Saturday, August 31, 2013

Thursday, August 29, 2013

Đại Việt thắng Nguyên Mông? Bài 21



CHƯƠNG 03 (tt)
 
 
V/ Quay về đông phương
A- Thôn tính Tây Hạ.
Sau khi đoàn tụ với Subutai, và phần bình định Khwarezm cũng xong, Thành Cát Tư Hãn muốn quay về lại hỏi tội Tây Hạ đã khước từ việc đem quân đánh Khwarezm. Một số tài liệu khác còn cho biết, khi quân Mông đang đánh Khwarezm, thì Tây Hạ liên kết với Kim làm thành một liên minh chống lại Thành Cát Tư Hãn. Đó là nguyên nhân thứ hai mà ông đã quyết định quay về phương đông. Theo quyển “Genghis Khan & the Mongol Conquests 1190-1400.” thì Thành Cát Tư Hãn muốn băng qua Ấn Độ, nhưng thấy địa thế nhiều sông sâu, rừng rậm, núi cao nên lại quay ngược lên hướng bắc Afganistan rồi về. Một quyết định sáng suốt khi chưa nắm vững địa thế.
Quân Mông đánh nhau với Tây Hạ chiến thắng và chiếm nhiều nơi, tuy nhiên quân Tây Hạ không chịu đầu hàng. Đặc biệt tướng Tây Hạ Mã Diên Long cương quyết tử thủ thành Deshun, nhưng khi vị tướng này tử trận thì quân Mông chiếm được thành. Lúc đang vây kinh đô Tây Hạ thì Thành Cát Tư Hãn qua đời năm 1227. Theo History Channel, thì Thành Cát Tư Hãn chết trên đường về Tây Hạ. Tuy nhiên, các người con của ông cũng hoàn tất nhiệm vụ làm nước này bị diệt vong từ năm ấy, và Tây Hạ tồn tại gần 200 năm.
B- Thôn tính Kim                            
Sau khi được hội đồng Kuriltai bầu làm đại hãn,  Őgedei (Oa Khoát Đài) lấy Trung Nguyên làm trọng điểm, mở các cuộc tấn công diệt Kim. Trong đợt tấn công vào Kim lần này, Mông Cổ đã nếm mùi vũ khí mới: thuốc nổ đặt trong một bao bằng sắt, và được đốt bằng ngòi, ấy chính là hình thức nửa pháo nửa bom. Các quả bom này được đặt lên súng bắn đá. Toán pháo thủ kéo cung dương lên. Khi cung đã dương tột độ, một người chạy lại châm ngòi, rồi chạy ra xa. Trong khi ấy, toán pháo thủ buông dây để quả bom bay đến phía địch.
Theo sử gia Javaini ghi lại chuyện về quả bom có đoạn viết: Một tiếng nổ thật lớn, như tiếng sét, vang đi hàng trăm lí. Cây cối bị đốt cháy hay rạt xuống trong một phạm vi hơn nửa mẫu vì sức nóng. Khi nó đập vào thì dù là áo giáp sắt cũng bị xuyên thủng. Ai mà bị bắn không bị thương bởi mảnh vỡ thì cũng bị đốt cháy (There were a great explosion, the noise whereof was like the thunder, audible for more than a hundred li, and vegetation was scorched and blasted by heat over an area of more than half a mou. When hit, even armour was quiet pierced through. Those who were not wounded by fragments were burnt to death by explosions.[1]. Tuy nhiên, quân Kim cũng không chặn nổi bước tiến của quân Mông.
Năm 1232, sau khi thanh toán tất cả các thành miền bắc, quân Mông quay xuống thành Khai Phong kinh đô mới của Kim. Quân Mông bây giờ được đặt dưới quyền chỉ huy của hổ tướng Subutai. Khai Phong nằm ở bờ nam sông Hoàng Hà (nay thuộc Hà Nam). Thời Đông Châu đây là Biện Lương kinh đô nước Ngụy. Thời Tống, để tránh bị Kim và Tây Hạ quấy phá đã chọn đây làm kinh đô vì có sông Hoàng Hà làm chướng ngại vật. Sau khi bị uy hiếp bởi người Kim, nhà Tống mới dời đô về Hàng Châu.
Khi tin Mông Cổ đến Khai Phong, thì ai nấy đều mất hồn, vì không ngờ họ đã đánh tan các đạo binh hàng đầu của Kim ở vùng núi, khi tuyết đóng đến đầu gối.
Để nâng cao tinh thần binh sĩ, chính hoàng đế Kim là Kim Ai Tông đi thanh sát tường thành khi quân Mông đang tấn công. Tuy quân Mông không có bom nổ như quân Kim, nhưng có hàng hà sa số cần bắn đá phóng ra các cục đá to như nửa cái cối xay gạo[2].
Trong quyển “Genghis Khan & the Mongol Conquests 1190-1400”, trang33, Stephen Turnbull có ghi lại đoạn mà sử gia Javaini đã viết và được dịch sang tiếng Anh: Quân Mông tăng cường oanh tạc thành phố và đá bay vào như mưa rào. Đội pháo bảo vệ trở nên hoang mang cực độ, lớp thì bị nghiền lớp thì bị giã nát [The northern army (Mongol) intensified the bombardment of the city and stones flew like rain showers. The crews (of the city’s own artillery) were put in terrible confusion and were partly crushed, partly pounded.]
Nhưng quân Kim cũng chống trả kịch liệt với bom sắt. Bài trên viết tiếp: “Các cục nặng của thành mà người ta gọi là Lôi Động Thiên Cung trả lời. Bất kì nơi nào của lính Mông mà bom bắn trúng, lửa bộc phát đốt người cháy như than.” [The heavy pieces in the city- they were called Heaven shaking thunder replied. Wherever the northern army was hit fires started that burned many people to cinders]
Trước sự kháng cự với các vũ khí trên, quân Mông phải rút về phía xa để tìm phương pháp khác. Và rồi biện pháp mới đưa ra. Để tránh các bom trên quân Mông lấy kiên bằng da che lên rồi xông vào tường thành tìm các nơi tường thành bị đá bắn vỡ chui vào đó nấp. Phản pháo lại quân Kim lại treo bom vào một sợi xích, rồi hạ bom từ từ vào chỗ trú ẩn của lính Mông. Bom phát nổ thì kiên da hay người không còn một dấu vết.
Một vũ khí khác của lính Kim là giáo lửa. Để làm giáo lửa, họ cột một mũi giáo vào một thân tre đã đục thông các mắt. Như vậy là họ có một cán giáo rỗng ruột. Họ nhét thuốc súng vào cán giáo, rồi đốt bằng một bùi nhùi lửa đeo cạnh hông. Khi thuốc súng cháy họ ném giáo lửa về phía địch quân. Sức ném hợp với sức thuốc súng cháy làm giáo đi xa hơn sức người nhiều và mũi giáo cùng lửa của giáo phát nổ làm người bị thương hay tử vong nhiều hơn.
Bom sắt và giáo lửa là hai vũ mà lính Mông rất sợ.
Trong “Lịch Sử Trung Hoa” của Nguyễn Hiến Lê có đoạn nói đến quân Mông nhờ Tống diệt Kim như sau:
“Oa Hoạt Đài (Ogodei) đem quân đánh Kim, vây Biện Kinh 16 ngày không lấy được. Mông Cổ sai sứ vào xin Tống (vua Lí Tôn) hợp binh đánh Kim. Vua tôi nhà Tống muốn thừa diệp đó, diệt Kim để rửa nhục, mà quên rằng trước kia Tống giúp Kim diệt Liêu, sau bị Kim phản, trở lại hại Tống. Lần này cũng vậy, Tống giúp Mông Cổ diệt Kim (vua Kim phải tự ải - có sách nói nhảy vào lửa chết năm 1234) rồi cũng bị Mông Cổ phản trở lại hại Tống.”
Dù vũ khí chiếm thượng phong, nhưng tinh thần của binh dân thành Khai Phong lại suy đồi. Theo Stephen Turnbull viết trong quyển nói về Nguyên Mông, lúc ấy hoàng đế Kim bắt lính tất cả mọi người kể cả các thư sinh yếu đuối. Cũng theo quyển ấy thì các thư sinh này chống đối vì đem họ vào chỗ nguy hiểm.

Mùa đông năm 1233, hoàng đế Kim Ai Tông bỏ trốn khỏi thành Khai Phong, dù là ông vẫn còn cơ hội chống đỡ. Ông này đã có một vết tì là đã bỏ trốn khỏi Trung Đô ngày trước. Các tướng giữ thành thấy vậy mở cửa thành đầu hàng để tránh các thảm họa như các nơi khác. Quả tình Mông Cổ cũng sát hại một số, nhưng không tiêu diệt hết dân như các nơi đã từng chống đối đến khi vỡ thành. Sau đó họ đuổi theo Kim Ai Tông, và ông này đã tự tử chết khi cùng đường năm 1234. Một quốc gia nữa bị xóa tên trên bản đồ thế giới.



[1] Trích từ trang 33- Genghis Khan & the Mongol Conquests 1190-1400.
Không biết tác giả nghe ai tả lại mà ghi như trên. Đây phải là bom tiên tiến của đầu thế kỉ thứ XX mới có.
[2] Tính theo cái cối mà người Hoa, Việt hay dùng để giã gạo, xay lúa thì viên đá này có thể có đường kính đến 60, 70 cm.
 
 

Thông báo:


Các bạn đọc nào muốn đăng bài lên blog này, xin viết bài và gửi về: vhkt.3563@gmail.com

 

Wednesday, August 28, 2013

Tuesday, August 27, 2013

Đại Việt thắng Nguyên Mông? Bài 20


CHƯƠNG 03 (tt)

IV/ Cuộc hành quân Jebe/Subutai (tt)

4. Kết quả

Trận đánh này, 6 lãnh chúa và bẩy mươi nhà quí tộc liên quân Nga đã thiệt mạng. Về số quân tử trận thì cũng có nhiều nguồn tin khác nhau. Theo Nikonian Chronicle và Richard Gabriel trong quyển: “Subutai The Valiant: Genghis Khan’s Greatest General” thì nói liên quân Nga bị thiệt hại 60000 người. Nhưng theo The Primary Chronicle thì con số ấy là 10000 người.[1]

Theo nhà sử học John Fennell chuyên về Nga thời phôi thai thì nói con số về lính tham chiến cũng như thương vong quá mù mờ. Nhưng với con số nào thì con số thiệt hại của liên quân ít nhất là 50%.

Sau trận đánh lịch sử này, quân Mông Cổ tiếp tục quay về đại quân của Thành Cát Tư Hãn. Khi vượt sông Volga thì bị phục kích bởi các quân Volga Bulgaria, quân của iltäbär (vua) Ghabdulla Chelbir của xứ Bulgar, cộng thêm quân của inäzors (hoàng tử) MordvinPureshPurgaz gần Samara Bend làm thiệt hại quân Mông. Tuy nhiên, Mông cổ không đánh trả và chỉ lo rút lui.

Theo “Mongol: A Country Study” thì Jebe bị bệnh chết đường về ở phía bắc biển Caspian. Sau ba năm vượt trên 4000 miles (6,500 km- có sách nói trên 5000 mile hay trên 8000 km), Subutai đã đem 2 tjumen về họp với đại quân. Nhưng theo “Subutai The Valiant: Genghis Khan’s Greatest General” Jebe chết sau khi gặp được đại quân.

Russia chronicler viết: Chúng tôi chẳng biết đám đó từ đâu tới, hay chúng lại trốn nơi nao; Chúa biết nơi nào tìm ra họ để trừ những tội của chúng tôi. [We know not whence they come, nor where they hid themselves again; God knows whence he fetched them against us for our sins.][2] Theo sử gia Robert Marshall thì cuộc hành quân của Subutai đã đi vào lịch sử như là một cuộc hành quân vĩ đại nhất trong lịch sử kị binh của thế giới.  Còn sử gia Charles Halperin thì cho rằng sự tàn phá của bộ máy chiến tranh Mông Cổ đã làm lu mờ tất cả những gì mà người Nga đã thấy từ trước.            



[1] Theo quyển “Cuộc kháng chiến chống xâm lược Nguyên Mông thế kỷ XIII” của ông Hà Văn Tấn và bà Phạm Thị Tâm, trang 318, có ghi lại cuộc viễn chinh của Jebe và Subutai như sau:
Khi quân MC từ trung Á tiến đánh châu Âu, liên quân các công quốc Nga, Xu-dơ-đan, Xmo-len, Ki-ép, Tréc-ni-nốp đã chặn giặc ở sông Kan-la, Nhưng ngay trong giờ phút nguy cấp, các công vương đã bất hòa nhau và chiến đấu đơn độc….”
 
[2] Trich ở trang 49, quyển “A History of Russia” của Jesse D. Clarkson.

Thơ bạn đọc:


Một bạn đọc trên blog này và cũng là bạn dọc trong mục thơ tiếng Việt trên diễn đàn Viện Việt Học có tên Nắng Khuya đã cho phép tôi đăng bài thơ của tác giả lên blog của Cholach. Tôi xin giới thiệu với bạn đọc.

Anh đi rồi

Anh đi rồi,

Em cố gượng cười che nước mắt.

Anh đi rồi, hiu hắt nỗi đau

Thêm lần chia cắt đời nhau.

Sơn khê mấy bận, tình đau vẫn còn.

Nang Khuya-

Monday, August 26, 2013

Khuê tình



閨情- Khuê tình

流水去絕國。

Lưu thủy khứ tuyệt quốc,
浮雲辭故關。

Phù vân từ cố quan.
水或戀前浦。

Thủy hoặc luyến tiền phố,
雲猶歸舊山。

Vân do quy cựu san
恨君流沙去。

Hận quân Lưu Sa khứ
棄妾漁陽間。

Khí thiếp Ngư Dương gian.
玉箸夜垂流。

Ngọc trợ dạ thùy lưu,
雙雙落朱顏。

Song song lạc châu nhan.
黃鳥坐相悲。

Hoàng điểu tọa tương bi.
綠楊誰更攀。

Lục dương thùy cánh phan?
織錦心草草,

Chức cẩm tâm thảo thảo,
挑燈淚斑斑。

Khiêu đăng lệ ban ban.
窺鏡不自識.

Khuy kính bất tự thức,
況乃狂夫還

Huống nãi cuồng phu hoàn.
Lý Bạch
--Dịch nghĩa:--

Tình trong khuê phòng


Dòng nước chảy tận miền xa khuất,
Đám phù vân rời cửa ải xưa.
Nước còn lưu luyến bến bờ xưa cũ,
Mây còn trở lại chốn núi xưa.
Giận chàng đi đến Lưu Sa,
Bỏ lại thiếp một mình ở Ngư Dương
Đũa ngọc đêm đêm tuôn chảy
Đôi dòng lệ tràn trên vẻ mặt trẻ trung.
Ngồi buồn thương cùng chim hoàng oanh,
Cây dương liễu xanh
kia còn ai vin nhánh?
Dệt bức gấm mà lòng sao rối bời,
Khêu ngọn đèn mà lệ đẩm chứa chan!
Soi gương
không còn nhận ra mình nữa,
Huống chi lúc chàng trở về.



Các bài thơ dịch:



Nước trôi mãi về nơi xa vắng ,
Biên thùy xưa mây trắng lưa thưa.
Nước còn lưu luyến bến xưa,
Mây về núi cũ tình chưa xóa nhòa.
 Hận chàng đi Lưu Sa lòng chạnh,
Thiếp Ngư Dương cô quạnh sầu thương .
Châu sa đũa ngọc đêm trường ,
Hai dòng lệ thắm vương vương má hồng .
Tiếng oanh hót khiến lòng xao xuyến,
Liễu tơ xanh chẳng luyến vin cành.
Vẩn vơ , gấm dệt chẳng thành,
Khêu đèn , thổn thức , long lanh lệ tình .
Soi gương không nhận ra mình,
Chàng về có lẽ càng nhìn càng đau

 

MaiLộc--

 

              ĐỢI CHÀNG

        Ôi nước lan man xa tít
        Mây ngoài quan ải bơ vơ
        Nước ngoái nhìn mãi bến bờ
        Mây còn tương tư núi xưa
        Chàng dứt áo ra quan ải
        Có còn nghĩ thiếp bơ vơ
        Đêm đêm lệ rơi không dứt
        Chảy tràn trên mặt hoa tàn
        Chim ơi thương ta chăng chớ
        Buồn chuyền cành liễu khóc than
        Cầm thoi tay đưa rời rã
        Sợi rối sợi đứt khôn hàn
        Gương ơi sao mi hiểm thế
        Lòng ta thảng thốt đợi chàng

                        C.D.M.

 

Khuê Tình

Nước chảy đi cuối xứ
Mây trôi từ ải xưa
Nước chẳng quên bến cũ
Mây sẽ lại non nhà
Giận chàng đến Lưu Sa
Ngư Dương bỏ thiếp lại
Hằng đêm lệ tuôn dài
Dung nhan dần héo úa
Than thở cùng chim oanh
Liễu biếc ai vin cành
Dệt gấm buồn mang mang
Thắp nến lệ hàng hàng
Soi gương tìm dáng cũ
Chàng về thiếp
chẳng an.
Quên Đi

 

 

  Tình đàn bà

Dòng nước trôi cuối xứ,

Đám mây rời cố quan.

Nước còn yêu nguồn cũ

Mây cũng về cựu san.

Lưu Sa, giận chàng đến;

Ngư Dương, mặc thiếp hàn.

Đêm đêm, lệ ngọc chảy

Hàng hàng, mặt châu lan.

Chim vàng, cũng buồn đậu;

Dương xanh, đâu mơn man.

Gấm dệt, lòng rối rắm,

Đèn khêu, lệ hoen tràn.

Soi gương, ta đâu nhỉ ?

Chàng về, luống mừng ran.

 

Danh Hữu dịch

 

Nước trôi trôi biền biệt,
Mây bay khuất ải quan.
Nước còn mơ bến cũ,

 Mây vẫn nhớ núi ngàn.
 Hận chàng Lưu Sa biệt,
Bỏ thiếp giữa Ngư Dương.
Đêm nhỏ hai hàng lệ,
Song song ướt má hường.
Oanh vàng buồn thôi hót,
Liễu xanh chẳng kẻ màng.
Khung gấm lòng lơ đễnh,
Chong đèn lệ chứa chan.
Soi gương không nhận bóng,
 Huống chi anh chồng gàn !!!

Đỗ Chiêu Đức

 

Tình buồn chốn phòng khuê

 

Nước lạnh lùng, trôi về bất tận.

Mây hững hờ che lấp ải quan.

Bến cũ, nước vẫn lan man.

Núi xưa,  ấp ủ mây ngàn gần xa.

Hận Lưu Sa, chàng ra hoang vắng.

Hờn Ngư Dương cay đắng thiếp mong.

Đũa ngọc đêm chảy dòng dòng.

Hai hàng lệ thắm má hồng, ai đang?

Đem đau thương, chim vàng chia sẻ.

Cành dương xanh, ai bẻ cùng ai?

Dệt gấm, lòng mãi u hoài.

Khêu đèn, lệ lại chảy dài đẫm khăn.

Soi gương thấy, da nhăn đã khác.

Huống chi ngày chàng vác cung về.

VHKT




 

Sunday, August 25, 2013

Xin lỗi


Chân thành xin lỗi bạn đọc.

Tôi hứa đăng các bài thơ dịch Khuê Tình với một số bạn. Nhưng vì có chuyện bất ngờ là một số cựu học sinh từ Canada, Sacramento lại thăm nên mấy ngày liên liếp tiệc tùng đến nửa đem mới về nhà. Do đó chưa đăng kịp các bài thơ ấy.
VHKT

Không thám bài chót


2.     Liên Xô.


Bản chất của Cộng Sản là bí mật không riêng gì về quân sự và nhất là gián điệp. Nay ta biết họ có một chương trình phóng vệ tinh gián điệp với tên Zenit (Zenit là tiếng Nga mà Anh văn là zenith: có nghĩa là điểm cao nhất trên đầu, cực điểm.)

Sputnik 1
Kể từ năm 1956, chính quyền Sô Viết đã ra một quyết định bí mật để phát triển chương trình vệ tinh gián điệp. Khoảng 1958, thì nhà bác học lừng danh của Liên Xô: Sergei Korolev, bắt đầu thực hiện kế hoạch. Korolev là cha đẻ của Sputnik 1.

Tuy là nước phóng vệ tinh nhân tạo đầu tiên của con người, nhưng lại là nước thứ hai dùng vệ tinh để thăm dò đối phương. Mãi tới ngày 11, tháng 12, năm 1961 họ mới có thể phóng vệ tinh gián điệp đầu tiên. Tuy nhiên, “Mưu sự tại nhân, thành sự tại thiên”, từng thứ ba của hỏa tiễn bị hư, nên khi len gần quỹ đạo thì bị phát nổ. Mãi tới ngày 26 tháng tư, 1962 thì họ mới thực sự có vệ tinh gián điệp. Dù là thành công khi phóng, nhưng 3 ngày sau lúc trở về thì hình ảnh dùng không được vì định hướng sai lệch và độ phân giải các máy hình quá tệVài lần kế tiếp lại bị thất bại với các động cơ thôi tống phát nổ. Nhưng cuối cùng họ đã thành công thật sự ngày 28 tháng 7, 1962.

Như vây, chương trình vệ tinh gián điệp bắt đầu từ năm 1961 và chấm dứt năm 1994. Cũng như Mỹ, Liên Xô cho công chúng biết đó là vệ tinh thuộc chương trình Kosmos (thám hiểm Vũ Trụ). Trong thời gian 33 năm này, Liên Xô đã phóng lên không gian trên 500 vệ tinh. Với con số ấy, đây là con số lớn nhất cho bất kỳ chương trình về vệ tinh nào trên thế giới.

 




Khi Sputnik-1 hay các vệ tinh thuộc chương trình Vostok được phóng lên thì vệ tinh là một hình cầu. Các vệ tinh gián điệp khác của Liên Xô cũng có hình dáng đơn sơ như vậy. Các quả cầu này có đường kính trên 2 m và nặng 2400 kg.
 


Hình vệ tinh đặt trong phi thuyền.


Cả phần này sẽ bay trong quỹ đạo và có chiều dài khoảng 5 m, nặng tổng cộng từ 4600 đến 6300 kg.


 

Vệ tinh được đặt trong mũi của hỏa tiễn. Lúc đầu các hỏa tiễn Vostok. Sau đó, các hỏa tiễn Voskhosd và cuối cùng là Soyuz được dùng để phóng. Căn cứ phóng vệ tinh đầu tiên là căn cứ chính đã từng phóng các vệ tinh đầu tiên của loài người:  Baikonur Cosmodrome,  nằm trong sa mạc hoang vu của nước Cộng Hòa Kazakhstan. Sau này, căn cứ Plesetsk Cosmodrome, cách Moskova 800 km về hướng bắc là nơi phóng chính thức.


Hầu hết các vệ tinh được đặt trong quỹ đạo hình ellips có cận điểm 200 km và viễn điểm từ 250 đến 350 km. Nếu đem so với các vệ tinh của Mỹ thì các quỹ đạo này cao hơn nhiều. Với độ cao quá lớn, các hình chụp bao phủ một diện tích hình vuông mỗi bề 60 km2 và có độ phan giải từ 5 (16 ft) đến 7 m (23 ft). Nếu đem so với các hình đầu của Mỹ là dưới 1 m hay 3 ft thì nó lớn gấp 5 đến gần 8 lần. Một vệ tinh có 3 máy chụp hình, mỗi máy chứa 1500 bức hình. Thời gian hoạt động của vệ tinh trung bình từ 8 đến 15 ngày (khi hết film); trong khi ấy các vệ tinh gián điệp của Mỹ có thời gian ngắn nhất là ba tháng và lâu nhất trên 9 tháng. Vì lý do ấy, mà Liên Xô đã liên tiếp phóng lên một số lượng lớn vệ tinh để bù vào.

Một điểm khác biệt với các vệ tinh trong chương trình Corona của Mỹ là hệ thống máy chụp hình và cách trở về trái đất. Cách lấy lại film đã chụp là cả quả cầu cùng ba máy ảnh rơi trở vế trái đất. Với phương án làm việc ta thấy ngay cách thiết kế ít cầu kì nhưng trọng tải của cả vệ tinh tương đối lớn.

Các  vệ tinh Zenit được đặt tên Zenit 2, Zenit 2M, Zenit 4, Zenit 4 MK, Zenit 4 MKM…Zenit 8… mỗi khi được cải tiến và tùy theo hệ thống hỏa tiễn phóng. Nói tóm lại, các số sau càng lớn thì ngày phóng càng gần đây hơn. Lẽ dĩ nhiên, các hình chụp càng về sau thì càng tốt với dộ phân giải nhỏ. Liên Xô không đưa ra con số về độ phân giải, nhưng các nhà chuyên môn ứơc lượng độ này phải nhỏ hơn 1 m.
Các chương trình Zenit lúc ban đầu cũng rụng tơi bời như Corona của Mỹ.

Bài viết này, chỉ dựa vào các tài liệu đã được giải mật. Còn những vệ tinh hiện thời thì chẳng thể nào biết, trừ phi chính người này là điệp viên chuyên trách các vấn đề liên hệ. Và nếu là người này thì không thể viết các bài tương tự, vì viết sẽ Ủ TỜ.


 

Wednesday, August 21, 2013

Những bài thơ về ở tù 7


Một ngày, chúng tôi bị chuyễn từ trại tù Cựu Chiến Binh, Vũng Tàu đi đến trại Bính Ba, thuộc Bà Rịa. Chiều chúng tôi tới trại, tất cả đám tập trung vò trại bầu người đại diện. Tôi đau bụng nên xuống một chỗ vắng làm riệc riêng. Sau đó, tôi ra một thác nước nhỏ ven trại. Nhìn trời nước, tôi làm bài thơ sau.
 
Xin bấm vào hình, sẽ thấy rõ hơn.
 

Tuesday, August 20, 2013

Đại Việt thắng Nguyên Mông? Bài 19


CHƯƠNG 03 (tt)

IV/ Cuộc hành quân Jebe/Subutai (tt)

 
B-    Liên minh các thành trì của Nga.
Ngay khi nghe tin liên hiệp Nga đang chuẩn bị tấn công thì Mông Cổ cho quân tiến sang hướng đông để tránh. Đó là đường đi duy nhất mà họ có thể thi hành lúc ấy và cũng là đường họ về với đại quân của Thành Cát Tư Hãn. Họ đang mong đợi viện binh do người con cả của Thành Cát Tư Hãn đang ở vùng Kazakstan. Tuy nhiên, Jochi lúc ấy đã li khai với hoàng tộc và đang bị bệnh (Ông này chết năm 1227 trước Thành Cát Tư Hãn vài tháng, và người ta ngờ rằng Thành cát Tư Hãn hay Chagatai âm mưu hạ độc ). Vì vậy viện quân Mông Cổ không bao giờ tới với Jebe và Subutai.


Lâu đài này ở Napa valley-California. (Phía bắc San Francisco)
Nơi này là một hãng rựơu nổi tiếng.
Ngừơi chủ đã lập lại kiểu một lâu đài thời trung cổ ở Ý Đại Lợi.
(Ảnh VHKT)

Lâu đài Leeds xứ Kent của Anh Quốc

Khi hội họp để bàn cách bao vây quân Mông Cổ, đang đóng gần sông Kalka, thì mỗi lãnh chúa bàn một cách, chẳng ai nghe ai, vì không có một thủ lãnh thật sự. Cuối cùng cũng có một thỏa hiệp, quân Galich, và Volhynian cùng vài lãnh chúa khác đi về phương nam, trong khi quân Kiev, Chernigov và một hai lãnh chúa nữa thì tiến về phía bắc. Vì Cuman đã có kinh nghiệm giao chiến với Mông Cổ rồi nên có nhiệm vụ tấn công thẳng từ hướng tây sang.
Sông Kalka hiện nay không còn vết tích, nhưng người ta đoán đó chính là sông Kalchik chảy trên địa phận Donetsk Oblast, của Ukrain ngày nay; sông này đổ vào biển Azov[1].
Khi nghe tin này Jebe cử một đoàn gồm 10 sứ giả sang thương thuyết với Mstislav Romanovich III chỉ huy cánh quân Kiev. Họ báo rằng Mông Cổ không có thù oán gì với người Nga mà chỉ muốn đánh Cuman. Họ còn thêm rằng Mông Cổ đang đi về hướng đông tránh xa các thành phố của người Nga. Mstislav của Kiev, đem hành quyết đám sứ giả này. Jebe lại cho một toán Mông Cổ thứ hai sang trại quân Kiev và tuyên chiến với họ.

Bản đồ hành quân của lien hiệp Nga
Lúc tiến về phương đông, cánh quân Galich của Mstislav the Bold gặp một toán Mông Cổ độ 1000 quân do thiên phu trưởng Gemyabeck chỉ huy. Theo một số tài liệu nói đó là quân Mông Cổ bị lạc, trong khi một số khác nói đó là đám quân đoạn hậu. Lính Galich không ngờ quân Mông Cổ chỉ trang bị với cung tên cùng dây thừng để bắt thú. Quân Galich đã đánh đám này bỏ chạy dễ dàng, nên càng ngày càng tỏ ý kinh thường địch quân. Riêng Gemyabeck (Hamabek) thì bị bắt sống, rồi cũng bị hành quyết.
Trong khi đó Daniil Romanovich cũng dẫn một toán thám sát đụng độ với một toán quân Mông Cổ khác và cũng đánh bại toán này.
Khi quân các cánh khép chặt vòng vây để chuẩn bị tấn công, thì các lãnh chúa lại cãi vả nhau về vấn đề chiến thuật. Kết quả lại tự ý hành động không theo cùng thời gian hoạt động, nên đến sông Kalka không nhịp nhàng. Koten dẫn đoàn quân Cuman và Daniil dẫn lính Volhynia đến sông Kalka đầu tiên. Quân Galich do Mstislav the bold chỉ huy cùng Chernigov do Mstislav điều kiển đến kế tiếp. Quân đội Kiev thì thụt lui mãi tận phía sau.
Đội nỏ của Cuman và Volhynia, được hỗ trợ  bởi kị binh nặng tỏ ra rất hiệu nghiệm làm quân Mông Cổ thất thế. Nhưng đại quân chưa tới, nên quân của Cuman và Volhynia  không thanh toán được chiến trường. Lập tức Sabutai cho áp dụng chiến thuật giả thua. Ông ta cho lệnh kị binh Mông Cổ cứ chạy về phía đông. Liên quân Nga thấy thắng thế đuổi theo, nhưng dĩ nhiên cũng rời rạc, không liên kết thành một toán để yểm trợ nhau.
Sau 9 ngày đuổi bắt, toán khinh binh của đám người Polovtsian (Cumans) và Volhynian đã bỏ xa toán vũ khí nặng yểm trợ. Quân Mông Cổ rút qua cầu để sang bờ đông; đám khinh binh của liên quân vẫn đuổi theo. Đây là giờ phút của Subutai, ông ta cho toán quân bài chủ yếu trong trận xung công. Đến lúc ấy, toán binh Cumans thấy phía trước có sương khói che phủ, rồi đám lính Mông Cổ với cung tên biến mất sau màn khói ấy. Khi vừa đến nơi toán lính Cumans thấy lù lù trong khói toán Mông Cổ trở lại. Nhưng không phải toán kị nhẹ mà là toán kị nặng. Toán kị nặng này tấn công toán khinh binh của Cuman chưa sắp đội ngũ, và quá gần nên cung tên hết hiệu nghiệm. Đám này chống không lại, bị chết rất nhiều.
Đám còn lại phải bỏ chạy ngược về thì gặp quân khinh binh của Volhynian và Kursk. Hai đoàn quân này phải tránh đường cho quân Cuman tháo lui. Jebe và Subutai ra lệnh cho hai tướng Tsusyr và Teshy đem khinh binh đánh vào sườn đám quân vô trật tự trên. Thế rồi cả ba đám của liên quân cùng tháo lui về phía cầu. Lúc gần đến cầu, thì đụng ngay đoàn quân của Ghernigov và Galich đang trong tiến trình qua sông và không biết trận đánh đã khởi động mà bên thượng phong là Mông Cổ. Liên quân lại càng trong tình trạng hỗn loạn kẻ tới người lùi, trong khi ba mặt bị giáp công.
Trận đánh này làm thủ lãnh Mstislav của Chernigov tử trận rồi cả đoàn quân không chủ này bỏ chạy về hướng tây. Quân Galich cố duy trì trận đánh, nhưng quân Mông Cổ bắn ngựa của đoàn quân này, ngựa chết thì các hiệp sĩ của Galich trở thành bộ binh, mà phải đeo các vũ khí nặng nên chống không nổi với kị binh Mông Cổ. Mastislav the bold đành dẫn quân chạy về sông Dnieper. Quân Mông Cổ đuổi theo tấn công từng đợt rồi biến mất cho đến cả trăm km. Khi Mstislav the Bold vượt được sông Dnieper, ông cho lệnh phá hủy tất cả thuyền bè mà ông tìm thấy. Tuy nhiên người hùng “Can Đảm” này nhận ra rằng ông là người duy nhất bỏ chạy qua con sông ấy. Tuy vậy, Mông Cổ không qua con sông mà quay lại phương đông.
Khi cánh quân 10000 người của Kiev, tiến đến gần cầu thì chứng kiến cảnh Chenigov tháo chạy. Mstislav Romanovich ra lệnh cho quân rút lui về trại quân lúc mới khởi hành ven sông Dnieper và dùng xe vây quanh làm thành hàng phòng tuyến. Quân Kiev đánh nhau 3 ngày thì hết nước uống. Chuyện phải đến cuối cùng cũng đến, Mstislav Romanovich cùng các nhà quý phái Kiev bàn nhau xin hàng và xin Mông Cổ cho họ rút lui an toàn. Mông Cổ hứa nếu Kiev hàng thì một giọt máu của các nhà quí phái Kiev sẽ không đổ. Nhưng sau khi quân Kiev hàng, Mông Cổ tàn sát tất cả đoàn lính này, còn Mstislav III- Romanovich cùng các nhà quí phái bị bắt, nhốt xuống một hố sâu, lót ván bên trên. Chiều tối hôm ấy, Mông Cổ mở tiệc ăn mừng chiến thắng, các tướng Mông Cổ ngồi trên các tấm ván che hầm. Mstislav III cùng các nhà quí phái Kiev từ từ chết ngạt. Đây là cuộc trả thù giết sứ giả và cũng giữ đúng lời hứa là không một giọt máu của giới quý tộc Kiev sẽ đổ.




[1] Quyển “A History of Russia” của Jesse D. Clakson thì ghi lại đây là một phụ lưu của sông Don.


Saturday, August 17, 2013

Tìm Hiểu Không Thám- Bài 17


1.     Hoa Kỳ

b-    The Gambit Program


Bên ngoài chương trình Corona, có chương trình Gambit (bước đầu). Chương trình này bắt đầu từ năm 1964 đến năm 1984. Các vệ tinh được đem lên quỹ đạo bằng các hỏa tiễn Titan III đưa lên không gian từ căn cứ không quân Vandenberg California.  Các vệ tinh KH-7 và Kh-8 SExpand nặng 3 tấn này được đặt vào quỹ đạo thấp hơn Corona (100 mile).

HK-7

Vì quỹ đạo thấp nên vệ tinh chụp hình rõ và chính xác hơn, nhưng ngược lại thời gian hoạt động trên quỹ đạo ngắn hơn gây ra bởi sự co sát làm phi thuỳên mất vận tốc. Thời gian hoạt động của các vệ tinh chỉ chừng 3 tháng. Có tất cả khoảng trên 54 vệ tinh loại này đã được phóng lên.
Cách chuỷên film về mặt đất thì có hai dạng hoặc chuyển về bằng ống đựng phim như chương trình Corona hay các máy trên vệ tinh tự động rửa hình, scan hình rồi chuỷên hình này về trung tâm nghiên cứu. Thời gian chụp hình rồi chưỷên về trung tâm theo cách thứ 2 tốn khoảng 20 phút. Trong khi chuyển theo ống đựng film phải tốn từ một đến vài ngày. Đây là kết quả của sự bỏ tiền nghiên cứu tới gần 2 tỷ đô và một thời gian 10 năm.


SExpand

Ngòai các tiện dụng trên, vệ tinh của chương trình này còn có thể chụp được các vệ tinh khác bay quanh nó. Mục đích của công việc này là tìm các vệ tinh gián điệp đối phương. Nhưng lắm khi nó cũng giúp ích cho vệ tinh nước chủ nhà. Năm 1973, khi trạm không gian Skylab (Phòng thí nghiệm trên không gian) mới được phóng lên thì bị một vẩn thạch không gian đánh trúng. Vệ tinh này chụp được hình skylab bị hư hại. Kết quả NASA đã phóng lên một đội sửa chữa cho tram.
 
SExpand 2
c- HEXAGON grogram: (Chương trình hình lục giác)
Với các hệ thống KH-9, chương trình bắt đầu từ năm 1971 đến 1986. Mãi tới năm 2011, người ta mới biết chương trình này tồn tại cách đó trên 2 thập kỷ. Đây là một chương trình thành công của Mỹ với 20 vụ phóng và 19 vụ hoàn thành mỹ mãn. Hệ thống vệ tinh này được đặt tên là “Big Bird” (Đại bàng). Cũng như hầu hết các vệ tinh do thám khác đây là hệ thống vệ tinh do hãng Lookheed sản xuất với tổng giá trị 3 tỷ 263 triệu đô.

Với tất cả máy ảnh được cải tiến và số lượng film dự trữ nhiều nên thời gian hoạt động kéo dài tời 276 ngày. Các vệ tinh cũ khi film đã dùng hết thì nó kể như là vô dụng. Đó là khối sắt trên không gian.
 
Trong thời gian từ 1973 đến 1980, những vệ tinh này đã chụp từng ft vuông (.093 m2) của cả thế giới trong hơn 29000 bức hình. (vậy là tiêu rồi, mấy cái cầu cá vồ ở Việt Nam cũng có thể nhìn thấy. Chẳng may cho ai đang ngồi ỏ đó lúc máy chụp cũng dính luôn).

d-    KENNAN Program.

Đây là một hệ thống vệ tinh gián điệp tân tiến nhất hiện nay đã được giải mật với các vệ tinh KH-11 Kennan. Vệ tinh thứ nhất được phóng lên năm 1976 mang theo các máy cảm nhận điện tử mà khả năng làm cho các chuyên viên có thể biết việc gì đang xẩy ra ở chục ngàn cây số cách xa. Tuy được giải mật, nhưng các dụng cụ trên vệ tinh vẫn chưa biết được rõ ràng. Một điều mà người ta biết đến nay là các máy chụp hình viễn vọng có trang bị các ống kính có đường kính khoảng 2,4 m để chụp các hình mà độ phân giải chỉ còn 6 inch hay 15.24 cm.

 

Titan-3D của Lockheed Martin.

Trong thời gian từ 1976 đến 1990, 9 vệ tinh KH-11 được đem lên không gian bởi các hỏa tiễn Titan-3D của Lockheed Martin. Từ 1992 đến 2005, CIA dùng các hỏa tiễn Titan IV để phóng 5 vệ tinh. Đến năm 2011 chiếc vệ tinh cuối cùng được đưa lên bằng Delta IV của Boeing.

CIA đã chi tiệu tổng cộng khoảng từ 2.2 đến 3 tỷ đô cho chương trình này.

Titan IV rocket
 
Delta IV của Boeing