Friday, January 31, 2014

Đầu năm khai bút:


Đầu năm khai bút:

 
Ngựa về rắn đi I

Ngựa về, ngựa đá rắn đi.

Để cho nghèo khó, sầu bi khỏi nhà.

Làm cho thanh thản lòng ta.

Tiền vào như ngựa, tiền ra tợ rùa.

Mọi thứ ta chẳng cần mua.

Nhậu nhẹt thả cửa, vui đùa hả hê.

Các bà thì được chồng mê.

Các ông thì được như dê xổng chuồng.

VHKT


Rắn đi Ngựa về. II

Cùng năm rắn đã bò đi.

Mang theo nghèo khó, sầu bi khỏi nhà.

Ngựa phi về, chẳng bao xa.

Cõng theo hạnh phúc để ta vui đùa.

Năm nay, chắc có buốn mùa?

Xuân đi ngắm cảnh, gió lùa, mây bay.

Hạ đến mình cứ phây phây.

Xuống sông tắm mát, suốt ngày cho vui.

Thu sang, ta cứ ngủ vùi.

Chiều ta nhậu rượu, bê thui, tương bần.

Đông về, gió lạng ngoài sân.

Vào nhà đóng cửa, có phần ấm êm.

Suốt năm, mình mãi gặp hên.

Chẳng cần làm lụng, tiền thêm đầy nhà.

Cả đời chỉ cười hà hà.

Cuộc sống của tớ thật là thần tiên.

VHKT

 

Viết đến đây tôi chợt nhớ bài thơ Tứ Quý của Thôi Hộ

 

                   Bốn Mùa

 

春遊芳草地      Xuân du phương thảo[1] địa
夏賞綠荷池      Hạ thưởng lục hà trì[2]
秋飲黃菊酒      Thu ẩm hoàng cúc tửu
冬吟白雪詩.         Đông ngâm bạch tuyết thi.

            崔護                                                    Thôi Hộ[3]

Nghĩa:

Tứ Quý

Mùa Xuân đi chơi nơi có cỏ thơm.

Mùa Hạ thưởng ngoạn ao sen xanh.

Mùa Thu uống rượu cúc vàng.

Mùa Đông ngâm thơ tuyết trắng.

 
Bốn Mùa

Mùa xuân đi dạo cỏ non.

Mùa hè mình ngắm ao tròn, sen xanh.

Thu về uống rượu cúc thanh.

Đông tới tuyết trắng ta đành ngâm thơ.

                                                VHKT- 2005

 
 




[1] Phương thảo: cỏ thơm.
[2] Lục hà trì: hồ sen xanh.
[3] Xem tiểu sử trang 5.

Chúc mùng năm mới


Thursday, January 30, 2014

NHỚ XUÂN XƯA



NHỚ XUÂN XƯA


Bao năm xa cách quê nhà.
Năm tàn, nghĩ lại lòng ta buồn buồn.

 Nhớ lại thủa, trời tuôn mưa bụi.
Trời Lam Sơn, căm cụi ngoài đồng.
Lạnh tê, cày cấy, vun trồng.
Chiều ba mươi tết, lạnh lùng đón xuân.

 Trời Hà Nội một lần đón tết.
Đẩy xe bò quên hết thời gian.
Yên Phụ mưa lạnh, lầm than.
Anh em chẻ củi sẻ san nhọc nhằn.

Ở Vũng Tàu, lăn tăng sóng đổ.
Ra Bãi Sau, nhiều chỗ có mai.
Đường đi dù có cát dài.
Chặt về đón tết trong ngoài ấm êm.

 Về Gàigòn trời thêm nắng ấm.
Một lần tù như ngấm vào tim.
Đón xuân bao kẻ im lìm.
Chiến tranh, tang tóc nhận chìm vui tươi.
 
Khi ra trường tìm nơi dạy học.
Chợ Lách kia, sông dọc, kinh ngang.
Đón xuân nhưng dạ hoang mang.
Cầu yên tiếng súng, dân an cửa nhà.
 
Năm bẩy lăm, xuân đà yên ổn.
Theo bạn bè vào chốn tù đày.
Xuân ơi! sao chẳng vào đây?
Mà lại theo gió, theo mây phiêu đằng?

 
Về đón xuân Hải Đăng, Xóm Lưới.
Trên thuyền con, nghề mới nguy nan.
Chung quanh sóng vỗ bạt ngàn.
Chỉ mong con được khoai lang đỡ lòng.

 
Cho đến nay, đã xong vất vả.
Quay đầu nhìn, thấy chả được vui.
Cầu cho dân khỏi ngậm ngùi.
Đất nước thoát cảnh dập vùi xâm lăng.

VHKT- Anaheim Jan 30-2014

Wednesday, January 29, 2014

Hán- Cường Quốc cô đơn 11


TQ đã đưa các chiến hạm tối tân nhất của họ xuống Biển Đông .Hết tàu Liễu châu lại đến Hàng không Mẫu Hạm Liêu Ninh. Họ Nghĩ với các cũ khí hiện đại sẽ làm nản lòng các quốc gia có tranh chấp chủ quỳên.

 

Jan 03-13 trang VOA đăng:
 
Trước sự tranh chấp của năm nước khác bao gồm Việt Nam tại quần đảo Trường Sa, Trung Quốc đưa tàu tác chiến hiện đại nhất của mình ra Biển Đông như một hành động khẳng định chủ quyền tại đây.
Báo China Times của Đài Loan đưa tin tàu chiến Liễu Châu loại 054A được đưa vào hạm đội Nam Hải của hải quân Trung Quốc, trở thành chiếc tàu thứ sáu kiểu này hiện diện trong khu vực.


Tàu chiến Liễu Châu loại 054A

Dù tàu chiến loại 054A không phải là thiết kế mới nhưng chiếc Liễu Châu vừa bổ sung cho hải quân Trung Quốc được trang bị những công nghệ tiên tiến hàng đầu với một hệ thống phi đạn phòng không tầm trung có khả năng phá hủy các mục tiêu trên không ở khoảng cách tới 50 cây số.
Vì tàu Liễu Châu nằm dưới sự chỉ huy của Hạm đội Nam Hải đóng ở Trạm Giang thuộc tỉnh Quảng Đông, giới phân tích cho rằng nhiệm vụ chính của con tàu đa năng được trang bị võ khí tinh vi này là nhằm bảo vệ các lợi ích của Trung Quốc trên Biển Đông.
Trung Quốc đưa tàu Liễu Châu ra Biển Đông không lâu sau khi Hoa Kỳ cam kết tăng cường sự hiện diện quân sự ở Philippines.
Hôm 27/12, Trung Quốc cũng đưa một tàu tuần tra đại dương lớn có trang bị bãi đáp trực thăng ra Biển Đông. Bắc Kinh nói tàu Hải Tuần 21 dưới sự quản lý của Cục An toàn Hàng hải tỉnh Hải Nam sẽ giám sát an toàn lưu thông hàng hải và thực hiện các quy ước quốc tế.

Hải tuần 21
Ngoài ra, Trung Quốc cũng tu sửa và chuyển giao 2 tàu khu trục và 9 tàu hải quân cũ vào hạm đội hải giám để tăng thêm sức mạnh bảo vệ các lợi ích hàng hải quốc gia trong khi bắt đầu thực thi quy định mới từ ngày 1/1 về lục soát, trục xuất tàu bè trên Biển Đông bị Bắc Kinh cho là xâm nhập lãnh hải bất hợp pháp.
Nguồn: China Times, Want Daily



Ngày 17 tháng 1 năm 2013 VOA đăng tiếp:


Tàu tuần tra cỡ lớn của Trung Quốc mang tên Hải Tuần 21 đã khởi hành chuyến đi đầu tiên hướng ra các vùng biển xung quanh thành phố Tam Sa Bắc Kinh mới thành lập trên đảo Phú Lâm (Trung Quốc gọi là Vĩnh Hưng) thuộc quần đảo Hoàng Sa ở Biển Đông.
Tân Hoa xã loan tin tàu Hải Tuần 21 xuất phát từ thủ phủ Hải Khẩu của tỉnh Hải Nam và tới quần đảo Hoàng Sa sáng 16/1 để tiến hành kiểm tra sơ khởi hoạt động của con tàu và môi trường biển tại đây.
Trên hành trình dài tổng cộng 600 hải lý của mình, con tàu sẽ đi qua đảo Phú Lâm trước khi quay trở về cảng ở thành phố Tam Á, cực nam đảo Hải Nam.
Truyền thông Trung Quốc nói bất chấp thời tiết xấu, con tàu vẫn khởi hành theo đúng lịch trình, chở theo 16 nhân viên thi hành công lực từ ba cơ quan hàng hải phối hợp của Trung Quốc.
Giới chức Trung Quốc cho hay nhiệm vụ chính của Hải Tuần 21 là thử nghiệm hệ thống định vị trên tàu và hệ và kiểm tra hoạt động đánh bắt của các tàu cá Trung Quốc trong khu vực.
Tàu Hải Tuần được trang bị bãi đáp trực thăng có thể tiến hành các cuộc tuần tra giám sát trên biển lẫn trên không cũng như thực hiện nhiệm vụ tìm kiếm cứu hộ trong các điều kiện thời tiết khác nhau.
Theo quy định mới ban hành của Trung Quốc, kể từ đầu năm nay, cảnh sát biển tỉnh Hải Nam được quyền lên lục soát và trục xuất tàu bè nước ngoài bị Bắc Kinh cho là xâm nhập lãnh hải bất hợp pháp trên Biển Đông, vùng biển mà Trung Quốc dành chủ quyền gần như toàn bộ.

Nguồn: Xinhuanet, CNTV


Ngày 25 tháng 1-2013 VOA loan tin  TQ đưa luôn đội tàu ngầm xuống vùng biển này:,
 Rồi thêm cả hàng không Mẫu Hạm
Hải quânTQ đưa đội tầu ngầm ra biển Đông
Truyền thông Trung Quốc ngày 25/1 đưa tin Bắc Kinh vừa đưa một đội tàu ngầm ra diễn tập ở Biển Đông nhưng không nêu rõ thời gian và địa điểm.
Báo điện tử của quân đội Trung Quốc đăng hình ảnh các tàu ngầm tham gia cuộc diễn tập và cho biết khi đến vùng biển được định trước, đội tàu ngầm bắt đầu diễn tập thả ngư lôi với độ sâu 200 mét. Thuyền trưởng đội tàu nói với độ sâu này có thể loại trừ nguy cơ bị vệ tinh phát hiện và có thể ở dưới biển sâu an toàn.
Trong những năm gần đây, đội tàu ngầm này của Trung Quốc đã hoàn thành các cuộc diễn tập bằng đạn thật, phóng thủy lôi, ngư lôi phong tỏa hàng hải, tên lửa tấn công dưới nước và tiến hành các cuộc diễn tập phối hợp trong các mục tiêu quan trọng như hợp lực tấn công, phong tỏa cùng với các tàu chiến trên mặt nước và lực lượng trên không.
Nguồn: China Military Online/People’s daily Online


VOA Thứ hai, 09/12/2013

Báo Ðài Loan: TQ gi tàu sân bay, máy bay chiến đu ti Bin Ðông
HKMH Liêu Ninh
 

Báo Want Daily của Ðài Loan cho biết Liêu Ninh, tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc, đã rời căn cứ hải quân Thanh Đảo ở tỉnh Sơn Đông, miền bắc Trung Quốc, để đến khu vực tranh chấp ở Biển Đông trong vài tháng tới nhằm thực hiện một loạt các cuộc huấn luyện quân sự.
Máy bay chiến đấu J-15 trên tàu sân bay cũng sẽ tham gia diễn tập quân sự và sẽ tiến hành thử nghiệm bắn đạn thật để tăng cường khả năng phòng không chống phi đạn, chống tàu, và chống tàu ngầm.
Ðài Phượng Hoàng của Hồng Kông cho biết các cuộc thử nghiệm bắn đạn thật sẽ bắt đầu vào năm tới tại Biển Ðông.
Ngoài máy bay J-15, hạm đội tàu sân bay còn bao gồm hai tàu khu trục, hai tàu tuần dương và hai tàu khu trục nhỏ. Những tàu ngầm chạy bằng hạt nhân Trung Quốc cũng sẽ gia nhập hạm đội trong các cuộc diễn tập huấn luyện.


Được biết J-15 là phiên bản của chiếc Su-33 của Nga.
J-15 đang cất cánh từ HKMH Liêu Ninh







 
 








 
 

 

 
 

Tuesday, January 28, 2014

Đại Việt thắng Nguyên Mông? Bài 42


CHƯƠNG 03 (tt)

C- Cuộc xâm lược:

Cuối năm 1292, một hạm đội gồm 1000 tầu (theo factsanddetails.com) chở 20000 đến 30000 quân Nguyên Mông xuất phát từ Quảng Châu nhắm hướng nam tiến tới. Theo quyển “Indonesia in Picture” Jeffrey Zuehlke thì lương thực của chuyến đi dự trù cho một năm mà thôi. Tuy nhiên, chúng cũng ó thể ăn cướp lương thực từ dân chúng. Hạm đội này đặt dưới quyền tiết chế của tướng Mông Shi-bi, với phụ tá là Ike Mese người Uyghur cùng Gaoxing người Trung Hoa. Sau nhiều tháng lênh đênh trên biển, đầu năm 1293, hạm đội cập bờ biển Nam Dương ở vùng Rambang trung bộ đảo Java ngày nay. Theo Stephen Turnbull thì biển rất động vì họ chọn con đường đi giữa biển khơi chứ không cặp theo bờ. Stephen Turnbull trích một đoạn của một thủy thủ trong đoàn và dịch sang tiếng Anh như sau: Gió thổi rất mạnh, biển rất động. Các con tầu nhô lên, hụp xuống dữ dội và binh sĩ không thể ăn uống trong nhiều ngày. [1] (The wind was very strong and the sea very rough, so the ships rolled heavily and soldiers could not eat for many days)[2]

Bản đồ quân Nguyên Mông hành quân
Trong khi ấy, quân phiến loạn chiếm được kinh đô của Java, giết chết vua Kertanadara. Phò Mã Vijaya, phải chạy về thành Modjopait (Mayapahit). Quân phiến loạn đuổi theo vây hãm thành.
Tại Rambang, tướng Shi-bi chia quân Nguyên chia làm hai: một nửa đổ bộ lên bờ còn một nửa tiếp tục đi về hướng đông. Cả hai nhóm sẽ hẹn gặp tại Surabaya. Một điểm làm quân Nguyên ngạc nhiên là sức chống cự rất yếu đuối, chẳng thấy quân của triều đình đâu cả. Đến tháng năm năm ấy, hai đạo quân gặp tại điểm hẹn. Họ đã không biết chuyện quân triều đình lúc ấy đang cố chống lại quân phiến loạn.
Jijaya liền nghĩ ra một phương pháp: “dĩ độc trị độc”. Ông liền cho sứ giả đến Surabaya nói với tướng chỉ Nguyên Mông tuy rằng bản thân ông muốn hàng Mông lâu rồi, kẹt nỗi cha vợ của ông là vua Kertanagara thì chống. Nhưng nay, ông vua này đã băng hà, nên ông sẵn sàng làm tất cả những gì mà họ muốn. Ông cũng cho dâng bản đồ, đường xá, sông ngòi và cho biết địa điểm tổng hành dinh của quân phiến loạn đang bao vây ông. Ông yêu cầu quân Nguyên Mông giúp ông tiêu diệt quân địch thủ rồi hẹn ngày cùng đánh. Quân Nguyên chấp nhận liền, và cho tiến quân đến Modjopait giải vây cho Vijaya. Quân phiến loạn nhiều lần chặn đánh quân Nguyên, nhưng làm sao chống nổi với đám lính thiện chiến này?
Stephen Turnbull dịch một đoạn của nột người Hoa trong đoàn như sau: Sĩ quan tư lệnh của quân triều đình (Nguyên Mông) lập trại theo hình cánh cung trên bờ sông và để thuyền bè dưới quyền chỉ huy của một tư lệnh khác điều khiển 10000 quân. Hạm đội hải quân trên sông và kị binh cũng như bộ binh trên bờ đồng loạt tiến tới. Hi-Ning-Kuan một tướng chỉ huy người Java thấy vậy bỏ chạy suốt đêm. Từ đó, hơn 100 chiếc tầu lớn, có đầu quỷ ở cuối tầu bị (quân Nguyên) tịch thu. (The commander of the imperial (Mongol) army made a camp in the form of a crescent on the bank of the river and left the ferry in charge of a commander of ten thousand; the fleet in the river and the cavalry and infantry on shore then advanced together, and Hi-Ning-Kuan (a Javanese commander) seeing this, left his boat and fled overninght, whereupon more than a hundred large ships with devil’s heads on the stern, were captured.)[1]
Đúng ngày giờ pháo hiệu nổ. Quân Nguyên tiến lên thì quân của Vijaya cũng mở cửa thành đánh ra. Quân phiến loạn thua, phải lui về thành Daha (nay là Keridi). Quân Nguyên đuổi theo tiêu diệt đám này.
Quân Nguyên sau đó đòi tiền của cống nạp, vị phò mã này không muốn cho lại nghĩ ra cách khác. Ông nói của cải nằm ở kinh đô, nên nhờ quân Nguyên yểm trợ ông về chỗ ấy. Nguyên Mông  cũng cho một số nhỏ đi yểm trợ. Giữa đường, ông cho lính tàn sát đám quân Nguyên yểm trợ. Một số chạy thoát về báo. Quân Nguyên lập tức cho đạo quân chính lên đánh Vijaya. Nhưng đây là rừng rậm, lại là địa bàn của người Nam Dương, nên Vijaya lập tức cho lập phục binh. Khi quân Nguyên lọt vào trận bị phục binh tràn ra đánh giết chết 3000 quân. Số còn lại chạy thoát ra biển về tới căn cứ. Thấy tổn hại nhiều, lại thời tiết nóng nảy, quân Nguyên này đành rút quân. Cũng dựa vào quyển “Genghis Khan & the Mongol Conquests 1190-1400” thì Lúc này có gió nam, nên quân Nguyên Mông phải ra về, nếu không họ sẽ phải ở lại thêm một năm nữa và có thể chịu thêm tổn thất.
D- Hậu quả.
Với nhiều tù binh, vàng, bạc sừng tê giác đem về, vị tướng tư lệnh Shi-bi đội hải thuyền này không thoát khỏi hình phạt. Ông ta bị 70[2] roi và bị tịch thu 1/3 tài sản vì tội để Vijaya chạy thoát. Theo Wikipedia thì Ike Mese, không bị đòn nhưng bị tịch thu 1/3 tài sản. Tướng Gaoxing thì được thưởng 50 lạng vàng vì có công bảo toàn lính Nguyên không bị tiêu diệt.
Sau lần chinh phục thất bại của nhà Nguyên, Vijaya lập nên triều đại Majapahit thật rực rỡ cho nước Nam Dương. Majapahit kiểm soát hết các quần đảo và cả Mã Lai. Như vậy con đường hàng hải giao thông qua eo Melaka và Sunda đều nằm trong phạm vi trị vì của Vijaya. Theo Jeffrey Zuehlke thì triều đại này là triều đại vẻ vang nhất của lịch sử Nam Dương.


[1] Trang 85- Genghis Khan & the Mongol Conquests 1190-1400.
[2] Quyển Genghis Khan & the Mongol Conquests 1190-1400 thì viết 17 roi.


[1] Điều này rất có lý. Theo kinh nghiệm bản thân, sau năm 1975, tôi đã từng đi làm ngư phủ và đã từng đi đánh cá xa bờ khoảng 20 km, trong mùa từ tháng 11 đến tháng 3 rất nhiều lần. Trong mùa này là mùa gió bấc. Tuy không có bão, nhưng gió mạnh thổi liên tiếp từ ngày này sang ngày khác, nên tạo ra những đợt sóng khổng lồ. Có thể các nhà hàng hải Trung Quốc đã chọn mùa này để đi vì họ có thể lợi dụng gió bấc đề di về nam dễ dàng hơn với các cánh buồm.
[2] Trích từ trang 85, quyển Genghis Khan & the Mongol Conquests 1190-1400.

Monday, January 27, 2014

Các ngôi đền-chùa nổi tiếng 9


Miến Điện là một nước mà đạo Phật là quốc giáo. Nước này có rất nhiều chùa vì đây là truyền thống của các vì vua trị vì nước này ngàn năm trước.

Cũng như các gìong họ vua Việt Nam: Lý, Trần trong các Thế kỷ XI, XI, XII các vua Miến thời ấy cũng thường đi tu. Mà có lẽ chẳng phải vậy thôi, họ Đoàn vua nước Đại Lý (Vân Nam-Trung Quốc) cũng thường đi tu mà ông Kim Dung đã viết lại các câu truyên võ hiệp kỳ tình như Võ Lâm Ngũ Bá, Anh Hùng Xạ Điêu hay Thần Điêu Đại Hiệp.

Theo lịch sử Miến (ngày ấy gọi là Bagan có khi dịch là Pagan) năm 1044 một vị vua tên Kunhsaw Kyaunghpyu bị đảo chánh bởi một người tên Sokka-te, và ông đi tu sau đó. Một vị cựu hoàng tử Anawrahta (còn được đọc Aniruddha hay Anoarahtâ), con trai vua Kunhsaw Kyaunghpyu bỏ chạy và theo học võ nghệ.  Sau một thời gian dài cực khổ cùng học tập võ nghệ thỉ cũng trưởng thành. Ông đến thách đấu tay đôi với Sokka-te. Trong trận đấu, Anawrahta  đã giết chết đối thủ. Ông quay về chùa, nơi vua cha đã đi tu để mời cha quay lại ngai vàng. Nhưng Kunhsaw Kyaunghpyu vẫn quyết định tiếp tục đi tu cùng yêu cầu vị hoàng tử anh hùng Anawrahta lên ngôi kế tục.

Vua Anawrahta thống nhất các tiểu quốc thành đế quốc Pagan (hay Bagan) và lấy kinh đô là thành phố Pagan. Vì vua cha đi tu, nên vua Anawrahta  rất sùng đạo Phật. Chính ông đã đi hành hương sang Tích Lan, khi trở về ông biến Phật giáo nhánh Tây Tạng thành nhánh tiểu thừa làm cả đế quốc ảnh hưởng theo. Từ đó nước Miến nhận đạo Phật làm quốc giáo. Cũng từ đó đế quốc trở nên rất hùng cường, và từ triều đình đến dân giả đều nghĩ rằng Phật giáo đã làm cho họ xung túc. Nhà vua cho làm nhiều chùa chiền khắp nơi trong nước.

Một thời số chùa ở thủ đô Pagan không thôi đã đạt tới con số 13 ngàn cái. Theo New World Encyclopedia thì đến nay, nhiều chùa bị phá hủy bởi động đất, thiên tai, hỏa hoạn nhưng vẫn còn khoảng từ 2000 đến 4000 ngôi chùa đang thi đua với mưa gió. Theo Medieval History thì vì sự quá ư tôn sùng Phật giáo xây quá nhiều chùa làm cho kinh tế bị suy thoái.

 Vua Anawrahta thống nhất các tiểu quốc thành đế quốc Pagan (hay Bagan) và lấy kinh đô là thành phố Pagan. Vì vua cha đi tu, nên vua Anawrahta  rất sùng đạo Phật. Chính ông đã đi hành hương sang Tích Lan, khi trở về ông biến Phật giáo nhánh Tây Tạng thành nhánh tiểu thừa làm cả đế quốc ảnh hưởng theo. Từ đó nước Miến nhận đạo Phật làm quốc giáo.

Cách cấu trúc chùa Miền khác hẳn chùa Việt. Các tháp hình búp măng, dưới to trên nhỏ mang một sắc thái đặc biệt. Phần chính như một vòm gọi là stupa bên trong là phần thgờ phượng chính. Ta có thể gọi đây là chính điện. Phần dưới trên phần nền là terraces. Ta coi một cấu trúc cơ bản của ngôi chùa Miến.

Cấu trúc cơ bản của ngôi chùa Miến

Khi tới Miến, thì khinh đô cổ xưa là Bagan. Các vì vua miến nơi đây rất sùng đạo nên quanh đây vô số chùa đẹp. Dưới đây là vài cảnh quanh Bagan.

Chùa Dhammayazika.

Đây là một chùa nằm vùng Bagan trung tâm Miến. Căn cứ theo các tài liệu thì chùa được xây năm 1197, bởi vua Narapatisithu.

Gate Chùa Dhammayazika

Chùa Dhammayazika

Chùa Dhammayazika

Chùa Dhammayazika

 
Chùa Htilominlo

Chùa Htilominlo chùa này xây vào năm 1211 trong thời gian trị vì của vua Htilominlo. Đỉnh là Bụt tháp cao 46 m và cả tháp được xây bằng gạch đỏ. Chùa ở gần cố đô Bagan.

Chùa  Htilominlo

Chùa Lawkananda.

Chùa Lawkananda còn được gọi là Lokananda cùng nằm quanh vùng Bagan bên bờ sông dài nhất nước này Ayeyarwaddy. Chùa được xây lên trong thời gian trị vì của vua Anawrahta. Vua Anawrahta Minsaw (1015-1078) là vì vua có công thống nhất lập ra nước Bagan  rồi trở thành Burma ngày trước 1960 và nay là Myanmar (Miến).

Năm 2003 tháng 5, một lọng ngọc đưa lên gần đỉnh tháp.

Chùa Lawkananda

 Chùa Bupaya

Chùa Bupaya theo tuyền thuyết được xay lên thừ thời vua Pyusawhti, người cai trị vùng Bagan từ 168 đến 243. Chùa này nằm trên hữu ngạn sông Ayeyarwaddy. Chùa tuy nhỏ nhưng nổi tiếng ví xây quá lâu. Nó có hình thù đặc biệt nhìn như củ xu hào dài hay có người nói nó giống trái bí rợ. Vì vạy đối với người Anh khi cai quản Miến đã gọi nó là Pumking pagoda Năm 1975, một trận động đất đã phá hủy hoàn toàn ngôi chùa. Phần củ xu hào đã rơi xuống sông Ayeyarwaddy. Chùa được làm lại có hình thù tương tự nhưng trong rỗng và tăng cường bằng ci măng cốt sắt và được dát vàng.

Chùa Bupaya năm 1882

Chùa Bupaya ngày nay sau khi xây lại.

Chùa Bupaya- đường vào

 

Năm 1254, hoàng thái tử Narathihapate (có nơi dịch là Narathihapati) lên ngôi. Ông là con vua Uzana và hoàng hậu Su Lae Htone. Triều đại này vẫn có truyền thống tôn sùng Phật giáo, và có phần đi đến quá thái. Ông vua này cho xây rất nhiều chùa vĩ đại trong đó phải kể tới việc trùng tu chùa Shwedagon và Mingalazedi.
Vị trí các chùa vừa nói
Còn tiếp

Saturday, January 25, 2014

Cao Bá Quát : Mộ kiều quy nữ


Nhân cảnh nghèo của Chín tôi đăng một bài thơ của Cao Bá Quát tả lại một cô cái nghèo.

Cao Bá Quát  con ông Cao Bá Nhạ, tác giả Tự tình khúc, sinh khoảng năm 1809 tên tự là Chu Thần, hiệu là Cúc Đường, biệt hiệu là Mẫn Hiên. Ông là người làng Phú Thị, huyện Gia Lâm, tỉnh Bắc Ninh, nay là xã Phú Thị huyện Gia Lâm thuộc ngoại thành Hà Nội. Ông là con Cao Tửu Chiếu, tuy không đỗ đạt nhưng là một nhà nho khá nổi danh; và là em song sinh với Cao Bá Đạt. Thuở nhỏ, Cao Bá Quát sống trong cảnh nghèo khó, nhưng nổi tiếng là trẻ thông minh, chăm chỉ và văn hay chữ tốt. Năm 14 tuổi, ông trúng tuyển kỳ thi khảo hạch ở Bắc Ninh. Năm Tân Mão (1831) đời vua Minh Mạng, ông thi hương đỗ á Nguyên tại trường thi Hà Nội, nhưng đến khi duyệt quyển, thì bị bộ Lễ kiếm cớ xếp ông xuống hạng cuối cùng trong số 20 người đỗ cử nhân. Sau đó trong chín năm, cứ ba năm một lần, Cao Bá Quát vào kinh đô Huế dự thi Hội, nhưng lần nào cũng bị đánh hỏng.

Năm 1841, lúc này ông đã 32 tuổi, mới được quan tỉnh Bắc Ninh tiến cử lên triều đình, triệu vào Huế để nhận một chức tập sự ở bộ Lễ (hành tẩu). Tháng 8 năm đó, ông được cử làm sơ khảo trường thi Thừa Thiên, thấy một số bài thi hay nhưng có chỗ phạm trường quy, ông bàn với bạn đồng sự là Phan Nhạ rồi lấy son hòa muội đèn chữa giúp 24 quyển. Việc bị phát giác, giám trường thi là Hồ Trọng Tuấn đàn hặc, ông bị bắt giam, bị tra tấn rồi bị kết vào tội chết. Nhưng khi án đưa lên, vua Thiệu Trị đã giảm cho ông từ tội trảm quyết xuống tội giảo giam hậu, tức được giam lại đợi lệnh.

Sau gần ba năm bị giam cầm khổ sở, ông được triều đình tạm tha.

Về Hà Nội, ông dạy học nhưng luôn sống trong cảnh nghèo và bệnh tật. Ở đây những lúc rỗi, ông thường xướng họa với các danh sĩ là Nguyễn Văn Siêu...

Sau ba năm bị thải về, Cao Bá Quát nhận được lệnh triệu vào kinh (1847) làm ở Viện Hàm lâm, lo việc sưu tầm và sắp xếp văn thơ. Được hơn một tháng, ông nhận lệnh đi công cán ở Đà Nẵng, rồi trở về công việc cũ. Thời gian ở kinh lần này, ông kết thân với các văn nhân như Nguyễn Hàm Ninh, Đinh Nhật Thận, Nguyễn Phúc Miên Thẩm, Nguyễn Phúc Miên Trinh...và ông đã gia nhập Mạc Vân Thi xã do hai vị hoàng thân này sáng lập.

Năm 1851, không được lòng một số quan lớn tại triều, Cao Bá Quát phải rời kinh đô Huế đi làm giáo thụ ở phủ Quốc Oai (Sơn Tây). Một lần nữa, ông lại trở về quê để cùng khổ với dân, để suy nghĩ thêm về những chính sách hà khắc của triều đình, để thêm quyết tâm đánh đổ nó.

Giữa năm 1853, lấy cớ về nuôi mẹ già, ông xin thôi dạy học. Gặp lúc vùng Sơn Tây bị hạn nặng, đời sống người dân hết sức đói khổ. Khoảng cuối năm 1854, Cao Bá Quát tham gia lãnh đạo (tự lãnh chức quốc sư) cuộc khởi nghĩa ở Mỹ Lương (tỉnh Sơn Tây), do Lê Duy Cự cầm đầu. Triều đình đem quân dẹp và ông bị bắn chết tại trận năm 1855.


暮 橋 歸 女                          

Mộ kiều[1] quy nữ
思 量 寒 苦 未 當 饑          

Tư lường[2] hàn khổ vị đương ky[3],
糠 籺 如 珠 却 典 衣          

Khang[4] ngột như châu khước[5] điển[6] y.
風 露 過 橋 渾 不 惡          

Phong lộ quá kiều hồn[7] bất ác,
倚 門 應 有 望 儂 歸          

Ỷ môn ưng hữu vọng nùng[8] quy.
高 伯 适                                                    
Cao Bá Quát

 


Cô gái từ trên cầu trở về lúc buổi tối
                       

So sánh lạnh vẫn còn thua đói.                                    

Trấu bám xiêm sáng chói như châu.               

Gió sương run rẩy qua cầu.                                          

Nhớ người tựa cửa âu sầu trông mong.                   

                             VHKT                                                                                                                                               
             
Lạnh cùng với đói thấy mà ghê.
Trấu bám áo xiêm mới được thuê.
Sương gió qua cầu làm giá buốt
Nhớ người tựa cửa ngóng trông về.

VHKT

 




[1] Kiều: cái cầu.
[2] lường: 1. đong, đo. 2. bao dung. 3. khả năng, dung lượng
[3] Ki: đói.
[4] khang: cám, trấu
[5] khước: 1. lùi bước. 2. từ chối. 3. mất đi
[6] điển: 1. chuẩn mực, mẫu mực. 2. Mướn, cầm, mua.
[7] hai cách đọc: A/ hồn: 1. đục (nước). 2. ngớ ngẩn. 3. tự nhiên. B/ hỗn: (xem: hỗn độn 渾敦).
[8] Nùng: như em (từ khiếm xưng của phụ nữ)