Thursday, November 29, 2012

Vũng Tàu – nơi đầy kỉ niệm.

Xe chạy quanh các phố của xã thì dừng lại trước đồn công an Biên Phòng. Tất cả chúng tôi xuống xe. Loại đồn này là nơi kị zơ của nhóm vượt biên như cậu em ruột của tôi và tôi hồi thời 1976-1990. Nhưng bây giờ thì đến trước đồn tránh nắng. Loanh quanh nơi ấy một chặp, rồi tất cả ra bến tầu.
 

Quanh đấy chúng tôi thấy nhiều thuyền bè đủ loại. Giữa sông có một nhà hàng nổi lập ra bởi nhiều bè liên tiên tiếp. Rải rác trên sông có những phao nhựa xanh tươi làm thành các ao nuôi tôm cá. Tại đây có thuyền máy đưa các thực khách sang nhà hàng nổi ở giữa một sông nhánh. Một chiếc khác lại đưa khách đã ăn xong trở về bên này.
 
Nhóm chúng tôi lên một thuyền máy khá tươm tất. Thuyền nổ máy đưa nhóm sang nhà hàng nổi. Tại đây du khách ăn các món hải sản thật tươi từ cac tôm đến hào sò vừa ngon miệng mà giá phải chăng chăng.
Trên bè cũng có phòng cho du khách muốn ngủ đêm tìm cảm giác lạ.
Phòng ngủ trên bè được làm bằng gỗ rất ngăn nắp, an toàn, vệ sinh. Nếu có thời gian chắc chúng tôi cũng đã thuê một vài phòng ngủ cho biết và thử xem ban đêm trên sông như thế nào. Vỉ đây chỉ là một nhánh sông của sông Lòng Tầu, khá xa biển nên không có sóng mà lại có gió mát khác với không khí Saigòn. Tôi không hỏi giá bao nhiêu song chắc không mắc lắm. Ngoài ra, trên đây cũng có nhà vệ sinh, không phân biệt nam nữ. Nhà vệ sinh cũng làm bằng lá, cây đước nhưng khá sạch. Những đồ phế thải được đựng trong thùng kín chứ không như cầu cá tra của ta thủa trước.
Phòng cho du khách


Nhà vệ sinh

Sinh hoạt trên sông
 
Ăn xong, anh em, con cháu lại lên thuyền trở lại bờ rồi lên xe đi về Vũng Tầu.

Thơ tranh cho độc giả Viện Việt Học


Wednesday, November 28, 2012

Vũng Tàu – nơi đầy kỉ niệm.


Xưa khia muốn xuống Vũng Tàu thì chúng ta phải cho xe chạy qua thị xã Bà Rịa, nhưng nay có một con đường chạy vòng bên ngoài ở phía đông. Tất cả con đường từ Saigòn về Vũng Tầu đều tương đối lớn dễ đi.

Một thành viên trong đoàn đã móc nối với một nhóm địa phương hướng dẫn xe chúng tôi vào một con đường tráng nhựa khá tốt vượt qua cánh đồng nước mặn của khu rừng sát giữa Bà Rịa- Vũng Tàu.
 

Một lúc sau, xe vượt một cây cầu xi măng uốn cong đẹp bắc qua một con sông rồi vào một làng chài khá phồn thịnh. Tôi thấy một bảng ghi “Xã Long Sơn”.

Tôi không thể tưởng tượng nổi đây là xã mà anh em chúng tôi đã đến vào khoảng năm 1958-1959. Long Sơn là một hòn đảo nằm trong khu rừng sát của vĩnh Cần Giờ với một hòn núi cao nhất trong nhóm các đảo của vịnh này. Hồi ấy, bố làm việc cho tòa hành chánh Vũng Tàu, nên phải qua đây công tác nhiều lần. Mot bận ông dắt mấy đứa tôi sang đây. Muốn đến xã này ngày ấy, chúng tôi phải lên đò ở Cầu Đá- cạnh Bãi Trước- Vũng Tàu. Đò máy chạy vài tiếng băng qua vịnh Cần Giờ, rồi len lỏi qua các con sông nhánh của của sông Lòng Tàu và đến đây.

Xã Long Sơn ngày ấy nghèo nàn, cả xã chỉ có một ngôi nhà làng khang trang nhất lợp tôn, có một bộ ván cho bố con tôi ngủ. Hầu hết dân nơi đây theo một nhánh đạo Phật riêng biệt gọi là đạo ông Trần. Đường đi trong xã là các con đường đất. Phải nói chính xác đó là các lối mòn, ngoằn ngheò trong rừng cây hay đồng tranh hoang.

Một buổi sáng, bố dắt chúng tôi lên đỉnh núi duy nhất của xã. Núi không cao lắm; chỉ khoảng 70, hay 80 m mà thôi. Phải gọi đó là đồi thì đúng hơn. Vì đảo khó vào từ con đường Bà Rịa- Vũng Tầu, nên nơi đây hầu như ngăn cách với văn minh. Người giàu nhất nơi đây có một cái xe đạp xọc xạch.

Bây giờ đường chạy quanh xã là các đường tráng nhựa sạch sẽ; xe cộ tấp nập; hàng quán la liệt. Mừng cho dân ta có đời sống khá hơn xưa nhiều. Cảnh này làm tôi nhớ tới một ông MC của chương trình nhạc ở Mỹ đã nói: “Cả nước điêu tàn nên đời nó khổ.” Ta nên nhìn thẳng vào thực tế đừng mù quáng nói láo. Tôi cũng chẳng phủ nhận bên Việt Nam vẫn còn hối lộ, thối nát, tham nhũng. Nhưng không phải ai cũng vậy.
 

Tuesday, November 27, 2012

Vũng Tàu – nơi đầy kỉ niệm.

 
Anh em cùng con cháu
 
Suối Tiên

sông Đồng Nai
Người tài xế dừng xế tại Long Thành cho mọi người đi vệ sinh và uống nước. Khu này nằm giữa rừng cao su, nơi mà xưa kia trong thời chiến Nam-Bắc chẳng ai dám nghĩ dừng lại nghỉ ngơi. Âu cũng là một thoải mái khi đất nước dưới một chính phủ.

Tại đây chúng tôi có cảm tưởng vào một khu phố nhỏ êm ái.

Trong khi mọi người đi mua các thứ ăn, uống, tôi xách máy hình đi chụp đó đây. Tôi vào một tiệm thấy có kẹo sữa bò. Hỏi ra mới biết cách đấy vài cây số có nuôi bò sữa đốm đen trắng  và kẹo này làm từ sữa bò ấy. Vậy cũng là một điều tốt vì nay dân ta đã có thể nghĩ tới việc uống sữa tươi mà hồi tôi còn ở Việt Nam thì chẳng bao giờ thấy.

Trên đường đi từ Saigòn đến Bà Rịa chúng tôi vượt qua vài khu công nghệ. Chỉ thấy cái cổng to lớn và con đường vào thẳng tắp, to lớn, khang trang, sâu tít nhưng không thấy nhà cửa hay hãng xưởng gì nên chẳng biết các khu kỹ nghệ này phát triển ra sao. Cũng có nơi chúng tôi thấy các máy đào xới cần cẩu xây dựng nhưng chưa thấy nhiều hãng xưởng. Mong rằng bên trong sẽ có các nhà máy to lớn với cả ngàn nhân công để dân có công ăn việc làm.
 
 

Gần đến Bà Rịa thì hai bên đường những công trình xây cất gồm các nhà chung cư khách sạn và ngân hàng nhìn thật đẹp.
 
 

Monday, November 26, 2012

Vũng Tàu – nơi đầy kỉ niệm.


Anh em cùng con cháu tôi khoảng 20 người lên một chiếc xe khoảng 30 chỗ, rời Sàigòn từ sáng sớm. Xe lăn bánh ra khỏi vùng thị tứ vượt qua vùng du lịch Suối Tiên, rồi sông Đồng Nai để đến dần thành phố Biên Hòa. Đoạn đường này đối với chúng tôi quá quen thuộc khi sinh sống tại Vũng Tàu vì thường xuyên lên xuống Sàigòn.

Riêng đối với tôi cũng có một kỉ niệm đặc biệt.

Năm 1979, tôi tổ chức vượt biên và ra Hàm Tân móc nối với chủ ghe. Một số bạn bè đã đóng góp tiền nong với tôi để lo chuyện này. Trong số này có con nhà văn Nhật Tiến, Sơn- một người bạn cùng Khánh, Toản hai người anh họ.

Người đứng ra giới thiệu tôi với nhóm Hàm Tân là một cựu học sinh của tôi ở Sàigòn. Chúng tôi ra vào từ Saigòn đến Hàm Tân với giấy giả. Lẽ dĩ nhiên tôi cũng phải hóa trang cho phù hợp với giấy tờ ấy.

Sau nhiều lần, một hôm tôi về Sàigòn từ Hàm Tân, tôi lại thẳng nhà Khánh, Toản thông cáo các kết quả cho mọi người biết, đồng thời nhờ họ mua cho tôi một cái hải bàn, với giá là một cây vàng. Tôi đã tìm khắp Vũng Tầu, trong mấy tháng mà không ra cái của quỷ đó, nên phải nhờ Khánh, Toản.

Vừa nói chuyện, tôi vừa lôi khúc bánh mì không ra ăn.

Toản hỏi:

- Bộ ông ăn bánh mì không thay cơm sao?

- Có sao, chúng tôi chỉ ăn thế hàng ngày.

Khánh nói:

- Thôi để tụi tôi đưa ông ra ăn tô phở.

Nói xong, hai người dẫn tôi ra một xe phở trên đường Nguyễn Minh Chiếu. Có lẽ chúng tôi ăn uống hàng ngày quá đơn sơ, nên lúc tôi ăn tô phở nóng thấy nó ngon tuyệt vời.

Vài ngày sau, Toản đem lại cho tôi cái hải bàn, và một phần nguy hiểm khác: tôi phải đem nó về Vũng Tầu. Nếu công an khám phá cái của quỷ đó thì tôi chắc chắn bị vào tù.

Chiều hôm đó, tôi ra chợ mua 10 thùng nhựa, mỗi thùng 10 lít. Sáng ngày kế tiếp, tôi cột tất cả lên sau xe Honda, bỏ hải bàn chính giữa và dưới đáy túi da nâu, mà tôi đã phải vá lại, xung quanh chèn mấy quyển toán, và bên trên tôi lấy thuốc rê phủ lên. Tôi đeo túi da trước ngực, cho nổ máy xe và chạy về Vũng Tầu.

Trên đoạn đường này có nhiều chạm kiểm soát cố định, như trạm Hàng Sanh, chạm Dốc 48, trạm cầu Cỏ May. Tôi đã có cách đề phòng, ứng phó với các trạm đó, đặc biệt là trạm cầu Cỏ May. Trạm cầu Cỏ May nằm trên quốc lộ 15, quốc lộ duy nhất nối liền từ Bà Rịa, đến Vũng Tầu, hai bên đường là rừng bần bạt ngàn mọc trên nước biển. Tất cả mọi người từ Sàigòn xuống Vũng Tầu bắt buộc phải qua đó. Trạm này đã bắt rất nhiều người vượt biên, từ Sàigòn xuống, chỉ vì thái độ mất tự nhiên, hay hành lý khả nghi của họ. Vì lý do đó, nhiều người đi vượt biên chưa tới bãi đáp, chưa ngửi thấy mùi nước biển đà vào tù ngồi.

Tôi vượt qua hai trạm Hàng Sanh và Dốc 48 rất dễ dàng. Lúc vượt qua Long Thành, tôi thấy là quãng đường hưởng thụ vì còn lâu mới tới chỗ phải lo. Tôi vừa lái xe phởn phơ vừa hát, vừa huýt sáo vài bản nhạc tình cho đỡ nhàm chán. Gần đến Phú Mỹ, bất thình lình tôi thấy các xe chạy trước từ từ ngừng lại hết. Tôi ngạc nhiên, chẳng hiểu chuyện gì? Lúc đến nơi, tôi thấy mấy chục công an địa phương ra chặn hết xe lại khám. Thì ra đây là một trạm đột xuất.

Tôi cũng phải cho xe lăn bánh từ từ đến chỗ kiểm soát dưới sự canh chừng của các khẩu AK hai bên đường.

Lúc đến chỗ kiểm soát, một người công an ra lệnh:

- Anh cho coi giấy!

Vì không còn là đoạn đường ra Hàm Tân, nên tôi không thể đem giấy cán bộ ra hù họ được. Tôi đưa giấy tờ thật cho ho coi.

Người công an thứ hai bước ra kiểm soát hành trang. Tôi thấy anh ta nhìn vào cái túi da nâu, đeo trước bụng mà trong lòng đâm lo. Tôi bình tĩnh lấy tay mở dây kéo thật rộng, làm một nửa hở ra và để lộ mấy quyển sách toán và đống thuốc rê. Người công an nhìn vào túi, trong khi tôi lấy ít thuốc rê, vê thành một điếu, le lưỡi liếm, dán điếu thuốc và bật lửa hút. Vì cái hải bàn đen mà thuốc rê cũng đen, nên nếu nhìn vào thì không phân biệt được, tuy rằng với cách mở ấy, cái hải bàn cũng đã ở ngay miệng túi, vì cái túi nhỏ chỉ vừa bề rộng của quyển sách toán.

Người công an ấy nhìn vào thật kỹ, rồi  dơ tay lên định thọc vào túi làm tôi đứng tim. Thế là hết! Tôi nghĩ. Chẳng hiểu sao anh ta dừng tay lại, quay ra đống thùng nhựa phía sau lục soát. Anh này chú ý đến đống thùng hỗn độn phía sau hơn là cái túi đã phành ra gần hết, ở phía trước. Anh ta lắc các thùng không vài lần cho chắc ăn. Có lẽ anh ta sợ tôi giấu vàng lá trong đó. Nếu quả như vậy tôi đã đoán đúng tâm lý công an.

Người công an cầm giấy hỏi:

- Anh làm nghề gì?

- Tôi dạy toán.

Nói xong, tôi lôi một quyển toán ra và lật vài trang cho anh ta coi

- Thầy giáo hả? Làm gì mà mua nhiều thùng nhựa dữ vậy?

Tôi cười:

- Tôi dạy học ở Saigòn, nên mẹ tôi dặn mua cho bả một số thùng đựng nước mắn. Bà làm nước mắm ở Vũng Tầu.

Anh này gật đầu:

- Anh đi đi!

Đi qua cầu Cỏ May công an cũng xét rất gắt gao, nhưng với cách phơi bày trước, họ chỉ lo tìm những thùng nhựa, mà tôi cột, cho thật kỹ. Vì vậy tôi cũng đã qua an toàn cái trạm mà tôi lo lắng nhất, và cũng là trạm cuối cùng. Tôi thở phào khoan khoái, vì đã vượt qua các chặng kiểm soát gay go nhất.
Nhưng vừa đến Rạch Dừa thì lại có một trạm đột xuất khác, vì đêm hôm trước có một đám vượt biên thất bại tại đây. Rất may, khi họ chặn tôi lại thì có một xe đò chở khách trờ tới nên họ chỉ xét sơ sơ rồi cho cho tôi đi.

Sunday, November 25, 2012

Vũng Tàu – nơi đầy kỉ niệm.


Vào đúng ngày lễ Giáng Sinh, chúng tôi có mặt tại Sàigòn. Đây cũng là dịp đám cưới cậu cháu- Dương và Nhung. Tối ngày 26 tháng 12, chúng tôi lên nhà hàng ăn thử các món ăn cho bữa tiệc cưới vào nàg hôm sau.

Lúc khoảng 6 giờ chiều chúng tôi gặp nhau tại nhà hàng cạnh rạp Rex. Lúc ấy, phố Lê Lợi Nguyễn Huệ đã bắt đầu nhộn nhịp trên hai con đưởng lớn nhất là Lê Lợi và Nguyễn Huệ.

Thời trước 75, Nguyễn Huệ là chợ hoa ngày tết. Vào dịp cuối năm âm lịch chúng tôi vẫn thường kéo nhau đi bách bộ ngắm hoa thật cũng như hoa biết nói. Đến thời gian từ 1975 tới 1982 lúc tôi rời quê hương thì phố này ngày tết cũng vắng tanh như chùa Bà Đanh. Nhưng nếu so với bây giờ thì cái nhộn nhịp, cũng như khung cảnh trang trí trình bày thì ngày ấy thua xa bây giờ. Người ta di đông đến nỗi đi bộ cũng thật khó. Khi màn đêm buông xuống thì ánh đèn điện bật sáng; phố xá trở nên đẹp hơn với các công trình trang trí công phu nói lên mừng ngày lễ Giáng Sinh và tết của năm âm lịch sắp tới.

Khi ra về lúc 9 giờ tối, chúng tôi không thể đón được taxi dù là đi ra các phố Lê Thánh Tông và Nguyễn Du. Riêng đối với chúng tôi đó là vấn đề rất nan giải vì có 2 cháu quá nhỏ. Nhưng vô kế khả thi chúng tôi, bế, cõng hai cháu ra tới ngã sáu Lê Văn Duyệt- Ngô Tùng Châu cũ mới có được taxi về nhà.

Sáng hôm sau, chỉ còn vài ngày nữa là tết dương lịch 2010, đại gia đình an hem chúng tôi kéo nhau đi về Vũng Tàu- vùng trời kỉ niệm, để xem lại nơi chúng tôi đã khắc rất nhiều vết tích qua những thời gian em ả và bão tố.

Vào tháng 5 năm 1955, lúc tôi trên 13 tuổi, cả nhà tôi đả về đây sinh sống sau khi vượt tuyến vào nam. Anh em chúng tôi đã sống đây và ăn học tại đây từ tiểu học đến trung học. Riêng tôi, tôi rời Vũng Tầu từ sau khi đậu trung học để lên Saigòn theo học tú tài I và II.

Tôi đã lang thang dạy học ở Sàigòn và Chợ Lách nhiều năm. Mãi cho đến năm 1975, tôi đi học tập với tội sĩ quan tình báo không chịu trình diện đăng kí. Một tội mà tôi không biết từ đâu rơi xuống. Nhưng cũng may sau khi thanh lọc thì họ thấy tôi vô tội, tuy nhiên vẫn không cho về dạy học. Có lẽ là tội biết quá nhiều.

Tôi không còn cách nào nuôi vợ con. Lúc ấy vợ tôi mới 20 tuổi và còn tôi thì còn đỏ hỏn hòn hon. Tôi đành quay trở lại Vũng Tầu làm rẫy đánh cá, rồi tìm cách vượt biên.

Bài viết của tôi không phải vì các cái đau khổ cá nhân và gia đình mà đưa lên các hình ảnh tiêu cực, ý nghĩ chống đối. Tôi cố hết sức đưa lên cái gì đúng với sự thực; có hay khen hay, có dở chê dở.

Saturday, November 24, 2012

Duong thi


Xin lỗi bạn đọc.

Mấy hôm nay nhà làm con gà tây to quá để ăn mừng Thanhgivings. Vì vậy cả mấy ngày ngồi gặm thịt gà nên không đăng được bài.

VHKT





Trong thời chiến Việt Nam 54-75 là thời tôi học trng học và dạy học. Tôi rất mê thơ Đường. Nhiều thi sĩ thời ấy đã diễn ta tâm trạng của một phụ nữ mà khồng đi thú phương xa. Các bài thơ này đã làm rung động nhiều người trong ấy có tôi. Dưới đây là bài thơ khi mới đọc chang73 rung động tâm hồn người đọc, nhưng hiểu được truyện liên quan thì mới thấm thía.

 

 

伊州歌


打 起 黃 鶯 兒

枝 上 啼

啼 時 驚 妾 夢

不 得 到 遼 西

                  嘉運

Y Châu Ca

                                                     

Đả khởi hoàng oanh nhi[1].

Mạc[2] dao[3] chi thượng đề[4].                       

Đề thời kinh[5] thiếp mộng.            

Bất đắc đáo Liêu Tây.                  

Cáp Gia Vận[6]

 

Nghĩa:

 

Làm ơn đuổi hộ con chim vàng anh.

Đừng để nó nhảy hót trên cành.

Nó hót làm kinh động giấc mộng của thiếp.

Làm sao đến được Liêu Tây?

 

 

Bài hát Y Châu.

Ai ơi đuổi hộ con oanh.

Đừng cho nhảy hót trên cành lao xao.

Để làm thiếp tỉnh chiêm bao.

Liêu Tây nơi ấy làm sao đến giờ.

                              VHKT- 1972

 

 

Hãy đuổi chim oanh đi.

Đừng để nó hót gì.

Hót thời thiếp tỉnh giấc.

Liêu Tây răng đến hì?

 

 

VHKT- 1972

 

Bây giờ tôi xin nói lại câu truyện này. Tâm trạng một thiếu phụ khi có chồng đi lính thú ở Liêu Tây. Một buổi trưa, người thiếu phụ quay tơ nhớ tới chồng đang đi thú ở Tây Liêu. Tây Liêu là vùng đất thuộc các quốc gia hồi giáo phía tây Tân Cương. Vì mệt mỏi quá người thiếu phụ chợp mắt và mơ đang đến Tây Liêu gặp chồng. Đường đi sắp tơi nơi hanhh5 phúc của nàng thì con chim quái ác hót lên làm nàng tỉnh mộng.



[1] Nhi: 1. đứa trẻ. 2. con (từ xưng hô với cha mẹ). Hoàng anh nhi: con chi hoàng anh.
[2] Mạc: đừng.
[3] Dao: 1. lay động. 2. quấy nhiễu. qua lại.
[4] Đề: Khóc, hót
[5] Kinh: kinh sợ.
[6] Không rõ tiểu sử của ông, người ta chỉ có thể cho biết ông sinh sồng thời tàn đường (836-905)

Wednesday, November 21, 2012

Biofuels


Trong hè năm nay, chúng ta, các người ở Hoa Kỳ cũng như các nơi khác đã nhận thấy giá xăng dàu tăng lên tới mức không dám lái xe đi long nhong như trước kia. Người ta phải nghĩ làm một loại nhiên liệu mới. Hãng GM của Hoa Kỳ đã sản xuất dầu lấy từ bắp cho một số xe của hãng. Các xe bus của LA Cali đã chạy bằng biofuel hay nhiên liệu (dầu) thảo mộc. Tuy vậy mức tiêu thụ và các xe này còn quá ít.

Một tổ hợp các công ty trong đó có : Sandia National Laboratories and GM’s R&D Center đã kết luận rằng tới năm 2030 thì sự sản xuất nhiên liệu (dầu) thảo mộc sẽ ở mức đáng kể có thể bên trên mức nhu cầu đòi hỏi. Dầu thảo mộc là nhiên liệu rút từ cây cối và các phế thài trong rừng núi.

Theo ông Robert Carling, Director, Transportation Energy Center at Sandia thì Hoa Kỳ có khả năng sản xuất các dầu này ở mức độ đáng kể. Theo các nghiên cứu thì với các dụng cụ và phương thức mới được goi là Biofuels Deployment Model (BDM) của Sandia sẽ có khả năng sản xuất 90 tỷ gallon ethanol mỗi năm (tương đương với 11.356.235.400 lít) với 15 tỷ gallon ethanol lấy từ bắp và số còn lại là từ cellulosic ethanol.

Để sản xuất được 45 tỷ gallon ethanol vào năm 2030, người ta cần tới 480 tỷ tấn các loại thảo mộc. Trong đó có khoảng 215 tỷ tấn lấy từ các sản phẫm nông nghiệp mà đa so916 sẽ là bắp.

Theo như nghiên cứu trên, ta thấy giá bắp sẽ có thể tăng lên, trong tương lai gần đây. Bà con ta hãy lõ tìm cách trồng bắp thật tốt để đáp ưng nhu cầu trong tương lai.

Tuesday, November 20, 2012

trạm xăng’ trong không gian


Trong khoảng tháng 12 năm 2011 và tháng 1- 2012 tôi có đăng một loạt bài về chương trình thám hiểm không gian của Hoa Kỳ. Trong loạt bài này, tôi đã đề cập tới hướng đi của NASA hiện nay là phóng các phi thuyền đáp lên các vẩn thạch không gian, nghiên cứu các mẫu đất đá. Tôi cũng đưa ra một số giải thích là con người có thể lấy quý kim, nguyên liệu từ các vẫn thạch này… Nay đài VOA mới đăng vài ngày trước một việc liên quan đến vấn đề ấy.

Mời các bạn cùng xem.

 

Thứ Tư, 25 tháng 4 2012

Công ty Mỹ xây các ‘trạm xăng’ trong không gian

Một công ty Hoa Kỳ cho biết họ có kế hoạch khai thác các thiên thể gần Trái Đất để lấy nguyên vật liệu, từ nước tới quý kim.

Suzanne Presto | Washington


Hình: AP

Người đồng sáng lập công ty Planetary Resources, Peter Diamandis, nói chuyện trong 1 cuộc họp báo ở Seattle, 24/4/2012

Ông Peter Diamandis, người đồng sáng lập công ty Planetary Resources, Tài Nguyên Hành Tinh, là một doanh nhân, tác giả có sách bán chạy, và là một bác sĩ.
Lên tiếng trong một cuộc họp báo ở Seattle, tiểu bang Washington, ông Diamandis nói ông muốn là một người khai thác mỏ trên các thiên thể kể từ khi còn nhỏ:
“Viễn kiến về Tài Nguyên Hành Tinh là biến nguồn lực trên không gian cho nhân loại sử dụng, cả trong không gian lẫn trên Trái Đất, dù tác nhân của nó là từ nước trên thiên thể hay các kim loại và các khoáng chất chiến lược quan trọng để thúc đẩy và tạo ra một thế giới đầy rẫy tài nguyên trên Trái Đất.”
Các giới chức của công ty nói tài nguyên khai thác từ các thiên thể sẽ có giá trị tới hằng chục tỉ đô la mỗi năm, nhưng con số đó còn nhiều thập niên nữa mới có thể có. Họ nói thêm việc khai thác mỏ trên hành tinh sẽ cung cấp nguồn tiếp liệu lâu dài các kim loại quý cho dân số trái đất ngày càng gia tăng.
Cùng với ông Diamandis, ông Eric Anderson là người đồng sáng lập và cũng là đồng chủ tịch công ty.
Ông Anderson nói tìm được những quý kim như bạch kim cũng tốt, nhưng công ty cũng muốn khai thác những nguyên tố tìm thấy đầy rẫy trên Trái Đất – như hydrogen và oxygen, vốn là nền tảng của nước, và nhiên liệu cho tên lửa.
Ông nói:
“Nếu chúng ta có thể thành công trong việc khai thác nước, chúng ta sẽ có thể tạo ra một mạng lưới các trạm cung cấp nhiên liệu, hay ‘các trạm xăng,’ thì có thể mở ra các con đường tới những hành tinh khác trong thái dương hệ. Như vậy sẽ giảm bớt chi phí thăm dò không gian.”
Công ty nói họ đã phát triển được thế hệ đầu tiên trong ‘gia đình’ phi thuyền thăm dò không gian, gọi là Arkyd-100. Phi thuyền này chủ yếu là một viễn vọng kính không gian sẽ giúp các khoa học gia xác định và đặt ưu tiên cho các mục tiêu thiên thể gần Trái Đất.
Công ty cho biết, phi thuyền không gian này sẽ được phóng đi trong khoảng 2 năm nữa. Các giới chức nói rằng, xa hơn nữa, kế hoạch này sẽ sản xuất hàng loạt tiếp theo loại phi thuyền Arkyd-300 và gởi chúng đi thám hiểm với số đông. Công ty nói việc khai thác mỏ của họ sẽ do robot thực hiện. Họ hy vọng có thể xác định các thiên thể trong vòng thập niên này.
Trong số những người yểm trợ tài chánh có các tỷ phú của Google như Tổng Giám Đốc Larry Page, và Chủ tịch Điều hành Eric Schmidt.
Công ty cho biết khu vực tư nhân có thể chấp nhận rủi ro nhiều hơn, hoạt động nhanh hơn, và chấp nhận thất bại tốn kém hơn, trong khi các đơn vị của chính phủ không thể làm như vậy.

Monday, November 19, 2012

VVH


Hình đăng cho Viện Việt Học: http://www.viethoc.org/phorum/read.php?20,50168,page=32
 


Vớt Rong

Tho: Du lịch miền Tây


Vị Thanh


 

 

Trưa về ngang phố Vị Thanh.

Cửa nhà tấp nập mái tranh không còn.

Trên đường, xe chạy lon ton.

Dưới kinh, ghe bản chen bon lối về.

Trước kia, đây cảnh đồng quê.

Chiến tranh tàn phá tứ bề thê lương.

Bây giờ toàn thấy phố phường.

Trên cầu xe chạy, dưới đường người đi.

VHKT 2009

Friday, November 16, 2012

Bài đăng cho viện Việt Học




Cào đánh cỏ lúa


 

Du lịch miền Tây

Khoảng 10 giờ sáng, xe qua một thị trấn sầm uất, nhà cửa cao ráo, khang trang: Vị Thanh, tỉnh lị của tỉnh Hậu Giang. Trước năm 1975, Vị Thanh là tỉnh lỵ tỉnh Chương Thiện của Việt Nam Cộng Hòa. Thời gian ấy, Vị Thanh rất nhỏ bé, nhà cửa thưa thớt lụp sụp.
 
Thành Phố Vị Thanh (website) 
 Sau này, tỉnh giải tán và Vị Thanh chỉ là huyện lỵ tỉnh Hâu Giang mà Cần Thơ là tỉnh lỵ. Năm 2003, Cần Thơ được nâng cấp làm Thành Phố, Vị Thanh được chọn làm tỉnh lỵ của tỉnh Hậu Giang từ đó.
Khúc kinh Xà Nô nơi đây được lát ci măng hai bên bờ nên rất sạch sẽ, gọn gàng.
Một giờ sau, xe qua Vị Thủy và kinh Xà Nô càng lúc càng tấp nập hơn.
Vào gần giữa trưa, xe vào thành phố Cần Thơ. Nơi đây tôi đã ghé nhiều lần trước năm 1975 để chấm thi, gác thi nên biết đó là một thành phố dông dân và nhiều nhà cửa. Tuy nhiên lúc xe chạy quanh đây đó, tôi không còn nhận ra được một cái gì vì nhà cửa cao lớn hơn, phố xá đông đúc, tấp nập hơn trước nhiều.
Dĩ nhiên mỗi lần gác thi nơi đây là một lần ghi kỷ niệm, nhưng cái kỷ niệm mà khó quân nhất là lần đi vào trung tâm IV chuẩn bị đi học 9 tuần quân sự tại Chi Lăng- Thất Sơn. Tôi và một người bạn tên Đào Hữu Ngạn vì lên Vĩnh Long trễ nên bị nhốt cùng các thanh niên trốn quân dịch. Ngày hôm sau, viên sĩ quan phụ trách trung tâm Vĩnh Long quyết định để hai đứa tôi đi sang Cần Thơ tự túc vì chờ quân xa rất lâu tại chỉ có 2 người.
Hai thằng tôi lò mò sang đây trên một chuyến xe đò đầy bạn hàng và heo cùng cá. Lúc xuống xe thì đã 5 giờ rưỡi chiều; chúng tôi lại thuê xe lôi đi đến cổng trung tâm IV. Từ cổng đi vào trại là một con đường dài ven sông. Chúng tôi nghe vẳng vẳng từ trong đưa giọng ca của một nữ ca sĩ bài Diễm Xưa. Bài hát làm tôi nhớ tới người mà tôi đã từng yêu một thủa khi còn là Sinh Viên.
Một kỉ niệm khác là năm ấy gác thi tại trường Phan Thanh Giản. Tôi đem theo cô vợ mới cưới sang đây để nàng biết thêm một nơi đã được mênh danh là kinh đô miền Tây. Sau vài ngày công việc đẵ xong, tôi lại thăm một người bạn là Phạm Quang Vận trước khi quay về Chợ Lách. Lúc đến nơi trời tối, thấy vài bạn khác đang ở đó đánh phé. Tôi vào nhập cuộc đánh chơi vài bàn. Chơi được một chặp vội về khách sạn với cô vợ, sợ nàng trông.
Thấy trời còn sớm nên tôi lại lái xe Honda, đưa vợ đi đây đó quanh thành phố xem cảnh. Một lúc sau đến bến Ninh Kiều. Tôi dừng xe rồi cùng vợ ngồi xuống ngắm cảnh đêm. Vì lúc ấy là hè, khí trời nóng nực nên còn vài người lảng vảng dạo mát.
Khoảng 10 đêm, tôi quay về khách sạn ngủ để sáng sớm lên đường.
Sáng hôm sau, tôi chở cô vợ trên chiếc Honda ra bến phà để vượt sông Hậu sang Vĩng Long. Khi sang bên kia sông, tôi đưa nàng vào quán hủ tiếu ăn sáng. Vào ngồi bàn, gọi hai tô đề ăn. Tôi lôi ví ra để kiểm tiền vì tôi cũng thắng khá nhiều đêm trước. Tốt nhất là tiêu các tiền lẻ trước. Thò tay vào túi quần thì chẳng thấy ví đâu.
Tôi hỏi vợ:
- Em có giữ ví anh không?
Nàng nói:
- Đâu có! Em chẳng cầm ví anh từ đêm qua. Anh mất ví à?
Tôi gật đầu.
Nàng hoảng vía hỏi:
- Anh biết mất ở đâu không? Nếu bị mất trên phố hay vườn hoa Ninh Kiều thì chẳng biết còn không?
Tôi vội hủy ngay món ăn trước khi nhà hàng đem ra rồi lôi vợ đi lại Cần Thơ. Đứng trên phà tôi suy nghĩ bị mất ở đâu.
Tôi lái xe quay lạ nhà Vận.
Vận ngạc nhiên thấy tôi quay lại.
Hắn hỏi:
- Mày quay lại đây có việc gì?
Tôi trả lời:
- Tao lấy cái ví.
- Làm gì có ví viếc đâu? Tao chẳng thấy ví mày đây.
Tôi cười đi vào giường y, thò tay vào gầm giường lò mò một lúc rồi lôi lên cái ví.
Y giật mình hỏi:
- Sao mày biết nó ở đó.
Vợ tôi mừng húm.
Tôi giải thích:
- Đêm qua, tao lại sau cùng. Tụi mày nhét tao vào xó ngồi. Vì là mép giường nên tao khó chịu lâu lâu lại cựa quậy, nên làm rơi ví. Lúc nẫy tao dịnh ăn sáng, tìm không thấy ví thì biết rằng nó rơi xuống gầm giường mày.
Đó là một kỷ niệm mà cả vợ chồng tôi không quên được.
Tôi nói tài xế đưa xe ra bến Ninh Kiều ăn cơm trưa để vừa ăn vừa ngắm cảnh. Nhưng lúc đến nơi thì thấy bảng cấm đậu khắp nơi vì họ đang canh tân bến này. Cùng chẳng đã, chúng tôi phải đi nơi khác ăn cơm trưa.
Vào quán thấy cũng khá sạch, mỗi người hêu một món ăn cho hợp khẩu. Bà xã tôi thấy món bánh Khọt nên vội đặt ăn. Nhưng ăn xong bà bị đau bụng, ói vì bánh quá nhiều dầu và có lẽ là dầu chiên đi chiên lại nhiều lần. Âu cũng là một kỷ niêm để mà nhớ.
Ăn xong, chúng tôi lên xe qua phà. Ngày xưa, qua đây chúng tôi phải chờ khá lâu, bây giờ lại còn lâu hơn vì cầu chưa xong. Ở trên phà chúng tôi thấy cây cầu bắc qua sông Hậu đang xây nửa chừng. Cây cầu này vài năm trước đã xập làm chết một số nhân công. Theo nghiên cứu thì tại lòng tham của các đại gia làm thầu ăn cắp vật liệu nên cầu không đủ tiêu chuẩn. Chẳng biết bao giờ lòng tham của con người mới hết?
Từ bến phà này về thành phố Vĩnh Long không mấy khó khăn. Lúc còn chiến tranh, qua đây lắm khi cũng ngại vì sợ tai lây vạ gió.
Chiều xuống thì xe vào thành phố. Theo sự hẹn hò, chúng tôi ghé lại nhà Mỹ Công ăn cơm tối. Mỹ Công cũng là con ông thầy Hoa và là chị hai trong nhà. Khi gần đến nơi thì đã thấy Mỹ Công và Mỹ Vân em gái út đang chờ chúng tôi bên đường. Chẳng biết hai cô đứng đây từ lúc nào.
Chúng tôi vào đây rồi để tiện liên lạc, tôi thuê luôn một phòng của khách sạn đối diện.
Tối đến, cô Mai vợ người bạn trước cùng dạy trường- Vũ Đỗ Hải, ghé lại tham dự tiệc vui với chúng tôi.
Sáng hôm sau, chúng tôi lên đường về Sàigòn. Nhưng theo lời mời Mỹ Vân, chúng tôi lại ghé quán của cô ta ăn sáng. Quán này rất gần cuầ Mỹ Thuận, nên rất tiện cho chuyến đi.
Xe về đến khu Khánh Mỹ Hưng thì xế chiều.
Vậy là chấm dứt chuýên đi miền Tây.

Tuesday, November 13, 2012

Du lịch miền Tây


Có hai cách đi Vĩnh Long, một là dùng đường quốc lộ 80 đi lại phà Vàm Cống qua Sa Đéc; đường đi lớn và dễ hơn; hai là đi đường 61 qua Vị Thanh và Cần Thơ. Đường thứ hai nhỏ và dài, nhưng tôi chọn để vợ và hai cháu thấy các nơi lạ hơn.
 

Xe ra khỏi thành phố, Rạch Sỏi, Gò Quao tấp nập thì vào vùng nông thôn quê mùa với đường nhỏ, chỉ vừa cho hai xe tránh nhau với thận trọng. Đó là đường liên tỉnh 932. Tuy nhiên, đường đi không tệ lắm, nên các cháu không bị mệt.

Hai bên đường là kinh rạch đầy bèo xanh; lắm chỗ không thấy mặt nước. Kinh dài nhất cặp theo con lộ là kinh Xà Nô. Đôi khi, chúng tôi thấy các chiếc tắc ráng đang cố rẽ bèo vượt qua một cách chật vật. Trước thời gian 1950, vùng này là ngoại biên rừng U Minh, nơi nổi tiếng là ổ của loài trăn khổng lồ: Hổ Mây. Nhìn các ao hồ kinh rạch đầy bèo ấy, tôi tự hỏi có bao giờ người ta thấy giữa đám bèo nổi lên đầu một con rắn to như trái dừa không? Bây giờ chắc không còn nhưng ngày trước điều này rất dê dàng xẩy ra.
Rải rác trong các đám lục bình xanh rờn ấy, ta thấy các đóa hoa mầu tím nhạt thật duyên dáng.
 
Tắc ráng
 
Đây chính là vùng thuộc tỉnh Chương Thiện thời VNCH, trước 1975, một nơi nổi tiếng với các trận đánh khốc liệt. Bên kia kinh lạch là các đồng dứa với các trái dứa tím và các ruộng lúa xanh rờn, cùng các làng mạc với hàng tre xanh che khuất các ngôi nhà lá. Thỉnh thoảng ta cũng thấy một vài ngôi nhà mái tôn tươm tất hơn kề theo lạch bèo xanh. Đăc biệt, nơi đây chúng tôi còn thấy nhiều cầu khỉ, mà hầu hết nông thôn nơi khác không còn vết tích. Điều này chứng minh rằng đời sống dân chúng nơi đây thấp kém so với nơi khác.
 


Hai bên đường chúng tôi thấy các chòi lá xập xệ bán dứa vàng óng. Chúng tôi cho xe ngừng lại một quán mua vài trái dứa giá 2000 đồng một trái. Dứa ăn ngọt và thơm vô cùng. Xưa kia, mỗi lần qua Bến Lức, Long An tôi hay mua dứa ăn, nhưng dứa Vị Thanh vượt hẳn dứa này.