Tuesday, April 30, 2013

TIN BUỒN:


Tôi nhận được tin ông Đào Khánh Thọ- Cựu hiệu trưởng trường trung học Tống Phước Hiệp, cựu trưởng khu học chính vùng 4 mới từ trần ngày 29 tháng 4.


Tang lễ đã cử hành ngày hôm qua.


Chân thành chia buồn cùng tang quyến.


Võ Hiệp.

Tìm hiểu: Không thám bài 2


(CHÚ Ý, NẾU BẠN ĐỌC MUỐN TÌM HIỂU CÁC BÀI TRƯỚC THÌ KÉO XUỐNG PHÍA DƯỚI HAY NHẤN VÀO PHẦN CHỌN BÊN TAY PHẢI CỦA TRANG NÀY)

 

 

I-                   Thế Chiến I và II


Đến Thế Chiến I, khi con người đã phát minh ra phi cơ, như đã viết trên, thì việc dùng phi cơ tìm hiểu chiến trường địch được áp dụng nhiều hơn. Ngày ấy, một nhiếp ảnh gia ngồi trên phi cơ loại 2 cánh: một trên, một dưới, phía sau phi công chụp hình rồi đem về hậu phương rửa ảnh. Sau đó, một nhóm người trong văn phòng tình báo sẽ nghiên cứu và phân tích ảnh. Về sau, người ta ráp máy hình vào bên hông máy bay. Người phi công vừa bay vừa chụp hình.

Trận chiến dùng không ảnh nổi tiếng trong thế chiến thứ I là trận Neuve-Chapelle- Bỉ giữa quân đội liên hiệp Anh-Ấn và Đức năm 1915. Trong trận này máy bay Anh chụp hình các địa đạo địch quân.

Đến Thế Chiến thứ II, phi cơ vẫn còn là phi cơ cánh quạt và nhiệm vụ không thám tiền tuyến trao cho các phi cơ dân sự nhẹ, bay chậm như chiếc Bà Già (Cessna). Nếu so với các phi cơ chiến đấu thì phi cơ này chẳng mấy quan trọng. Cũng trong Thế Chiến II, các nước đã cải biến một số máy bay chiến đấu, oanh tạc thành máy bay thám thính bằng cách bỏ súng ống, hay các chứa bom đạn rồi ráp các máy hình lên đó để đi chụp hình hậu tuyến địch. Anh Quốc đã biến cải chiếc chiến đấu cơ Spitfire và Mosquito thành do thám.
 
Hình Spitfire-

 

Mosquito

Trong khi ấy, Hoa Kỳ cũng cải biến chiếc chiến đấu cơ và oanh tạc cơ thành chiếc phi cơ trinh thám như: Fairchild 71 (1926), Beech At-7, Douglas A-20 Havoc, North American Aviation P-51, F-5 Lightning, P38- Lightning của Lockheed…Tổng cộng có tới vài chục loại.

 

Hình Douglas A-20,
 
North American Aviation P-51 Mustang 
 
P38 Lightning của Lockheed

 
Mãi đến năm 1947, Hoa Kỳ mới thực sự phát triển một loại phi cơ riêng biệt để làm việc do thám khi nhận thấy tầm quan trọng của không ảnh và kiểm soát chiến trường và đặc biệt điểm chỉ, điều chỉnh mục tiêu cho pháo binh. Kết quả hãng Cessna[1] đã được chọn. Đây là một hãng máy bay nhỏ, có tổng hành dinh đặt tại Wichita- tiểu bang Kansas (trung bộ Hoa Kỳ). Hãng này chuyên sản xuất các máy bay động cơ thường hay phản lực nhỏ. Hãng cũng còn sản xuất các trực thăng. Khi đựơc CIA và USAF chọn, hãng này đã dùng mẫu máy bay một động cơ, một chỗ ngồi hiện có là Cessna 170 để biến cải thành Cessna 350. Cách cải tiến mới này là làm thành 2 chỗ ngồi: một cho phi công; một cho quan sát viên. Họ cũng biến tiến các cửa sổ lớn hơn, để có tầm nhìn rộng và ngay bên dưới chỗ ngồi của quan sát viên được làm bằng plastic trong để người ấy có thể nhìn thẳng từ trên không xuống mục tiêu.

Sau nhiều lần thử và cải tiến hãng đổi tên chiếc máy bay trên thành L 19- Bird Dog.

Trong thập niên 1960, người miền Nam Việt Nam được dịp xem phim The Battle of Bulge. Trong phim ấy, người ta thấy một phóng viên chiến trường (Henry Fonda) ngồi trên một chiếc Cessna tình cờ chụp được hình một số chiến xa Đức mai phục trong rừng. Ông đem hình về và cho các vị chỉ huy chiến trường, nhưng chẳng ai tin ông.

Ngay trong chiến tranh Cao Ly (Triều Tiên 1950-153) hay trong chiến tranh Việt Nam (1945-1975) các loại máy bay Cessna L 19 Bird Dog vẫn đảm nhiệm phần lớn việc do thám tiền tuyến. Vì vậy, đối với người Việt đã không lớn trong chiến tranh thì không ai không thấy hình ảnh này:



A U.S. Army L-19 (O-1) with a fuel tanker at LZ Baldy, near Hoi An,
Republic of Vietnam, late 1967 or early 1968

 

Hình L 19 BirdDog
Trong phạm vi nhỏ hẹp của một trận đánh hay các do thám vùng không xa đường biên giới lắm, L 19 rất tiện dụng. Nó còn giúp cho các vị chỉ hủy chiến trường quan sát trận thế. Loại máy bay này rất nổi tiếng để các quan sát viên chỉ điểm cho pháo binh hay phi cơ chiến đấu oanh tạc một mục tiêu.
Trong khoảng từ 1945 đến 1950, các nước tiên tiến lại lo cho ra lò các trực thăng làm công việc trinh sát gần song song với các máy bay nhẹ như trên.
 

 
Hình trực thăng OH-6 Cayuse


[1] Hãng Cessna ngày nay đã đem một bộ phận sang sản xuất mẫu Cessna 162 tại Trung Quốc. Vì vậy,                                       việc này đã gây nên một chuỗi các phản ứng trái ngược nhau.

Thursday, April 25, 2013

Bát trận đồ


八 陣 圖     

Bát trận đồ


功 蓋 三 分 國                             

Công cái[1] tam phân quốc[2],
名 成 八 陣 圖                             

Danh thành Bát trận đồ[3]
江 流 石 不 轉                             

Giang lưu thạch bất chuyển,
遺 恨 失 吞 吳                             

Di hận thất thôn Ngô[4].

         Đỗ Phủ

Ẩn dịch nghĩa:

Bát trận đồ
Công lớn, biết nước chia làm ba,
Nổi danh trận Bát Quái đồ.
Nước sông cứ chảy, đá không di chuyển,
Để lại hận đã không thôn tính Ngô.


Công lớn, chia ba nước.                   

Nổi danh bát trận đồ.                       

Sông trôi, nước chẳng chuyển.         

Di hận không tiêu Ngô.

                             VHKT

Tam phân thiên hạ được công to.                                  
Có trận Bát Quái làm cho danh lừng,
Sông chảy, mà đá lại ngừng.
 
 Buồn can Lưu Bị chớ dừng diệt Ngô.
                             VHKT

 



[1]che, đậy, trùm lên
[2] Khổng Minh chưa ra khỏi nhà đã biết TQ sẽ tam phân.
[3] Do Khổng Minh thời Tam quốc dựng thành, ở huyện Phụng Tiết, tỉnh Tứ Xuyên. Tướng Ngô là Lục Tốn bị quân Thục vây hăm tại đây, nhưng nhờ được nhạc phụ của Khổng Minh là Hoàng Thừa Nghiện chỉ đường nên ra thoát được.
[4] Lưu Bị đánh Đông Ngô để trả thù cho Quan Vân Trường, bị thua to về tay Lục Tốn.

Wednesday, April 24, 2013

Bách thiệt


百 舌                  

Bách thiệt

百 舌 來 何 處,                    

Bách thiệt lai hà xứ,
重 重 只 報 春。                    

Trùng trùng chỉ báo xuân.
知 音 兼 眾 語,                    

Tri âm kiêm chúng ngữ,
整 翻 豈 多 身。                    

Chỉnh[1] phiên[2] khởi[3] đa thân.
花 密 藏 難 見,                    

Hoa mật[4] tàng nan kiến,
枝 高 聽 轉 新。                    

Chi cao thính chuyển tân.
過 時 如 發 口,                    

Ngộ thì như phát khẩu,
君 側 有 讒 人。                    

Quân trắc hữu sàm nhân.

               Đỗ Phủ

Nghĩa
Chim khướu

Chim khướu từ đâu đến đây?
Từng đàn chỉ báo mùa xuân về.
Biết kêu tiếng mọi loài chim,
Khi sửa đổi bộ thì tưởng như có nhiều thân.
Trong hoa rậm ẩn khó thấy,
Trên cành cao chuyển giọng mới mẻ.
Gặp lúc mở miệng hót,
Thì bên người có kẻ dèm pha.

 

 

 

 

Chim khướu ở đâu lại?                     

Từng đàn chỉ báo xuân.                   

Biến âm, nghi lắm loại.                    

Đổi cách, tưởng nhiều thân.             

Trong bụi, nhìn không thấy.             

Trên cành, nghe khác âm.                

Qua giờ nghe khướu hót.                           

Gièm pha thói thế nhân.                   

VHKT                                                                               

Chim khướu từ đâu lại chốn này.

Từng đàn đến báo xuân về đây.

Nghe như trăm loại, khi ca hát.

Nhìn tợ ngàn thân, lúc múa may.

Trong bụi hoa thơm, nhìn khó thấy.

Trên cành cao thẳm, chuyển âm hay.

Qua giờ mở miệng chim đua hót.

Trong chốn phàm nhân sẽ nói mày.

                  VHKT




[1]  chỉnh: 1. đều, ngay ngắn. 2. còn nguyên vẹn. 3. sửa sang, chỉnh đốn.
[2] Phiên:: 1. mừng hớn hở. 2. thanh thoát, văn nhã
[3] khởi: há, hay sao (dùng trong câu hỏi).
[4] 1. đông đúc. 2. giữ kín.

Tuesday, April 23, 2013

Bệnh mã


病 馬              

Bệnh mã[1]


乘 爾 亦 已 久,                    

Thừa nhĩ diệc dĩ cửu,
天 寒 關 塞 深。                    

Thiên hàn quan tái thâm.[2]
塵 中 老 盡 力,                    

Trần trung lão tận lực,
歲 晚 病 傷 心。                    

Tuế vãn bệnh thương tâm.[3]
毛 骨 豈 殊 眾,                    

Mao cốt khởi[4] thù[5] chúng, [6]
馴 良 猶 至 今。                    

Tuần[7] lương do chí kim.
物 微 意 不 淺,                    

Vật vi ý bất thiển,
感 動 一 沉 吟。                    

Cảm động nhất trầm ngâm.

               Đỗ Phủ
Ngựa bị bệnh

Cỡi mày lâu quá rồi.                                                   

Vượt trời lạng, qua quan ải.                                                   

Bụi bậm, trung với lão hết sức.                      

Cuối năm bị bệnh thật đáng thương.                         

Lông, xương khác con ngựa thường.                        

Thuần hậu vẫn từ xưa đến nay.

Con vật ý không  nông cạn.

Cảm động với trầm ngâm.

 

 

 

 

Cỡi mày đã quá lâu.                         

Tuyết lạnh hay non sâu.                   

Tận lực trung cùng lão.                    

Cuối năm, bịnh phát rầu.                           

Lông, xương đâu khác biệt.              

Thuần hậu chẳng sai đâu.               

Là vật, mày không ý.                        

Nhìn mày tao thật sầu.                     

                        VHKT                                                                                   
Này ngựa, cỡi mày đã quá lâu.

Lội sông, vượt tuyết hay non sâu,

Tận trung cùng lão, lòng đâu quản.

Bệnh hoạn cuối năm, thật phát rầu.

Đuôi, vó, lông, da đâu có khác.

Lâu nay thuần hậu chẳng sai đâu.

Chỉ vì là vật, mày không nói.

Những lúc nhìn mi, thấy thật sầu.
VHKT




[1] Bài này làm vào khoảng đi Tần Châu, năm 759 và cũng là một bài thơ nói lên được tinh thần nhân đạo của Đỗ Phủ.
[2] Ý nói ngựa và mình đã cùng chịu khổ với nhau và nương tựa vào nhau trong một thời gian khá lâu.
[3][3] Hai câu này rất cô đọng. Chỉ có mười chữ mà đến sáu ý. Ý nói trong cơn gió bụi, ngựa đã già mà còn phải đem hết sức ra đưa ta đi, bây giờ năm đã tàn, ngựa lại ốm, làm sao ta không thương tâm cho được.
[4] há, hay sao (dùng trong câu hỏi)
[5] 1. chấm dứt, xong hết. 2. khác biệt. 3. rất, lắm
[6] So với những con ngựa khác thì lông, xương của nó có gì đặc biệt đâu!
[7] thuần, lành (thú)

Tìm Hiểu: Không Thám


Một câu châm ngôn mà hầu hết ai cũng biết:

Biết mình biết người, trăm trận trăm thắng.”

(Tri kỉ tri bỉ; bách chiến bách thắng- , ).

Gián điệp đóng một vai trò hết sức quan trọng trong chiến tranh. Từ thời cổ sử người ta đã áp dụng nhiều hình thức gián điệp để tìm hiểu đối phương.

Như vậy khi một nước bắt buộc phải có chiến tranh thì trước hết phải biết địch như thế nào. Nước ấy văn hóa tập quán ra sao? Dân ít hay nhiều? Lương thực trong nước có nhiều hay hạn hẹp? Trình độ văn minh và khả năng chế tạo vũ khí ra sao? Tinh thần dân chúng đối với lớp lãnh đạo có hay không có thiện cảm?

Khi ra đến trận mạc, người làm tướng phải biết rõ địch ở đâu, bao nhiêu quân? Họ di chuỷển ra sao,? Vũ khí họ có gì? Thời tiết, khí hậu vùng giao tranh ra sao?...Nếu người làm tướng biết tất cả các việc này thì họ có thể tạo ra một chiến thuật thật hữu hiệu để đối phó với địch quân.

Ngày xưa thì việc gián điệp hầu hết do con người đảm nhiệm. Lẽ dĩ nhiên, ngày ấy, người làm tướng phải biết rằng, ngồi từ trên cao thì biết rõ trận địa hơn và dẽ dàng điều khiển. Trong câu truyện Tam Quốc Chí ta thấy các tướng như Khổng Minh, Tào Tháo, Chu Du… cứ ngồi trên mặt thành vãy cờ hiệu để các đoàn quân tiến lui theo đúng kế hoạch. Như vậy càng có cao độ thì càng dễ biết tình trạng địch quân. Nhưng khi trình độ văn minh đã cao thì con người lại nghĩ ra các phương tiện để tìm hiểu đối phương. Chúng ta hãy tìm hiểu xem các phương tiện gián diệp từ trên cao.

I-                   KHI NÀO CON NGƯỜI NGHĨ TỚI VIỆC DÙNG HÌNH ẢNH TỪ KHÔNG TRUNG ÁP DỤNG VÀO TRẬN ĐỊA?


 Trong chiến tranh giữa Pháp và vương quốc Prussia (Áo) từ 19 tháng 7, 1870 – 10 tháng 5, 1871 con người đã biết dùng bong bóng để nghiên cứu dịch quân. Pruzssia là một vương quốc rộng lớn từ đông nước Pháp lan sang Nga ngày nay.

Năm 1783, anh em Montgolfier- người Pháp là con người đầu thực sự ngồi trên kinh khí cầu bay đến cao độ 500 ft. Kể từ đó , người Pháp chú tâm nghiên cứu áp dụng cho quân đội. Sau cuộc cách mạng 1879 ở Pháp, Napoléon đã đem quân đánh khắp Âu Châu. Trong các trận chiến này các sử gia đã ghi nhận rằng ông là người đã đem kinh khí cầu để tìm hiểu đối phương.

Hình vẽ cho thấy quân đội Pháp đã dùng bong bóng bay để tìm hiểu đối phương
 


 
Dù rằng, trên thực tế, các sử gia công nhận người Âu Châu, đăc biệt là Pháp đã áp dụng việc không ảnh để do thám, nhưng theo ông Kim Dung thì Quách Tỉnh khi theo Thành Cát Tư Hãn đánh các nước ở Á Rập đã dùng diều vải để nằm bay lên cao đánh địch…(Người Hoa rất nhiều tưởng tượng).

 

kinh khí cầu
 

Sau đó, máy chụp hình được phát minh thì người ta lại nghĩ tới việc chụp hình từ các kinh khí cầu không người điều kiển hay từ các diều vải lớn. Các bức không ảnh đã xuất hiện từ năm 1860 và bức không ảnh nổi tiếng, chụp từ diều vải là bức hình chụp Labruguière chụp năm 1880, của Arthur Batut.

 

Labruguière chụp năm 1880 từ diều
 
Năm 1896, Alfred Nobel, người mà ai cũng biết qua giải thưởng Nobel, đã phát minh ra việc đem máy ảnh gắn vào một hỏa tiễn chụp hình quang cảnh của Thụy Điển. Đến năm 1891, Ludwig Rahrmann nộp bằng phát minh chụp hình từ một hỏa tiễn bắn cầu vòng. Sau đó, Alfred Maul (1864, - 1941), một kỹ sư người Đức, đem việc này áp dụng cho quân đội Áo (Austria) rồi thí nghiệm trong tranh chiến giữa Bảo (Bulgaria)- Thổ Nhĩ Kỳ (Turky).

 

Đầu thế kỷ 20, Julius Neubronner, một người Đức khác thí nghiệm cài một máy hình nhỏ trên một con bồ câu để chụp hình
 
Bồ câu và máy chụp hình



Julius Neubronner và con bồ câu
Năm ngày 17 tháng 12, 1903, hai anh em ông Wright, người Mỹ, thành công trong việc ngồi trên một bộ máy và bay được. Để rồi từ đó ta biết đến danh từ “Máy Bay” thì con người lại nghĩ dùng nó vào chiến trận bằng cách ném thuốc nổ, bắn xuống địch quân và trinh thám từ trên không.
Hai anh em ông Wright