Wednesday, October 30, 2013

Thơ bạn đọc: Mười Đặng.



HỒI ỨC BUỒN

-----------------

 

TÔI BIẾT EM HỘI KỲ YÊN NĂM ẤY

TUỔI TRÒN TRĂNG ĐÃ VƯỚNG NGHIỆP CẦM CA

PHIÊU BẠT THA PHƯƠNG ĐẤT KHÁCH KHÔNG NHÀ

ĐỜI XUÔI NGƯỢC HOA TRÔI NHIỀU BẾN LẠ

 

ĐOÀN HÁT NGHÈO DĂM BA GHE CHẮP VÁ

CHỞ NIỀM VUI VÀ CẢ NHỮNG ĐOẠN TRƯỜNG

SỐNG BẰNG LÒNG VỚI GẠO CHỢ NƯỚC SÔNG

LÊNH ĐÊNH MÃI NHƯ THUYỀN KHÔNG BẾN ĐỖ

 

EM THƠ NGÂY SAO HẰN NHIỀU NÉT KHỔ

DÁNG KIÊU SA NHƯNG MỘC MẠC ĐƠN SƠ

NỔI BUỒN VƯƠN TRONG ÁNH MẮT HỮNG HỜ

MÔI THẮM ĐỎ SAO BIẾNG CƯỜI EM NHỈ

 

ĐÊM EM DIỄN TÔI VỀ LÒNG MỘNG MỊ

TƯƠNG TƯ AI KIỀU DIỄM TỰA HOÀNG LAN

THƯƠNG LÀM SAO THÁNH THÓT GIỌNG OANH VÀNG

NGƠ NGẨN MÃI THIẾT TỪNG NÉT DIỄN

 

TRỐNG TÙNG TUNG CHIỀU VÀNG HANH, NẮNG QUYỆN

GÁI TRAI LÀNG VUI BƯỚC ĐẾN XEM ĐÔNG

EM HÂN HOAN NÊN DIỄN CẢ TẤM LÒNG

TÔI ĐÓN NHẬN VUI CHỪNG NHƯ MUỐN KHÓC

 

ĐÊM NAY RẰM NHƯNG TRĂNG BUỒN KHÔNG MỌC

LẤT PHẤT MƯA TRỜI ẢM ĐẠM VẮNG NGƯỜI XEM

EM CỐ HÁT TO,ĐỂ ÁT GIÓ QUA RÈM

TÔI ĐAU NHÓI THƯƠNG KIẾP TẰM ĐANG NHẢ

 

SÁNG TINH MƠ ĐẾN DÒNG SÔNG SAO VẮNG LẠ

BẾN IM LÌM TÔI THỔN THỨC BÓNG HÌNH EM

CHƯA KỊP NÓI VỚI NHAU LỜI ĐƯA TIỂN

BIẾT BAO GIỜ,TÁI NGỘ HỘI KỲ YÊN ./.
                                                                                                                    Mười Đặng.

Những bức tranh đắt tiền nhất thế giới 4


Andy Warhol

Sinh ngày 6 tháng 8-1928 tại Pittsburgh – Hoa Kỳ. Ông là một họa sĩ tiên phong trong trường phái hình thể chuyển

động. Ông mất ngày 22 tháng 2-1987.
Bức tranh:
Green Car Crash, 1963

Bán $71.7 triệu dollars năm 2007
Mark Rothko Ông là họa sĩ Mỹ gốc người Do Thái sinh quán tại Latvia (Liên Xô) , sinh ngày 25 tháng, 1903 mất ngày 25 tháng 2, 1970.
Bucứ tranh:  White Center (Yellow, Pink and Lavender on Rose), 1950
Bán $72.8 triệu dollars năm 2007



Tuesday, October 29, 2013

Tranh Thơ: Đào Hoa Kê


Khe Đào Hoa. 

Cầu bay trong khói lờ mờ.

Hỏi thăm thuyền cá đậu bờ đá vôi.

Suốt ngày nước chảy hoa trôi.

Thanh Khê động ấy kề nơi phương nào.

                                    VHKT- 1973

Ẩn hiện lờ mờ cầu trong khói.

Bên bờ tây, ta hỏi ngư thuyền.

     Hoa theo nước chảy triền miên.

Thanh Khê tiên ở là miền nào đây?

                                                            VHKT- 1973

Đại Việt thắng Nguyên Mông? Bài 30


CHƯƠNG 03 (tt)

B- Trận Ain Jalut

Tuy ít quân, nhưng tướng Ketbugha vẫn rất tự tín và vẫn cho quân đi cướp phá, trinh sát các vùng chung quanh, như Gaza, Hebron, Jerusalem và Nablus. Các đạo quân trên trở về Damascus bình yên.

Lúc quân Mông vây thành Aleppo rồi đạo quân của Ketbugha đến Damascus, thì Qutuz, Sultan của Mamluk lập tức có kế hoạch. Ngay khi ấy ông này nhận được thư của Ketbugha bắt phải thần phục. Ông ta liền cho giết sứ giả. Qutuz biết quân Mông không sớm thì muộn cũng đến gõ cửa Cairo của Mamluk, nên ông quyết định tiên hạ thủ vi cường. Ông liền cho quân tiến vào bán đảo Sinai do Thập Tự Quân kiểm soát. Ông cũng biết tin rằng quân Mông còn lại không phải là một lực lượng lớn. Qutuz cũng cho một đội trinh sát đi tiên phong dưới quyền chỉ huy của Baybars.
Bản đổ hành quân của Mông Cổ và Mamluk
Đạo Thập Tự Quân, bây giờ nhìn thấy viễn ảnh một cuộc chạm trán giữa hai lực lượng Mông, Mamluk là không thể nào tránh nổi. “Bạng diệc tương trì, ngư ông đắc lợi” đó là kế koạch của đạo Thập Tự Quân. Họ quyết định đứng trung lập, nhưng thật ra lại ủng hộ ngầm Qutuz của Mamluk. Vì vậy Khi quân Mamluk tiến vào Sinai, nơi họ kiểm soát thì họ yên lặng, không phản đối.
Khi nghe tin quân Mamluk đã tiến đến vùng Palestine, Ketbugha thu tất cả quân của ông ta lại và tiến về phương nam. Đây là đạo quân ô hợp và tương đối nhỏ. Ông muốn chiếm lấy tiên cơ bằng sự lựa chọn một địa điểm tốt, rồi chờ địch. Nơi lựa chọn là Ain Jalut, phía tây bắc núi Gilboa. Nơi đây là một địa điểm rất tốt cho trận kị binh, bên cạnh là một đồng cỏ dùng cho ngựa ăn.
Đội quân tiền phong của Mamluk do Baybars chỉ huy đụng quân Mông nơi đây và bị đánh tan. Đạo này chạy về hợp với đại quân của Qutuz, rồi cùng tiến đến trận địa.
Ngày 3 tháng 9, 1260, quân Mamluk tiến vào Ain Jalut từ phía tây bắc. Quân Mông đánh tan cánh trái của Qutuz ngay lúc đầu. Nhưng Qutuz chấn chỉnh hàng ngũ, rồi tấn công làm quân Mông bị rung động. Qutuz lại dàn thế trận tiến đánh trực diện vào quân Mông. Theo Stephen Turnbull tìm tòi thì Qutuz đã cho quân cùng hét lên trước lúc xung trận câu sau đây: Thượng đế! Ngài hãy giúp cho người đầy tớ Qutuz chống lại quân Mông! (Allah- Help your servant Qutuz against the Mongol!) [1]
Cả đoàn cùng xông lên đánh như hổ báo; quân Mông Cổ[2] chịu không nổi thải tháo chạy. Tướng Ketbugha bị giết chết.
C- Kết quả:
Theo các nhà viết sách sử thì đây là trận thất bại đầu tiên mà quân Mông phải chịu. Họ không biết quân Mông cũng đã thất bại ở đồng bằng Bắc bộ năm 1258. Cũng theo một số sách (trong đó có cả quyển Genghis Khan & the Mongol Conquests 1190-1400), hay một số trang website thì thông thường sau khi thất bại, Mông Cổ sẽ đem quân phục thù (như Đại Việt chẳng hạn), nhưng thua Ai Cập lần này Mông Cổ không thể đem quân trả thù. Điều này làm cho thấy Mông Cổ không phải là một huyền thoại vô địch.
Tuy nhiên ta đào sâu sẽ thấy nhiều việc khác trong vấn đề này.
Như phần trên ta đã biết Beckec là con trai thứ ba của Jochi, người mà đã oán Thành Cát Tư Hãn, cùng Chagatai trong việc không cho hưởng đế quốc Khwarezm, lại cũng không được làm đại hãn. Ông này đã bỏ lên phía bắc và không bao giờ quay lại gặp cha, cùng nghe lệnh cha. Cái chết của ông cũng mờ ám, trước cái chết của Thành Cát Tư Hãn vài tháng và đã bị nghi ngờ chết vì độc của Thành Cát Tư Hãn hay Chagatai. Như vậy có thể Beccke, Batu hay Orda đều không thích các người anh em chú bác.
Rồi đến khi Hülagü phá kinh đô Hồi giáo Baghdad, giết chết giáo chủ thì Becke đã giận vô cùng. Theo nhà sử gốc Ba Tư Rashīt ai-Dīn thì Becke đã nói với các binh sĩ Mông và Hồi về việc này như sau: “Hắn đã tấn công vây hãm tất cả các thành của Hồi giáo và đem đến cái chết của Giáo Chủ. Với sự giúp của Thượng Đế, tôi sẽ bắt hắn giải thích về quá nhiều cái chết oan.” [He (Hülagü) has sacked all cities of Muslim, and has bought about the death of Caliph. With the help of God, I will call him to account for so much innocent blood]. Theo wikipedia thì lời nói này đã trích từ quyển The Mongol Warlords- và lời này tìm thấy trong The Mamluk-Illhanid War.
Tuy nhiên Becke không tấn công quân Mông liền mà chờ cho đến khi Hülagü quay trở lại Trung Đông năm 1262.
Rồi sau đó, có các cuộc chiến giữa Mông Cổ với Mông Cổ. Năm 1263 quân của Hülagü đã bị thảm bại tại Georgia. Chẳng bao lâu sau quân Golden Horde lại nghiền nát quân Hülagü lần nữa trên bờ sông Terek bởi tướng Nogai cháu của Becke. Cuối cùng Hülagü phải rút quân và chết 3 ba năm sau đó.


[1] Trang 60- Genghis Khan & the Mongol Conquests 1190-1400.
[2] Theo một trang trên website thì quân Mông bị thua là vì quân Mamluk đã biết dùng một loại vũ khí như lựu đạn cầm tay. Tiếng nổ làm ngưạ Mông Cổ không theo lệnh người điều khiển. Lúc này, các nhà hóa học người Á Rập cũng chế ra được thuốc nổ. Quân Mông miền tây đụng chạm với chất nổ chậm hơn so với quân đánh nước Kim.

Thông báo:


Thông báo:

Các bạn đọc nào muốn đăng bài lên blog này, xin viết bài và gửi về: vhkt.3563@gmail.com

Sunday, October 27, 2013

vọng cổ: MIỀN QUÊ YÊU DẤU

Em gởi tiếp Thầy vài vọng cổ ; MIỀN QUÊ YÊU DẤU
 
 
MIỀN QUÊ YÊU DẤU
 
----------------------
 
LÝ CHIỀU CHIỀU
 
Chiều chiều mây tím giăng hoàng hôn
khung trời xa,nhấp nhô cánh cò bay lã
nhớ nhung thiết tha quê nhà
nước lũ dâng ngập đồng
nhọc nhằn người dân quê
sớm hôm gắng công vung trồng
 
CÂU 1
          Bỏ xứ ly hương bao trời phiêu bạt,nhìn đồng lúa bao la gợn màu xanh ngát lòng bâng khuân man mát nhớ quê nhà .....Nhớ đồng xanh với bà con chân chất thật thà.....Một nắng hai sương trên đồng hoang cỏ cháy,một vụ mùa với nước bạc phèn chua [-] Nhớ lúc nông nhàn mò ốc bắt cua,ngồi lưng trâu hồn quyện theo khói lam chiều,lòng rộn ràng vui sướng biết bao nhiêu,hương lúa ngọt ngào ngất ngây miền thôn dã.
 
CÂU 2
         Cuoc sống lắt lay theo từng cơn nước lũ,hạt lúa làm ra chưa đủ no lòng.....cực khổ gian lao vẫn bán  mặt cho đồng.....Bà con quê tôi chắt chiu từng hạt lúa,thuận tiết được mùa hạnh phúc biết bao [-]cũng lắm phen trời đất nổi phong ba,đồng bưng trắng xóa gió lùa hiu hắt .Bà con cố vượt qua cơn thắt ngặt,bám ruộng đồng hy vọng vụ mùa sau.
 
LÝ CON SAO GÒ CÔNG
 
Phương trời xa nghe dạ vấn vương
Tuy cách xa quê nhà,mà lòng ta luôn hằng mong
Quê mến yêu đang vòng tay đón chờ
Mai về thăm,về tìm lại cố hương
Ruộng đồng xanh ngọt ngào hương lúa nhớ thương
 
CÂU 5
         
          Trở lại quê xưa cùng với hương đồng cỏ nội.Đường vào thôn không còn bưng biền lầy lội,đồng lúa một màu xanh trãi rộng đến chân trời....Gió rợn đồng xanh như tha thiết gọi mời...Tôi, kẻ ly hương bao năm dài viễn xứ,ray rức ngỡ ngàng nhìn quê cũ quá đổi thay[-] Kìa vườn ai cây trái oằn sai,đường trãi rộng ,nhà tranh thay mái ngói.Tiếng máy reo vui trên nông trường không mệt mõi,đễ đồng lúa thêm xanh,cho quê mãi đẹp giàu
 
CÂU 6
LÝ CON SÁO
 
Gió mơn man lộng mát nông trường thênh thang
Lòng thương mến chứa chan
Tình dân quê yêu đất dạt dào
Đồng bao la,hương lúa ngọt ngào
Đã qua rồi tháng năm khó khăn
người dân nay hợp tác nhau làm ăn
Ruộng xưa còn lẽ loi nơi trũng sâu
chung sức nhau mang ấm no dài lâu
VỀ VỌNG CỔ
 
      Hợp tác mang lại nông dân nguồn sức mạnh,biến ước mơ thành hiện thực diệu kỳ[-]
Một giọt mừng quê hương tôi đổi mới
Một giọt buồn ray rức chuyện ngày qua
Nay về ta tắm ao ta
Vung đắp quê nhà,mong vơi nhẹ niềm xưa
 

Những bức tranh đắt tiền nhất thế giới 3


7. Jacopo Carucci (May 24, 1494 – January 2, 1557) Ý Đại Lợi
Bán 35.4t  may 31-1989

Hiện Gía 66.2t
Portrait of a Halberdier (Francesco Guardi?)
 
8- Vincent van Gogh
Họa sĩ này dã giới thiệu. Bức tranh tự họa sau đã bán
Với giá $71.5 triệu dollars năm 1998
Portrait de l'artiste sans barbe (Self-portrait without beard), 1889
 








 

Friday, October 25, 2013

Thơ bạn đọc: Mười Đặng.


TRÁCH

 

SƯƠNG THU LẠNH GIÓ LÙA HIU HẮT

TRĂNG MỜ SOI OẶN THẮC NIỀM RIÊNG

CHẬP CHỜN NỮA GIẤC CÔ MIÊN

TRÁCH AI HỜ HỮNG CHO DUYÊN BẼ BÀNG

 

EM NGÀY ẤY ĐÀI TRANG KHUÊ CÁC

TÔI THƯ SINH MỘC MẠC CHÂN QUÊ

TRƯỜNG TAN CHUNG MỘT LỐI VỀ

BAO NĂM NỒNG THẮM HẸN THỀ SẮC SON

 

EM BỎ LẠI CON ĐƯỜNG KỶ NIỆM

MANG HỒN TÔI EM LIỆM PHƯƠNG NÀO

ĐÊM TÀN BẤC LỤN DẦU HAO

MỊCH Ờ TIN NHẠN DẠT DÀO NHỚ THƯƠNG

 

TÔI EM VỐN SÔNG TƯƠNG CÁCH TRỞ

CHÚT DUYÊN HỜ CHẲNG NỞ LÌA XA

MONG TÀU TRỞ LẠI SÂN GA

THUYỀN VỀ BẾN ĐỢI ĐẬM ĐÀ HƯƠNG XƯA

Mười Đặng.

Thursday, October 24, 2013

Tho: Do Phu

;舟 中 夜雪 有 懷 盧 十 四 侍 御 弟     

Chu trung dạ tuyết hữu hoài Lư Thập Tứ thị ngự đệ

朔 風 吹 桂 水,                    

Sóc phong xuy Quế Thủy[1],
大 雪 夜 紛 紛。                    

Đại tuyết dạ phân phân.
暗 度 南 樓 月,                    

Ám độ nam lâu nguyệt,
寒 深 北 渚 雲。                    

Hàn thâm bắc chử vân.
燭 斜 初 近 見,                    

Chúc tà sơ cận kiến,
舟 重 竟 無 聞。                    

Chu trọng cánh vô văn.
不 識 山 陰 道,                    

Bất thức sơn âm đạo,
聽 雞 更 憶 君。                    

Thính kê cánh ức quân.

             Đỗ Phủ

Nghĩa:

Tuyết đêm, trong thuyền, nhớ em là thị ngự Lư Thập Tứ
Gió bấc thổi trên Quế Thủy,
Tuyết lớn trong đêm rơi lả chả.
Lầu nam bị mờ mịt,
Mây bãi bắc, lạnh cóng.
Ánh đèn gần tắt, lần mới gặp,
Con thuyền nặng rồi chẳng nghe gì.
Không biết con đường phía tây,
Nghe gà lại nhớ chú.


Quế Thủy, gió may thổi.                   

Đêm về tuyết đã bay.                         

Lầu phương nam khói mịt.               

Bến phía bắc mây đầy.                     

Tàn nến, ta mới gặp.                        

Nghiêng thuyền, mình đã hay.          

Đường bên núi chẳng biết.

Gà gáy, nhớ em đây.

VHKT         

                                                                                        

Quế Thủy, trên sông thấy gió may.

Đêm về, tuyết lớn đã bay bay.           

Lầu nam mờ mịt, trăng thiếu hẳn.

Bến bắc âm u, mây thật đầy.

Ngọn nến đang tàn, ta mới gặp.

Chiếc thuyền mới lệch, mình đà hay.

Phía tây ngọn núi, đường đâu biết.

Gà gáy xa xa, nhớ chú mày.
VHKT


[1] Tên sông.

Wednesday, October 23, 2013

Thơ bạn đọc: Mười Đặng


1000 NĂM HOÀI CỔ THĂNG LONG

 

 

   ẢI NAM QUAN ĐỊA ĐẦU NGĂN PHƯƠNG BẮC

TAM DIỆP BA VÌ CHẮN CỎI TRỜI NAM

SÔNG NHỊ HÀ NHUỘM CHƯỚNG KHÍ SƠN LAM

LÀM PHÊN GIẬU HÀO SÂU NGĂN GIẶC DỮ

 

ĐẤT ĐỊA LINH CHỐN RỒNG THIÊNG VỀ NGỰ

THĂNG LONG THÀNH TỎA SÁNG MỘT ĐẾ ĐÔ

BỒI ĐẮP GIANG SAN VỮNG CHẢI CƠ ĐỒ

LÊ TRẦN LÝ BAO TẤM GƯƠNG TRUNG LIỆT

 

ĐẤT NỞ HOA SẢN SINH BAO HÀO KIỆT

MỘT NGHÌN NĂM THANH SỬ MÀI CÒN GHI

NHỮNG CHIẾN CÔNG NHƯ HUYỀN THOẠI DIỆU KỲ

LÀM KHIẾP ĐẢM GIẶC BAO PHEN VỠ MỘNG

 

TIẾN LÊN BẮC MANG GƯƠM THIÊNG PHẠT TỐNG

SUÔI VỀ NAM MỘT TRẬN ĐỊNH CHIÊM THÀNH

SÔNG NHỊ HÀ TRÔI CHẬT XÁC QUÂN THANH

HÀO KHÍ ĐÔNG A BẠCH ĐẰNG DẬY SÓNG

 

THĂNG LONG HỠI TRÃI BAO CƠN BIẾN ĐỘNG

NGHÌN NĂM QUA GIỜ PHẾ TÍCH HOANG TÀN

TƯỜNG THÀNH XƯA SỪNG SỬNG ĐÚNG HIÊN NGANG

SÂU LÒNG ĐẤT NGẬM NGÙI VIÊN GẠCH VỠ

 

NGƯỜI DÂN VIỆT TRIỆU TRÁI TIM TRĂN TRỞ

NỔI XÓT XA HOÀI CỔ THĂNG LONG THÀNH

CÓ CÒN CHĂNG HỒN PHÁCH TINH ANH

LÀ HÀO KHÍ LÀ HỒN THIÊNG SÔNG NÚI

 

THĂNG LONG HỠI MIÊN TRƯỜNG KHÔNG HẠN TUỔI

VĨNH HẰNG TRONG LÒNG HÀ NỘI THƯƠNG YÊU

THỦ ĐÔ NAY NHƯ THIẾU NỮ DIỄM KIỀU

ĐANG TRÂM LƯỢT LỤA LÀ KHOE SẮC THẮM

 

BIẾT BAO NĂM NGỦ VÙI TRONG CUNG THẨM

RỒNG CHUYỂN MÌNH BAY LƯỢN VÚT TRỜI XANH

HỘI LONG VÂN QUẦN TỤ ÁNG MÂY LANH

TRỜI HÀ NỘI NGẬP TRÀN NIỀM VUI MỚI,.,

Mười Đặng


Đền NGỌC SƠN  & Cầu THÊ HÚ
 Ảnh VHKT

Tuesday, October 22, 2013

Đại Việt thắng Nguyên Mông? Bài 29

CHƯƠNG 03 (tt)


VII/ Xâm lược Trung Đông.

A-  Tình trạng vùng Trung Đông.

1. Becke

Jochi, người con trưởng của Thành Cát Tư Hãn, đã không được nối nghiệp cha và không được thừa hưởng vùng đất xứ Khwarezm. Ông đem quân lên phía bắc nứơc Kazahkstan lập nghiệp. Nhưng ông chết sớm để lại 4 người con 3 trai, 1 gái. Ba trai là: Orda, Batu và Becke. Orda lập ra White Horde còn Batu lập ra Blue Horde. Địa phân của hai horde này là phần đất rộng lớn gồm các nước Nga và Đông Âu. Sau khi Orda và Batu qua đời thì Becke lên nắm quyền và gom cả hai horde vào làm một tạo ra Golden Horde vào năm 1257. Cùng năm ấy, Becke ra nhập đạo Hồi liên hệ mật thiết với các nước vùng Trung Đông và Ai Cập.

2. Mamluk

Trong thời Trung Cổ vùng Ai Cập ngày nay, thay tay đổi chủ nhiều lần. Dựa theo quyển “Cairo- The City Victyorious” của Max Rodenbeck thì đạo Thập Tự Quân đã nhiều lần đánh chiếm hải cảng Alexandria và các vùng chung quanh. Năm 1149, họ lại đến đánh chiếm hải cảng này và đánh thành phố Bilbays, 65 km phía bắc Cairo, giết hết dân thành này không còn một người[1]. Vua Al/’Adid của triều đại Fatimids đã khốn đốn với các cuộc chinh phục ấy. May thay, một đạo quân Hồi giáo từ Syria dưới sự chỉ huy của Saladin tới giải cứu. Nhưng sau đó Al/’Adid đã chết một cách bí mật.

Saladin ta bán hết các tài sản của vua Al/’Adid để trả lương cho lính đánh thuê (nô lệ Mamluk[2]) gốc Thổ, kể cả viên hồng ngọc 2400 carat. Ông đã thay thế triều đại Fatimids, với một chế độ phong kiến. Mỗi địa phương được cai trị bởi một tướng trong quân đội Syria.

Thời gian này, Saladin tạo ra một đế quốc Ayyabid bao gồm từ Syria đến Ai Cập, một phân nửa phía bắc các quốc gia: Sudan, Ethiopia, Somalia và phía nam bán đảo Saudi Arabia (A Rập). Vốn Saladin chinh phục đế quốc nhờ vào nô lệ, nên Ayyabid có tập tục mua bán nô lệ và các nước Âu Châu cũng đã đổ xô đến đây mua nộ lệ về làm việc, hầu hạ. Phần đông những kẻ nô lệ là dân ở Circassian[3], Turcoman[4] nhưng đa số Thổ Nhĩ Kỳ[5]. Các nô lệ này có được là nhờ vào các cuộc chinh phạt các bộ lạc thù địch, hay là các dân tỵ nạn. Nhất là sau các cuộc chiến tranh của Thành Cát Tư Hãn vào Khwarezm, cuộc hành quân của Subutai, Jebe vào Nga 1220-1223 và các cuộc chiến từ năm 1239 của Batu, Subutai, thì dân tị nạn đổ vào đây đông khủng khiếp.

Saladin còn bắt các lính nô lệ đánh thuê Mamluk cải thành Hồi giáo. Đến năm 1258, thì số này có nhiều người thuộc vào đạo quân Cuman, đã từng đụng độ với Mông Cổ trong thời gian 1240-1258. Đoàn quân này được huấn luyện kỹ nên rất thiện chiến vì có các người Cuman nói trên nên đạo quân này có khả năng đụng trận với Mông cổ.

Con cháu của Saladin đã cai trị đế quốc Ayyabid trong các thành trì ở Cairo trong vòng 80 năm. Đến năm 1258, trong các người Mamluk, có một tướng tên Qutuz nổi dậy giết thủ lãnh hậu duệ của Saladin. Qutuz nắm được hậu thuẫn của toàn thể đạo quân Mamluk và trở thành Sultan (hoàng đế) năm 1259. Theo André Raymond viết trong quyển “Cairo” thì Qutuz lại vẫn thi hành chính sách nô lệ, nhưng áp dụng kinh Koran vào để bảo vệ lớp người này. Các nô lệ khi vào nhà một quý phái, sẽ được giáo dục và khi họ đã học tập xong từ cách cư sử đến kinh thánh thì được trả tự do và thành một sĩ quan trong quân đội Mamluk. Trong nhân viên chính quyền lại cũng được tuyển chọn từ các thành phần này.

3. Crusades- Thập Tự Quân

Vùng ven biển Địa Trung Hải vùng Gaza và Isael ngày nay, lúc ấy kiểm soát bởi đạo Thập Tự quân. Đạo quân này thật ra là sang đánh Hồi giáo, nhưng lúc này bất động vì quân Mông đang hoành hành ở phía bắc.

4. Hülagü

Từ khi Thành Cát Tư Hãn qua đời năm 1227 thì đến năm 1229 Őgedei (Oa Khoát Đài) người con thứ ba lên nắm quyền Đại Hãn. Năm 1241 Őgedei chết thì con cả của ông ta là Güyük lên thay. Ông này làm đại Hãn được 3 năm thì cũng theo cha. Quyền lực chuyển sang dòng con út của Thành Cát Tư Hãn là Tolui. Tolui thì đã mất từ năm 1232, nhưng người con cả của ông là Möngke (Mông Kha), được hội đồng Kuriltai bầu lên làm Đại Hãn năm 1251.

Lúc lên ngôi, Möngke sai em thứ nhì là Kulibai (Hốt Tất Liệt) tấn công Nam Tống và em thứ ba là Hülagü sang mở rộng vương quốc Hồi giáo Khwarezm về phía nam (vùng Iran-Ba Tư ngày nay). Một vương quốc mà Thành Cát Tư Hãn đã chiếm năm 1224.

Hülagü phải tốn 3 năm chuẩn bị, nên năm 1253 mới khởi hành từ kinh đô Krakorum. Ông ta phải mất ba năm cho cuộc hành trình chục vạn dặm để đặt chân đến miền Trung Đông. Khi đến nơi, năm 1256, Hülagü lập tức nhắm vào kinh đô Hồi giáo tấn công.

5. Bất đồng giữa Mông Cổ với Mông Cổ.

Năm 1256, Hülagü tấn công các Assassin pháo đài, do một nhóm Hồi giáo dị biệt trấn giữ với một dãy các pháo đài trên đỉnh núi gần biển Caspian. Chung quanh các pháo đài này là các vùng đất khô cằn, trơ trọi.

Chuyện tấn công lên đây không phải dễ dàng. Quân Mông lần này mang theo những loại nỏ thật lớn. Theo Stephen Turnbull viết lại dựa vào sử gia Juvaini thì nỏ này được người Khitan (Liêu) thiết kế và có thể xếp lại được để di chuyển dễ dàng. Nó có thể phóng những mũi lao xa 2500 bộ (762m). Các người bảo vệ assassin trả đũa lại bằng súng bắn đá vả nỏ thường khi quân Mông leo lên đồi. Quân Mông cho sứ giả đến kêu hàng, nhưng trong lúc đàm phàn họ tìm các điạ điểm tốt cho các vũ khí lớn của họ.
 
Đây là một tưởng tượng của tác giả về nỏ khổng lồ Mông Cổ

 
Kết quả họ đưa các loại vũ khí nặng lên các chỏm núi đá có cùng độ cao với mặt thành, rồi từ đó họ phóng đạn, đá, lao sang địch quân. Dù chống đở có phần hữu hiệu, nhưng dần dà các pháo thành này cũng chịu đầu hàng.
Năm 1258, Hülagü quay xuống tấn công giáo chủ Hồi ở thành Baghdad. Thành này chống cự mãnh liệt, đến nỗi Mông Cổ bắn hết đá mà vẫn không chịu thua. Dân trong thành, khấp khởi mừng thầm thì quân Mông đốn các cây chà là (Palm), chặt khúc bắn tiếp. Cuối cùng thành cũng bị thất thủ; vua-giáo chủ những người Hồi Al-Musta’sim bị giết.
 

Một trong các pháo đài Assassin.
Hình của David Nicolle.
Việc làm này làm sửng sốt Becke, một tín đồ Hồi giáo.
Ngày 18 tháng 12 năm 1259, Hülagü có thêm quân của Georgia, Armenia và Seljuk Rum gốc Anatolia (nay thuộc các vùng Thổ Nhĩ Kỳ, và ven Địa Trung Hải) vượt sông, mở cuộc tấn công sang thành Aleppo của địa phận Syria của đế quốc Ayyabid. Trong khi ấy, Hülagü cho tướng Ketbugha (sách khác phiên âm Kitbuqa) đem một đạo quân trinh sát đến Damascus[1]. Thành Aleppo kháng cự được trên một tháng thì bị chiếm. Thành Homs bên dưới vội cử một phái đoàn đến xin hàng.
Ngay sau đó, Hülagü nghe tin anh ruột là đại hãn Mongke qua đời và người anh kế là Hốt Tất Liệt cùng người em út là Arige- Boke, đang tranh nhau cái ghế đại hãn. Ông vội đem đại quân quay về Krakorum, chỉ để lại 1 tjumen (10000) cho tướng Ketbugha tiếp tục công việc.
Pháo đài Aleppo- Hình Thom Richardson
Một bộ giáp trụ của người Âu châu thời trung cổ
 
Hình vẽ bằng solidworks của tác giả


 
Các vũ khí của Âu Châu thời Trung Cổ

Hình vẽ bằng solidworks của tác giả

 



[1] Thủ đô Syria ngày nay.




[1] Xem ra quân xâm lược nào cũng tàn nhẫn.
[2] Quyển “Cairo- The City Victorious” viết Mamelukes.
[3] Dân phía bắc núi Caucasus.
[4] Dân quanh vùng Turkmenistan ngày nay.
[5] Theo quyển “Cairo” của André Raymond thì trong số đó có cả người Mông Cổ.