Thursday, February 27, 2014

XUÂN ĐÁN và Thuốc Lào I


Đầu mùa xuân năm nay, con ngựa phi về thật đẹp để đuổi rắn độc đi, làm anh bạn tôi Nguyễn Hữu Lộc, cựu GS Sử địa- Trung Học Cao Lãnh- Kiến Phong, hứng chí đăng lên bài thơ Xuân Đán của cụ Chu Văn An- đời Trần. Nhiều người dịch bài thơ này, nhưng chữ yên trong câu 7 đã tạo ra một tranh luận. Người thì cho chữ "yên" này là do khói thuốc hút, mà thuốc hút này phải là thuốc. Còn một số người lại cho là khói hơi nước từ bình trà.

Trước hết chúng ta cùng thưởng thức bài thơ nguyên thủy của cụ đồ đã từng dâng thất trảm sớ yêu cầu vua Trần Dụ Tông chém đầu 7 nịnh thần, tham quan, nhưng thất bại. Sau đó, cụ chán nản từ quan quay về dạy học ở núi Phượng Hoàng- Chí Linh, Hải Dương. Ngày nay, ở Hải Dương còn một đền thờ ông trên đường đi từ Hà Nội vể Hải Phòng. Lẽ dĩ nhiên, ta cũng cùng thưởng thức các bài thơ dịch. Bài dịch thì mỗi người một vẻ, mười phân vẹn mười, dù ý là khói gì cũng vậy.

         春旦           XUÂN ĐÁN
寂寞山家鎮日閒,      
 Tịch mịch sơn gia trấn nhật Nhàn,
竹扉斜擁護輕寒。      
Trúc phi tà ủng hộ khinh hàn.
碧迷草色天如醉,      
Bích mê thảo sắc thiên như tuý,
紅濕花梢露未乾。      
Hồng thấp hoa sao lộ vị can.
身與孤雲長戀岫,      
Thân dữ cô vân trường luyến tụ,
心同古井不生瀾。      
Tâm đồng cổ tỉnh bất sinh lan.
柏薰半冷茶煙歇,      
Bách huân bán lảnh trà yên yết,
溪鳥一聲春夢殘。      
Khê điểu nhất thanh xuân mộng tàn
                
朱文安         Chu Văn An
 

Nghĩa:

An nhàn trong ngôi nhà ở nơi núi vắng.

Mành trúc, xéo xẹo giúp cho làm bới lạnh.

Cỏ xanh mướt, Trời như say (1).

Hoa màu đỏ, chua kho sương sớm.

Thân cô đơn như đám mây vẫn quyến luyến đỉnh núi.

Lòng như giếng xưa, không một gợn sóng.

Những nhánh tùng bách cháy tàn, làm khói trà cũng hết.

Tiêng chim bên ke kêu lên một tiếng làm tỉnh mộng xuân.

 

(1) Có người dịch là màu xanh cỏ làm ngây ngất bầu trời.

Nhưng tôi nghĩ là cụ Chu Văn An đang uống trà vào sáng sớm hay chiều tà, lúc bầu trời đỏ như say rượu. Lại nữa, cụ tả câu sau là sương chưa khô, vậy là buổi sáng

 

Bài dịch đầu tiên là của người viết bài gởi email cho một số bạn yêu thơ:

 

SỚM MAI  ĐẦU  XUÂN

Ngày nhàn hạ trên non lều vắng ,

Cửa trúc phên nghiêng chắn gió hàn .

Trời trong cỏ biếc ngút ngàn ,

Hồng dầm sương sớm chưa tan lệ tràn .

Thân tựa mây núi ngàn lưu luyến ,

Sóng lòng như giếng cổ lặng căm .

Hương phai trà nguội khói tan ,

Chim kêu trong suối mộng tàn giấc Xuân .

                                      Mailoc phng dch

                                       Cali mùng 4 Tết Giáp Ng

SỚM XUÂN

         Nhà tịch mịch núi cao nghe vắng vẻ,
              Cửa phên tre nghiêng ngã lạnh lan tràn.
              Trời như say thảm cỏ biếc mênh mang,
              Hoa đỏ thắm đầu cành sương chưa ráo.
              Thân nầy tựa như mây còn luyến núi,
              Lòng thì như giếng cạn sóng đà an.
              Lửa tắt trà khô thuốc hết đêm tàn,
              Chim oang oác giật mình tan giấc mộng
!
                                           Đỗ Chiêu Đức.

            Xuân Sớm

Vắng tanh sơn ốc, suốt ngày nhàn,

Rèm trúc treo nghiêng cũng đỡ hàn.

Thắm biếc cỏ màu, trời tựa sỉn,

Đượm hồng hoa chỏm, sương chưa tan.

Thân như mây nổi, cùng ưa núi,

Tâm giống giếng xưa, chẳng gợn làn.

Sắp hết củi thông, trà hết khỏi,

Tiếng chim bên suối, mộng xuân tàn.

Danh Hữu

                                    SỚM XUÂN

              Ở núi buồn hiu người nhẹ bỗng

              Cổng tre cọt kẹt gió chênh chông

              Trời nghiêng cỏ biếc say xuân sắc

              Một đóa hồng nhung sương phủ hồng

              Thân dạt góc trời mây tâm sự

              Lòng ta đã cạn , sóng nào rung

              Củi tàn , hơi lạnh , thuốc trà hết

              Chim núi kêu xui lạnh cõi lòng

                                             C.D.M.     


Xin bấm vào hình đê xem cho rõ
 


Wednesday, February 26, 2014

Hán- Cường Quốc cô đơn 12


 
Trong hàng tướng lãnh TQ có người rất nổi tiếng: Tướng Không Quân Lưu Á Châu. Ông là con rể của cố Chủ tịch nước Trung Quốc Lý Tiên Niệm. Hiện nay, ông là Chính ủy của Đại học Quốc phòng Trung Quốc, từng là giáo sư thỉnh giảng của Đại học Stanford- Mỹ. Tuy nhiên, sự nổi tiếng của ông không phải chỉ là  ở lãnh vực quân sự mà còn cả trong lãnh vực văn học và nhất là các bài viết cái nhìn về Hoa Kỳ. Là thượng tướng, ông đồng thời còn là một nhà văn có tiếng, và là tác giả một số giải thưởng văn học.
Các bài viết của ông ngôn từ mạnh dạn, quan điểm mới mẻ, lập luận sắc bén của ông được dư luận rất quan tâm. Một bài viết của ông đã nói lên ý nghĩ không nên gây sự với Mỹ. Nhưng nay ta hãy coi bài viết mới đây của ông đã được đăng trên trang VOA.
 
VOA- ngày 17.01.2014

 Tướng lãnh Trung Quốc hô hào tiến hành chiến tranh ở Biển Đông

Cũng liên quan tới vấn đề Biển Đông, một tướng lãnh nổi tiếng của Trung Quốc mới đây đã

hô hào cho việc tiến hành chiến tranh ở Biển Đông và Biển Hoa Đông, giữa lúc có tin đồn

là trong năm nay Trung Quốc sẽ đánh chiếm một hòn đảo đang do Việt Nam kiểm soát.

Trong cuộc phỏng vấn hồi gần đây trên tờ Tham Khảo Quốc phòng, Thượng tướng Lưu Á

Châu, Chính ủy Đại học Quốc phòng của Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc, nói

rằng quân đội nước ông đang có một “cơ hội chiến lược” để tăng cường khả năng bảo vệ

chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông và Biển Hoa Đông, nơi đang có tranh chấp với

Nhật Bản và các nước Đông Nam Á.

Vị tướng nổi tiếng nhờ chủ trương “Tây Bộ Luận” này cho rằng việc tận dụng và nắm bắt

các cơ hội như vậy sẽ giúp quân đội Trung Quốc có được sức mạnh ngang hàng với Hoa

Kỳ.

Ông Lưu nói rằng những vùng biên giới mà Trung Quốc từng chiến đấu để giành được đều

ổn định và hòa bình hơn, còn những vùng mà Bắc Kinh có thái độ nhún nhường thì có

nhiều tranh chấp, căng thẳng.
.....
Lời hô hào của Tướng Lưu Á Châu được đưa trong lúc dư luận Việt Nam đang xôn xao

trước những thông tin nói rằng trong năm nay Trung Quốc sẽ đánh chiếm đảo Thị Tứ, một

hòn đảo tương đối lớn thuộc quần đảo Trường Sa, đang do Việt Nam kiểm soát.

Hồi đầu năm nay, hãng tin Tân Hoa của nhà nước Trung Quốc trích lời ông Lưu Tứ Quý,

Cục trưởng Cục Hải dương Quốc gia, nói rằng mục tiêu chính của Trung Quốc trong năm

2014 là tăng cường điều mà ông gọi là “sự hiện diện được bình thường hóa” ở Biển Đông.

Tuesday, February 25, 2014

Đại Việt thắng Nguyên Mông? Bài 44


CHƯƠNG 03 (tt)

B- Đánh lần hai.

1- Lý do:

Từ trước đến nay, các học sinh học về lịch sử Đại Việt chống Nguyên đều chi biết nguyên nhân cuộc xâm lăng thứ hai của quân Hốt Tất Liệt là mượn đường đánh Chiêm Thành. Và đó chỉ là một cái cớ để có thể đem quân qua nước ta và thừa cơ chiếm lấy. Tuy nhiên, ta không hiểu tại lại Hốt Tất Liệt có cái lý do ấy? Chúng tôi xin tạm dịch theo quyển sử “Genghis Khan & the Mongol Conquests 1190-1400” trang 82, cái nguyên nhân ấy:  Hai mươi năm sau (1278), Chiêm Thành nhận được sự đòi hỏi triều cống cho nhà Nguyên. Cái gương trước mắt của họ là nước bạn láng giềng phương bắc dù chống cự đến đâu cũng phải triều cống. Vì vậy cho nên vua Chiêm đã phải chấp nhận ngay và hàng năm triều cống một số sản vật cùng 20 con voi. Đến năm 1281, vì vua kế tiếp là Jaya Indravarman IV đã chấm cái lệ triều cống nhục nhã này. Chuyện ấy đã làm cho Mông Cổ giận xôi gan.  Hốt Tất Liệt trả đũa bằng cách cho Toa Dô, một trong các danh tướng, trị tội Chiêm Thành bằng đường thủy. ( Twenty years later the king of Campa received a command to pay hamage and, no duobtrecalling the fate of his northen neighbour, agreed immediately to send annual tribute of 20 elephants. In 1281, however, his successor, King Yaya Indravarman IV, aroused Mongol wrath by refusing to continue the humiliating exercise. Khubilai Khan responded by sending Sodu, one of his leading officials on a punitive expedition by sea.)

Nhìn vào cục diện cuộc chiến ta thấy ngay, Hốt Tất Liệt đã lợi dụng chuyện này để đem quân vào nước ta. Vì chỉ với 5000 quân do Toa Đô cũng đã làm thất điên, bát đảo nước Chiêm rồi mà tại sao lại phải đem thêm cả mấy trăm ngàn quân khác đến phụ giúp?

Theo sử Việt, Nguyên và cả quyển của Stephen Turnbull đều ghi con số ấy. Tuy nhiên ta phải có dấu hỏi về con số này. Theo trang 125 trong quyển “Cuộc kháng chiến chống xâm lược Nguyên Mông thế kỷ XIII” của ông Hà Văn Tấn và bà Phạm Thị Tâm đã viết về con số, dựa theo Nguyên sử q 12. bản kỷ. t. 6b,  như sau: “Ngày mậu tuất tháng 6 năm Nhâm ngọ (16-7-1282), hắn (Hốt Tất Liệt) ra lệnh điều động 5 nghìn quân các tỉnh Hoài triết, Phúc  kiến , Hồ quảng….Đến ngày giáp tuất tháng 11 (19-12-1282), Hốt-tất-liệt theo lời đề nghị của trung thư tỉnh, ra lệnh sung tất cả những người tử tù (từ tội “mưu phản” và “đại nghịch”) làm lính đánh Chiêm, Nhật và Miến.

Một cái nhìn khác về phương diện chiến thuật cho ta thấy ngay là quân Nguyên muốn dùng thế đánh gọng kìm nước Đại Việt  ta sau khi chiếm Chiêm Thành.

Về vũ khí thì Chiêm Thành cũng đã có súng phóng đá.

2. Phòng thủ:

Theo sách ông Tấn và bà Tâm trang 179-180 ghi lại cách phòng thủ dựa theo Nguyên sử như sau:

Hưng Đạo Vương đã đem đại bộ phận quân thủy bộ chủ lực lên trấn vùng Lạng-Sơn. Quân Điện-tiền Phạm Ngũ Lão và các tướng khác đóng ở các ải quan trọng suốt từ biên giới đến Chi Lăng. Quản quân Nguyễn Lộc đóng quân ở châu Thất-Nguyên (nay huyện Tràng – Định, tỉnh Lạng-Sơn. Bản doanh của Hưng-Đạo-Vương Trần Quốc Tuấn đóng ở ải Nội Bàng. Để chặn giặc theo con đường tây bắc từ Vân-Nam xuống, Chiêu-văn-vương Trần Nhật Duật được lệnh trấn giữ Tuyên-Quang[1] và Hoài-thượng-hầu Trần Văn Lộng giữ vùng Tam-Đái.

Theo các nguồn sử tổng hợp chúng tôi xin trình bày các bản đồ sau:

Bản đồ từng giai đoạn

 
GIAI ĐOẠN I
Đường tiến của Toa Đô từ năm 1282
Toa Đô đổ bộ ở cảng Qui Nhơn, rồi tấn công Vijaya (Chà Bàn- Đồ Bàn) sau đó dùng hải thuyền đánh ra Indrapura (Đà Nẵng). Từ đây đánh bằng bộ, kị binh ra Đại Việt.
GIAI ĐOẠN II
CHUẨN BỊ
Nghe tin quân Nguyên sắp xâm lăng Đại Việt lo chuẩn bị.
Sau khi chiếm Thăng Long, Thoát Hoan sai Ô Mã Nhi, Giảo Kỳ xuống Thiên Trường đuổi bắt hai vua Thánh Tông và Nhân Tông. Tình thế rất nguy kịch vì tây bắc và bắc là quân Thoát Hoan cùng Aric Khaiyan, phía nam là Toa Đô. Hai vua ở thế lưỡng đầu thọ địch. Quân Toa Đô bây giờ đang dồn hết lực lượng phòng thủ Trường Yên, còn Thanh Hóa thì hơi xao nhãng.
Vùng Thanh Hóa là địa phương rất tốt cho một cuộc trường kỳ kháng chiến vì phía tây là dãy Trường Sơn trùng điệp. Đồng bằng sông Mã, sông Chu là vưạ thóc nuôi quân. Hưng Đạo Vương muốn đưa hai vua vào đây để tính kế lâu dài, phản công. Nhưng vấn đề là làm sao vượt qua được quân Toa Đô.
Hưng Đạo Vương dàn xếp một cuộc chạy trốn cho hai vua thật là hào hứng. Ngài đưa hai vua xuống thuyền ra biển, vượt lên phía Vịnh Hạ Long. Ô Mã Nhi vẫn rượt theo. Đến ngang Vịnh Hạ Long, hai vua xuống thuyền nhỏ đi về hướng tây, còn thuyền rồng đi về hướng đông. Đây là kế “Kim Thiền Thóat Xác”. Giảo Kỳ theo bén gót thuyền rồng, khi theo kịp thì không thấy vua đâu cả, nên lại quay về tây.
GIAI ĐOẠN IV
CUỘC ĐUỔI BẮT HAI VUA
Trong khi ấy hai vua đã đến Thủy Trú (phía bắc thành phố Hạ Long khoảng 50 km) ngày 7-4-1285. Hai vua được đưa lên bờ dùng kiệu, xe ngựa đi xuống phía nam, dừng tại Tam Trĩ tức là vùng cửa biển sông Bạch Đằng. Tại đây hai vua lại được đưa xuống thuyền đi vào Thanh Hóa.
Quân Nguyên lại đuổi đến Tam Trĩ và vây đánh nơi này ngày 15-4 lúc hai vua đã vào đến Thanh Hóa.
Chính trong Nguyên sử cũng công nhận tìm không ra vua.


[1] Theo địa lý mà phân tích có lẽ đây là sự lầm lẫn các sử cũ chăng? Vì Tuyên Quang đã nằm xa sông Thao ( Hồng) đến vài chục cây số. Ngược lại cực nam nơi đây là nơi giao hội của ba con sông: Chảy, Lô và Gầm. Có thể Hưng Đạo Vương sợ quân Nguyên có thể vượt biên giới rồi theo thung lũng các con sông ấy mà tràn vào nước ta chăng? Nhất là hai con sông Lô và Gầm chảy từ biên giới Trung Quốc sang tận trung du Bắc bộ.

Monday, February 24, 2014

Copy gửi tiền


 Gửi các bạn cùng các em bản copy gửi tiền cho Trần Thị Chín.
 

Thơ Nắng Khuya: Tình


Lâu nay, các bạnđã xem một số thơ bạn đọc viết về tình quê hương  như của Nguỹên Văn Sơn, rồi lại xem thơ tình lãng mạn của Nguyễn Văn Đặng hay Mười Đặng, Ng V Tiệp. Lâu lâu các bạn cũng xem một số thơ tình của bạn Nắng Khuya. Tôi không biết các bạn nghĩ sao, nhưng riêng tôi cảm thấy tác giả này dường như rất chung thủy với mối tình đầu. Thơ của bạn Nắng Khuya đã làm rất nhiều người xem trên diễn đàn Viện Việt Học xúc động.

 “Tình là cái chi chi?”

Câu nói này Lý Mạc Thu, một nhân vật trong câu chuyện võ hiệp kì tình “Thần Điêu Đại Hiệp” của Kim Dung, đã nói nhiều lần. Trong đời sống chúng ta hầu hết, không nhiều thì ít, đã nếm cái chuyện thất tình. Nắng Khuya một bạn đọc của diễn đàn Viện Việt Học – South Caliofornia đã nói lên cái đâu buồn của tác giả.

Ta hãy nghe tiếng thổn thức của Nắng Khuya.  
 

Tình 

 

 

Cao nguyên hun hút, gió gieo sầu.
Mùa thu lặng lẽ, lá về đâu.
Hoa tím một màu,vương khắp chốn.
Tình nồng nhất dạ, mãi thương nhau.

Từ lâu lòng ôm mối tình sầu.
Ai mang nước mắt suốt canh thâu.
Dệt hoài giấc mộng, không thành thực.
Hỏi rằng tình ái ở nơi đâu?

 
Nợ tình không dễ trả xong đâu.
Ngang trái tìm nhau đến bạc đầu.
Thôi đành lỡ chuyến đò năm cũ.
Lai sinh ta hẹn mối tình sâu.

Nắng Khuya

Tuesday, February 11, 2014

Chân thành cáo lỗi


Vi mê Olympic nên không đăng bài hằng đêm cho bạn đọc. Xin đợi hết thế vận mùa đông sẽ đăng tiếp.

Chân thành cáo lỗi.

VHKT

Thursday, February 6, 2014

Tết con ngựa II


Tôi chọn mọt vùng có thể làm hậu cảnh rồi nói các cô bước ra để chụp hình.



Hình Ngô Thị Điệp.


Hình Đỗ Thị Tiệp.


Hình Hồ Thị Chiến.


Hình Phạm Thị Pha.


Hình Trần Thị Hường.


Hình Đào Kim Phước.

Chụp một lố xong, chúng tôi lại di chuyển đến phía hồ nước chụp lần thứ hai.


Hình Thày trò tại Mile Square Park.

Chụp hình kỷ niệm với các cô xong tôi nói:

- Đây đúng là Hoa Lạc Giữa Gừng Gươm.

Các cô phản đối:

- Thầy phải nói là Gươm Lạc Giữa Rừng Hoa chứ.

- Không đâu. Các cô sắc hơm kiếm, nguy hiển hơn đao thì làm gì là hoa được.

Chụp chán chê mê mỏi, thầy trò kéo nhau đi xem vườn trồng cây kiểng theo lời khuyên của Tố Như. Tố Như là con gái của Hường-Lợi.

Trên xe đi đến vườn cây, Pha nói:

- Em có một thằng bạn cùng lớp ở đây. Hôm trước gặp nó, nó nói vài hôm liên lạc lại. Ngày mai về rồi mà nó không gọi một tiếng. Lần sau sang, không thèm gặp nó nữa.

Khi vừa dứt tiếng, thì chuông điện thoại của cô ta reo.

Pha mở điện thoại:

- Alô. Sáu Khoái hả. Vừa nhắc tức thời.

Sáu Khoái, tên là Trần Quang Khoái, bạn cùng lớp với Pha. Khoái với vợ là Đào và hai cô con gái đang sinh sống  ở Anaheim, cách nhà tôi không xa.

Pha bật speaker, mọi người cùng nghe. Khoái chúc tết tôi và tất cả bạn bè. Chúng tôi cũng chúc lại em.

Tiếng khoài vang lên:

- Pha đang ở đâu vậy?

- Thầy đang chở tụi tôi đang đi chơi. Ở đây có Chị Diệp, Tiệp, Hường, chị Chiến và Phước, một lố 7,8 người.

- Ngày mai mời Thầy, Pha và tất cả các bạn đến ăn cơm được không?

- Ngày mai à. Ngày mai tôi về lại Denver rồi.

- Thôi cho gửi lời chào Thầy và các bạn nhe.

Cuộc đối thoai tạm ngưng sau đó.

Vừa bước chân vào vườn cây, điện thoại Pha lại vang lên.

Pha nhận ra là điện thoại của Trần Quang Khoái, nên bật speaker để mọi người cùng nghe.

Nghe giọng Sáu Khoái mời:

- Pha à, cho mình gửi lời mời Thầy, chị Điệp cùng tất cả các bạn tối nay, lúc 7 giờ lại nhà Khoái ăn cơm nhe.

Thế là tối lại có chầu vui.

Khóai làm việc ngày hôm ấy, nên định mời Pha hôm sau. Nhưng Pha phải về lại Colorado nên Khoái phải mời tối hôm ấy.
Tại vườn cây, Điệp và Tiệp mua hai cây hoa ngọc lan.  Xem xong cây kiểng chúng tôi lục đục kéo nhau về.
 Trên đường, Điệp nói:
- Bây giờ chúng ta nên đến thăm Thu Hương, con gái Trần Thị Muộn mới được.
Cả đám tán thành.
Điệp liên lạc và biết Hương và thằng con trai tên Quốc đang ở một tiệm gần đó. Tôi đưa mọi người tới chỗ Hương.
Trần Thị Muộn cũng là cựu học sinh cùng cỡ lớp với Tiệp. Hương lấy một Việt kiều, chẳng may người này qua đời. Em sang đây với cậu con trai 7, 8 tuổi, nên rất cô đơn.    
Tôi lại có dịp trổ tài nhiếp ảnh chụp các em làm kỉ niệm.

Hình các cô cựu học sinh và Hương-Quốc.

 
Hình hai mẹ con Hương và Quốc.
Thấy cũng đã trưa, chúng tôi kéo nhau đi ăn.
Ăn xong, Điệp và Pha tranh nhau trả tiền. Cuối cùng Điệp thắng, và Pha sẽ trả tiền mua chè Hiền Khánh ở gần, cách đó chưa tới 100m.
Ra đường, đi một quãng, Chiến ngừng lại nói với cả đám:
- Thày à. Em có hai câu thơ tả lại hôm nay.
Chiến là một người có tâm hồn thi sĩ. Mọi người lắng tai nghe.
Nói xong, Chiến đọc:
- Hôm nay là đúng mồng ba.
Ông thầy dẫn đám trò già đi đâu?
Đi gần quán chè, chúng tôi ngừng lại chờ đèn đỏ qua đường.
Tôi nói:
- Chiến đọc lại hai câu thơ lúc nãy đi.
Chiến đọc:
- Hôm nay là đúng mồng ba.
Ông thầy dẫn đám trò già đi đâu?
Tôi tiếp:
- Đi đâu, chẳng biết đi đâu.
Đi đến Hiển Khánh chè nâu, chè vàng.
  Ăn xong cùng bước hai hàng.
Tranh nhau nhà tắm để sàng chè ra.
Mua chè xong, chúng tôi bàn nhau đi đến chợ ABC gặp Sáu Khoái.
Vaò chợ hỏi thăm thì Khoái đã về sớm. Chúng tôi nghĩ Khoái phải về để lo việc tiếp khách.
Vùa ra khỏi cửa chợ tôi thấy Khoái đang đẩy xe đầy nhóc đồ ăn. Tôi gọi các cô lại để gạp bạn.
Hình Sáu Khóai và các bạn.

Tối hôm ấy lại nhà Khoái để ăn cơm tối đầu năm. Đặc biệt vợ chồng Khoái và hai cô gái ngoan, đãi thầy trò một bữa thịt dê, nhâu với Rượu Bách Nhật Hoàng Mễ Tửu do chính tay Đào làm. Thật là một cái tết vui vẻ khó quên.

Wednesday, February 5, 2014

Tết con ngựa


Năm con ngựa tới, chẳng biết tốt hay xấu cho gia đình tôi. Nhưng hiển nhiên ba ngày tết thì vui đáo để. Đây là lần đầu tiên sang định cư bên Mỹ, tôi lấy ngày phép đúng mồng một tết. Mấy chục năm qua, nhà tôi ở khu toàn là gốc người khác Việt Nam, nên nghỉ tết cũng chẳng biết làm gì. Năm nay nhà dọn  về khu Anaheim gần cộng đồng Việt Nam và nhất là gần các cựu học sinh của tôi.
Chiều mồng một tết, điện thoại reo vang, bà xã bốc điện thoại:
- ALô!
Đầu dây bên kia nói gì không biết.
Bà xã trả lời:
- Happy new year bà. Chúc bà và các cháu một năm như ý!
....
- Đừng đùa nhe bà! Lo mà nuôi đẻ đi. Bây ở ở Colorado chắc lạnh lắm!
....
Giọng Điệp đột nhiên khẩn trương, hào hứng!
- Thật sao? Bà đang ở đâu? Đừng đùa nhe!
....
- Tôi sẽ chờ bà.
Điệp gác điện thoại, vào phòng tôi nói:
- Ông nội à! Phạm Thị Pha và các con cùng cháu sắp lại đây chúc tết ông đó.
Pha là con gái ông chủ tiệm thuốc tây Mỹ Lộc, hiện đang định cư tại Denver- Colorado. Em là cựu học sinh lớp 12 ban B (toán) của tôi năm 1973-1974.
Tôi nói:
- Hôm trước, Pha nói cô ta không sang đây mà?
- Hôm nay, Pha nói Pha đang ở gần đây vài phút nữa tới nơi.
- Ồ vậy vui quá!
Điệp nói:
- Để em chiên ít chả giò mời khách.
Tôi đang loay hoay trả lời điện thoại chúc tết của thân nhân và các học sinh thì bên ngoài có tiếng cháu Lili và Alisa vang lên:
- Ông ơi! Mấy người ấy tới.
- Grandpa! Some body's coming!
Vài phút sau, khi chấm dứt các đối thoại chúc xuân, tôi ra phòng khách thì đầy phòng nam, nữ cùng nhi đồng. Tiếng chúc tết ỉnh ỏi. Tôi đáp lại nhưng chưa nhìn ra hết mọi người.
Phải vài giây trôi qua, tôi mới thấy hết.
Pha chạy lại hug tôi và chúc tết.
Trên sofa tôi thấy hai cô con gái Pha là Thanh và Thảo, cùng hai vị hôn phu và hai cháu bé, cháu ngoại của Pha. Năm 2010, Pha gả cô con gái Thảo, mời chúng tôi lên Denver, nên tôi biết tất cả hai cặp này. Dịp này vợ chồng Lộc Tiệp cũng đến đó dự lễ thành hôn ấy. Thảo vốn theo đạo mẹ là Phật Giáo, nhưng hôn thê cô lại theo công giáo, nên hai bên quyết định không đến chùa mà cũng không đi nhà thờ. Tốt nhất là tìm một MC vừa đảm nhận điều kiển buổi lễ và luôn cả nghi lễ với các vị linh thiêng của con người mà người ấy không phải là sư, cũng không phải là cha. Ai bây giờ? Ông thầy dạy toán cô năm lớp 12 năm 1973: ông Hiệp.
Thanh và Thảo-qua màn
Tôi nhớ rõ, hôm đám cưới, buổi lễ tổ chức ngoài trời, trên sân sau nhà Pha. Tôi cho sắp ghế hai bên một lối đi. Một bên là của đàng trai, một bên của đàng gái.
 

Hình đám cưới
 

Sau khi giới thiệu quan khách và gia đình hai bên. Tôi mời cô dâu đến bên phải cạnh tôi, chú rể đến đứng bên kia.
Tay trái tôi nắm tay cô dâu, tay phải nắm tay chú rể.
Ngửa mặt lên trời, tôi trang nghiêm nói:
- Thưa tất cả các vị linh thiêng trong trời đất. Hôm nay,....chúng con đã tụ tập nơi đây để làm lễ hôn phối cho cặp.... Chúng con xin các vị chứng giám cho cuộc hôn nhân này.
Ngừng một chút tôi quay sang chú rể hỏi:
- Trước các vị thần linh, con có yêu thương đùm bọc vị hôn thê của con suốt đời không?
Chú rể gật đầu:
- Dạ có.
Tôi quay sang cô dâu:
- Trước các vị thần linh, con có yêu thương đùm bọc vị hôn phu của con suốt đời không?
Cô dâu cúi đầu e lệ:
- Dạ có.
Tôi tiếp:
- Bây giờ hai con cầm tay nhau và trao nhau một nụ hôn. Phần trang nghiêm nhất của buổi lễ đã qua, ta có thể vui vẻ rối.
Vì lý do ấy, tôi với đám con của Pha đã có mối liên hệ thân mật lâu rồi.
Điệp mang chả giò ra mời khách.
Một giờ sau, con và cháu Pha ra về, còn Pha ở lại chơi với vợ chồng tôi.
Tôi nói:
- Bây giờ, mình lo ăn tối rồi đi chơi. Thầy định đi chúc tết bà cụ má Tiệp, rồi nếu em muốn thầy đưa em đi thăm cô Lan. Em có học cô Lan chứ?
- Vậy tốt quá! Có Thầy, em học cô Lan về môn gì không nhớ lúc học lớp 7 hay 8 gì đó.  Minh ăn cái gì sơ sơ thôi thầy.
Tiệp tên thật là Đỗ Thị Tiệp, cựu học sinh 12A, năm 1974-1975. Nhưng học chưa xong thì 30 tháng 4 tới. Cũng kể từ ngày ấy, tôi bị kết tội sĩ quan tình báo CIA, nên không được phép dạy học hay nói cách khác là mất dạy và đi học tập cải tạo.
Tiệp, sau 75, lấy Đào Văn Lộc em của Đào Hữu Ngạn- bạn dạy học của tôi.
Đang nói chuyện thì điện thoại lại vang, Điệp lại bốc điện thoại. Tôi lại nghe chúc tết, rồi thấy Điệp đưa cho tôi, trong khi quay sang Pha nói:
- Học trò chúc Thầy người ta.
Tôi cầm điện thoại nghe và nhận ra đó là Trần Thị Hường, con chủ trại ghe ngoài đầu kinh. Hường là vợ của Đào Ngọc Lơi- anh của Đào Văn Lộc- cũng là cựu học sinh của tôi.
Chúc tết xong, tôi trao lại cho Điệp để hai người tâm tình, trong khi tôi lo dọn xe để chở thêm Pha. Tôi đi làm bằng xe lửa. Khi xuống ga ở phi trường Burbank, tôi đi đến hãng bằng xe đạp, nên trên xe tôi có chiếc xe đạp choán hết các băng sau. Vì lý do ấy, người ta cứ tưởng tôi đi bán xe đạp dạo.
Bước vào nhà, nghe Điệp nói: "Để tôi ông Thầy của bà đã nhe."
Điệp quay sang tôi nói:
- Ông ơi! Hường hỏi nếu ông đi lên cô Lan, ông cho Hường đi luôn được không?
- OK!
Điệp lại quay vào nói điện thoại:
- Ông nói được bà.
Tối hôm ấy, tôi đưa Điệp Pha và Hường đi thăm chúc tết cô Lan. Sau đó, trả Hường về nhà.

Tôi lại đưa Điệp, Pha đến nhà Lộc -Tiệp chúc tết bà cụ, gần nửa đêm ra về. Tôi trả Pha lại khách sạn, cách nhà tôi độ 1 mile rưỡi (2 cây số).
Sáng mồng ba tết, Tiệp đưa Chiến, Phước và Pha lại nhà tôi.
Chiến là Hồ Thị Chiến- cưu học sinh lớp đệ tứ của tôi năm 1967. Nhưng học đến tết Mậu Thân thì cô ta xung phong đi nữ quân nhân. Hiện nay cô ta trọ ở một nhà gần nhà Tiệp. Còn Phước là Đào Kim Phước- em gái Đào Hữu Ngạn. Em cùng còn là cựu học sinh 12A, niên khóa 1974-1975.
Chúng tôi xúm lại chụp ảnh, trong khi đợi Hường.
 
Ảnh các cô cựu học sinh.
Thày, trò cùng chụp.
Một chặp sau, Hường xuất hiện. Nói chuyện một chặp, thầy trò khéo nhau đi chơi.
Tôi hỏi:
- Các cô muốn đi đâu?
Người nói đi chơi đâu cũng được; kẻ thì bàn đi xem nơi bán hoa một vài em lại bàn đi xem vườn bán cây cảnh.
Tôi nói:
- Các cô muốn đi chụp ảnh không? Tôi chụp cho các cô mỗi người vài tấm chân dung sau này rửa ra mà treo.
Cả đám ồ lên một tiếng rồi chịu liền. Các cô là đàn bà (không phải đàn ông đâu), nên ai nấy đều thích hình chụp đẹp để làm kỉ niệm.
Tôi tiếp:
- Vậy Thày đưa các em ra Mile Square Park chụp nhe.
Xe tôi là xe mini van 8 chỗ ngồi, nên chất cả đám lên đó vẫn còn dư.
Mile Square Park là công viên rất rộng, có hình vuông mà mỗi cạnh là 1 mile, nên được đặt tên ấy. Công viên này nằm dứơi thành phố Westminster và trên thành phố Fountain Valley. Trong công viên có nhiều cảnh đẹp trên các ngọn đồi thoai thoải, cỏ non xanh tận chân trời. Nhưng chắc không thấy cành lê trắng điểm một vài bông hoa. Lại có chỗ là hồ cá và nhà thủy tạ với các cây cầu. Lẽ dĩ nhiên đây không nuôi cá vồ, cá tra như ngày xưa ta thấy ngày xưa ở Việt Nam. Nôi đây có nước, có đồi, có cây cối xanh tương then vào các đàn chim cò nên rất vui đẹp. Một vài đồi toàn là cây thu phong (maple) mà cuối mùa thu, cây đổi màu xanh sang vàng, rồi cam và đỏ. Cuối cùng màu lá chuyển sang màu đỏ thẫm. Vì vùng Nam Cali khí hậu tương đối ấm áp, nên cây đổi màu hơi trể hơn các vùng lạnh. Mùa ấy, nhìn đồi cây có màu sắc hòa hợp xanh vàng đỏ rất đẹp.

 Vì lá cây thu phong đẹp, mà rất nhiều bên Canada, nên nước này đã lấy lá cây ấy làm biểu tượng cho lá quốc kỳ của họ. Rất nhiều, thi sĩ, họa sĩ, nhiếp ảnh gia đã làm thơ, vẽ hay chụp rừng cây này. Bản thân tôi cũng rất ham chụp hình cây lá ấy.
 
Thi sĩ Nguyễn Du đã viết trong truyện Kiều:
Người lên ngựa, kẻ rẽ bào.
Rừng thu phong đã nhuộm màu quan san.
Dặm hồng bụi cuốn chinh an.
Ngừơi đi đã khuất mấy ngàn dâu xanh.
...

Đời Đường bên Trung Quốc   
Ngày xưa thi sĩ Đỗ Mục đã viết bài thơ Sơn Hành:

Đến công viên các cô tha hồ làm dáng để tôi chụp.


 
Hình các cô tại Mile Square Park.