Bạn đọc nào am tường xin email về tôi : vhkt.3563@gmail.com . Xin chân thành cám ơn. Theo tôi nghĩ người thượng có sự suy luận rất đơn giản thuần phác. Họ thấy con người có sự sống đầu tiên là nhờ sữa mẹ. Người ta làm hình tượng này có ý nói : Ta phải nhờ cặp ngực mà lên đến nơi ấm áp, an toàn này. Tất cả mọi người thành công, việc đầu tiên là nhờ mẹ.
 
 
Một mẫu nhà sàn của người bản xứ

Thursday, August 23, 2012

Cao Nguyên Du Ký


Chúng tôi rất ngạc nhiên nơi đây rất nhiều người Âu Châu tới du lịch, trong khi người Việt thì rất ít. Những người Âu Châu này ngồi một bàn dài thườn thượt. Nhận phòng xong, chúng tôi lên phòng tắm rửa, thay quần áo rồi xuống phòng ăn tối ngay tại khách sạn. Bữa ăn này do chúng tôi tự túc; ngày hôm sau thì công ty OneTravel mới trực tiếp thu xếp các bữa ăn.
Tại phòng ăn, vợ tôi làm quen với một cặp vợ chồng người Saigòn; người chồng tên Hùng, nói giọng Bắc. Họ cũng ngụ tại khác sạn này. Hai vợ chồng này đi tự túc nên muốn nhập bọn với chúng tôi đi thăm thắng cảnh cho vui. Họ sẽ trả thêm cho Dũng một số tiền.
 Cặp vợ chồng người Saigòn


Nhỏng nhẻo với ông

Sáng hôm sau, hai tất cả nhóm ăn sáng rồi lên đường và địa điểm đầu tiên là thác Đ’ray Sap và Đ’ray Nur. Trước 2004 thác này thuộc tỉnh Đắk Lắk, nhưng nay thuộc vào Đắk Nông, cách thành phố Ban Mê Thuột 30 km về hướng nam. Thác nằm trên dòng sông Serepôk. Thác Đ’ray Sáp còn có tên gọi nữa là thác Chồng; ngay cạnh đó là thác Đ’ray Nur hay thác Vợ. Thác Đ’ray Nur nay vẫn thuộc địa phận tỉnh Đăk Lăk. Thật ra Đ’ray Nur coi như là ghềnh đúng hơn là thác.
 

Tại sao thác lại có tên Chồng và Vợ như vậy? Có một huyền thoại mà ngừơi dân bản xứ đã truyền miệng về hai thác này. Chúng tôi xin trích lại câu truyện này trích từ web site của tỉnh.
 Ngày xưa có một thiếu nữ Êđê xinh đẹp tên là H’Mi. Nhiều chàng trai giàu có từ khắp các buôn làng M’Nông, Êđê đến đây cầu hôn nhưng bị nàng cự tuyệt bởi lẽ nàng đã trót thầm yêu trộm nhớ một chàng trai hiền lành nhưng nghèo khổ cùng ở chung buôn với nàng. Một hôm, nàng cùng người yêu đi ra rừng ngồi nghỉ trên một tảng đá lớn. Đột nhiên có một con quái vật từ đâu xuất hiện, đầu nó to như quả núi, mắt đỏ như lửa. Từ trên cao, con quái vật lao xuống dùng chiếc miệng ngậm nước sông rồi quật mạnh lên tạo thành cột nước khổng lồ quét đi về phía hai người. Chàng trai bị bắn văng ra xa rồi ngất đi. Đến khi tỉnh dậy mới hay người yêu đã bị con quái vật bắt mang đi mất. Chàng vô cùng đau khổ, sau đó hóa thành một cây to đâm rễ sâu vào tảng đá. Toàn thân phát ra những tiếng kêu than vãn, nhung nhớ, đau thương.


Chàng trai đau khổ

Chỗ chàng trai bây giờ là rừng cây bên bờ đá của dòng thác. Còn chỗ con quái vật lao xuống đã trở thành thác nước ngày nay. Vào mùa xuân thác cao 12 m, rộng 120 m, và vào mùa khô thác cao 8 m, rộng 80 m.”

Hai thác bây giờ lại cách xa nhau về phương diện danh xưng địa phương vì nằm trong hai tỉnh khác nhau.

Tuesday, August 21, 2012

Cao Nguyên Du Ký

Xin lỗi bạn đọc vì ít thời gian nên đánh bài không được dài

Cao Nguyên Du Ký (tt)

Mặt trời gần gác núi thì xe vào tới địa phận tỉnh Đắk Lắk. Theo tiếng của dân bản xứ thì Đắk có nghĩa là nước, Lắk có nghiã là hồ. Tỉnh có diện tích gần 13.200 km2 với gần 2 triệu dân và thành phố Ban Mê Thuột là thủ phủ của tỉnh.

Cái tên Ban Mê Thuột là do cách đọc trại từ chữ “A ma Thuột”, tên một tù trưởng có thế lực nhất vùng ngày xưa. Tỉnh này nguyên thủy được lập ra vào năm 1904, từ đất của các người Lào, người thượng du cư ngụ. Tỉnh là một cao nguyên độ cao trung bình là 450 m, khí hậu mát mẻ. Phía đông tỉnh gíap với Khánh Hòa (Nha Trang) và Phú Yên. Không nói thì ai cũng biết đây là thủ đô cà phê của Việt Nam. Pháp chiếm Việt Nam làm thuộc địa, khiến dân ta phải đổ ra bao nhiêu xương máu mới lấy lại nền độc lập. Nhưng ngược lại họ cũng làm đất nước ta rộng hơn. Thời nhà Nguyễn trước khi bị Pháp xâm lăng không quản lý được phần cao nguyên Trung Việt. Khi các vua Nguyễn áp dụng chính sách bài đạo Công Giáo, các cho, cố đạo dắt con chiên vào rừng núi của cao nguyên này để tiếp tục hành đạo. Vì vậy ở các tỉnh thuộc cao nguyên có rất nhiều giáo đường cổ kính.

Trời tối hẳn thì xe tới Ban Mê Thuột. Ngay khi ấy bé Alyssa ói làm chúng tôi hơi lo. Chuyến đi này dài khoảng 350 km, nên rất mệt cho em bé. Nếu đi chơi mà toàn người lớn thì chuyện này không đáng kể. Cũng may, bé chỉ ói vài ba lần rồi cầm lại sau khi bà nội xoa dầu nóng cho bé.
Một phần khác là đường Sàigòn Ban Mê Thuột đang được canh tân, nên đường đi không êm ái lắm. Chắc khoảng năm 2011 hay 2012 thì đi lại, lưu thông dễ dàng hơn và các em bé sẽ bớt mệt.
Tôi liên lạc với người hướng dẫn viên du lịch theo sự sắp đặt của công ty OneTravel International để hẹn gặp. Anh này nói giọng Bắc Hà Nội mới, nên rất khó nghe lúc đầu. Anh ta hẹn chúng tôi ở một điểm mà tôi chẳng hiểu đó là đâu. Thật là một thiếu suy nghĩ, khi hẹn với người chưa bao giờ tới thành phố này. Tôi đưa điện thoại cho tài xế, anh ta trả lời với người hướng dẫn viên là xe không qua điểm ấy. Tôi gọi lại và quyết định về bến xe chính của tỉnh.

Chúng tôi tới bến xe chính thì trời đã tối hẳn. Chúng tôi xuống xe, chẳng gặp ai cả bèn đi tới đi lui, trong khi ấy các khách hàng khác đã lên xe trung chuyển để về nhà. Độ mười lăm phút sau thì cả bến xe tối đen như mực chỉ còn gia đình tôi chơ vơ không biết về khách sạn nào. Vợ tôi và hai cô cháu vô cùng lo sợ vì nơi đây quá xa lạ. Bà cháu cứ ôm cứng lấy nhau, run lật bật. Tôi không dám rời đây vỉ sợ lạc với người hướng dẫn du lịch. Nếu có kẻ bất lương tới thì làm sao đối phó? Tôi tháo dây nịt chuẩn bị đề phòng, đối phó với kẻ bất lương. Tôi luôn luôn nói chuyện lớn tiếng để làm kẻ gian sợ và cũng để trấn tĩnh bà cúng hai cháu.

Nửa giờ sau, tôi thấy ánh đèn xe gắn máy từ xa rọi tới. Tay tôi rút dây nịt chuẩn bị. Phút sau, xe ngừng lại. Trong bóng tối nhá nhem với đèn xe tôi nhận ra một nam và một nữ.

Tiếng thanh niên giọng Bắc vang lên:

- Dạ thưa chú có phải là chú Hiệp không ạ?

Tôi đáp:
- Chính tôi đây.

              - Cháu la người hướng dẫn viên địa phương. Tên cháu là Dũng.

Hai người tiến lại chúng tôi gần hơn và Dũng giới thiệu người thiếu nữ đi cùng là bạn gái.

Dũng là người thanh niên trẻ khoảng hai mươi mấy, gương mặt thư sinh, nói năng lễ độ, dễ mến. Còn cô gái đứng khá xa và đeo khẩu trang, nên tôi chẳng biết mặt mũi ra sao chi nghe cô cất tiếng êm ái chào chúng tôi. Dũng thuê xe taxi cho chúng tôi về khách sạn. Dũng và người bạn gái phóng xe mô tô chạy theo.


Về đến khách sạn, hai cháu đùa rỡn, hồn nhiên làm chúng tôi thú vui.

Thật ra nếu là người có kinh nghiệm thì cho chúng tôi tên khách sạn, để nếu khi nguy cấp thì chúng tôi có thể tự động về khách sạn, tránh nhiều phức toái và nguy hiểm.