Wednesday, July 31, 2013

Tìm Hiểu Không Thám- Bài 14

 

I-                   BLACKBIRD SR-71


CIA vẫn tiếp tục nghiên cứu so sánh các máy bay cực nhanh để có một lời giải cho máy bay do thám chiến lựơc hữu hiệu nhất. Với so sánh của vài mẫu kể cả B-70 và A-12 thì lời giải là biến cải A-12 là tốt nhất, nhưng phải có hoạt tầm xa hơn, hữu hiệu hơn. Dù có nhiều tai nạn, nhưng tất cả các phi vụ thực hiện thí nghiệm đã chứng minh rằng A-12 bay nhanh hơn và cao hơn XB-70 và có hệ thống do thám rất tốt. Họ lại tìm đến Kelly Johnson và Shunk Works.

Nhóm kỹ sư trên quay lại design cũ A-12 để cải tiến.

Tháng 12 năm 1962, nhóm Shunk Works đổi tên A-12 thành R-12 và bắt đầu làm việc. Việc đầu tiên là làm thân máy bay dài hơn để có chỗ chứa nhiều nhiên liệu hơn. Máy bay sẽ có 2 chỗ ngồi thay vì 1 như A-12. Sau đó, nhóm thiết kế lại đổi tên thành YF-12A.

Cũng như A -12, việc lấy kim loại titanium làm vỏ và sườn phi cơ rất khó khăn vì không đủ số lượng làm việc này trong thời gian ngắn. Khoảng 85% sườn và vỏ phi cơ này phải làm bằng titanium. Trớ trêu thay, nước mà phi cơ định do thám Liên Xô là nước có nhiều kim loại này. CIA phải mở vài cửa hàng mua kim loại ở nam bán cầu để mua chất ấy từ đối thủ để rồi tìm hiểu kẻ ấy. Thật là “Gậy ông, đập lưng ông.”

Một khó khăn khác vể thiết kế là nhiệt độ thay đổi. Như ta đã biết, khi đạt tốc độ 3 lần âm thanh thì thân phi cơ sẽ nóng lên đến 520ºC. Ở nhiệt độ này nếu kim loại chịu nổi thỉ phải giản nở. Do đó cả phi cơ dài thêm mười mấy phân. Nếu không có khoảng cho sự giãn nở này thì phi cơ sẽ bị biến dạng và gãy vỡ. Phần cánh phi cơ bên trong cũng bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ. Thông thường thì nó phải được làm thật nhãn, nhưng các kỹ sư đã để nó sần sùi. Chính vì vậy khi kim loại dãn nở thì các phần này sẽ làm nó nhẵn lại. Các kỹ sư design phải thiết kế các khoảng hở kể cả thùng chứa nhiên liệu để bù vào sự dãn nở. Nhưng nếu thùng chứa nhiên liệu mà hở thì nhiêu liệu bị dò và rất nguy hiểm khi cất cánh.

Vậy làm sao giải quyết vấn đề?

Các kỹ sư thiết kế như sau: Phi cơ có hai phần chứa nhiên liệu, một nhỏ kín và một to có kẽ hở để kim loại dãn nở khi bị nóng. Lúc sắp cất cánh, người ta cho nhiên liệu vào phần nhỏ. Phi cơ cất cánh như thường và nhiên liệu phần nhỏ chỉ đủ cho phi cơ bay vài vòng với tốc độ cao. Lúc ấy, toàn thân phi cơ sẽ nóng lên các kẽ hở nối liền và phần chứa nhiên liệu chính cũng vậy làm sự nhiên liệu bị dò không còn nữa. Lúc ấy, đã có một phi cơ bay ở nơi ấn định tiếp nhiên liệu cho đầy bình.
 
Một Boeing KC-135 đang tiếp nhiên liệu (refueling) cho chiếc SR-71
Nhiều bộ phận chứa dầu, nhớt không quan trọng để điều khiển phi cơ vẫn bị dò ít khi nó  đậu trên phi đạo. Các dầu này chỉ được cho vào khi máy bay chuẩn bị rời phi đạo.
 

Một người mới xem qua hình chiếc SR-71 và đã xem hình chiếc YF-12A thì có thể nói: “Sao hai chiếc máy bay này  giống hệt nhau vậy?” Xin thưa không. Vì phần đuôi có hai cánh quá lớn lại có hai động cơ khổng lồ với hai stabilizer úp vào trong làm ta có cảm quan ấy. Nhưng nếu ta nhìn kỹ vào phần mũi sẽ thấy chúng khác nhau rõ rệt. Chiếc YF-12A có phần phòng lái nhô ra khỏi  hai phần viền hai bên hông gọi là Chine(sẽ viết dưới đây). Trong khi ấy chiếc SR-71 thì phần phòng lái nằm hoàn toàn trong hai viền chines đó. Hơn thế nữa hai phần chines của SR-71 kéo từ mũi đến đuôi; nhọn ở phần đầu từ từ phình ra theo một đường cong. 

 YF-12A

 

 
Vỏ phi cơ được sơn xanh đen, để giảm bớt độ phản hồi của sóng radar. Vì cái đen của phi cơ mà nó đã được đặt tên là Blackbird (chim đen). Cũng trong mục đích làm giảm radar cross section, thân phi cơ đựơc thiết kế với hai cạnh hông mỏng và dài và được gọi là Chine, tự đầu đến đuôi. Phần dưới bụng như một máng mo cau. Nhưng sau này, người ta khám phá ra rằng nhờ vào đó mà dộ nâng phi cơ được tăng thêm.


Phi cơ SR-71 Backbird

Thiết kế:

Vỏ phi cơ được sơn xanh đen, để giảm bớt độ phản hồi của sóng radar. Vì cái đen của phi cơ mà nó đã được đặt tên là Blackbird (chim đen). Cũng trong mục đích làm giảm radar cross section, thân phi cơ đựơc thiết kế với hai cạnh hông mỏng và dài và được gọi là Chine, tự đầu đến đuôi. Phần dưới bụng như một máng mo cau. Nhưng sau này, người ta khám phá ra rằng nhờ vào đó mà dộ nâng phi cơ được tăng thêm.

Phi hành trang.
Ở cao độ 24 km hay 80000 feet, các phi  công không thể đeo mặt nạ thông thường mà phải có loại đặc biệt để dủ sức cung cấp dưỡng khí. Phi công cũng phải có một bộ đồ phi hành tự tạo ra áp suất (pressurized) như phi hành gia trên space shuttle.

Trong trường hợp khẩn cấp, phi công có thể bị hất ra khỏi phi cơ ở vận tốc Mach 3.2 (3650km/h), phi công bị nung lên đên 320 dộ C hay 450 độ F thì oxy dự trữ trong bộ đồ phi hành sẽ làm nhiệt độ giảm xuống.

Cockpit-phòng lái:
Ở cao độ 3000 m (10000 feet) đến 7900 m (26000 feet) Sr-71 bay trung bình  Mach 3.2, vỏ phi cơ bị đốt nóng trên 260 độ C (500 độ F) và bên trong cockpit bị nóng tới 120 độ C hay 250 độ F. Nếu phòng lái không có máy điều hòa không khí tốt thì đây là quan tài cho phi công.

Vì lý do ấy, cockpit phải có một máy lạnh thật tốt. Vả nguyên tắc của máy lạnh là lấy nhiệt từ nơi này chuỷên sang nơi khác. Các kỹ sư lại nghĩ làm ra một hệ thống chuyển nhiệt này vào hệ thống đốt nhiên liệu làm cho hiêu năng động cơ tăng lên. Thật là một công đôi chuyện.

Năm 1964, khi máy bay đang phát triển trong vòng tốt bí mật, thì cuộc tranh cử tổng thống Mỹ khơi mào. Úng cử viên đảng Cộng Hòa Barry Goldwater luôn luôn chỉ trích Tổng Thống Lyndon B Johson và nhóm điều hành là đã để Liên Xô qua mặt trong ngành quốc phòng. Cuối cùng Johnson phải tiết lộ bí mật quân sự là Mỹ đã có YF-12A.

Thật là một tai hại của sự tự do.

Sau nhiều lần thí nghiệm cải tiến, nhóm Shunk Works đổi tên máy bay trên thành RS-71. Tuy nhiên, trước khi Johnson dọc điễn văn, ông Curtis LeMay -Air Force Chief of Staff General đã sửa RS-71 thành SR-71. Theo LeMay thì SR hay hơn vì nó là do chữ viết tắt của Strategic Reconnaissance (Do thám chiến lược). Kể từ đó, mọi người đều biết tới SR-71 hơn là RS-71.

Tổng cộng có 32 chiếc đã được sản xuất, trước khi bộ trưởng quốc phòng Robert McNamara hủy bỏ chương trình năm 1968, đồng thời ra lệnh phá hủy hết các dụng cụ làm máy bay này.

Các phi cơ SR-71 đã bay thăm dò nhiều quốc gia kể cả Bắc Việt. Các đối thủ đã tìm cách bắn hạ nó, nhưng tất cả đã không thành công.

Trong thập niên 1980, quốc hội vả bộ quốc phòng Hoa Kỳ, nghĩ tới việc cho Chim Đen nghỉ hưu. Khi ấy, các vệ tinh nhân tạo có khả năng làm các việc không thám tốt và bớt nguy hiểm cho phi công hơn nhiều. Thêm vào đó, các hình chụp từ SR-71 không có tính cách cập nhật tức khắc. Đó có nghĩa là người chỉ huy không thể biết ngay lúc máy bay chụp mà phải đợi lúc nó trở về với các bức ảnh từ microfilm. Và tháng 10 năm 1989, Chim Đen đã chuyến cuối cùng để rồi tháng 2 năm sau, nó chính thức cho nghỉ hưu.
Đặc điểm của SR-71
Hoạt động
  • Vận tốc tối đa: Mach 3.3 (2,200+ mph, 3,530+ km/h, 1,900+ knots) ở cao độ 80,000 ft (24,000 m)
  • Hoạt tầm: 2900 nmi (5400 km)
Dến lúc ấy thì Liên Xô phải bó tay, rồi tiếp theo chương trình Star War của Thổng thống Reagan đã làm Liên Xô bị tan rã.
 
Xem như vậy ta thấy sự quan trọng của gián điệp như thế nào.



 
 
 

 

Tuesday, July 30, 2013

Đại Việt thắng Nguyên Mông? Bài 16

CHƯƠNG 03 /Khwarezm( (tt)

C- Các trận đánh.

Dựa trên nhiều tài liệu, một đôi khi ta thấy thứ tự các trận đánh hơi khác nhau, nhưng đại để có thể nói như sau.

Năm 1220, Thành Cát Tư Hãn cho một đạo quân gồm 200,000[1] người tấn công trả thù[2]. Ông ta thề tàn phá mọi thành phố của Muhammad. Đạo quân này là kị binh Mông Cổ, vì lúc ấy Mông Cổ và Tây Hạ đang ký một hiệp ước hòa bình, nhưng từ chối việc đem quân đến tấn công Khwarezm (Khorezme) theo lời yêu cầu của Thành Cát Tư Hãn. Cùng lúc này, Mông Cổ chỉ mới kiểm soát được một số vùng bắc Trung Quốc thuộc Kim, nhưng người Kim vẫn còn chiến đấu chống lại họ.

Theo bà Miriamn Greeblatt viết, trước khi đánh Mông Cổ tung ra một trận chiến tranh tâm lý. Thứ nhất Mông Cổ phao lên một số quân thật lớn và sẽ tấn công nhiều thành một lượt. Điều này làm Muhammad phải trải quân ra bảo vệ khắp nơi. Thứ hai, Thành Cát Tư Hãn cho Muhammad biết nhiều tướng của ông ta sẽ sẵng sàng theo quân Mông làm ông này không dám trao trách nhiệm cho các tướng dưới quyền mà tự điều khiển tất cả, trong khi phải trải quân ra phòng thủ nhiều thành phố. Cái thứ ba mà Thành Cát Tư Hãn áp dụng là phao tin dân chúng bất mãn với thủ lãnh vì sưu cao thuế nặng. Điều này đúng thật nên dân không hợp tác với chúa để bảo vệ lãnh thổ. Quân đội của Thành Cát Tư Hãn phần vượt thảo nguyên của Tây Liêu, đến Utrar (Otrar). Thành này được bảo vệ bởi một đạo quân Hồi giáo dưới sự chỉ huy của Inalchek đã chống cự mãnh liệt. Khi quân Mông vào thành thì đoàn lính trên hết vũ khí, đã rút vào các giáo đường dùng gạch ngói đánh trả.

Lúc này Thành Cát Tư Hãn chia quân làm hai. Một tiểu bộ phận ở lại giải quyết chiến trường còn đại quân tiếp tục công việc chinh phục Khwarezm, mà mục tiêu là Samarqand. Samarqand là thủ phủ chính trị của đế quốc Khwarezm, do chính Muhammad chỉ huy. Lúc ấy, quân Mông rất gần Samarqand, nhưng Thành Cát Tư Hãn không tấn công thành phố này liền. Để cho ăn chắc ông lại chia quân làm hai: một cánh gồm 2 tjumen (20000 quân) do Jebe và Subutai chỉ huy, còn cánh thứ hai do chính ông và các con điều khiển. Ông cho đạo quân do Jebe và Subutai vượt qua sa mạc Kyzyl Kum tấn công Bukhara, một điều mà không ai nghĩ có thể thi hành được. Nhưng nhờ các đội gián điệp, giả dạng thương gia đã nghiên cứu rất kỹ các ốc đảo trên sa mạc giúp cho quân Mông Cổ có thể vượt qua trở ngại ấy. Đạo quân này có nhiệm vụ đánh Bukhara (Bokhara) đồng thời chận quân tiếp viện từ Kunya Urgench đến giải vây cho Samarquand, nếu có. Kunya Urgench được coi là thủ phủ kinh tế, do bà mẹ của Muhammad trị vì.

Cuối cùng, sau 45 ngày cầm cự, đạo quân bảo vệ Utrar cũng bị tan rã, ngừơi chỉ huy Inalchek (Inalchug) của thành phố bị quân Mông Cổ đổ vàng, bạc nóng chảy vào miệng để trả thù giết sứ giả lấy vàng bạc của đoàn thương nhân.

Trong khi ấy, Thành Cát Tư Hãn và các con đem đại quân vây đánh Kunya Urgench. Thành phố được bảo vệ bởi một lực lượng 80.000 quân Hồi giáo dưới quyền chỉ huy của Jalal-al-Din thủ lãnh mới. Ba mặt của thành phố này là đầm lầy, không thể dùng kị binh, nên Mông Cổ tấn công mãi không được.

Khi đạo quân của Jebe và Subutai tới thành phố Bukhara, thì đội quân bảo vệ hoàn toàn bất ngờ, vì không kịp chuẩn bị. Đây có thể coi là một trong chiến thuật bất ngờ nhất của lịch sử quân đội (Cái bất ngờ thứ hai là việc vua Quang Trung đánh quân Thanh vào tết Kỷ Dậu). Việc đánh chiếm nơi đây quá dễ cho quân Mông.

Sau khi triệt hạ được Bukhara, quân Mông Cổ do chính Thành Cát Tư Hãn cùng các con ông mới mở cuộc tấn công Samarquand. Thành phố là kinh đô chính trị của đế quốc, nơi Muhammad đặt hoàng gia ông.

Quân Mông Cổ phá tan đạo quân phòng thủ, làm Muhammad định chạy về Bukhara rồi về Kunya Urgench, nhưng tin Bukhara đã bị hạ, nên đành phải chạy trốn về Nishapur ở phía tây. Thành Cát Tư Hãn cho con rể là Toghachar cầm quân đuổi theo. Lúc đánh Nishapur, thì Toghachar bị tử thương vì tên. Thành Cát Tư Hãn liền cho Jebe và Subutai đem quân từ Bukhara xuống đánh.

Lần này quân Mông trở lại đánh và với sự chuẩn bị kỹ càng. Dựa vào quyển Genghis Khan & the Mongol Conquests 1190-1400 thì Nishapur là xứ của sỏi đá, nhưng quân Mông đã chuyển đá về đây (cho súng công thành) và xếp từng đống như lúa gặt vụ mùa. Điều này làm quân phòng thủ rụng rời chân tay tuy là họ có sẵn 3000 nỏ, 300 máy phóng hoả tiễn, 300 súng bắn dầu nóng và tất cả trong tư thế chuẩn bị chiến đấu.

Thấy không yên, Muhammad phong cho con là Jalal-al-Din lên thay quyền, còn ông ta cùng đường phải chạy qua vùng Tehran ngày nay, đến một hòn đảo nhỏ Abaskan ở tây nam biển hồ Caspian. Jebe và Subutai đuổi đến đây thì nghe tin Muhammad đã chết trên hòn đảo ấy.

Khi quân Mông Cổ vào được thành giết người man rợ. Cũng trong quyển ấy, tác giả viết quân Mông lôi tất cả các người còn sống ra đồng và để trả thù cho Toghachar thành phố nên bị san bằng như nơi người ta có thể trồng tỉa, việc trả thù của chúng đi đến quá trớn đến chó mèo cũng không tha.

Sau khi hạ được thành, Jebe và Subutai đuổi theo quân Muhammad và bấy giờ quân Mông Cổ đã ở phía nam của dãy núi Caucasus đồng thời nghe tin Muhammad đã chết. Jebe và Subutai gửi người về xin Thành Cát Tư Hãn cho họ tiến quân về lãnh thổ Nga và hai năm sau mới họp về đại quân. Trong khi chờ lệnh, Jebe và Sabutai vẫn tiếp tục tiến tới các tiểu quốc vùng đồi núi Caucasus như: Azerbaijain, Armenia và Georgia đánh phá.

Lúc Jebe và Subutai đánh Nishapur thì Thành Cát Tư Hãn đem đại quân đến bao vây Kunya Urgench. Tuy nhiên thành này chống cự mãnh liệt dưới sự chỉ huy của Jalal-al-Din, nên quân Mông không chiếm được.

Từ khi sắp đánh Khwarezm, Thành Cát Tư Hãn hứa đem đế quốc này cho Jochi (Truật Xích- người con trưởng), khi tiêu diệt xong cùng để Jochi nối ngôi đại hãn. Jochi sợ, quân Mông Cổ tàn phá thành phố trù phú làm ông ta phải bỏ công xây dựng lại, nên đã cho liên lạc với quân phòng thủ để thành phố đầu hàng. Tin này đến tai Thành Cát Tư Hãn và Chagatai (Sát Hợp Đài- người con thứ hai), làm cả hai cùng tức giận.

Chagatai đã hết sức chống đối trước hội đồng thủ lãnh các bộ lạc kuriltai. Chagatai đem chuyện nguồn gốc của Jochi là mờ ám, vì Jochi chỉ sinh ra sau khi bà mẹ (Börte- cũng là mẹ của Chagatai), được cứu thoát vài tháng, sau vụ bắt cóc. Vậy Jochi chưa chắc đã là con của Thành Cát Tư Hãn. Chagatai còn đe dọa nếu Jochi làm Đại Hãn thì sẽ có nội chiến. Vì việc này mà Thành Cát Tư Hãn và hội đồng kuriltai đã phải chọn người con thứ ba là Őgedei (Oa Khoát Đài) làm Đại Hãn nối ngôi.

Tuy nhiên vì chuyện này, nhân vụ được điều động một số quân lên phía bắc nay nằm trong lãnh thổ Kazakhstan, Jochi không bao giờ quay lại gặp hay nghe theo lệnh của Thành Cát Tư Hãn nữa. Rồi sau này đã có lúc quân Mông Cổ trạm chán với nhau trên phần đất Á Rập.

Đánh mãi không hạ đựơc thành Kunya Urgench, quân Mông Cổ bèn phá đê nứơc trên sông Amu Darya, làm ngập lụt thành phố này và giết hầu hết số quân nói trên cùng rất nhiều dân của thành phố. Cũng có nguồn lại nói quân Mông Cổ sau khi chiếm được thành phố mới cho phá đập nước. Xem trong hai giả thuyết thì thấy giả thuyết thứ nhất có lý hơn. Sau đó quân Mông Cổ giết gần hết dân nơi đây và phá nát thành phố để trả thù việc giết sứ giả.[1]

Riêng Jalal-al-Din dẫn tàn quân chạy sang phía đông đến thành phố Balkh nay thuộc Afganistan. Ông này triệu tập được một số quân, chuẩn bị đánh lại Mông Cổ, và ông cũng thành công trong một số trận. Thành Cát Tư Hãn nghe tin, bèn tự cầm quân đuổi theo, còn các con chia quân đi đánh phá các thành phố còn lại. Đế quốc Khwarezm tan rã mau chóng vì tinh thần quân đội không trung thành với Muhammad.

Quân Thành Cát Tư Hãn vây đánh anh hoàng tử trẻ tuổi mấy lần nhưng anh vẫn thành công trốn thoát. Lần cuối cùng quân Mông đuổi Jalal-al-Din đến bờ sông Indus, vây đánh dữ dội. Trận này quân của Jalal-al-Din bị tiêu diệt. Còn một mình vị hoàng tử can đảm này cho ngựa cùng chàng bơi qua sông rộng mênh mông và thoát hiểm. Thành Cát Tư Hãn ngắm nhìn thán phục. 

Trong quyển “Ghenghis Khan and the Mongol Empire” tác giả Miriamn Greeblatt lại đưa ra một cách phân phối các cánh quân như sau: Cánh I do chính Thành Cát Tư Hãn và Subutai chỉ huy. Cánh II do Őgedei (Oa Khoát Đài) và Chagatai chỉ huy. Cánh thứ III do Jebe chỉ huy, và cánh IV do Jochi chỉ huy. Cánh I không đánh Samarquand mà vượt sa mạc đến Bukhara. Trong khi cánh II đánh Utrar ngay tức khắc. Cánh III và IV đi tàn phá các thành phố khác.

Hai thành phố Kunya Urgench, Samarquand người MC đã tàn phá rất nhiều. Nay cả hai thành phố này có bề dày lịch sử trên 2700 năm với nhiều kiến trúc đổ nát đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới. 



[1] Trong quyển “The Mongol Empire” George Lane đã viết lại một câu mà Thành Cát Tư Hãn đã nói khi san bằng các thành phố này như sau: “I am the punishment of God. If you had not sinned he would not have sent me.” (Ta là hình phạt từ Thiên Vương. Nếu các ngươi không phạm tội, thì ngài đã không gửi ta đến.)



[1] Nhiều tài liệu công nhận con số này kể cả quyển “Cambridge Illustrated History of China” của Patricia Buckley Ebrey.
[2] Theo “The Mongol Empire” của George Lane còn viết ngoài con số quân trên, Thành Cát Tư Hãn còn đem theo 10000 kỹ sư về ngành công thành.

Monday, July 29, 2013

Tìm Hiểu Không Thám- Bài 13


I-                   B-70 Valkyrie


 Vì biến cố Francis Gary Powers- U2 bị bắn rơi năm 1960 CIA và USAF (US Air Force- Không Lực Hoa Kỳ) định dùng chiếc máy bay ném bom B-70 Valkyrie của hãng North American Aviation . Chiếc này được phát triển từ cuối thập niên 1950, có sáu động cơ phản lực. Máy bay này đáp ứng được điều kiện bay nhanh hơn 3 lần vận tốc âm thanh để có khả năng bay nhanh hơn hỏa tiễn địa đối không; máy có khả năng bay cao hơn 70000 ft (21 km) và diện tích cắt (radar cross section)  khá nhỏ để tránh cái nhìn của radar.


Thoạt đầu, mẫu thí nghiệm có tên là XB-70 và mục đích của USAF là dùng máy bay này là loại ném bom nguyên tử chiến lược. Nó có khả năng bay từ lục địa Mỹ đến đất Liên Xô, ném bom, rồi quay về mà không cần tiếp nhiên liệu. Vì vậy máy bay phải chứa thật nhiều nhiên liệu. Khi mới bắt đầu chương trình, các kỹ sư nghĩ tới việc dùng các động cơ nguyên tử.  Nếu thành công thì phạm vi hoạt động (hoạt tầm) sẽ là vô hạn.


Có hai chương trình được đề bạt:


Weapon Sytem 125A, viết tắt WS-125A, một chương trình này nghiên cứu động cơ nguyên tử.


Weapon System 110A, viết tắt, WS-110A, một chương trình nghiên cứu dùng động cơ phản lực mà nhiên liệu là “zip-fuels”. Zip Fuel là nhiên liệu cải tiến làm tăng hiệu lực đến 40%.


Tất cả các hãng máy bay của Mỹ đều cố sức làm việc để đạt phiếu đặt hàng của USAF.

 


Mẫu đề bạt nguyên thủy.


 


Đến năm 1956, sau khi nghiên cứu thí nghiệm, USAF quyết định dùng chương trình WS-110A.

Đến năm 1958, một mẫu thiết kế (design) của hãng North American đã đánh bại 20000 (hai chục ngàn) mẫu của tất cả các hãng và được đặt mua.

Mẫu đề bạt của North American.

 
B-70 cất cánh
 
 

Chuyến bay lâu nhất: 3:40 hours (on 6 January 1966)
Tốc lực nhanh nhất: 2,020 mph (3,250 km/h) (on 12 January 1966)
Hoạt trần cao nhất: 74,000 ft (23,000 m) (on 19 March 1966)
Vận tốc Mach cao nhất: Mach 3.08 (on 12 April 1966)
Giữ được tốc lực cao lâu nhất Mach 3: 32 minutes (on 19 May 1966)

Tuy nhiên, lúc ấy các phát triển của hỏa tiễn liên lục địa đã làm chương trình này nghỉ hưu bỏ để tiết kiệm, nhân mạng cũng như tài chính, tháng 4 năm 1969.

 

Các đặc điểm của B-70

 

  • Phi hành đoàn: 2
  • dài: 189 ft 0 in (57.6 m)
  • Sải cánh 105 ft 0 in (32 m)
  • Cao: 30 ft 0 in (9.1 m)
  • Diện tích cánh: 6,297 ft² (585 m²)
  • Trọng lượng lúc trống 253,600 lb (115,030 kg; operating empty weight)
  • Trọng lượng chuyên chở: 534,700 lb (242,500 kg)
  • Trọng lược tối đa khi cất cánh: 542,000 lb (246,000 kg)
  • Động cơ: 6 × General Electric YJ93-GE-3 afterburning turbojet
    • Sức thôi tống 19,900 lbf[74] (84 kN) each
    • Thôi tống lúc tái khai hỏa: 28,800 lbf[75] (128 kN) each
  • Trọng lượng nhiên liệu: 300,000 lb (136,100 kg) hay 46,745 US gallons (177,000 L)

Vì quá tốn kém nên CIA quyết định ngưng việc biến cải B-70 thành RF-70 để do thám chiến lược.

 
 

 

 

 

 

Saturday, July 27, 2013

Đại Việt thắng Nguyên Mông? Bài 15


CHƯƠNG 03 (tt)



III/ Vương quốc Khwarezm.

A- Tình trạng đôi bên trước khi đánh

Trong thời gian từ 1200 đến 1206, khi Thiết Mộc Chân thành lập nước Mông Cổ ở đông Á, thì Allah al-Din Muhammad II cũng bắt đầu bành trướng phần đất cha ông để lại mang tên Khorezme ở tây Á (Khorezme còn được gọi Khwarezm hay Khwarizm, tùy theo cách gọi của các dân tộc khác nhau). Vào khoảng 1205 ông đã chinh phục vùng đất của PersiaSeljuk Turks. Đến năm 1212 ông đánh bại Kutluk, Gur-Khan của Kara Khitay (hay còn được đọc là Kara-Khitan Khanate- Tây Liêu), sát nhập một phần đất phía tây của vương quốc này vào đế quốc Khwarezm. Ông Muhammad có ý nhòm ngó tới việc chinh phục Trung Quốc, mặc cho nhiều quan cố vấn khuyên ông không nên làm như vậy. Ông còn có ý định chinh phục Baghdad, nơi được coi là thánh địa Hồi giáo để làm giáo chủ giáo phái này. Tuy nhiên khi quân ông vựơt đèo ở núi Zagros vào Iraq thì bị một trận bão tuyết làm chết gần hết.

Lúc Thiết Mộc Chân trở nên Thành Cát Tư Hãn, vị chỉ huy tối cao của các bộ tộc Mông Cổ năm 1206, thì Muhammad II đã chiếm đến sông Jaxartes trong vùng vịnh Persian và đã trở thành Shah tức là vị chỉ huy tối cao của các bộ lạc Hồi giáo xung quanh đã bị ông chinh phục. Chẳng bao lâu sau thì Khwarezm đã trở thành một đế quốc lớn bao gồm Iran, Turkmenistan, Tajikistan, Uzbekistan thêm ½ lãnh thổ các nước Kyrgyzstan và Afganistan ngày nay.

Một đặc điểm khác là vùng đế quốc này cũng có địa thế như Mông Cổ, gồm các thảo nguyên, sa mạc. Trong bài viết của ông Peter Roudik trên trang History of the Central Asia republic đã viết như sau: “Geographical factors have impacted the people as well. Due to the aridity of soil, settlements were concentrated in oases; however, large distances between the oases complicated the communication between them. Because lack of natural barriers, the region had been the subject of frequent foreigner invasions.” (Điều kiện địa lý cũng ảnh hưởng tới con người nữa. Vì là vùng đất khô cằn, dân chúng thường định cư vào các ốc đảo. Tuy nhiên khoảng cách giữa các ốc đảo quá xa làm sự thông tin liên lạc rất phức tạp. Vì không có các chướng ngại vật thiên nhiên nên đây còn là vùng làm mục tiêu cho nhiều cuộc xâm lăng của ngoại bang.)

B- Lý do.

Năm 1218, Thành Cát Tư Hãn cử một sứ đoàn đến Samarqand một thành phố của đế quốc này, nằm trên con đường tơ lụa nối Trung Quốc với La Mã (Hiện nay nằm trong nước Uzbekistan). Trong lá thư gửi cho Muhammad, Thành Cát Tư Hãn đã chúc tụng “Ngài là vua phương tây, còn ta là vua phương đông”. Ý của Thành Cát Tư Hãn là muốn làm liên minh. Ông Muhammad cũng gửi phái đoàn đến đáp lại.

Chẳng bao lâu sau một đoàn gồm 600 người (có tài liệu nói trên 1000) vừa lái buôn cùng một số sứ giả thành phố vào đế quốc này. Khi đoàn vừa tới thành phố biên giới đầu tiên là Utrar, ông Inalchek người cai quản của thành phố tình nghi đòan này làm gián điệp, liền đem xử tử[1].  Viên quân trấn thủ lấy hết vàng bạc cho vào kho bạc của thành phố. Thành Cát Tư Hãn lại gửi một đoàn khác đến Samarqand hỏi nguyên do. Muhammad không xin lỗi mà cho chặt đầu, cạo tóc các sứ giả rồi trả lại cho Thành Cát Tư Hãn, để chứng tỏ rằng đế quốc Khwarezm cũng là một đại cường, với 400000 quân thiện chiến bảo vệ lãnh thổ. Trong Tân Nguyên sử cũng ghi lại diễn biến ấy như sau: “ Vương giết chết Ba Hợp Lạt, cắt râu tóc của quân lại Mông Cổ, trả về để làm nhục Mông Cổ, tự tụ tập quân sĩ ở Tát Mã Nhĩ Can”[2]. Việc này không biết đúng hay sai, tuy nhiên lịch sử đế quốc Mông Cổ đã chứng minh rằng, không bao giờ họ để yên một liên minh ngang hàng bao giờ cả.

Trong quyển Genghis Khan & the Mongol Conquests 1190-1400. trang 21 viết theo sử gia Ata-Malik Juvaini về đoàn sứ giả bị giết: Khi nghe tin cuộc thảm sát, Thành Cát Tư Hãn lên đỉnh đồi, bỏ khăn đội đầu cầu khẩn thần linh trong ba ngày ban cho ông sức mạnh để ông trả mối thù thật đích đáng. [When Genghis Khan learned of massacre he climbed to top of a hill, uncovered his head and prayed to heaven for three days for the strength to exact vengeance]

Trong Tân Nguyên sử, liệt truyện ngoại quốc cũng ghi về việc này như sau: “Lại nghe người trốn chạy trở về báo, cả giận, cởi dải mũ, quỳ vái tế trời, thề sẽ rửa hận.”[3]

 


Thành Cát Tư Hãn Cầu Nguyện
(trích từ Genghis Khan and Mongol Empire- Miriam Greeblatt)
 



[1] Chắc phải có một chứng cớ nào đó mà Inalchek mới sử tử đoàn thương nhân này. Các gián điệp của Mông Cổ phần nhiều là các lái buôn. Ta không thể biết được việc này đúng hay sai.
[2] Phần dịch của ông Tích Dã trên trang Việt sử của Viện Việt Học.
[3] Phần dịch của ông Tích Dã trên trang Việt sử của Viện Việt Học.

Tuesday, July 23, 2013

Đại Việt thắng Nguyên Mông? Bài 14



CHƯƠNG 03 (tt)

II/ Đánh Kara-Khitan (Tây Liêu)

Dòng họ Gia Luật của bộ lạc du mục Khitan (Kiết Đan- thuộc Mãn Châu) lập nên nước Liêu hùng cường khống chế tất cả các bộ lạc kể cả Mông Cổ, Jurchen (Nữ Chân) phía đông bắc Trung Quốc. Năm 1124 Liêu triều bị bộ lạc Jurchen (Nữ Chân) đánh bại. Tướng Da Luật Đại Thạch (耶律大石) dẫn khoảng 100000 tàn binh chạy về phương tây lập ra vương quốc Kara-Khitan (Tây Liêu). Quốc gia này nằm ở vùng đông bộ Kazakhstan, hầu hết phần đất của Kyrgyzstan, và Tijikistan ngày nay.

Năm 1203, Temüjin (Thiết Mộc Chân), đánh Naiman. Quân đội Naiman tan vỡ, Toghrul (Tayan) Khan của bộ lạc bị tử thương. Con trai của ông là Kutlug đem tàn quân chạy về phía tây nương náu ở Tây Liêu. Vua nước này trước cũng đã liên minh với Temüjin, nhưng cho Kutlug dung thân, đã thế ông còn đem con gái gả cho Kutlug. Tuy nhiên Kutlug là con người nham hiểm; ông đầu độc cha vợ cướp ngôi. Ông này vốn ghét Hồi giáo, khi lên ngôi ra lệnh giết các nhà truyền giáo Hồi. Dân chúng nơi đây đa số là Hồi giáo căm thù Kutlug. Đã thế Kutlug thường hay quấy phá biên cương của Mông Cổ.

Năm 1218, khi Temüjin đã lên làm Thành Cát Tư Hãn, sai tướng trẻ Jebe đem 2 tjumen (20000) sang đánh trả thù. Dân nghe tin lính Mông Cổ tới vui mừng, chặt đầu Kutlug rồi xin hàng. Mông Cổ sát nhập Tây Liêu vào đế quốc của họ. Tây Liêu bị xóa tên từ đó.

Monday, July 22, 2013

Các bài thơ dịch Vô Đề


    Vài dòng về Lý Thương Ẩn:

Lý Thương Ẩn (813-858 mạt Đường) tự là Nghĩa Sơn, hiệu là Ngọc Kê Sinh. Ông có các mối tình bí ẩn. Ông có tình với nữ đạo sĩ Tống Hoa Dương. Ông còn có tình với các cung nữ Lư Phi Loan, Khinh Phụng. Các bài vô đề là các bài thơ có liên quan đến các mối tình thầm kín đó. Cho nên lời thơ nhiều khi tối nghĩa làm ta phải tự tìm hiểu lấy.


無題  Vô Đ

相見時難別亦難

東風無力百花殘

春蠶到死絲方盡

蠟炬成灰淚始乾

曉鏡但愁雲鬢改

夜吟應覺月光寒

蓬萊此去無多路

青鳥殷勤為探看

李商隱

            Vô Đ

Tương kiến thời nan, biệt diệc nan;

Đông phong vô lực, bách hoa tàn.

Xuân tàm đáo tử, ti phương tận;

Lạp cự thành hôi, lệ thủy can.

Hiểu kính đản sầu, vân mấn cải,

Dạ ngâm ưng giác nguyệt quang hàn.

Bồn Lai thử khứ, vô đa lộ

Thanh điểu ân cần vị thám khan.

Lý Thương Ẩn

    Khi gặp được nhau đã khó rồi, chia tay nhau lại càng khó hơn.
  Gió xuân bất lực không đủ sức, để trăm hoa phải tàn héo.
  Con tằm xuân đến chết mới nhả hết tơ lòng.
  Ngọn nến tàn thành tro mới khô hết những giọt lệ nến.
  Sáng sớm soi gương, mới buồn là tóc mai đã đổi trắng như mây.
  Ban đêm ngâm nga mới chợt thấy ánh trăng sao mà lạnh lẽo.
  Từ đây không có nhiều lối để đến được Bồng Lai. Nên...
  mới ân cần nhờ chim xanh dọ hỏi dùm đường đi nước bước.

Đỗ Chiêu Đức.
   
 Thanh điểu : chim xanh, con chim của Tây Vương Mẫu, có ba chân, lại có tài tìm đường
   

 

Bài thơ không đề


Gặp đã khó, xa nhau khó thêm !

Gió đông đâu khiến rụng hoa thềm.

Thân tằm đến chết, tơ vừa cạn;

Nến sáp thành tro, lệ mới kềm.

Gương ngắm, buồn cho mầu tóc bạc

Khuya ngâm, cảm thấy lạnh trăng đêm.

Bồng Lai mấy nẽo, rày đi thử

Hẹn với chim xanh đoán hộ xem.

Danh Hữu dịch

Paris 12.7.2013

 

 Bài không tên 1

Thật khó gặp nhau, khó rẽ tay.
Gió đông
yếu đuối khiến hoa say.
Con tầm gần chết, tơ còn nhả.
Ngọn nến
sắp tàn, lửa vẫn lay.
Sáng sớm soi gương đầu đã bạc.
Tối mù ngâm vịnh nguyệt không hay.
Bồng Lai đường đến không nhiều lối.
Chim biếc làm ơn dọ chốn này.
                            VHKT 2008

BIỆT LY KHÓ

          Khó gặp nhau rồi , không nỡ xa

         Gió Đông vùi dập nát cành hoa

         Con tầm đến thác tơ vương vấn

         Đuốc cháy tàn tro lệ chửa khô

         Soi gương chặc lưỡi ta già nhỉ

         Đêm lạnh trăng luồn biếng đọc thơ

         Muốn tới Bồng Lai nhìn Tiên Nữ

         Chim báo tin mà ta cứ mơ

                           C.D.M.         

VÔ ĐỀ

 

Khó gặp, lại càng khôn cách xa

Gió xuân chẳng đủ thắm muôn hoa

Lực mòn, tằm hết tơ - đời dứt

Giọt cạn, nến tàn tro - kiếp qua

Ngơ ngẩn soi gương, sầu tóc trắng

Thẫn thờ vịnh cảnh, xót trăng tà

Đường nào đến chốn Bồng Lai ấy

Ơi hỡi chim xanh chỉ giúp ta !

                   Lộc Mai

Bài không tên 1

 

Khó gặp rồi khó chia tay.
Gió đông thổi
yếui, hoa bay ngập đường.
Tầm tàn, tơ vẫn còn vương.
Ngọn nến hết lệ, khóc thương cuộc đời.
Sớm nhìn đầu đã bạc rồi.
Chiều tà ngâm vịnh trăng thời lạnh tanh.
Bồng Lai mấy lối chẳng rành.

Làm sao dọ hỏi, chim xanh giúp giùm.
                            VHKT 2008

                                 

   VÔ ĐỀ.
                    Khó gặp được nhau khó cách xa,
                    Gió xuân bất lực héo ngàn hoa.
                    Tầm kia đến thác tơ còn vướng,
                    Nến nọ tàn canh lệ chửa nhòa.
                    Trước kính sầu sao làn tóc trắng,
                    Thâu đêm ngâm mãi ánh trăng lòa.
                    Bồng Lai chẳng phải đường La Mã,
                    Nhờ cánh chim xanh dọ lối qua.
                                                           Đỗ Chiêu Đức.

  Bài không tên 1

 Khó gặp nhau rồi khó cách xa.

Gió đông yếu ớt, bạc màu hoa.

Con tầm sắp thác, tơ còn nhả.

Ngọn nến gần tàn, lệ vẫn nhòa.

Sáng sớm soi gương, đầu đã bạc.

Tối khuya ngậm vịnh, nguyệt đang tà.

Bồng lai mấy nẻo, ta liều tới.

Chim biếc làm ơn chỉ lối nha.

VHKT

Gặp đã khó, chia tay càng khó.

Gió đông về, hoa cỏ héo hon.

Buông tơ, tầm chết vẫn còn.

Nhỏ lệ, nến một lòng son dù tàn.

Sáng soi gương, buồn than tóc bạc.

Chiều ngâm thơ, trăng lạnh lửng lơ.

Bồng lai,mấy lối lờ mờ.

Dò đường đi đến, ta nhờ chim xanh.

VHKT

 
Gặp đã khó, chia tay càng khó.

Gió đông về, hoa cỏ héo hon.

Buông tơ, tầm chết vẫn còn.

Nhỏ lệ, nến một lòng son dù tàn.

Sáng thấy tóc bạc, buồn than.

Chiều tà, ngâm vịnh, trăng hàn lửng lơ.

Bồng lai,mấy lối lờ mờ.

Dò đường đi đến, ta nhờ chim xanh.

VHKT