Saturday, November 30, 2013

Những bức tranh đắt tiền nhất thế giới 9


Vincent van Gogh (1853-1890)

Vincent van Gogh, họa sĩ Hào Lan này lại có một bức tranh bán đắt tiền nữa.
Ông vẽ từ thủa bé và tiếp tục cho đến ông quyết định trở thành họa sĩ để sinh sống. Ông vẽ tổng cộng trên 2100 bức tranh, trong đó có 860 bức tranh sơn dàu, và hơn 1300 tranh màu nước.

Bức tranh Bác Sĩ Gachet được ông vẽ năm 1980, năm ông từ trần đã bán với giá US$ 82.5 trong một cuộc đấu giá năm 1990.

Thankgiving


Ngày Thankgiving thứ 5-28-13 v ưa qua  Thu Hương (Nguyễn), con giá Trần Thị Muộn và cậu con trai (Quốc) lại nhà tôi với Điệp, rồi nghỉ đêm tai đây. Vài hình ảnh hai dì cháu đang làm bếp gi tới các cựu học sinh.


 
 
Cách đây vài tuần, Hương cũng lại nhà Tiệp Lộc, tham dự đám giỗ của ông thân sinh Tiệp.
Hình ảnh đám kị.  

 
 
 

Thursday, November 28, 2013

Các ngôi đền-chùa nổi tiếng 3


5. Đền thờ Taktsang Dzong, Bhutan

Khi nói tới tên Bhutan, nhiều người trong chúng ta không biết đây là đâu?

Bhutan là một quốc gia nhỏ, diện tích chỉ có 38,394 km2 (hay 14,824 sq mi hàng thứ 135th trên thế giới) và dân số tính theo thống kê năm 2012 là gần 75,000 người (hàng thứ 165th trên thế giới). Nước này bị kẹp giữa hai nước có dân số đông nhất thế giới là Trung Quôc và Ấn Độ. Một đặc biệt khác là lá cờ nước này vẽ hình con rồng., một con vật mà cả Việt Nam và Trung Quốc coi là một biểu tượng văn hóa.

Nứơc này theo Phật Giáo phái Tây Tạng nên nhiều chùa mang sắc thái Tây Tạng.
Một ngôi chùa ỏ thung lũng Paro- xây năm 1646

Chùa Tashigang xây năm 1659

Chùa Punakha

Tuy nhiên ngôi chùa Taktsang là ngôi chùa nổi tiếng và dẹp nhất nước này. Taktsang theo nghĩa của tiếng Bhutan có nghĩa là tổ cọp.

Nằm trên vách núi cao tới 900 mét, đền thờ kiêm tu viện Taktsang mang vẻ đẹp vô cùng ấn tượng, được coi là biểu tượng của đất nước Bhutan. Đây là tu viện Phật giáo đúng hơn là ngôi chùa bình thường.

Để lên thăm đền thờ, bạn phải mất 2 – 3 giờ leo núi. Đền được xây dựng từ năm 1692, nhưng hầu hết các ngôi nhà đã bị phá hủy trong một đám cháy năm 1998 và sau đó được xây dựng lại theo nguyên mẫu sau.

Theo triết lý Phật Giáo thì tu hành theo kiểu này mới đúng là tu.

 
Đền thờ Taktsang Dzong

 
Nằm trên vách đá cheo leo.
Muốn tu tì bỏ ba ngày trèo lên.
Vực thẳm cạnh, vách đá bên.
Tránh xa cõi tục và quên bụi trần.
VHKT

Wednesday, November 27, 2013

Hán- Cường Quốc cô đơn 01


Hán- Cường Quốc cô đơn

I.                   Hán- gốc người của xâm lăng.

“Xâm lăng, mở rộng biên cương là châm ngôn người Hán.”

Ngay từ thời mới lập quốc cách đây năm trên 20  ngàn năm, khi mới lập quốc, ngừơi Hán đã tìm cách thôn tính lẫn nhau. Trung Quốc có rất giống người, nhưng khi tôi nói rõ Hán, thì ám chỉ tới người to lớn, mắt xếch sống phía bắc nước Trung Quốc. Hầu hết các người Hoa sinh sống ở Việt Nam là người Quảng Đông, Phúc Kiến, Triều Châu, Hải Nam, đó là các ngừoi có nguồn gốc Bách Việt.
Trong thời gian này, họ sinh sống hầu hết ở phía bắc sông Dương Tử (Trường Giang), nói cùng ngôn ngữ Quan Thoại. Vì cùng ngôn ngữ, nên một người nước này sang nứơc khác, buôn bán, làm quan một cách dễ dàng như Tôn Vũ (孫武) người Tề làm đại tướng cho Ngô; Tô Tần (蘇秦) làm quan sáu nước; Tôn Tẫn người Tề làm quan cho Ngụy sau mới quay lại Tề. Thậm chí có khi họ còn quay lại nước cũ chinh phạtmà không bị coi là phản quốc như Ngũ Tử Tư (伍子胥) người Sở làm quan cho Ngô phạt Sở; Trương Nghi (張儀) người Ngụy làm thừa tướng choTần diệt Ngụy.

Từ nhà Hạ đến nhà Chu họ đánh nhau không ngớt với mục đích là bành trướng đế quốc. Đến thời mạt Chu thì chiến tranh quy mô hơn thành Đông Chu liệt quốc 770 đến 256 TCN

Trong thời Đông Chu có khoảng 170 nước chia cắt miền bắc TQ ngày nay. Nhiều trận chiến thôn tính các nước nhỏ để thành một số nước lớn. Thời ấy có tên là Xuân Thu.

 
Rồi các nước nhỏ bị hấp thu chỉ còn 7 đó là thời Chiến Quốc từ 476 đến 221 TCN. Người ta thường gọi Chiến Quốc Thất Hùng (戰國七雄) để chỉ bảy cường quốc, đã được hình thành từ sự suy yếu của nhà Chu.
Chiến quốc Thất Hùng gồm: Hàn, Ngụy, Sở, Tần, Tề, Triệu và Yên.

Chiến Quốc Thất Hùng đánh nhau chí mạng.

Cuối cùng thì Tần Thủy Hoàng đã thống nhất các nước ấy lập ra Trung Quốc năm 221 TCN. Nhưng ta phải biết rằng Trung Quốc ngày ấy hầu hết vùng đất phía bắc sông Trường Giang mà thôi.

Khi lập xong một nước khổng lồ Trung Quốc, nhà Tần lập tức nghĩ tới chuyện thôn tính các nước phương nam sông Trường Giang của giống người Việt. Tần Thủy Hoàng Sai Đồ Thư và Triệu Đà đem 500000 quân xuống phía nam con sông này để tiêu diệt các nước, bộ lạc người Bách Việt. Nhưng các người gốc Việt đã kháng cự mãnh liệt với chiến thuật du kích, rút vào rừng sâu cố thủ, đêm đêm ra tấn công quân địch.

Cùng khi ấy, Lưu Bang và Hạng Võ khởi binh diệt Tần. Nhà Tần càng ngày càng suy yếu, hết kiểm soát nổi cánh quân phương nam của Đồ Thư và Triệu đà. Vì các cuộc kháng chiến của người Việt phương Nam vùng Quảng Tây và Bắc Việt ngày nay mà Đồ Thư bỏ mạng. Trước khi từ trần, Đồ Thư khuyên phó tướng Triệu Đà nên lập quốc tự trị. Từ đó sinh ra chuyện Triệu Đà lập ra nước Nam Việt chạy dài từ vùng Triết Giang xuống đến Bắc Việt ngày nay. Một số sử gia người Việt Nam đã công nhận Triệu Dà là vua đầu tiên của người Việt, rong khi ấy một số đông khác chống lại quan niệm này.

Kể từ đó, người gốc Hán luôn nghĩ chuyện tiêu diệt người Việt cùng các quốc gia lân bang. Nhà Hán tiếp tục mở rộng biên cương về phương nam, thôn tính Nam Việt. Nhà  Hán đã thành công khi chiếm trọn các vùng từ Triết giang, Ngũ Hồ, An Huy xuống đến Quảng Đông, Quảng Tây. Dân Việt các vùng đó đã bị Hán hóa từ từ, chỉ trừ các người Việt định cư tại vùng châu quanh thổ sông Hồng. Ngày nay, bạn hỏi một người Quảng Đông chẳng hạn, họ là gốc người gì? Thì họ mạnh dạn trả lời tôi là người Trung Quốc.

Sau khi thôn tính được các vùng từ sông Trường Giang đến Quảng Tây, người Hán đã tung bao nhiêu lần tấn công thôn tính nước ta, nhưng dân Việt đã chứng tỏ cho nhân loại thấy dân nhỏ con nhưng rất khó gậm. Khởi đầu là hai người phụ nữ đầu tiên đứng lên giải phóng chống Trung Quốc, hai bà Trưng. Sau đời Hán, các triều đại khác vẫn tìm cách đô hộ Việt Nam, nhưng các anh hùng dân Việt vẫn tiếp tục đánh trả bảo vệ quê hương. Dù người Hán đô hộ đất Việt trong non 1000 năm, cho đến đầu thế kỉ 10, thì họ Khúc đã tìm cách tách Việt Nam ra khỏi Truong Quốc. Và đến năm 938, Ngô Quyền đã đánh bại quân nam Hán trên sông Bạch Đằng, bẻ gãy ách nô lệ cho dân ta, lại dành được độc lập.

Về phương đông, người Hán tìm cách xâm chiếm Đại Hàn, Nhật Bản. Đại Hàn tha xưa có tên là Cao Ly Cấu, lan rộng sang đến vùng Mãn Châu giáp đất Yên-Tề ở vùng Bắc kinh và Sơn Đông ngày nay. Sau bao năm chống cự họ cũng thu nhỏ lại như nước Việt ta.
Bản đồ Cao Ly- Đại Hàn thủa xưa
 

 

Nhật Bản thì may mắn hơn nhiều là nhờ biển cả và ngành hàng hải của người Hán thì rất tệ, vì họ ở vùng xa biển cả, ít sông ngòi. Tuy người Hán sang xâm lăng nhiều lần, nhưng tiếp vận khó khăn, nên nước này được tự do phát triển và giữ được độc lập lâu bền.

Họ tiến lên phương bắc thì quá lạnh. Nơi đây phần lớn là các thảo nguyên mênh mông , chỗ hoạt động của kị binh, mà các người du mục gốc  Mông  Cổ , Nữ  Chân , Kiết  Đan… chiếm cứ. Các giống dân ở đây quá thiện chiến. Chiếm đất không xong thì họ lo phòng thủ bằng cách xây nên các trường thành: nước Tần xây Tần Trường Thành, nước Triệu xây Triệu Trường Thành và nước Yên xây Yên Trường Thành. Khi thống nhất lục quốc, Tần Thủy Hoàng cho nối các trường thành lại với nhau và gọi đó là Vạn Lý Trường Thành.
Vạn Lý Trường Thành ngày nay không phải chổ nào cũng đẹp như các bạn thấy hình chụp đâu. Vùng đất Tần ngày xưa nay thuộc tỉnh Cam Túc nhìn rất thiểu não. Nó chỉ còn lại một giải đất cao vài thước.

 

Tần Trường Thành ngày nay

Vùng gần Bắc Kinh, nơi nhà Minh trùng tu cách đây bốn trăm năm thì đẹp và được chính quyền đương thời giữ gìn tân tạo để hấp dẫn du khách.


Yên Trường Thành ngày nay - ảnh VHKT


Phương tây thì hoang dã khô cằn. Ngừơi Hán cũng cho các lực lượng tiến thật xa đến vùng biển Caspian, nhưng không chiếm mà lại rút về.
Chắc ai cũng biết chuyện con đường Tơ Lụa của Trung Quốc. Con đường đã mang các sản phẩm Trung Quốc như tơ lụa Tô Châu- Hàng Châu sang tận La Mã và mang các thứ rượu quý cùng vải từ tây phương trở lại. Đó là công của Phó Giới Tử. Ta đã biết nhân vật này khi học Chinh Phụ Ngâm: “Săn Lâu Lan rằng theo Giới Tử.” Cũng trong đời Hán, một tướng tên Hoắc Khứ Bệnh cũng tiến về phương tây thật xa. Nhưng khi ông này qua đời thì các vùng này lại trở nên độc lập. Mãi đến đời Thanh họ mới thực sự chiếm vùng phía tây tỉnh Cam Túc từ tay người Hồi và đặt tên là Tân Cương (biên cương mới). Dân Trung Quốc phải cám ơn dân Mãn Châu- đạc biệt là Càn Long mà đất nước mở rộng. Không những thế dân chiếm đóng Mãn Châu lại tư dâng đất cho người Hán.
Khi nói tới Hoắc Khứ Bệnh thì ta không quên tới bài thơ của Lý Bạch. Ông đã nhắc tới tên vi tướng quân họ Hoắc trong bài thơ sau:

塞下曲其三                     

Tái hạ khúc kỳ 3

駿馬如風飆                            
Tuấn mã như phong biều
鳴鞭出渭橋                            
Minh tiên xuất Vị Kiều
彎弓辭漢月                            
Loan cung từ Hán nguyệt
插羽破天驕                            
Tháp vũ phá thiên kiêu
陣解星芒盡                            
Trận giải tinh mang tận
營空海霧銷                            
Doanh không hải vụ tiêu
功成畫麟閣                            
Công thành họa Lân các
獨有霍嫖姚                            
Độc hữu Hoắc Phiêu Diêu
                                李白     Lý Bạch
Nghĩa:
Khúc hát dưới ải kỳ 3
Tuấn mã chạy phi như gió
Hét, quất roi thẳng Vị Kiều
Giương cung từ tạ trăng Hán
Mũi tên có gắn lông phá giặc trời
Trận tan, tia sáng trên sao tắt
Doanh vắng, khói biển tiêu tan
Lập công được vẽ hình trên gác Kỳ Lân,
Chỉ có quan Phiêu Diêu họ Hoắc
[1] .
 
 
Tuấn mã phi như gió,                           
Thét roi ra Vị Kiều.                      
Cung dương, từ Hán nguyệt.                 
Tên bắn, diệt binh kiêu.               
Trận mãn, sao tàn lụy.                          
Trại không, khói cũng tiêu.          
Lập công, hình được vẽ,              
Chỉ có Hoắc Phiêu Diêu.             
                  VHKT
Tuấn mã trên đường nhanh tợ phi.
Vị Kiều, nhắm hướng, thét roi đi.
Cung dương dã biệt trăng sông Hán.
Tên bắn dẹp tan giặc núi Kỳ.
Trận chiến đã tàn, sao lặn mất.
Trại quân cũng trống, khói còn chi.
Thành công, hình vẽ Kỳ Lân các,
 Chỉ Hoắc Phiêu Diêu mới được ghi.
                                                 VHKT
               
Quân Hán cũng tiến đến Tây Tạng, Vân Nam nhưng vận chuyển khó khăn vì núi non trùng điệp chạy theo hướng nam bắc, ngăn lối tiến công. Đến thời Tam Quốc, Lưu Bị, Khổng Minh mới non men đến phía bắc Vân Nam, vùng đất của người Bạch, Thái, Di thiện chiến và đã từng lập ra nước Nam Chiếu hùng cường. Nứơc đã từng làm nhà Đường vất vả và nước ta khốn đốn một thời. Từ đó ta được đọc chuyện Khổng Minh vây bắt Mạnh Hoạch 7 lần.
Tuy vậy, khi Trung Quốc chia năm sẻ bẩy thì nước lại trở nên độc lập. Người Hán phải khoanh tay đứng nhìn vì lợi địa của nước này. Sau đó, nước đổi tên là Đại Lý với các nhân vật họ có thật như Đoàn Nam Đế, Đoàn Chính Thuần, còn  Đoàn Dự thì đừng tin… mà ta được đọc trong Thần Điêu Đại Hiệp của Kim Dung.
Mãi đến thế kỷ 13, Mông Cổ mới chiếm được Đại Lý, và tiếp theo sau, nhà Minh đã duy trì quyền kiểm soát vùng đất này và lập ra tỉnh Vân Nam. Một lần nữa người Hán lại cám ơn quân xâm lăng Mông Cổ. Nếu không có Hốt Tất Liệt và Ngộ Lương Hợp Đài (Uriyangkhadai) thì ngày nay nước Đại Lý có thể vẫn còn tồn tại.
Người Hán định tiến xa hơn nữa xuống Miến Điện, nhưng thời tiết khắc nghiệt, địa thế đất đai khó di chuyển với phần cuối cùng của dãy Hỷ Mã Lạp Sơn nên đành chịu thua.



[1] Bài này thấy có một sự châm biếm. Chỉ có quan to như Phiêu Diêu Tướng Quân Hoắc Khứ Bệnh-霍去病, mới được ghi công, còn các người cấp nhỏ thì muôn đời vẫn là tiểu tốt vô danh. Đúng là: “Nhất tướng công thành vạn cốt khô.”
 
 

 

 


 

 

 


 

 




Tuesday, November 26, 2013

Thất thập cổ lai hy



Tặng các bạn đã đạt tuổi 70.
 

Thất thập cổ lai hy:

 
Xưa thì: “thất thập cổ lai hy”.

Ngày nay thất thập cái gì cũng chơi.

Tinh mơ, nhà đã xa rồi.

Tối mò, vào bếp nấu nồi cơm canh.

Thứ bẩy vợ biểu chạy quanh.

Mua thịt, mua cá, cải xanh, rau dền.

Chiều về, cháu đến cạnh bên:

Ông ơi rửa đ…í..t, lại thêm giặt đồ.

Chủ nhật cũng mệt thấy mồ.

Cưa cây, đào xới, trộn hồ, dọn sân.

Nhiều khi muốn phọt ra quần.

Đêm nằm, suy nghĩ, phân trần cùng ai?

Chắc là trời đã tính sai.

Tuổi tôi bẩy chục chia hai mới vừa.

                                                VHKT-2010

Thông Báo:


Mai hay mốt sẽ khởi đăng một loạt bài về Trung Quốc và các tham vọng.

Mời các bạn đón xem.

Đại Việt thắng Nguyên Mông? Bài 34

CHƯƠNG 03 (tt)
Viết lại một đoạn tuần trước để độc giả dễ hiểu:
Mông Cổ lại phải tìm cách khống chế. Các kĩ sư gốc Á Rập được quy tụ về Krakorum chế tạo vũ khí mới. Sau một thời gian họ làm ra một loại súng bắn đá hay bom mới (trebuchet -Hồi pháo). Chính Hốt Tất Liệt đã đến chứng kiến các cuộc kiểm tra và thử loại súng này. Các tài liệu sử vẫn không nói rõ ràng súng được thiết kế như thế nào, nhưng theo một tài liệu đã viết lại 30 năm sau, mà tác giả Stephen Turnbull ghi lại ở trang 63, quyển Genghis Khan & the Mongol Conquest đoạn sau: Khi xạ thủ muốn ném một vật ra xa hơn thì họ thêm vật nặng vào phần trọng đối và rời cần ra xa hơn. Khi muốn ném đến gần thì họ rời cần vào gần điểm tựa  hơn. (When [the artillerist] wanted to hurl them to a greater range, they added weight to counterpoise and set it further back; when they needed only a shorter distance, they set it forwads, nearer [the fulcrum])

Chúng tôi dùng các tài liệu thu lượm khắp nơi từ sách vở đến các trang website thiết kế lại một trebuchet (Hồi pháo) đơn giản dưới đây:

Thiết kế này chỉ chú trọng tới nguyên tắc phóng đá mà thôi.

Theo các tài liệu về trebuchet (Hồi pháo) thì muốn phóng một vật đi xa khoảng 100 mét thì đối trọng phải nặng gấp 100 lần vật phóng. Như vậy muốn phóng vật nặng 100 kg vào thành các xa nơi đặt súng 100 mét thì đối trọng phải nặng tới 10000 kg. Theo thiết kế nguyên thủy  của trebuchet (Hồi pháo), thì phần đối trọng là một cục đá hay kim loại.
(Xin bấm vào hình vẽ, hình sẽ hiện lên rõ hơn)


Hình một trebuchet (Hồi pháo) nhìn từ sau tới

(thiết kế trên solidworks)

Hình một trebuchet (Hồi pháo) nhìn từ trước tới sau

(thiết kế trên solidworks)
 
Dưới đây là các giai đoạn bắn đá:


GIAI ĐOẠN 1.

BẮT ĐÂÙ

GIAI ĐOẠN 2

ĐỐI TRỌNG RƠI

GIAI ĐOẠN 3

SỨC LY TÂM ĐỦ MẠNH

GIAI ĐOẠN 4

ĐÁ ĐƯỢC PHÓNG RA

Nhưng đưa một cục nặng tới 10 tấn lên cần phóng thì không phải dễ dàng.  Sức con người làm sao mang được? Các kỹ sư lúc ấy đã nghĩ ra cách giải quyết là đối trọng làm dưới hình thức một cái thùng thật lớn. Muốn đối trọng nặng hay nhẹ, người điều khiển súng bê vào hay lấy ra các cục đá trong thùng ấy. Đặc điểm của thùng này là thùng quay quanh một trục. Như vậy làm khoảng cách từ trọng tâm của đối trọng xa tâm quay mà cần phóng không phải thật dài. Hai điểm này  phải nói là những cải cách lớn lao.

Hốt Tất Liệt cho chở 92 cái đến Tương Dương tấn công. Theo Stephen Turnbull thì những viên đạn được bắn ra nặng 10 lần so với các viên đạn được bắn từ trước cho đến lúc ấy. Theo ước lượng thì viên đạn có thể nặng tới gần 100 kg. Một quả đạn bắn vào làm sập luôn cổ lâu[1] của thành. Trong quyển ấy có viết một đoạn sau: các viên đạn phóng ra khoảng vài bộ[2] đường kính và khi rơi xuống đất tạo ra các hố sâu ba hay bốn bộ.. (the projectiles were several feet in diameter, and when they fell to earth, they made a hole three or four feet deep.)[3] Trong quyển “Cuộc kháng chiến chống xâm lược Nguyên Mông thế kỷ XIII” của ông Hà Văn Tấn và bà Phạm Thị Tâm, trang 132 phần phụ chú cũng phân tích công nhận các súng này là loại trebuchet (Hồi pháo), chứ không phải súng có nòng như ngày nay. Quyển sách ấy cũng nhắc lại các loại đạn nặng, to bao nhiêu tương tự như phần trên.
Bây giờ ta lại nghiên cứu xem sức mạnh của các súng trebuchet (Hồi pháo) đến mức độ nào dưới cái nhìn của khoa học.
Dựa vào bài toán đạn đạo ta đã thấy trên phần về bắn cung (chương 2- Vũ khí) và theo các dữ kiện của lịch sử ghi lại với các viên đạn nặng 100 kg được bắn xa 100 m ta sẽ thấy một vài kết quả như sau:
Ta lấy góc bắn α = 30 º đường tầm đạn 100 m thì có vận tốc đầu 33.7 m/s. Giả sử mục tiêu nằm trên mặt đất thấp hơn đối với viên đạn lúc được phóng ra 10 m.
Vì mục tiêu thấp hơn điểm ban đầu và vận tốc đầu là 33.7 m/s nên khi đến mục tiêu thì viên đạn có vận tốc là V = 36.5 m/s.
Áp dụng công thức tính động năng ta có:
 Ke  = (½)(m)V2
        = (.5)(100)(36.5)2
        = 66613 Joule
 Khi nói con số này thì ta khó tưởng tượng sức mạnh ấy như thế nào, nên ta xét xem một con voi[1] nặng 4000 kg chạy với vận tốc 20 km/h (20 kilomét 1 giờ hay 5.556 m/s) và húc vào một vật xem thử nó tạo ra bao nhiêu Joule.
Cùng công thức trên, ta có:
Ke  = (½)(m)V2
       = (.5)(4000)(5.56)
        = 61738 Joule
Xem ra viện đạn còn mạnh hơn con voi khổng lồ, và sau khi húc vào vật ấy thì con voi cũng không thể sống nổi.
Năm 1273, sau 5 năm chống đỡ thành Tương Dương bị thất thủ (Trong chuyện Thần Điêu Đại Hiệp, Kim Dung đã nhắc tới chuyện tử thủ thành Tương Dương khá nhiều và Dương Qua đã dùng một viên đá ném chết Mongke. Trong sử ghi mỗi nguồn một cách khác nhau. Có quyển ghi Mongke chết ở Hợp Châu (tức Hợp Xuyên, Tứ Xuyên). Theo Trùng Khánh chí: Mông Ke trúng đạn chết, trong khi ấy nhà sử gia Allah Rasid Ud-Din (Người Ba Tư) lại viết là chết vì kiết lỵ.


[1] Dựa vào các tài liệu viết về voi: Elephants của Melissa Stewart- Asian Elephant của Matt Turner và Elephants của Joyce Poole.
 



[1] Lầu để trống đánh điểm canh, thúc quân, báo động…Vì ngày xưa người ta chưa có đồng hồ, nên các thành phố lớn thường cho xây các lầu Chung lâu (lầu chuông) hay Cổ lâu (lầu trống) để báo giờ cho dân chúng. Cũng có khi dùng để báo động giặc đến, hỏa hoạn, hay thiên tai như lụt, động đất. Hiện nay ở Tây An (Hàm Dương hay còn biết tới tên Trường An- tình Thiểm Tây)  có hai lầu này xây từ đời Minh.
[2] Ba bộ là gần 1 m.
[3] Trang 64, Genghis Khan & the Mongol Conquests 1190-1400.