Monday, September 30, 2013

Lý Bạch: Túc Ngũ Tùng sơn hạ Tuân ảo gia


Túc Ngũ Tùng sơn hạ Tuân ảo gia

 

我宿五松下,                       

Ngã túc ngũ tùng hạ
寂寥無所歡。                       

Tịch liêu vô sở hoan .

田家秋作苦,                       

Điền gia thu tác[1] khổ

鄰女夜舂寒。                       

Lân[2] nữ dạ thung[3] hàn .

跪進雕胡飯,                       

Quỵ[4] tiến điêu[5] hồ phạn

月光明素盤。                       

Nguyệt quang minh tố[6] bàn

令人慚漂母                       

Lệnh nhân tàm[7] phiêu[8] mẫu

三謝不能餐。                       

Tam tạ bất năng xan[9] .

李白                Lý Bạch
Ngủ trọ dưới chân núi 5 cây Tùng

Hôm nay ngủ dưới Ngũ Tùng.                                            

Làng cô, xóm tịnh, lạnh lùng chẳng vui.                 

Đàn ông cầy cấy ngậm ngùi.                                    

Đàn bà xay, dã chôn vùi thâu đêm.                          

Bà già dưng chén cơm lên.                                      

Đơn sơ, trăng tỏa bên trên mặt bàn.                        

Lòng tôi xấu hổ muôn vàn.                                      

Không ăn, cảm tạ thở than vài lời.   

VHKT

                        

Tôi nghỉ chân Ngũ Tùng.                 

Cô tịch lại lạnh lùng.

Đàn ông cầy vất vả.

Đàn bà xay đêm cùng.

Bà già dâng cơm chén.

Trăng chiếu bàn mung lung.

Lòng tôi thấy xấu hổ.

Cảm tạ mà không dung.

VHKT- 2008 




[1] Tác: làm việc.
[2] Lân: lân cận.
[3] Thung: giã (gạo)
[4] Quỵ: 1. quỳ gối. 2. chân cua
[5] Điêu: 1. khắc, chạm. 2. chim diều hâu, con kên kên.
[6] Tố: 1. tơ trắng. 2. trắng nõn. 3. chất.
[7] Tàm: tủi thẹn.
[8] Phiếu: 1. tẩy vải cho trắng. 2. thanh lịch, lịch sự. Phiêu: trôi nổi.
[9] Xan: 1. Ăn. 2. bữa cơm

Friday, September 27, 2013

Thơ Bạn đọc: Tìm lại lần nữa

Tìm lại lần nữa

 
Ta lại tìm nhau cái thuở nào.
Nghìn trùng chia cách tưởng chiêm bao.
Anh đến rồi đi không luyến tiếc.
Để laị cho em những dạt dào.
Có lẽ anh theo một khối tình.
Quên người em nhỏ tuổi đang xinh.
Lối cũ hôm nào sao xa vắng.
Tin về bằng bặc vẫn im thinh.
Giây phút gặp nhau chuốc ngậm ngùi.
Chỉ trong gang tất mắt xa xôi.
Anh về xa vắng ôm thương nhớ.
Hiu hắt em đi mắt lệ rồi.
Dã tràng xe cát quên ngày tháng.
Biển Đông sóng vỗ chẳng xuôi hàng.
Để lại tình ta rồi mãi thế.
 
Lần nữa đời nhau nỗi bẽ bàng
Nắng Khuya
 

Thursday, September 26, 2013

Những bức tranh đắt tiền nhất thế giới

3. Suprematist Composition, 1916
Chân dung tự vẽ

Kazimir Malevich là một hoa sĩ góc Kiev thuộc Nga và Liên Xô, hiện nay thuộc Ukraine.

Ông sinh năm 1879 tại đế quốc Nga vàmất năm 1935.
Kazimir Malevich
Suprematist Composition, 1916

Bán $60 triệu dollars năm 2008
 


Tuesday, September 24, 2013

Đại Việt thắng Nguyên Mông? Bài 25

CHƯƠNG 03 (tt)

D- Đánh Vladimir- Suzdalia- Novgorod.

Bây giờ đến mục tiêu kế tiếp là lãnh địa của Yuri II.

Trang 66 quyển The History of Nations Russia đã thuật lại theo Novgorod Chronicle phần sau. Những kẻ tà giáo vô thần Tartars lại tiến đến Volodimir    (Vladimir) để lột da, lấy máu những người theo Cơ Đốc giáo. Yuri II bỏ thành Volodimir chạy lên Yaroslavl, trong lúc con trai của ông là Vsevolod cùng mẹ và tất cả hoàng tộc cùng các “vladyka” (người quý tộc), đóng cửa thành chống cự.

Một buổi sáng, Vsevolod và vladyka Mitrofan nhận ra rằng họ không còn tia hi vọng nào, nên đành rút vào nhà thờ Holy Mother of God (Mẹ Thiêng Liêng của Chúa). Thành phố bấy giờ đã ngập trong khói lửa, nhiều thường dân cũng chạy vào nhà thờ trú ẩn nơi chứa các dụng cụ hành lễ. Những kẻ sống ngoài vòng pháp luật chất củi đốt cháy rụi ngôi nhà thờ cùng những kẻ trốn bên trong.

Cùng khi ấy một đoàn quân Mông Cổ khác đuổi theo Yuri II. Tại Yaroslavl, Yuri II cho Dorozh đem 3000 quân ra ngoài trinh sát. Chỉ một thời gian sau, Dorozh chạy về báo: Thưa Lãnh Chúa; chúng nó đã bao vây chúng ta. (They have already surrounded us, knayaz.) [1]Yuri II cho lệnh tập trung quân đội, nhưng quá trễ. Quân Mông Cổ đã xuất hiện! Vị lãnh chúa này chỉ còn cách phóng lên ngựa chạy. Đến bờ sông Sit[2] thì quân Mông Cổ bắt kịp và kết liễu mạng ông ta.

Bản đồ Nga ngaỳ ấy
Số mạng các thành phố khác: Rostov, Suzdale cũng cùng kết quả. Quân Mông Cổ quay về  tàn phá Moscow, Preeyaslasl, Yurev, Dmitrov, Volok và Tver. Hai lãnh địa Riazan và Suzdalia hoàn toàn dưới sự khống chế của Mông Cổ. Họ quay sang phần lãnh địa của Novgorod.

Dân chúng nơi này quá khiếp hãi sự tàn ác, hung hăng của Mông Cổ. Thành đầu tiên chúng nhắm tới ngay cạnh biên giới. Đó là thành phố Torzhok. Tất cả mọi người từ già trẻ trai gái đều nỗ lực chống lại quân xâm lược. Mông Cổ cũng dùng chiến thuật chất củi, cây vây quanh thành tấn công liên tiếp hai tuần lễ. Dân nơi đây đã kiệt lực và chán nản vì không có quân tiếp viện từ thành phố Novgorod. Cuối cùng Mông Cổ cũng hạ đựơc thành vào dịp lễ Phục Sinh, rồi tàn sát tất cả đàn ông cùng một số đàn bà. Đội quân tàn ác này tiếp tục, chém giết người như cắt cỏ, trên con đường đánh chiếm dài đến 100 versts (khoảng 100 km).

Quyển History of Nations Russia, trang 67, thuật lại Novgorod Chronicle không nói tiếp chiến cuộc ra sao, nhưng viết tiếp: Sự trừng phạt của Thượng Đế trên toàn thể đất Nga mà không thương xót sao? Thượng Đế để cho kẻ vô thần dày vò trên tội lỗi của chúng ta. Thượng Đế đem kẻ ngoại bang vào đất nước ta trong sự bực tức của ngài và rồi chúng ta bị nghiền nát bởi các kẻ ấy. Họ sẽ nhắc nhở nhớ đến Thượng Đế… (God’s infliction on the whole Russian Land, does not lament? God let the pagans on us for our sins. God brings foreigners on to the land in his wrath and thus crushed by them, they will be reminded of God…)

Trong quyển “Russia and the USSR” thì đưa ra một kết luận bớt thảm khốc hơn.

Trong hai tuần vây hãm Torzhok nhưng thành vẫn không bị hạ. Bây giờ mùa xuân đã tới, nước băng tan dần, đất đai ướt sũng bùn lày khắp nơi. Kị binh Mông Cổ không còn hiệu nghiệm. Batu và Subutai đành cho quân quay về phương nam tàn phá lãnh địa Chernigov, nhưng cố tránh các thành trì kiên cố. Một chuyện bất ngờ, đạo quân của thành Kozelsk đem quân chặn đánh đội tiền đạo Mông Cổ và làm tổn thất cho đạo quân này. Quân Mông Cổ liền bao vây thành  Kozelsk. Theo Wikipedia thì vị hoàng tử trẻ tuổi can đảm Visily chống cự trong 7 tuần lễ và giết 4000 quân xâm lược, nhưng thành phố đã bị quân Mông Cổ gán cho thành phố một  cái tên không mấy đẹp; ấy là “City of Sorrow” (Thành phố của buồn thảm).

Có lẽ đã chán ngấy với máu và chiến đấu. Quân Mông Cổ lui về thảo nguyên phương nam vào mùa hè 1239 để cho quân sĩ nghỉ ngơi trên các cánh đồng xanh mát.

Theo Russia.com và Indopedia thì dù Novgorod thoát khỏi cuộc xâm lăng của Mông Cổ, nhưng xứ này vẫn phải nộp cống để tránh cuộc xâm lăng khác.

E- Đánh Kiev.

Mùa hè năm sau, Batu và Sabutai lại cho tiến quân về hướng Kiev. Sau khi đánh phá các thành trì trên đường thì mùa đông cũng đến, lợi dụng sông Dnieper đóng băng quân Mông Cổ lại vượt sông tấn công Kiev.

Mông Cổ lại cho sứ giả vào thành gọi đầu hàng.

Kiev lúc này nằm trong sự kiểm soát của xứ Gallich và người quản lý thành phố là do Daniel của Gallich chỉ định. Khi các sứ giả Mông Cổ tới, lãnh chúa Daniel ra lệnh giết các sứ giả. Việc này làm cho Batu quyết chí tiêu diệt Kiev.
Khi quân Mông đến bao vây thành phố, dân thành phố không còn đường trốn chạy. Stephen Turnbull đã dựa vào các cổ sử ghi lại ở trang 48, quyển “Genghis Khan & the Mongol Conquests 1190-1400”, đọan sau: Quân Thát Đát đã bao vây thành phố. Không một ai có thể ra hay vào thành. Tiếng kẽo kẹt của xe kéo, tiếng rống của lạc đà, tiếng kèn, trống, tiếng hí của ngựa và tiếng than khóc của những đám đông không đếm nổi làm cho không còn thể nghe được ngừơi này gọi người kia trong thành. (The Tartar force besieged it and it was impossible either to leave ir to enter it. Squeaking of wagons, bellowing of camels, sound of trumpets and organs, neighing of horses, and cries and sobs of an innumerable multitude of people made it impossible to hear one another in the city.)
Sau vài đợt công hãm, tường thành sụp đổ và quân Mông tràn vào. Cuộc chiến tiếp tục trong các đường phố, trên các đống gạch vụn. Dân chúng xây các tuyến phòng thủ mới quanh nhà thờ Virgin Mary. Quân Mông tàn sát dân chúng làm họ càng hoảng sợ, tranh nhau vào nhà thờ. Số người vào nhà thờ càng lúc càng đông; họ tranh nhau leo lên tháp chuông. Cuối cùng nhà thờ sụp đổ vì sức nặng của giáo dân.
Chiếm xong, quân Mông Cổ tàn phá cướp bóc làm thành phố trở nên kiệt quệ, và không bao giờ phục hồi lại địa vị của thế kỉ X và XI nữa.
Stephen Turnbull đã ghi lại trong quyển sử trên đọan sau:
“Sáu năm sau (1246), Giovanni di Piano Carpini được lệnh Giáo Hoàng đi qua đây đã viết lại: Trên đường đi qua đây, chúng tôi thấy vô số sọ, xương người nằm ngổn ngang trên đất. Kiev đã là một nơi đô hội, đông người, nhưng giờ đây đã trở thành hoang phế. Bây giờ chỉ khoảng 200 ngôi nhà và dân cư hoàn toàn là nô lệ.”



[1] Trích từ trang 66- The History of Nations Russia.
[2] Sông Sit là khúc thượng nguồn của sông Volga.

Monday, September 23, 2013

Những bức tranh đắt tiền nhất thế giới


Tôi vốn thích vẽ tranh từ lúc còn bé. Tuy nhiên khi lớn lên lại chọn môn toán để theo học. Thật ra thì chẳng phải thích làm thầy toán lắm, nhưng vì nhà nghèo thi vào Đại Học Sư Phạm để có học bổng giúp bố mẹ.

Nay thu  thập tin tức về các bức tranh lừng danh trên thế giới để đăng lên cho bạn đọc cùng nhau tìm hiểu.

Xem các tranh vẽ xem rất đẹp, nhưng cũng nhiều bức bản thân tôi chẳng thấy gì là đẹp cả. Vậy mà người ta đã bỏ ra cả chục triệu đô la tranh nhau mua cho bằng được. Có lẽ mình chưa đủ sức hiểu hết nghệ thuật.
1. Woman with Folded Arms


Femme aux Bras Croisés (Woman with Folded Arms), 1902
Bán $55 triệu dollars năm 2000

Picasso tên thật là  Santísima Trinidad Ruiz y  sinh năm 1881, tại Tây ban Nha, mất năm 1973 tại Pháp.
 

Picasso

2.  A Wheatfield with Cypresses, 1888
Vincent van Gogh
A Wheatfield with Cypresses, 188
8
Bán $57 triệu dollars năm 1993 $57 million

Vincent van Gogh sinh năm 1853, mất năm 1890. Ông là người Hoà Lan.


Vincent van Gogh-
Chân dung tự vẽ
 

 

Saturday, September 21, 2013

Đỗ Phủ:Giang bạn độc bộ tầm hoa kỳ 5


        江畔獨步尋花其五       

Giang bạn độc bộ tầm hoa kỳ 5


東,                   

Hoàng Sư tháp tiền giang thuỷ đông,
風。                   

Xuân quang lãn khốn ỷ vi phong.
主,                   

Ðào hoa nhất thấu khai vô chủ,
紅?                   

Khả ái thâm hồng ái thiển hồng.

                                                                           Đỗ Phủ

 

Nghĩa
Một mình đi bên sông tìm hoa kỳ 5
Trước tháp Hoàng Sư, dòng sông chảy về phương đông .
Trong ánh xuân tàn úa mong chờ gió nhẹ.
Một cụm hoa đào không chủ nở .
Thương màu hồng đậm lẫn hồng lợt..

 

 

Trước tháp Hoàng Sư, sông chảy đông.

Ánh vàng tàn úa đợi xuân phong.

Hoa đào vô chủ ven đường nở.

Thương cả đậm hồng lẫn ít hồng.
                                                VHKT


          Trước Hoàng Sư có giòng sông chảy.

Ánh nắng xuân hờn lãy gió đông.

Hoa đào nở giữa đồng không.

Thương hoa, thương cả màu hồng của hoa.

                                                            VHKT

Thursday, September 19, 2013

Chuyện 1 họa sĩ

Chuyện kể rằng :
Ngày xửa ngày xưa ,có 1 họa sĩ trẻ,không có tiếng tăm ,sống trong 1 căn phòng chật hẹp,cũ kỷ,chuyên đi vẽ chân dung cho người khác kiếm sống qua ngày.
Một ngày nọ ,có 1 nhà phú hộ,thấy những bức tranh của chàng họa sĩ trẻ  rất sống động, nên bèn đến nhờ chàng vẽ cho 1 bức chân dung .
Đôi bên đồng ý với giá là 10.000 đồng.
Sau 1 tuần lễ,bức tranh đã hoàn thành, nhà phú hộ đến đúng hẹn để lấy tranh.
Đến lúc đó, ông nhà giầu đó sanh lòng phản phúc, vì thấy chàng họa sĩ vừa trẻ, vừa nghèo vừa chả tiếng tăm gì, nên đã không chịu trả đúng số tiền đã thỏa thuận từ trước. Vì Ông ta nghĩ bụng rằng : Bức tranh là chân dung của mình, nếu ta không mua, thì chả có ai bỏ tiền ra mua cả ! Thế thì tại sao ta lại phải trả đến giá cao như thế  cho bức tranh này ?--- Nghĩ thế ông ta bèn trở mặt, không chịu trả đúng 10.000 như đã giao hẹn nữa, mà chỉ chịu trả 3000 đồng thôi.
Chàng hoạ sĩ trẻ choáng váng, vì chưa gặp chuyện như thế bao giờ, nên đã kiên nhẫn, cố gắng giải bầy cặn kẽ cho ông khách đó rằng, đây là đã giao hẹn rồi ,xin ông hảy nên làm người giữ chữ Tín.
Ông khách thấy thế, biết là mình đã chiếm thượng phong, bèn dứt khoát : Thôi anh đừng dài dòng lôi thôi, tôi hỏi anh, 3000 có chịu hay không ??
Chàng hoạ sĩ nghe thé, biết là cha này chơi xỏ lá, tay trên ,bèn cố nén cơn giận, trả lời người khách với 1 giọng kiên quyết  : Không bán ! Tôi thà thí công vẽ ,chứ nhất định không chịu để ông làm nhục tôi như thế ! Hôm nay ông nuốt lời, bất tín với tôi ,thì tương lai chắc chắn ông phải trả giá gấp 20 lần  !!
-Cái gì ? Anh nói giỡn chơi ! 20 lần là 200.000, tôi đâu có ngu mà trả đến 200.000 để mua bức tranh này !!
- Rồi ông sẽ biết !  --Chàng họa sĩ nói theo khi người khách bỏ đi !
Trải qua câu chuyện đau lòng như thế, chàng họa sĩ đã dọn đi, đến 1 nơi khác, tầm sư học nghề ,khổ công luyện tập.
Trời không phụ lòng người ,mười mấy năm sau,chàng đã dành được 1 chỗ đứng khá quan trọng trong giới hội họa, trở nên 1 họa sỉ khá nổi tiếng.
Còn nhà phú hộ ? Ngay ngày hôm sau thì ông ta đã quên mất câu chuyện chơi xỏ thằng họa sĩ trẻ đáng thương đó rồi.
……………………………………..
 
Cho đến 1 ngày , có mấy người bạn thân đã đến kễ cho ông ta nghe  cùng 1 câu chuyện lạ :
-Này ông ! có 1 câu chuyện lạ ghê ! mấy ngày nay, chúng tôi có đi xem 1 buổi triển lãm tranh của 1 ông họa sĩ nổi tiếng, ở đó có treo 1 bức tranh đề giá chắc nịch, mà trong tranh là 1 nhân vật trông y hệt như Ông, giá đề : không thương lượng ,200.000 đồng ! Mà cái buồn cười là ,tiêu đề của bức tranh là  : BANDITO !! (Đạo tặc!)
Như bị trời giáng, ông nhà giầu nhớ ngay đến câu chuyện năm xưa !
Lúc đấy , ông mới biết là việc mình làm ngày trước đã tổn thương người họa sĩ trẻ đến mức nào. Ngay tối hôm đó, ông ta đã tìm ngay đến chàng họa sĩ, thành thật xin lỗi, và ngỏ lời xin mua lại bức tranh đó với giá 200.000 đồng .
 
Chàng họa sĩ trẻ đó tên là :  Pablo  Ruiz  Picasso.(1881---1973)
 
Không ai có thể đánh bại và làm nhục ta ngoại trừ chính ta …... ... Đó là tâm niệm của Ổng !!
 

Tuesday, September 17, 2013

Lý Bạch: TĨNH DẠ TỨ


TĨNH DẠ TỨ

                       

                       

Sàng[1] tiền minh nguyệt quang.                      

                       

Nghi[2] thị địa thượng sương.

                       

Cử[3] đầu vọng[4] minh nguyệt

                      

Đê[5] đầu tư[6] cố hương.                                   

                                    Lý Bạch

 

 Đêm Trăng

Đầu giường trăng sáng như gương.             

Ngỡ đâu mặt đất tỏa sương mịt mờ.                

Ngửng đầu, ngắm ánh trăng mơ.                  

Cúi đầu thẫn thờ, nhớ tới cố hương.             

VHKT- 1979.

 

Đầu giường trăng tợ gương.

Cứ ngỡ đất mờ sương.

Ngửng mặt, ngắm trăng sáng.

Cúi đầu, nhớ cố hương.

VHKT 1979Tr

VHKT 1979Tr

Mid-Autumn Moon

The headboard’s bright with the moonlight.

The ground seems to be covered with fog of late night.

Looking upward, I see the moonshine.

Looking downward, I miss the village of mine.

                                                VHKT- LA 1999



[1] Sàng: giường.
[2] Nghi: nghi ngờ.
[3] Cử: đưa lên.
[4] Vọng: nhìn, ngắm.
[5] Đê: Cúi xuống, đưa xuống.
[6] : nhớ.