Wednesday, June 5, 2013

Tin mới về vũ khí tấn công của Mỹ.


Ngày 1 tháng 5 vừa qua, Mỹ thành công thí nghiệm X-51 WaveRider phi cơ tấn công không người lái. Chúng ta gọi là phi cơ, vì nó dùng không khi để đốt cháy nhiên liệu và Mỹ gọi là Air breathing. Đây là một tổ hợp hành động gồm: USAF, DARPA, NASA, Boeing cùng Pratt& Whithney Rocketdyne. Tất cả tên trên danh sách đó hầu hết tôi đã đăng chỉ có DARPA là một tên lạ, mà có thể nhiều người không biết tới.
 
 
 
X-51 WaveRider
Hình vẽ theo tưởng tượng của họa sĩ theo dữ kiện kỹ thuật
 
 

 
X-51 WaveRider thật sự

 
X-51 WaveRider dưới cánh B-52
 

DARPA là chữ viết tắt của cụm từ của cơ quan Nghiên Cứu Các Dự Án Tiên Tiến Quốc Phòng của Hoa Kỳ (Defense Advanced Research Projects Agency). Cơ quan này được thiết lập từ năm 1958 và đặt trụ sở tại Arlington- Virginia.

Sự hình thành:

Tháng 10 năm 1957, Liên Xô cho phóng vệ tinh Spunick I lên quỹ đạo địa cầu làm Mỹ chưng hửng. Để tránh những biến cố tương tự xẩy ra, Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ đã lập ra cơ quan này chuyên nghiên cứu các dự án mà các quốc gia khác có thể đang phát triển đồng thời phát triển các dự án đặc biệt cho chính Hoa Kỳ.

DARPA đã phát triển nhiều sản phẩn ảnh hưởng đến toàn thể hoàn cầu như hệ thống interface với computer, networking…Ngày này các kỹ sư thường dùng kỹ thuật 3D (không gian ba chiều) như Catia, Solidworks, Pro/E… để thiết kế cùng là đây mà ra.

Chiếc máy bay dùng động cơ scramjet SJY61 với nhiên liệu hydrocarbon này đã bay lần đầu ngày 26 tháng 5-2010, nhưng thất bại và các lần kế tiếp cũng chẳng mấy thành công. Lần mới nhất đây (1 tháng 5-2013) chiếc này đã bay 300 giây trên Thái Bình Dương và đạt vận tốc kỷ lục trên  Mach 5 (hypesonic- tối siêu âm chứ không còn là siêu âm nữa) và mang theo một khối lượng 270 lb (120 kg). Mỹ dùng một pháo đài bay B-52 đem lên đến cao độ 50000 ft (15.2 km) rồi phóng phi cơ này ra. Lúc đầu, X-51 được đẩy bởi hỏa tiễn để đạt tới vận tốc Mach 4.8. Sau đó, nó dùng động cơ sramjet (sẽ nói sơ về động cơ này trong bài sắp tới) của chính nó để bay lên đến 70000 ft (21 km) và đạt vận tốc Mach 5.1 (3400 mph hay 5400 km/h). Trước đây, một phi cơ thí nghiệm khác X-43 cũng dùng động cơ scramjet chỉ bay được 12 giây, nhưng đạt vận tốc kỉ lục là Mach 9.8 (7546 mph hay 12144 km/h). Các phi cơ X-51 sau này sẽ được gắn trên pháo đài bay B-52 hay chiến đấu cơ F-35. Các vũ khí siêu cao tốc dự định sẽ vào ứng dụng trong khoảng từ sau 2020.

Mỹ định dùng kỹ thuật của X-41 để áp dụng cho các vũ khí tấn công có tốc độ cao. Mục đích của chương trình này là đem các loại phi cơ này đến một tốc độ  Mach 20.
 

Falcon HTV-2 dự định bay nhanh gấp 20 lần âm thanh.
Với sự thành công vừa qua của Mỹ đã làm Trung Quốc lo ngại. Tờ báo The Japan Times của Nhật Bản vừa đăng tải bài viết “Trung Quốc lo ngại những vũ khí mới của Mỹ” của tác giả Michael Richardson – Chuyên viên cao cấp của Viện nghiên cứu Đông nam Á, Singapore. Với sự hung hãn của Trung Quốc ở biển Đông, chúng ta mong Mỹ thành công nhiều hơn và là một bạn tốt của Việt Nam (nhưng đừng làm thầy).

Tìm hiểu không thám- bài 7


Chế độ vận tốc so với Mach


Bây giờ ta tìm hiểu xem các vận tốc cao hơn âm thanh được đặt tên như thế nào? Bảng phân loại dưới đây cho ta khái niệm ấy cùng vỏ phi cơ, hỏa tiễn tương ứng.

Khi máy bay bay nhanh bằng âm thanh người ta gọi là Mach 1, nhanh 2 lần âm thanh là Mach 2….Ta tạm đặt vận tốc âm thanh là âm tốc.

Chế độ
Mach
mph
km/h
m/2
Đặc tính
 Hạ âm tốc
Subsonic
<.8
<600
<980
<270
Ta thấy hầu hết các máy bay cánh quạt hay turbofan đều bay dưới vận tốc âm. Vỏ không quan trọng. Các phi cơ hồi đầu thế chiến II, vỏ có khi chỉ là vải.
Đồng âm tốc
Transonic
.8-1.2
610
đến
7868
980
đến
1470
270-410
Đây là các phi cơ có cánh xuôi
và hầu hết các phi cơ hàng không dân sự bay ở tốc độ này trừ chiếc Concorde. Vỏ phi cơ phải nhẹ và chịu nổi sức ép cao, thông thường là Nhôm
Siêu âm tốc
hay
siêu âm
Supersonic
1.2-5.0
760-3840
1470-6150
410-1710
Các phi cơ chiến đấu ngày nay đều trong chế độ này. Cách thiết kế các máy bay này rất khác với máy bay thường vì khí động học tác dụng vào vật bay khác hẳn. Lúc bay nhanh quá thì vỏ máy bay sẽ bị nóng lên.
Tối siêu âm
Hypersonic
5.0-10.0
3840-7680
6150-12300
1710-3415
Vì sự cọ sát với không khí làm vỏ sẽ nóng chảy nếu kim loại thông thường như Nhôm. Vỏ thường phải là hợp kim Nickel-Titanium.
Một đặc điểm khác là cánh phải nhỏ. Nhưng như vậy lại khó bay với vận tốc hạ âm tốc để đáp xuống phi đạo.
Thượng tối siêu âm tốc
High hypersonic
10.0-25.0
7980-16250
12300-30740
3415-8465
Vấn đề đối phó với nhiệt là một chủ điểm của thiết kế. Kim loại để làm vỏ là vấn đề giải quyết chống nhiệt. Vì nhiệt độ gia tăng khi bán kính nhỏ đi nên hình dạng các phi thuyền loại này lại hết còn có mũi thật nhọn phía đầu như các phi cơ chiến đấu phản lực tương tự với Mig 21- Mig 21, F104 hay RS71...Các phi thuyền loại này thường được bọc ngói silicate để không bị cháy.
Vân tốc trở về
Re-entry speed
>25.0
>16250
>30740
>8465
Các loại phi thuyền khi trở về khí quyển địa cầu là loại này. Phải có bản chắn nhiệt, như phi thuyển con thoi.

 

Tuesday, June 4, 2013

Ý Kiến Bạn Đọc về ĐVTNM

Lần đầu tiên ghé thăm nhà huynh, tôi rất thích bài viết này, xin cảm ơn.

Posted by Cao Linh Tử to CHOLACH Than Yeu at June 3, 2013 at 4:40 PM



Hồi đáp:

Bạn Cao Linh Tử là người tôi chưa hân hạnh được quen dã gửi đến tôi.

Cám ơn bạn Cao Linh Tử rất nhièu


Hồi đáp:

Bạn Cao Linh Tử là người tôi chưa hân hạnh được quen dã gửi đến tôi.

Cám ơn bạn Cao Linh Tử rất nhièu

Thông báo:

Cùng tất cả bạn đọc.

Vì phải dọn nhà đi nơi khác, nên tôi rất bận. Nếu không thấy bài mới đăng thì xin các bạn thứ lỗi cho.

 Nếu vị nào có ý kiến phê bình hay bổ xung về bài “Đi Vit thng Nguyên Mông?” xin viết bài gửi về vhkt.3563@gmail.com Tôi hứa sẽ đăng toàn bộ bài viết và sẽ có bài phúc đáp. Xin đừng viết bài có tính cách đả phá tôn giáo và chính trị.

 

Đại Việt Thắng Nguyên Mông? Bài 9


CHƯƠNG 02 (tiếp theo)

 
IV/ Tình báo-Chiến thuật.

Khi nói về chiến thuật thì thiên hình vạn dạng, tuy nhiên ở đây ta chỉ nêu lên vài chiến thuật thông thường mà Mông Cổ hay áp dụng.

A. Tình báo:

Trước khi đánh một địa điểm nào tướng Mông Cổ thường cho các tình báo viên hoạt động rất lâu, điều ra rất kỹ từ địa dư, thời tiết, dân tình, lính tráng của xứ đó. Mông Cổ đã triệt để khai thác các lái buôn trên con đường “Tơ Lụa”, nối liền từ Trung Quốc đến La Mã. Họ biết từ một thành phố này đến thành phố kia có bao nhiêu ốc đảo, để có đủ nước cho đàn ngựa khổng lồ của họ. Các gián điệp của Mông Cổ thường là các lái buôn, nhà ngoại giao trong các sứ đoàn. Các lái buôn phần nhiều là các người Hồi giáo đã đầu phục họ. Cái nguy hiểm là các nước nhiều khi lại nghĩ người tây vực không liên hệ đến quân Mông Cổ, nên không để ý đến đám người này.

Ta không ngạc nhiên các đại hãn, các hãn Mông Cổ thường cử các sứ đoàn đến các nước. Việc đầu tiên của các sứ giả là bắt nhà cầm quyền của nước đó triều cống, đồng thời dò xét tình hình quân đội nước ấy. Câu chuyện gián điệp kiểu này thì hầu như nước nào cũng vậy. Đến ngày nay, nhiều khi một nhân viên trong tòa đại sứ của một nước cũng bị nhà cầm quyền yêu cầu rời khỏi quốc gia trong 24 giờ là vì lý do ấy. Những lái buôn thì đi sâu vào quần chúng thu lượm tình hình dân sự, tìm hiểu địa thế, phong thổ rồi vẽ bản đồ. Thí dụ điển hình là trước khi đánh các nước đông Âu Châu, Batu và Subutai đã cho gián điệp của họ vào các nước này từ 10 năm trước. Chính bản thân hai người ấy đã dẫn quân lính đi trinh sát, càn quét các vùng thôn quê lấy tin tức tình báo 2 năm. Khi họ thấy đầy đủ tài liệu rồi mới mở đợt tấn công quân sự.

Theo quyển “The Mongol Empire” thì thường một đạo quân trinh sát có thể đi trước đại quân một khoảng đường thật xa đến 70 miles (114 km).

B- Chiến thuật.

Mông Cổ thường dùng tâm lý chiến thuật trước khi dùng vũ lực để đánh đối phương.

1. Chiến thuật tâm lý:

Cũng như hầu hết các nước lớn khi xâm lăng nước nhỏ, trước khi tấn công quân sự, Mông Cổ thường dụ dỗ nước đối nghịch phải đầu hàng, nếu không họ tàn sát thẳng tay. Đại Việt cũng đã nếm mùi bài học này. Có khi họ lại dở trò liên kết trước, tiêu diệt sau đó là trường hợp của Tây Hạ, Cuman.

Theo tác giả John S Major trong quyển “The Land and People of Mongolia” thì Thành Cát Tư Hãn đã học được việc đem kinh hoàng như là một vũ khí tinh thần.

Mông Cổ rất tàn nhẫn khi đã chiếm được một nơi nào đó. Chúng thường tàn sát những kẻ dám đối đầu, nhưng thả một số tù binh, để đám người này reo hoang mang cho các địa phương sắp bị tấn công. Nhiều nước đã phải đầu hàng vì không muốn nhân dân rơi vào cảnh tang thương. Lúc tiến đánh Khwarezm, quân đội Mông Cổ tàn dân thành phố Nishapur không chừa chó mèo. Một số người sống sót được thả chạy về thành phố gần bên là Heart. Thành phố này nghe tin thảm sát ở Nishapur đã đầu hàng khi vừa thấy quân Mông Cổ xuất hiện. Thành phố Hanmada ở Iraq cũng chịu thuần phục khi Mông Cổ mới đến. Tại Azerbaijain, vua nước này đem châu báu, ngọc ngà, vải vóc ra tặng cho Mông Cổ để họ không tàn phá kinh đô Tabriz. Các bộ lạc cướp cạn Kurdish và Turcoman trên vùng núi Caucase thì tình nguyện đem quân hợp tác.

Một trong các cách mà Mông Cổ làm địch quân kiếp sợ là dùng nghi binh. Mông Cổ thường cột thêm cành cây vào sau lưng ngựa để tạo thêm bụi trong lúc di chuyển. Ta có thể nói đây là chiến thuật cầu Trường Bản của Trương Phi. Vì một lính Mông Cổ dùng vài con ngựa để cỡi, nên đám bụi trở thành rất khủng kiếp. Họ cho tù binh cưỡi ngựa để làm địch quân có một cái nhìn sai lạc về con số. Đối phương nhìn thấy bụi này nhiều khi đã hồn phi phách tán và lắm khi đầu hàng trước khi giao chiến.

Monday, June 3, 2013

Lý Bạch: Thu tịch lữ hoài


Bạn tôi, Nguyễn Hữu Lộc, giáo sư sử địa trung học Cao Lãnh gửi tôi bài thơ: Thu tịch lữ hoài của Lý Bạch. Một số bạn thơ khác cũng dịch bài thơ trên. Tình cơ cách đây vài năm, tôi vẽ tranh và dịch bài thơ này. Nay tôi xin nạm phép đăng lên tất cả các thơ dịch bài thơ ấy. Và hơn hết có bài dịch của Tàn Đà.

Trước tiên là bài viết của một bạn có tên là Đỗ Chiêu Đức viết về nguồn gốc bài thơ. Xin các bạn cùng đọc.

 Năm Công nguyên 756, tức là năm thứ hai sau loan An Lộc Sơn, Lý Bạch vì bi phẩn trước thời cuộc, nên tham gia dưới trướng của Vĩnh Vương Lý Lân. Chẳng may, Vĩnh Vương vì tranh đoạt đế vị với Túc Tôn thất bại, Lý vì liên lụy nên bị đày xuống Dạ Lang ( tỉnh Quý Châu hiện nay ), nhưng dọc đường lại được lệnh ân xá, vì thế mà phiêu bạc tha hương....
Bài thơ " Thu Tịch Lữ Hoài " có thể được làm vào mùa thu năm 758 ( năm Càn Nguyên Nguyên niên cùa Đường Túc Tôn ). Lúc bấy giờ Lý vừa được tha, tấm thân lưu lạc xứ người, lòng nhớ quê hương cố quốc, nên lời thơ bi thiết thê lương là thế !....
 
 
Thu tịch lữ hoài

Nguyên tác: Lý Bạch
秋夕旅懷

涼風度秋海。
吹我鄉思飛。
連山去無際。
流水何時歸。
目極浮云色。
心斷明月暉。
芳草歇柔艷。
白露催寒衣。
夢長銀漢落。
覺罷天星稀。
含悲想舊國。
泣下誰能揮。

Thu tịch lữ hoài

Lương phong độ thu hải
Xuy ngã hương tứ phi
Liên sơn khứ vô tế
Lưu thủy hà thời quy
Mục cực phù vân sắc
Tâm đoạn minh nguyệt huy
Phương thảo yết nhu diệm
Bạch lộ thôi hàn y
Mộng trường Ngân Hán lạc
Giác bãi thiên tinh hy
Hàm bi tưởng cựu quốc
Khấp hạ thùy năng huy

-- Dịch nghĩa --

ĐÊM THU NHỚ NHÀ



Gió lạnh thổi qua bể mùa thu
Thổi theo lòng nhớ quê nhà của tôi
Núi liền nhau như chạy dài vô cùng tận
Nước trôi mãi hỏi có khi nào trở về chăng?
Sắc mây nổi xa cùng cực khỏi tầm mắt,
Trăng sáng soi tỏ làm đứt tươm
khúc ruột.
Cỏ thơm hết đẹp mướt,
Sương bạc giục người mặc áo
rét
Giấc mơ dài tưởng rơi dải Ngân hà
Tỉnh dậy sao trên trời chỉ còn lác đác
Ôm mối sầu tưởng nhớ đến nước cũ
Khóc rơi nước mắt ai lau cho được.

--Bản dịch của Tản Đà --

Lạnh lùng gió vượt bể thu
Hồn quê theo gió như vù vù bay
Chạy dài dãy núi liền mây
Nước trôi trôi mãi, có ngày về chăng?
Đám mây vút mắt xa chừng,
Đứt tươm khúc ruột dưới vừng trăng soi
Cỏ thơm đẹp mướt thôi rồi,
Áo may mặc rét giục người móc sa!
Giấc mơ rơi dải Ngân hà,
Sao thưa lác đác tỉnh ra khắt trời
Đoái thương nước cũ ngậm ngùi
Khóc rơi giọt lệ lau chùi đố ai?
Tản Đà

-- Bản dịch của MaiLộc—
Gió thu qua biển khơi lạnh ngắt ,
Mang nhớ nhung héo hắt tình quê .
Ngút ngàn đồi núi lê thê ,
Nước trôi, trôi mãi có về hay chăng ?
Áng mây sầu dung dăng heo hút ,
Ngắm trăng ngà bức rức lòng ta .
Cỏ thơm thôi hết mượt mà ,
Áo hàn , khẽ lạnh , sương sa trắng ngần .
Lòng mải mê sông Ngân , hồn lạc ,
Sao thưa dần mờ nhạt , tỉnh ra .
Ôm lòng sầu tưởng quê nhà ,
Ai người mắt lệ xót xa khôn cầm .
ML
 


ĐÊM THU NHỚ NHÀ
(phỏng dịch "Thu tịch lữ hoài của Lý Bạch)
Gió Thu thổi lạnh thoáng vèo qua
Nổi nhớ tình quê cảm đậm đà
Dãy núi chạy dài như bất tận
Nước trôi về lại được chăng là ??
Mây cao vút mắt khuất tầm xa
Trăng sáng thấu soi rỏ ruột ta ?
Đám cỏ thơm đâu tươi mượt nữa
Áo hàn mặc lạnh lúc sương sa.
Giấc mơ rơi tưởng dãy Ngân hà
Lác đác sao trời lúc tỉnh ra
Nước củ ngậm ngùi khi đoái tưởng
Hỏi ai mắt khóc lệ không nhòa ??!
SONG QUANG
NỖI LÒNG ĐẤT KHÁCH ĐÊM THU.
Biển thu gió vàng se sắt,
Nhớ quê lòng muốn bay về.
Ngàn trùng núi non mút mắt,
Bao giờ nước chảy đến quê ?
Ngút ngàn mây trời giăng mắc,
Lòng đau trăng lạnh tái tê.
Cỏ non đâu còn mơn mởn,
Sương thu thấm áo não nề.
Ngân Hà mờ theo mộng ảo,
Sao thưa trời sáng ủ ê.
Nén sầu vời trông cố quốc,
Lệ rơi thấm áo mơ về....
Đỗ Chiêu Đức.


Chiều thu về nhớ nhà.

 Gió mát thổi qua biển khơi.

Hây hay đưa đẩy, dục tôi thăm nhà.

Núi dài liên kết đến xa.

Nước kia trôi mãi, quê ta có về?

Chân mây mầu, ngắm mải mê.

Ánh trăng chiếu sáng não nề tâm can.

Cỏ xanh, nay cũng héo tàn.

Sương rơi thôi thúc, áo hàn mặc vô.

Mộng dài, Ngân Hán điểm tô.

Tỉnh giấc, đã thấy sao thưa trên trời.

Nhớ quê cũ, chốn xa vời.

Mắt dưng dưng lệ, ai người lau đây?
                    
                                      VHKT