Tuesday, April 29, 2014

Bài viết của bạn đọc:tTìm hiểu hiểu về não bộ


Dưới đây là bài viết của bạn Võ Hiếu Nghĩa- dạy vật lý trường Phan Thanh Giản- Cần Thơ trước 1975. Sau này, tôi không biết anh dạy đâu, nhưng có điều chắc là anh vẫn còn ở VN. Chúng tôi chỉ liên lạc qua email. Thấy bài viết bổ ích nên mạn phép đang lên để các bạn cùng xem.


BỘ NÃO :

 BÁN CẦU NÃO TRÁI, PHẢI

VÕ HIẾU NGHĨA tổng hợp & biên soạn

 Bài viết này nhắm đến con cháu của chúng ta, thúc đẩy cha mẹ chúng phân biệt được các con của mình thuộc nhóm thiên về bán cầu não trái hay phải, hầu giúp các cháu thăng tiến đến một ngưỡng tài năng mới, nếu không nói là siêu việt thì ít nhất cũng ở tầm cao, vượt xa mức trung bình.

KHẢ NĂNG VÔ CÙNG LỚN CỦA NÃO BỘ

Để hiểu được bộ não của chúng ta mạnh mẽ đến mức nào, chúng ta cần tìm hiểu về một số phát hiện của các nhà nghiên cứu về não trong suốt 50 năm qua.

Bộ não của chúng ta được cấu tạo từ hàng tỉ tế bào não còn gọi là nơ-ron thần kinh (neurone). Mỗi một nơ-ron tuy có kích thước cực nhỏ nhưng lại có sức mạnh xử lý thông

tin tương đương với một máy vi tính.  

Bộ lưu trữ thông tin của một nơ-ron cũng có sức chứa khổng lồ vì mỗi tế bào não bao hàm một bộ gen hoàn hảo của chúng ta đủ để tái tạo thêm một nhân bản giống y như chúng ta vậy. Trung bình có khoảng 1 triệu triệu (1.000.000.000.000) nơ-ron như thế cấu tạo nên bộ não. Trong khi đó, một con ong mật chỉ cần 7.000 nơ-ron để có thể xây dựng, duy trì một tổ ong, tính toán khoảng cách, hút mật hoa, sản xuất mật, có khả năng giao phối, chăm sóc ong con và có khả năng giao tiếp trong đàn. Sự so sánh này cho thấy chúng ta có một sức mạnh não bộ khủng khiếp. Chúng ta có quá nhiều nơ-ron đến mức nếu bạn có ít hơn vài triệu nơ-ron so với người khác thì cũng không khác biệt gì mấy.

 

SỰ LIÊN KẾT NƠ-RON TẠO RA TRÍ THÔNG MINH

Nếu tất cả chúng ta cơ bản đều có cùng một số lượng nơ-ron thần kinh như nhau, vậy thì điều gì tạo ra sự khác biệt về trí thông minh con người? Điều gì khiến học sinh này thông minh hơn học sinh kia? Lời giải đáp nằm ở số lượng đường kết nối giữa các nơ-ron còn gọi là sự
​liên kết nơ-ron.
Hai mươi tuần sau khi thụ thai, các nơ-ron trong não bộ chúng ta bắt đầu tạo ra hàng ngàn liên kết từ nơ-ron này đến nơ-ron khác. Sự liên kết này định hình hàng loạt các hành vi của chúng ta và do đó, quyết định trí thông minh của chúng ta. Nếu bạn có năng khiếu về toán, có thể là bạn đã phát triển một số lượng liên kết nơ-ron phong phú giúp bạn giỏi phân tích, xử lý và giải quyết các vấn đề toán học. Tuy nhiên, cùng với những liên kết nơ-ron này, bạn có thể không có năng khiếu vẽ đẹp. Một người khác có thể vẽ rất đẹp vì anh ta có sự liên kết nơ-ron cần thiết khác với bạn, giúp anh ta có khái niệm tốt về hội họa. Càng nhiều liên kết nơ-ron được tạo ra, chúng ta càng thông minh, tài giỏi hơn trong một lĩnh vực nào đó.
 
Vậy thì, một câu hỏi quan trọng được đặt ra là yếu tố nào ảnh hưởng đến sự liên kết giữa các nơ-ron? Việc tận dụng bộ não của bạn càng nhiều bao nhiêu, sẽ quyết định càng nhiều bấy nhiêu liên kết nơ-ron trong não bộ. Mỗi khi bạn nhìn thấy, lắng nghe hoặc làm một chuyện gì mới, hoặc mỗi khi bạn suy nghĩ, não bộ của bạn sẽ bị kích thích. Đây là lúc bộ não của bạn tạo ra thêm nhiều liên kết nơ-ron giúp bạn ngày càng thông minh hơn.
 

NẾU BẠN KHÔNG THÀNH THẠO VIỆC GÌ, HÃY THỰC HIỆN VIỆC ĐÓ NHIỀU HƠN

Việc này ám chỉ điều gì? Nếu bạn kém toán, bạn nên làm gì? Đúng thế! Bạn phải tiếp tục làm toán nhiều thật nhiều. Lý do bạn kém môn Đại Số là vì bạn không có đủ liên kết nơ-ron giúp bạn hiểu và áp dụng môn học này. Bằng cách thực hành môn Đại Số thật nhiều, bạn sẽ cảm thấy môn học này ngày càng dễ. Não bộ của bạn sẽ quen thuộc với môn Đại Số khi nó tạo ra được nhiều liên kết nơ-ron mới dành cho môn học này. Lần đầu tiên bạn thử trượt pa-tin, tôi dám cá rằng bạn rất khó giữ thăng bằng. Nhưng sau vài lần tập, việc giữ thăng bằng trở nên dễ dàng hơn nhiều. Một lần nữa, bộ não của bạn vốn chỉ có những liên kết nơ-ron giúp bạn giữ thăng bằng khi bước đi bình thường, bạn đã học được cách giữ thăng bằng trên pa-tin thông qua việc tạo ra những liên kết nơ-ron mới.
Cũng giống như khi bạn tập võ Judo hay bất cứ một môn võ nào khác, bạn cũng phải luyện tập ngón đòn rất nhiều lần, thậm chí đến hơn ngàn lần. Thí dụ bạn muốn vào đòn Soei Nage hay Uchi Mata chính xác, bạn phải tập từ thế đứng của địch thủ, thế lôi kéo của bạn làm mất thăng bằng kẻ địch, cách vào đòn của bạn, tay trái phải làm sao, tay phải phải làm sao, hông phải thế nào, vào đòn bên phải hay trái (tùy ưu thế của bạn và yếu điểm của địch thủ). Để đến khi đúng lúc đúng nơi, bạn vào đòn thì địch thủ phải té cái rầm mà thôi. Và não bộ của bạn lại khởi sinh được một nhóm liên kết nơ-ron mới.
Việc này nghe có vẻ rất đơn giản. Thực hành nhiều, bạn sẽ làm việc đó tốt hơn. Trở lại việc học hành, Đúng là sẽ như vậy đấy. Nhưng đa số học sinh lại không làm theo nguyên tắc cơ bản này. Bạn hãy tự hỏi mình: khi bạn học kém môn toán hay môn lịch sử, bạn có khuynh
hướng thực hành môn đó nhiều hơn hay ít hơn? Chắc chắn câu trả lời là ít hơn. Chúng ta có khuynh hướng ghét bỏ hay né tránh những môn học chúng ta không giỏi, với lời biện minh rằng môn học đó rất nhàm chán, hoặc chúng ta không hứng thú với môn học đó. Cùng lúc, chúng ta lại có khuynh hướng làm thật nhiều những việc chúng ta thành thạo như chơi trò chơi điện tử. Đó là lý do tại sao chúng ta chơi càng ngày càng giỏi hơn trong khi học càng ngày càng kém. Nếu trí thông minh không thể thay đổi, tôi chắc chắn khi bạn học kém thì bạn chơi điện tử cũng rất tệ. Nhưng rõ ràng, thực tế cho thấy một điều hoàn toàn ngược lại.
Bạn càng tận dụng bộ não của bạn bao nhiêu, bộ não của bạn sẽ càng thông minh bấy nhiêu. Bộ não của bạn cũng giống như cơ bắp của bạn vậy. Cách duy nhất để phát triển cơ bắp là tập luyện thường xuyên bằng cách nâng những vật nặng hơn những gì bạn có thể nâng được lúc bình thường. Não bộ của bạn cũng thế. Cách duy nhất để bạn thông minh hơn là làm những việc khiến cho não bạn cảm thấy rất khó khăn gay go. Mỗi ngày, bạn hãy tìm một việc khó khăn nào đó mà bạn phải động não mới hiểu rõ hoặc thành thạo. Bạn hãy thử thách bản thân bằng việc khám phá hay tìm hiểu vấn đề đó. Đây chính là bí quyết giúp bạn thông minh hơn. 

TRÍ THÔNG MINH VÔ CÙNG LỚN

Nếu bạn có thể tăng cường trí thông minh bằng việc kích thích não bộ, vậy thì giới hạn trí thông minh của bạn ở đâu? Điều này phụ thuộc vào việc não bộ của bạn còn có thể tạo ra thêm bao nhiêu liên kết nơ-ron nữa. Bạn hãy nhớ rằng chúng ta có 1 triệu triệu nơ-ron và mỗi nơ-ron có thể tạo ra vô số liên kết với các nơ-ron khác. Tổng số liên kết khi được tính toán một cách chính xác sẽ nhiều đến mức nếu chúng ta buộc phải viết ra trên giấy, đó là một con số khiến ai cũng phải rùng mình, bắt đầu bằng số 1 theo sau là dãy số 0 dài 10,5 triệu cây số. Hay nói đơn giản, nó gần như không có giới hạn. Có nghiên cứu cho rằng chúng ta chỉ tận dụng được từ 5 đến 10% năng lực của não bộ, và nếu đúng như vậy thì năng lực não bộ của chúng ta cũng là đã quá lớn lắm rồi. 

BỘ NÃO HAI-TRONG-MỘT CỦA BẠN

 
Để học cách tận dụng sức mạnh não bộ, trước hết bạn phải hiểu được cách làm việc của nó. Các lớp trên cùng và trung tâm của bộ não được cấu tạo từ bán cầu não trái và bán cầu não phải. Hai bán cầu não nối liền nhau nhờ vào tập hợp các sợi dây thần kinh. Mỗi bán cầu não có một vai trò hết sức khác nhau. Não trái của chúng ta xử lý thông tin về lập luận, toán học, phân tích, ngôn ngữ, các chuỗi số và sự kiện, v.v… Não phải của chúng ta chăm lo những việc như âm nhạc, sáng tạo, mơ mộng, tưởng tượng, màu sắc, tình cảm, v.v…
 NÃO TRÁI TỐT, NÃO PHẢI XẤU? 
Bạn hãy thử nghĩ xem, 90% các môn học chúng ta học trong trường là những môn học thiên về não trái. Những môn học chính như địa lý, toán học, vật lý, hóa học, sinh học, Anh ngữ, kỹ thuật,… đều đòi hỏi các chức năng hoạt động từ não trái như tìm hiểu sự kiện, phân tích thông tin, lập luận, tính toán.
Vậy thì trong khi não trái của bạn phải liên tục làm việc hầu hết thời gian lúc bạn học ở trường, não phải của bạn sẽ làm gì? Nó hầu như chẳng làm gì nhiều. Nghĩa là não phải không được tận dụng đúng công suất. Do đó, não phải của bạn cảm thấy rất “nhàm chán” và kết quả là nó làm sao nhãng sự tập trung của bạn.
Có phải bạn hay mơ màng trong lớp học, hoặc hay viết nguệch ngoạc trên giấy khi thầy cô giảng bài không? Bạn có biết tại sao chuyện này xảy ra không? Bởi vì đa số các môn học đều liên quan đến chức năng não trái, não phải của bạn hầu như không có gì để làm, nó “cảm thấy nhàm chán” nên nó phải “kiếm việc để làm”. Kết quả là não phải khiến bạn mơ màng, viết nguệch ngoạc trên giấy, giảm bớt sự tập trung của bạn vào môn học. Bạn có bao giờ tự hỏi tại sao bạn luôn phải bật radio hoặc bật nhạc trước khi bạn chuẩn bị học bài không? Cùng một lý do trên. Đó là vì não phải của bạn đang cần sự quan tâm. Có vẻ như não phải là nguyên nhân chính gây ra việc bạn bị sao nhãng, mất tập trung. Cách giải quyết tốt nhất cho vấn đề này là bạn phải sử dụng cả não trái và não phải trong lúc học. Việc này không những tạo “công ăn việc làm” cho não phải, mà nó còn giúp tăng gấp nhiều lần (chứ không chỉ gấp đôi) sức mạnh não bộ. Bạn có thể tưởng tượng giống như khi bạn chạy bằng hai chân thì sẽ nhanh hơn một người khác “chạy” bằng một chân rất nhiều. 

HẦU HẾT CÁC THIÊN TÀI ĐỀU BIẾT CÁCH TẬN DỤNG TOÀN BỘ NÃO 

Các nghiên cứu cho thấy, sự khác biệt chính giữa người bình thường và thiên tài là các thiên tài biết cách tận dụng cả hai bán cầu não trong cùng một thời điểm, trong bất cứ việc gì. Do đó, họ tận dụng được gấp nhiều lần tiềm năng trong não bộ so với người bình thường.
 Leonardo da Vinci (1452-1519) được tôn vinh là một trong những họa sĩ vĩ đại nhất của mọi thời đại, đồng thời là nhà khoa học, nhà toán học và là một kỹ sư thành công. Bạn có biết rằng trước khi Leonardo vẽ một bức tranh (não phải), ông đã dùng các phương trình toán học để tính toán chính xác sự kết hợp màu sắc, bố cục nhằm tạo ra hiệu ứng mong muốn (não trái). Đúng thế, tài năng của ông đến từ việc dùng cả hai bán cầu não cùng một lúc.   
 
 
Chân dung tự họa khoảng 1512-1515
Albert Einstein (1879-1955) đã từng thi trượt môn toán nhiều lần và bị coi là một học sinh chậm tiến. Nhưng ông lại rất có năng khiếu âm nhạc. Ông vừa là một nghệ sĩ violon vừa là một họa sĩ đáng khâm phục. Chỉ đến khi Einstein học được cách tận dụng cả hai bán cầu não, ông mới trở thành thiên tài phát minh ra Thuyết Tương Đối. Einstein đã làm được điều đó bằng việc trước hết là cho phép não phải được tự do mơ mộng, tưởng tượng. Einstein rất thích mơ mộng, tưởng tượng. Một ngày kia, Einstein ngồi trên một ngọn đồi suy nghĩ, mơ mộng được cưỡi lên những tia nắng đi một vòng quanh vũ trụ rồi quay lại mặt trời. Sự tưởng tượng hôm ấy làm ông nảy sinh ý tưởng rằng vũ trụ thực chất là uốn cong và do đó, không gian, thời gian, ánh sáng cũng thế. Thuyết Tương Đối được sinh ra từ ý tưởng này (não phải) mặc dù nó được khẳng định dựa trên những công thức toán học, vật lý và các chứng minh phức tạp (não trái).                                 
 
 
          Tôi đã từng trích dịch lại ý của Einstein như sau :
Trí tưởng tượng được trọng hơn tất cả.
Nó giúp ta hình dung được tương lai
Những phát kiến sắc sảo cho ngày mai
Quan trọng hơn muôn vàn nguồn kiến thức.
            The Imagination is Powerful
                  “Imagination is everything. It is the preview of life's coming attractions.
                   Imagination is more important than knowledge.”
                                                                                      
Còn rất nhiều ví dụ khác về việc các thiên tài biết tận dụng toàn bộ não nếu bạn chịu khó tìm kiếm. Tại Việt Nam, chúng ta cũng có những nhà khoa học rất tài giỏi đã từng cân bằng hai bán cầu nảo. Trước hết, giáo sư toán học Đặng Đình Áng (Đại học Khoa học Saigon) vừa rất giỏi toán vừa thổi sáo các bản nhạc cổ điển, Bác sĩ cựu Bộ trưởng Y tế VNCH Trần Lữ Y vừa là bậc thầy y khoa vừa thổi kèn rất hay (tác giả cũng như rất nhiều sinh viên y khoa học trò của ông trước 1975 đều bái phục tài năng của ông. Ông vừa chữa trị dứt hẵn căn bệnh suyển của tôi vừa thổi kèn Saxo), Bác sĩ Tiến sĩ Lê Hành vừa giải phẩu thẩm mỹ rất tài giỏi vừa ca hát tuyệt hay, đến nổi tôi phải khen tặng ông có những đến 3 cái sĩ : Bác sĩ, tiến sĩ, ca sĩ nổi tiếng; bác sĩ Lý Quốc Bằng vừa trị bệnh vừa là nhạc sĩ vừa là ca sĩ…từng hát “Trong đôi mắt anh, em là tất cả…”.  
 

 BẠN THIÊN VỀ NÃO PHẢI HAY NÃO TRÁI?

 
* Những học sinh thiên về não trái có những đặc điểm chung sau đây. Họ thường rất gọn gàng ngăn nắp. Đây là những học sinh tóc chải gọn gàng, áo cho vào quần tươm tất. Hộp bút của những học sinh này luôn được sắp xếp cẩn thận. Lúc nào họ cũng mang đầy đủ viết mực, viết chì, thước kẻ, cục tẩy, v.v… Bàn học ở nhà của họ lúc nào cũng gọn gẽ sạch sẽ. Họ sắp xếp mọi thứ đâu vào đấy và thường cảm thấy bực bội nếu ai mượn đồ dùng của họ mà không trả lại vị trí cũ. Những học sinh này nhìn chung học tốt các môn ngoại ngữ, toán học, vật lý, hóa học,... Kết quả là họ thường học xuất sắc trong trường, là niềm tự hào của cha mẹ. Tuy nhiên, những học sinh này có khuynh hướng khó thông cảm với người khác và có thể thiếu một chút kỹ năng giao tiếp. Đa số họ cũng thường thiếu óc tưởng tượng phong phú, ít dồi dào xúc cảm, hơi khó hòa nhập vào tập thể.
          Tóm lại : Não trái
Thiên về chữ, kỷ hiệu, số học
Có khuynh hướng phân tích, tìm tòi, vởi khả nãng lý luận chặt chẽ làm đầu tàu.
Các ý tưởng được xử lý từng bưóc một theo trình tự.
Từ ngữ là phương tiện dùng để ghi nhớ sự vật, dễ nhớ tên hơn là khuôn mặt, hình dáng
Suy luận, tìm kiếm các mấu chốt logic từ thông tin có được.
Từng bưóc một tập hợp các chi tiêt. sau đó tổ  chức lại khi cần định hình tổng thể
Thích lâp kế hoạch và bảng liêt kê những gì cần làm
Thường làm theo quy định mà không thắc mắc gì cả
Giỏi trong viêc phân bố. làm chủ thời gian
Dễ dàng ghi nhớ các âm tiết và công thức toán hoc
Chỉ thích ngắm mà thôi
Luôn lập kế hoach giải quyết ngay từ khi nhân nhiệm vụ
Luôn đọc hướng dẫn sử dụng trước khi bắt đầu "táy máy".
 
* Những học sinh thiên về não phải lại hoàn toàn trái ngược. Tóc tai họ bao giờ cũng rối tung, áo bỏ ngoài quần. Họ thích mơ màng trong lớp học, nói nhiều và rất dễ mất tập trung. Họ thường không ngăn nắp gọn gàng, phòng ốc bừa bộn như chuồng heo, bàn học thì đầy rẫy sách học, giấy bút vương vãi khắp nơi.  Những học sinh này thường học không giỏi lắm ở trường vì họ dễ mất tập trung, khó tiếp thu các môn tính toán. Tuy nhiên, họ lại thường xuất sắc trong các môn thể thao, nghệ thuật, âm nhạc, các môn đòi hỏi sự sáng tạo. Họ thường giao tiếp tốt, có khuynh hướng dễ thông cảm với người khác.
          Tóm lại : Não phải
Thiên về hình ảnh.
Thuộc về trực giác, dẫn dắt bởi cảm xúc
Thiểt  lập cơ chế "chụp ảnh sự vật" khi phải nhớ một Vật nào đó. Cân phải viêt, vẽ hoặc dùng hình minh họa để ghi nhớ.
Hình thành những gắn kết một chiều từ thông tin có được.
Chủ ý đến tổng thể trước rổi mới đến chi tiết
Tự do, bốc đồng
Thích tìm hiểu lý đo vì sao phải làm cái này mà đừng làm cái kia, và tại sao lại cần có những qui tắc (lý do)
Không có cảm nhận về thời gian
Có thể gặp khó khăn trong việc dùng từ ngữ và cách nói khi cần bày tỏ về bản thân
Thích được đụng chạm khi quan sát vật thể.
Gặp khó khăn trong việc phân bổ tính chất ưu tiên khi giải quyết vấn đề, nên thường trễ hạn và làm việc bốc đồng.
Thích trải nghiệm hơn là phải đọc tài liệu hưóng dẫn sử dụng
Thích tìm cách lắng nghe xem sự vật được diễn đạt như thế nào
Thích lắng nghe điều gì sẽ được nói đến
Hiếm khi dủng điệu bộ khi nói chuyện
Có khả nãng sáng tạo thiên phú nhưng cần ép mình vảo khuôn khổ để phát triển hơn
Nhưng đôi khi rụt rè không tin tưởng nhiều vào khả năng sáng tạo của bản thân, cần sẳn sàng đón nhận thử thách để phát huy khả nãng tiềm tàng ấy.
 
* Bạn nghĩ bạn giống nhóm học sinh nào hơn? Dĩ nhiên là cũng có không ít những học sinh
không thiên hẵn về bất kỳ não trái hay não phải và do đó, sở hữu nhiều đặc điểm của cả hai nhóm trên.
 
Như thế, bạn nghĩ sự phát triển của bán cầu não nào quan trọng hơn? Câu trả lời là cả hai. Chức năng của hai bán cầu não đều cần thiết để bạn thật sự thông minh và thành công trong cuộc sống. Thật ra, đa số các nhà kinh doanh giỏi, các triệu phú đều có khuynh hướng phát huy não phải nhiều hơn một chút vì một nhà kinh doanh giỏi cần sự tưởng tượng phong phú, sự đồng cảm với người khác và sự sáng tạo (các chức năng của não phải). Nhưng điều đó không có nghĩa là não trái của họ không đủ siêu việt để phân tích tình huống, tính toán chi phí lợi nhuận,…
 

Vai trò của não trái và não phải

Đáng tiếc là tất cả các học sinh (dù thiên về não trái hay não phải) đều bị chuyển vào cùng một hệ thống giáo dục nơi mà 90% các môn học đòi hỏi chức năng não trái. Chuyện gì sẽ xảy ra? Rõ ràng, các học sinh thiên về não phải là những học sinh thi trượt và bị tống vào các trường tầm thường. Thật bất công!
Chẳng mấy chốc, những học sinh thiên về não phải này đều bị dán nhãn là “chậm tiêu”, “thiếu khả năng tập trung”, “ngu ngốc”, “có vấn đề”. Và bạn biết không? Dần dần, những học sinh này bắt đầu tin rằng họ thật sự ngu ngốc, thật sự tệ hại và để những niềm tin này quyết định số phận của họ.
Song hiện nay có những phương pháp giúp chúng ta cân bằng và phát triển cả 2 bán cầu não nhằm đem lại sự phát triển toàn diện cho cá nhân.
 
* Nếu bạn là học sinh thiên về não phải? bạn có thể bắt đầu học cách dùng chức năng não phải có sẵn của bạn để học các môn học thuộc về não trái ngay bây giờ. Bạn có thể sử dụng những ưu điểm của bạn như trí tưởng tượng, năng khiếu trong âm nhạc, cảm xúc, hội họa,… để học toán và tất cả các môn khoa học tự nhiên khác một cách xuất sắc. Một phương thức tốt nhất là tạo ra một SƠ ĐỒ TƯ DUY – MIND MAPPING (tôi sẽ viết trong bài sau), rồi dựa vào đặc trưng não phải này để học các môn học ở não trái.
 
* Nếu bạn là học sinh thiên về não trái và đã có thành tích học khá tốt thì sao? Thì bạn có tưởng tượng được chuyện gì sẽ xảy ra nếu bạn biết cách tận dụng thêm cả não phải đang bị lãng quên không? Hãy tận dụng sự sáng tạo, tưởng tượng, âm nhạc, tranh vẻ… của não phải để hoàn thiện các kỹ năng cá nhận và làm cho cuộc sống trở nên thú vị hơn.
 
* Nếu bạn là học sinh có cả các đặc tính của hai bán cầu não, thí dụ học giỏi toán (não trái) và đàn hay (não phải) hoặc nhiều đặc tính khác ở cả hai bên bán cầu não, thế thì bạn hãy cứ phát triển, trau dồi chúng cho mạnh hơn, điêu luyện hơn. Và bạn sẽ không quá cách biệt với Leonardo da Vinci hay Albert Einstein.
 
Mọi người chúng ta chỉ tận dụng được 5 – 10% sức mạnh từ bộ não. Vì thế chúng ta cần phải tạo môi trường luyện tập thường xuyên trong nhiều môi trường khác nhau và khai thác sức mạnh của bộ não. Và nếu đúng như vậy thì 5 – 10% năng lực não bộ của chúng ta cũng là đã quá lớn lắm rồi.
 
Khai thác được sức mạnh từ bộ não giúp bạn có thể giải quyết công việc một cách toàn diện và ra quyết định một cách chính xác hơn.
 
 

BÀI HỌC TỪ CUỘC SỐNG, CÂU CHUYỆN CỦA KENNETH

Kenneth Wong (người vẽ hình ảnh minh họa trong lần xuất bản đầu tiên của quyển sách “Tôi tài giỏi, bạn cũng thế”) là một học sinh thiên về não phải điển hình. Cậu bé thích mơ màng, thích vẽ tranh và có khả năng tập trung ngắn hạn trong lớp. Cậu cực kỳ sáng tạo nhưng lại gặp khó khăn với những môn học như toán học, lịch sử. Kết quả là cậu đứng chót lớp trong trường St Joseph ở Singapore. Tuy nhiên, cậu không hề nản chí và đã thay đổi được kết quả học tập bằng cách sử dụng những phương pháp Học Siêu Đẳng như Sơ Đồ Tư Duy. Phương pháp ấy giúp cậu sử dụng được trí tưởng tượng, sức sáng tạo, khả năng nghệ thuật để tiếp thu các môn học của não trái như địa lý, sinh học, toán học,...
Bỗng nhiên, từ một học sinh thiên về não phải, cậu tìm được niềm vui trong những môn học não trái này. Chỉ trong vòng ba tháng, cậu vươn lên dẫn đầu lớp, và cuối cùng, cậu
được miễn thi bảy môn ở kỳ thi tốt nghiệp cấp II.
 

HÃY SUY NGHĨ VỀ VIỆC NÀY

Nếu con cháu bạn là học sinh yếu kém, đừng sợ hãi! Và ngay cả nếu chúng tài giỏi,
Chúng ta vẫn có thể tăng cường bộ não trái, tức là về mặt kiến thức khoa học, để tăng tiến chỉ số thông minh IQ – Intelligent Quotient bằng
Phương Pháp Đọc và Nắm Bắt Thông Tin                               60
Luyện Trí Nhớ Siêu Đẳng 
Ngoài ra, chúng ta cũng có thể tăng cường bộ não phải, tức là về mặt cảm xúc, nghệ thuật, để  tăng cường chỉ số cảm xúc EQ – Emotional Quotient bằng                          60
 Đồ  Duy (Mind Mapping): Công Cụ Ghi Chú Tối Ưu                     77
2
Bằng việc học cách sử dụng đồng thời cả hai bán cầu não trong việc học, bạn sẽ nâng cao năng lực não bộ của bạn… giống như các thiên tài.
Hãy bắt đầu việc học bằng cách tăng sức mạnh bộ não lên gấp nhiều lần nhé.
 Bài này nhằm mô tả hai bán cầu não hầu giúp cho các bậc phụ huynh nhận thức được con cháu mình thiên về bên nào. Ba bài tiếp theo của chúng tôi sẽ là :  Đồ  Duy, Luyện Trí Nhớ Siêu Đẳng, và cuối cùng là Phương pháp đọc và hiểu nhanh. 
 VÕ HIẾU NGHĨA
24/04/2014
THAM KHẢO :
* Sách “Tôi tài giỏi, bạn cũng thế – I am gifted, so are you” của Adam Khoo.
 

Monday, April 28, 2014

Chiến Hạm 7


Tàu ngầm trong thế chiến II.

Khi nói tới tàu chiến của thời mới thì chúng được gọi theo lớp (class). Class- Lớp là một loạt các tàu cùng thế kế giống nhau, máy móc, vũ khí trang bị như nhau, nhưng có thể lớn, nhỏ khác nhau một chút. Thông thường, khi một nước sản xuất một lớp tàu, chiếc đầu tiên sẽ mang tên của cả lớp. Thí dụ chiếc USS Ohio là tên của lớp Ohio, vì nó được làm ra đầu tiên. Sự khác biệt được gọi là kiểu (type). Nếu nói hết cả các lớp tàu ngầm quan trọng của một nước thì chắc vài tháng mới hết. Vì vậy ở trang này ta chỉ xem qua một số lớp tầu ngầm của mỗi nước mà thôi.

Bạn đọc cũng nên để ý khi tôi viết về hoạt tầm, thông thường tôi lấy con số tối đa, lúc tàu di chuyển chậm để tiết kiệm nhiên liệu, chẳng hạn như tuần tra. Nếu có lệnh khẩn, tàu phải di chuyển với vận tốc cao, làm tốn nhiêu liệu, như vậy hoạt tầm sẽ giảm xuống.

Trong thế chiến II,  ngoài nhiệm vụ phục khích đánh tàu địch, các tiềm thủy đỉnh còn giữ vai trò cứu cấp, nhất là cứu phi hành đoàn 1 phi cơ bị địch bắn rơi xuống biển. Nó còn nhiệm vụ thả mìn, phong tỏa địch quân và đưa điệp viên vào đất địch.

Đức

Các loại U-boat có nhiều lớp và tối tân hơn U-1, U-2....
Nhưng trong thế thế chiến hai các U-boat loại IX là loại lớn với lượng rẽ nước (choán nước) lúc chìm là từ 1100 tấn đến 1800 tấn, bề dài tổng cộng từ 76.6 m đến 88 m, và di chuyển trên mặt nước với vận tốc từ 33.7 km/h đến 38.5km/h, di chuyển lúc lặn 14.3 km/h. Trong lớp này hải quân Đức còn chia làm vài loại phụ: IXA có 8 chiếc, IXB có 14 chiếc, IXC có 54 chiếc, IXC/40 có 87 chiếc, IXD có 30 chiếc và IXD/42 có 3 chiếc.



U-505, a type IXC U-boat

Chiếc loại này được nhiều người nghiên cứu về quân sử biết đến là chiếc U-864 thuộc lớp IX loại IXD, mà sẽ có câu chuyện về nó sau này.

Trong các U-boat thì type XXI là loại tầu được thiết kế đầu tiên cho Đức mà mục đích chính là lặn. Trong khi ấy, các lọai khác thì nổi nhiều hơn, chúng chỉ lặn để tránh địch. Trong thời gian từ 1943 đến 1945 có cả thảy 118 chiếc được hạ thủy. Loại này có lượng rẽ nước (choán nước) 1820 tấn, dài 76.7 m, vận tốc nổi 29 km/h, vận tốc lặn 32 km/h, hoạt tầm 28700 km. Chúng được trang bị với 23 ngư lôi và 4 khẩu súng cao xạ 20 mm.





Type XXI
XXI-Bremerhaven_U-Boot-Museum-Sicherlich_retouched

Type VIIC có 314 chiếc, đây là tầu loại nhỏ với lượng rẽ nhỏ, dưới 1000 tấn.

Như ta đã học ở lịch sử trung học, lúc khởỉ động thế chiến thứ II, Đức đã xâm lăng các nước ở đông lẫn tây. Ở phương tây thì Pháp mau chóng đầu hàng, chỉ còn Anh quốc là cứng đầu. Đức đã phong tỏa Anh quốc với hạm đội tàu ngầm U-boat, cốt làm cho dân Anh không có cơm áo; quân đội Anh không còn tiếp liệu. Quả thật chiến dịch này thật hữu hiệu, nhưng không đạt mục đích. Nước Anh lúc ấy thật điêu tàn, không ai đủ ăn từ lính đến dân. Nhưng dân Anh bất khuất, chịu đựng. Từ lúc bắt đầu thế chiến đến đầu năm 1942, trên 2 ngàn tàu tiếp liệu từ Mỹ sang Anh, cùng trên 100 chiến thuyền Đồng Minh đã bị nhận chìm. Ngưới ta tính ra rằng số tàu bị đánh chìm nhiều hơn số tàu mà Anh có thể sản xuất để thay thế. Sở dĩ Đức đã thành công là nhờ họ dùng máy Enigma để đưa mật mã. Enigma là máy phát mật mã, do một kỹ sư Đức: Arhtur Scherbius sáng chế năm 1920. Máy này cải tiến rất nhiều lần và theo phép toán permutation (phép hoán vị) thì có tới 158,962,555,217,826,360,000 cách xếp đặt khác nhau. Nhờ đó, khi một U-boat tìm ra một đoàn tàu tiếp liệu, nó sẽ liên lạc với các tàu khác bằng máy Enigma cho biết tọa độ. Tất cả U-boat sẽ chạy lại tọa độ ấy, xúm vào sâu sé đoàn tàu không vũ khí này. Mỹ và Anh gọi đây là cách săn mồi bầy sói (wolfpack), vì chó sói đi săn theo bầy chứ không săn lẻ loi một mình.

Đến năm 1941, U-110 tấn công một đoàn tàu buôn đánh chìm 3 chiếc Henri Mory và Esmond cùng chiếc the Bengore Head. Nhưng chiếc hộ tống hạm HMS Aubretia và khu trục hạm HMS Broadway của hải quân Hoàng Gia Anh lập tức phản công. Nó bị hư hại năng nề nhưng trốn thoát. Tuy nhiên, hai hộ tống hạm HMS Bulldog và HMS Broadway theo vết tích cuối cùng trong đợt tấn công thứ nhất. Chiếc U-110 lặn sâu trong một thời gian lại phải nổi lên. Khi vừa nổi thì chiếc HMS Broadway phóng tới định húc chìm, nhưng cuối cùng đã thay đổi chiến thuật. Thủy thủ đoàn chiếc HMD Broadway đã phóng 2 trái bom nổ ngầm bên dưới chiếc U-110, bắt buộc nó phải nổi lên. Thuyền trưởng U-boat là Lemp, nghĩ tàu đang chìm liền ra lệnh cho thủy thủ bỏ tàu, kể cả hai nhân viên truyền tin. Các lính Đức phải leo lên sàn tàu đầu hàng. Nhưng các súng trên hai chiến hạm Anh Bulldog và Broadway nhả đạn làm một số chết vì họ nghĩ thủy thủ Đức muốn dùng súng trên sàn tàu tấn công lại. Sau khi nhận ra lính Đức muốn đầu hàng thì các cỗ súng mới im tiếng.

Hai chiến hạm Anh bây giờ lo việc vớt các tủy thủ Đức. Tuy nhiên, chiếc U-110 không bị chìm như Lemp nghĩ. Ông ta nhìn thấy một nguy hiểm là lính Anh sẽ tịch thu được máy Enigma cùng bộ mật mã, nên phóng xuống biển bơi lại tàu định phá hủy và mất tích sau đó. Tuy nhiên, theo Military Channel thì lính Anh đã nổ súng giết chết Lemp.  Các sỉ quan và thủy thủ chiếc HMS Bulldog đã sang lấy được máy và các tài liệu tối mật. Hệ thống giải mã của tình báo Anh "Ultra" đã giải mã ra một số, rồi báo cho đoàn tàu tránh khỏi các vị trí của U-boat. Nhưng vỏ quýt dày, móng tay nhọn, Đức tăng tiến hệ thống Enigma, làm Anh mù tịt và con số tổn thất quá lớn.



U-boat U995

Lúc Mỹ thật sự tham chiến, họ tung ra các hộ tống hạm, khu trục hạm để bảo vệ các đoàn tàu tiếp liệu cùng săn đuổi các U-Boat. Con số tổn thất đã thuyên giảm.

Một may mắn đến với hải quân Mỹ, tháng 12- 1942, khi họ bắt được một U- Boat, gần hoàn hảo. Theo chương trình TV trên Military Channel thì hải quân Mỹ lập tức lục lọi tìm kiếm máy liên lạc và thu được máy Enigma. Họ lập tức chuyển máy này về cho cơ quan tình báo của Mỹ: Office of Strategic Services. Cơ quan này liên lạc với tình báo Anh. Cả hai dùng hệ thống Ultra giải mã và biết được bí mật của U-boat.

Lập tức, các đoàn tàu tiếp vận được cho biết trước vị trí các U-boat mà tránh, đồng thời các chiến hạm Anh, Mỹ tới vùng của U-boat săn đuổi. Kết quả gần hết các U-boat đã bị diệt. Thế cờ thay đổi từ năm 1943, các U-boat bây giờ chỉ lo chạy trốn, thay vì đi săn.

Dù sao trong thế chiến II, U-boat đã đã làm khốn đốn Đồng Minh trong giai đoạn đầu. Chúng đánh chìm gần 3000 tàu Đồng Minh, trong số ấy có 175 chiến thuyền. Nhưng đổi lại hạm đội U-boat hầu như bị xóa sổ và 28000 trong tổng số 40000 lính hải quân phục vụ trên U-boat đã bị thiệt mạng. Như vậy là số tử thương lên đến 70% hay cứ 1000 người xuống phục vụ U-boat thì chỉ 300 ngừơi hy vọng về đoàn tụ với gia đình sau chiến tranh.

Tổng cộng từ thế chiến I đến cuối thế chiến II, đức đã hạ thủy trên 1000 U-boat.

Friday, April 25, 2014

Gương sáng: Nhà phát minh vĩ đại Thomas Edison


Nhà phát minh vĩ đại Thomas Edison

Thomas Alva Edison  sinh ngày 11 tháng 2, 1847 (Milan, bang Ohio, U.S).- mất ngày 18 tháng 10, năm 1931  

Ông là một nhà phát minh đại tài, một ân nhân của thế giới.

Thầy giáo của Edison từng mắng ông là "dốt tới mức không thể học được bất cứ cái gì". Edison đã mang chuyện này kể lại với mẹ. Mẹ ông nghe xong liền nổi giận. Bà dẫn con trai tới trường và bảo với thầy giáo của Edison rằng: "Nó còn thông minh hơn ông đấy. Tôi sẽ giữ nó tại nhà và dạy lấy, vì tôi đã là giáo viên, để ông thấy rằng sau này nó sẽ ra sao!”.

Sau ông cần mẫn tự học, tự nghiên cứu phát minh ra rất nhiều thứ kể cả về bóng đèn, máy quay phim, máy phát địện, máy ghi âm...

Ngày nay trên thế giới đã ghi nhận ông có tới gần 2000 bằng phát minh.

Wednesday, April 23, 2014

Đại Việt thắng Nguyên Mông 49


CHƯƠNG 04 (tt)

Nghệ Thuật Chiến Tranh

 

IV. Công Đồn:

Khi nói tới Công Đồn là tấn công vây hãm thành trì địch quân. Khi nói tới Công Đồn ta còn hình dung ngay các cuộc chiến đấu bằng vũ khí khi hai bên đối diện. Vậy Công Đồn cũng còn đồng nghĩa với sự trực tiếp đương đầu trên mặt trận.

Khi nói tới việc công phá thành trì, thì quân giữ thành giữ ưu thế ở “Địa Lợi”. Trong khi quân bao vây giữ ưu thế về “Thiên Thời”, vì đánh lúc nào tùy ý họ. Nếu các bạn đã xem phim Helen de Troi (Troy- 1960’s hoặc mới đây), thì chắc còn nhớ chuyện con ngựa gỗ khổng lồ. Đây là câu chuyện phim dựa vào huyền sử Trojan War giữa Hy Lạp và thành Troi (tây bắc Thổ Nhĩ Kỳ). Quân Hy Lạp tấn công mãi mà không hạ nổi thành vì ưu thế địa lợi, sau phải dùng kế bỏ rơi một con ngựa gỗ khổng lồ, mà bên trong có lính Hy Lạp khi rút lui. Vì con ngựa là biểu tượng cao quý của người Hy Lạp; nó cũng như con rồng của Việt Nam, Trung Quốc hay Bhutan vậy. Quân thành Troy[1] ra đem về, cho đó là một biểu tượng của sự chiến thắng. Nửa đêm (thiên thời), lính Hy Lạp bò ra khỏi ngựa gỗ, mở cửa thành cho lính mình vào. Cùng thời gian trước 1975, chắc các bạn cũng say mê câu chuyện “Thần Điêu Đại Hiệp” của Kim Dung. Câu chuyện có nhắc lại việc tử thủ thành Tương Dương. Mông Cổ tấn công mãi không được sau phải nhờ kế nội ứng mới xong.

Một vị tướng thấy quân mình thiện chiến, khỏe mạnh, vũ khí dồi dào muốn đánh địch quân lúc nào là đánh thì không phải là tướng tài. Người đó chỉ có giỏi đem quân nướng cho vị tướng biết am tường mọi việc.

Bàn về cuộc chiến, Tôn Vũ chủ trương nhìn vào cuộc diện người tứơng phải tính toán để biết được hiệu quả trận đánh. Có 5 việc người chỉ huy tối cao phải làm khi lâm chiến để đem lại chiến thắng: Một là đạo, hai là thiên, ba là địa, bốn là tướng, năm là pháp. Chữ đạo mà Tôn Tử để ra đây chính là đạo nghĩa thu phục nhân tâm hay Nhân Hòa vậy. Vì vậy chúng tôi đã viết Tôn Tử đặt “Thiên thời, địa lợi, nhân hòa” lên hàng đầu.

Chuẩn bị cho một chiến thắng quân sự, một vị tướng tài ba phải nắm vững nhiều yếu tố, trong đó có ba nguyên tắc mà Binh Pháp Tôn Tử đã ghi trên và vài điểm nữa. Nói chung tất cả các yếu tố là:

·               Thiên thời.

·               Địa lợi.

·               Nhân hòa.

·               Chiến thuật.

·               Tổ chức quân đội.

·               Tình báo-Gián điệp.

·               Vũ khí-Trang bị.

·               Chọn tướng

Bây giờ ta hãy xét lần lượt ý nghĩa và tìm các dẫn chứng của tất cả các điểm đã nêu ở phần trên.

·             A- Thiên Thời:

Khi nói đến thời, ta thấy có hai nghĩa: nghĩa thứ nhất là thời gian, thời tiết lúc tạo ra ngày đêm, nóng lạnh, sáng tối, nắng mưa… Nghĩa thứ hai là thời cơ, lúc có cơ hội tốt để làm việc gì.

1. Thời tiết- Thời gian:

Người tướng giỏi phải biết lúc nào nên tiến, lúc nào nên thoái. Nếu giặc đánh hay ban ngày thì ngày ta trốn rồi tấn công ban đêm; nếu giặc là người xứ lạnh ta tránh đối diện với chúng trong mùa đông buốt giá mà công kích chúng mùa hè nóng nực; nếu giặc thiện chiến lúc trời khô thì lúc trời khô ráo ta lui binh và đợi mưa tầm tã thì ta tiến tới…

Ai mà không nghe tới danh Nã Phá Luân? Ông ta là một tướng giỏi, nhưng vẫn không hoàn toàn. Ông ta phải biết rằng mùa đông bên Nga lạnh buốt xương tủy. Đoàn quân bách chiến, bách thắng của ông đã muối thân trong tuyết lạnh rồi cuối cùng tan rã tại Mạc Tư Khoa năm 1812. Vậy mà Đức Quốc Xã không học được bài học đó, để rồi đến năm 1942-1943 mấy trăm ngàn quân đã ngã gục trong tuyết trắng hay bị cầm tù tại thành phố Stalingrad và cuộc cờ thay đổi? Quân MÔNG CỔ đã tấn công Miến Điện mấy lần mà chịu không nổi thời tiết, mãi sau mới chiếm được, nhưng chỉ lập ra một chính phủ bù nhìn, rồi rút đi. Quân Thanh Sau này cũng muốn xâm lăng nước này mà cuối cùng phải bỏ vì thời tiết khắc nghiệt. Trong cuộc chiến Nam Bắc 1954-1975, Cộng Sản đã lợi dụng thời tiết như tối trời, mưa mùa để tấn công quân đội VNCH vì không quân bị giới hạn; vận chuyển cơ giới khó khăn.

Có khi ta chọn thời gian trong một ngày cũng có nhiều lợi thế.

Trong khoảng thời gian 1956-1960, tôi còn nhớ được xem một cuốn phim về vua Solomon, ngừơi cai trị vùng đất Euphrates (Iraq) đến tận Ai Cập trong khoảng năm 960 BC. Ông này nổi tiếng là một người thông minh.

Trong một trận đánh, vua Solomon bị đại bại, chỉ còn vài ngàn quân chạy theo ông. Ông dẫn quân băng qua cánh đồng cỏ rộng mênh mông, vượt qua một con sông cạn, nhưng vách sông thẳng đứng cao đến 10 m. Đoàn quân cảu ông vất vả lắm mới tìm ra một con đường đi qua con sông cạn này. Khi qua con sông thì đến một quả đồi, cũng vừa lúc người ngựa cùng mệt lả. Ông cho dừng chân nghỉ ngơi. Nhìn địa thế, ông biết đến đây là tuyệt địa, không còn đường sống. Ông phải nghĩ cách thoát hiểm.

Lúc ấy, kị binh và chiến xa quân địch cũng dừng chân ở bên kia cánh đồng, vì tối trời và chuẩn bị cho trận đánh kết thúc vào sáng hôm sau.

Mặt trăng từ từ nhô lên ở phương đông nơi địch quân trùng trùng bao vây. Ông cũng như tất cả tướng sĩ đã vô cùng tuyệt vọng. Bất chợt, ánh sáng mặt trăng phản chiếu lên một lưỡi kiếm làm ông nghĩ ra một kế. Ông liền cho tướng sĩ biết rằng: đêm hôm trước ông mơ thấy một vị thần đến báo ông sẽ thắng trận vào ngày hôm sau. Nhưng với điều kiện tất cả tấm kiên đồng của binh lính phải đánh thật bóng một mặt. Do đó ông truyền lịnh tất cả phải đánh bóng chiếc kiên của mình một mặt thôi, nếu ai không thi hành sẽ bị chém đầu. Đêm hôm ấy, binh lính ông hì hục lấy cỏ, đất cát đánh bóng kiên theo lời dặn.

Sáng sớm hôm sau, ông cho binh lính ngồi theo hàng lối, lớp trên, lớp dưới, kiên bóng hướng về phía trong người. Mặt trời từ từ mọc, kị binh cùng chiến xa địch ào ào vựơt qua cánh đồng cỏ mênh mông. Khi đoàn quân như hổ như beo ấy cách dòng sông cạn vài chục thứơc, ông ra lệnh quay tấm kiên mặt bóng lọng ra ngoài. Ánh sáng mặt trời ở hướng đông phản chiếu lên các tấm kiên và hắt ngược lại phía địch quân. Địch quân bị chói mắt, không còn phân biệt được phía trước có chướng ngại vật gì, nên cả đoàn quân vẫn ầm ầm tiến về phía trước rồi lao đầu xuống đáy dòng sông cạn. Như vậy, con người thông minh chỉ cần dùng ánh sáng lúc bình minh mà diệt cả mấy vạn quân địch không tốn một giọt máu.

Bây giờ ta quay lại đánh ở Bulge (Bỉ) để xem cái chọn tời tiết như thế nào của các tướng thời nay: Hitler, Walter Model, Gerd von Rundstedt của Đức cùng Eisenhower, Bradly, Patton và Mongomery của Mỹ Anh.

Tháng 10 năm 1944, chỉ sau vài tháng quân khi đổ bộ lên Pháp, quân Đồng Minh đã tới sách nách Đức. Với cảng Antwerp trợ giúp thì địch quân tiến rất nhanh. Hitler nhận thấy vào mùa đông trời Âu Châu đầy mây, nó sẽ ngăn cản sự không tập của Đồng Minh tối đa vì Đồng Minh đã chiếm ưu thế tuyệt đối trên bầu trời. Quân số thì Đồng Minh chiếm ưu việt với trên 850 ngàn bộ binh, trong khi Đức chỉ có 500 ngàn người. Nhưng vũ lực Đức chiếm ưu thế với 2000 xe tăng mới ra đời Panzer IV. Xe tăng này có phần bảo vệ trước là 4 inch (10 cm) bề dày. Trong khi ấy, các chiến xa Đồng Minh nhỏ và bề dày bảo vệ trước chỉ 2 inch (5 cm) mà đã thế số lượng xe tăng cũng ít hơn nhiều với 1400 cái. Súng của Đồng Minh không thể bắn thủng xe của Đức, nhưng súng trên chiến sa Panzer IV, lớn hơn bắn thủng xe Đồng Minh một cách dễ dàng. Ngoài con số xe tăng trên, Đức còn được yểm trợ bởi 2000 khẩu pháo. Phía Đồng Minh cũng nhận thấy thời tiết xấu nên ra lệnh chọn phía tây khu rừng Ardennes để làm nơi dừng quân.

Đức biết điều ấy nên cho quân phục kích phía đông rừng này để tránh sự quan sát của phi cơ thám thính địch và xuất kỳ bất ý tấn công. Nhưng khi nào sẽ tấn công? Khi thấy trời u ám, sáng ngày 16 tháng 12, Hitler ra lệnh tiến công trận Bulge như ta đã xem. Xe tăng Đức vượt rừng đánh thẳng vào quân Đồng Minh đang chuẩn bị ăn sáng.

Trong mấy ngày đầu, Đức đánh tới đâu Đồng Minh đều bỏ chạy, nhưng rồi tuyết đổ quá nhiều làm đường xá sình lầy, cùng sự kháng cự mãnh liệt của quân Mỹ ở thành phố Bastogne làm cản sự tiến của quân Đức nên không đến mục tiêu đúng hạn. Đến cuối tháng 1 năm sau (1945), trời quang đãng nên không quân Đồng Minh tái oanh tạc tiêu diệt cánh quân hy vọng cuối cùng của Hitler.

Trong yếu tố thiên thời này còn một yếu tố bất ngờ. Lúc giặc nghĩ rằng không ai đánh nhau thì mình đánh. Năm 1789, khi mùa xuân gần tới, quân Thanh do Tôn Sĩ Nghị cầm đầu chuẩn bị đón xuân. Quân Thanh biết dân ta cũng ăn tết nguyên đán như họ và tướng sĩ của Nguyễn Huệ đang ở nước Quảng Nam, xa xôi nghìn trùng (Thời ấy, Càn Long gọi đàng trong là nước Quảng Nam). Có gì mà phải lo! Vua Quang Trung đánh  đúng tâm lý đó, nên cho quân ăn tết trước, rồi tiến nhanh như vũ bão với cách hành quân mà chưa bao giờ được dùng tới (Phải có bằng phát minh cho vua Quang Trung về cách hành quân này). Khi quân tướng nhà Thanh đang rượu chè vui thú với các ngày xuân thì quân ta đã lù lù tiến vào. Chiến thắng này là do yếu bất ngờ.

Việc chọn thời gian làm lợi điểm cũng đã diễn ra khi tướng Eisenhower quyết định đổ bộ lên Normandy. Trước ngày 6 tháng 6 1944, thời tiết được báo cáo trong tháng 6 bão hoành hành ở biển giữa Pháp và Anh. Đây là lúc quân Đồng Minh không thể đổ bộ. Tướng Erwin J E Rommel, người có trách nhiệm phòng thủ vùng bắc nước Pháp, thấy đây là cơ hội để ông về thăm gia đình nhân lễ sinh nhật vợ. Nhưng cũng trong khi ấy tướng Eisenhower và bộ tham mưu của ông lại biết rằng trong vài ngày từ 6 tháng 6 trở đi thì cường độ biển dộng sẽ giảm. Và ông đã quyết định cho đổ quân trong thời gian ấy. Lúc quân Đồng Minh đặt chân lên đất Pháp thì tướng Rommel đang vui đùa cùng vợ con.

2. Thời cơ:

Thiên thời còn có nghĩa là thời cơ chứ không hoàn toàn là thời tiết. Trong quyển Chu Dịch và binh pháp, trang 11, có viết: “Nhận thức về chiến tranh, chỉ huy tác chiến, đã cần phải biết đón đợi thời cơ mà còn cần phải hiểu rõ về địa hình, địa vật, đường hành quân.”

 Với câu chuyện phá Ngô của Phạm Lãi ta thấy ngay điều chứng minh cái quan trọng của hai trong ba điểm ấy. Ông đã áp dụng “Thiên Thời, Địa Lợi, Nhân Hòa” một cách triệt để.

Đây là câu chuyện:

Cuối thời Xuân Thu, nước Việt và Ngô[2] hay va chạm nhau. Vua nước Việt là Câu Tiễn muốn đánh Ngô, Phạm Lãi là thượng tướng ngăn cản. Câu Tiễn hỏi tướng Phạm tại sao thì ông nói chưa phải là lúc có thiên thời, địa lợi và nhân hòa. Câu Tiễn không nghe, đem quân đi đánh nên bị vây ở Cối Kê. Sau thất bại đó, ông phải sang làm con tin cho vua Ngô Phù Sai và Phạm Lãi lại đi theo hầu.

Khi được tha về, Câu Tiễn lo canh tân khiến nước phú cường, rồi theo kế của Phạm Lãi đem cống người đẹp Tây Thi làm Ngô Phù Sai say mê sao lãng quân cơ. Bốn năm sau, khi thấy đất nước hùng mạnh hơn xưa, Câu Tiễn bàn với Phạm Lãi đánh Ngô. Phạm Lãi nói chưa được thời. Câu Tiễn hỏi tại sao? Phạm Lãi trả lời: “Vì tướng quốc Ngũ Tử Tư còn, Ngô cũng vẫn hùng cường.” Qua năm sau, vua Ngô đem giết Ngũ Tử Tư. Câu Tiễn lại bàn việc đánh Ngô với Phạm Lãi. Phạm Lãi nói chưa được nhân hòa. Câu Tiễn hỏi: “Trước kia ngươi nói chưa có thời vì Ngũ Tử Tư còn, nay vua Ngô giết chết Ngũ Tử Tư vậy là trái đạo nên ta có thời. Bây giờ ngươi lại nói chưa có nhân hòa là tại sao?” Phạm Lãi nói: “Tuy Ngô vương giết người trung, nhưng chưa có điềm gì biểu hiệu được lòng dân chán ngán, nên chưa có nhân hòa là vậy.” Đợi thêm vài tháng khi thấy dân Ngô oán ghé vua, Phạm Lãi liền cho quân đánh quả nhiên phá được.

Với câu chuyện trên ta thấy Phạm Lãi dã áp dụng Thiên Thời phối hợip với Nhân Hòa dể chiến thắng dịch quân.

Lại có một câu chuyện chứng minh “Thiên thời” ở đây có nghĩa là “thời cơ”.

Khi quân Tần đánh liên minh Hàn, Ngụy. Tướng Bạch Khởi được cử đi đánh liên quân này. Vị tướng tài năng tìm cách phá liên quân ấy. Sau khi cho người thám sát đầy đủ Bạch Khởi biết rằng sự liên kết của hai nước chỉ có danh mà thôi, chứ họ không thật tình đoàn kết. Một mặt khác binh tướng hai nước muốn đùn cho nhau việc đương đầu với Tần. Vậy đây là một thời cơ để Bạch Khởi phá quân đội hai nước. Khi quân Tần đến Y Khuyết (ngọn núi này thuộc vùng tây nam Lạc Dương, tỉnh Hà Nam), Bạch Khởi chọn quân yếu là Hàn đánh trước và phá tan đạo quân này. Khi nghe tin đồng minh bị tiêu diệt thì quân Ngụy hết tinh thần và rồi cũng cùng chung một kết quả. Trong trận này quân Tần chém hơn 24 vạn thủ cấp của liên quân hai nước.

Năm 1945, dân Việt cũng chụp lấy thời cơ Nhật đầu hàng vì hai quả bom nguyên tử của Mỹ để chiếm lấy chính quyền.

Một thí dụ khác về “Thiên Thời” có nghĩa là thời cơ có thể áp dụng cho lịch sử hiện đại. Đó là trường hợp Iraq với cuộc hành quân Desert Storm.

Ngày 2, tháng 8, năm 1990, Iraq đơn phương xâm lăng Kuwait, rồi sát nhập nước này vào Iraq. Đây là một lỗi lầm trầm trọng của Saddam Hussein. Ông ta đã làm việc này không đúng thời và sai nguyên tắc. Cuối, năm 1990, khi Mỹ và Đồng Minh đang hăm he đánh Iraq, mấy người bạn trong đó có Nguyễn Hữu Lộc, dạy sử địa trung học Cao Lãnh trước 1975, rủ gia đình tôi đi lake Perish chơi. Một bạn của Lộc hỏi tôi Mỹ có dám đánh Iraq không? Tôi quả quyết: “Họ sẽ đánh.”

Tại sao như vậy?

Như ta đã xem qua chiến tranh là việc đáng tránh, và khi làm ông đã không thăm dò dư luận quốc tế, không tìm đồng minh đứng cùng phe để bảo vệ lẫn nhau. Đây là lúc Liên Xô vừa thay đổi chế độ, nên họ không thể nào đứng sau lưng Saddam Hussein chống lưng cho ông ta. Giả sử lúc Liên Xô, Đông Âu còn ngang ngửa với Mỹ và Saddam Hussein dựa dẫm vào họ thì còn có cơ nhùng nhằng. Nhưng đến thời điểm ấy chẳng ai muốn đưa đất đai, dân tộc họ để Mỹ thí nghiệm các vũ khí tân kỳ. Và rồi tháng giêng 1991, ba mươi tư quốc gia tham gia với Mỹ cùng được Hội Đồng Liên Hiệp Quốc chấp nhận, kéo đến bao vây tấn công một quốc gia đơn độc Iraq và rồi kết cuộc như ta dã thấy.

Thật ra một mình Hoa Kỳ thì cũng dư khả năng làm việc này, nhưng họ muốn có “chính nghĩa” là được Hội Đồng Liên Hiệp Quốc chấp nhận và rất nhiều nước đồng quan điểm, nên gửi quân tham chiến.



[1] Câu chuyện về thành Troy được người Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ coi như là một huyềnt sử. Tuy nhiên, các nhà sử học vẫn nghi ngờ cái huyền thoại có thể là chính sử. Dựa vào quyển  In Search of The Trojan War thì nhóm khảo cồ đầu tiên đến khai quật từ năm 1870 bởi Heinrich Schliemann (trang 11-12). Tiếp theo sau là các nhóm khác từ Đức, Mỹ trong các năm 1893,1894,1932 và 1938. Họ tìm ra nhiếu chứng tích. Đến năm 1988 một nhóm khác lại đến khai quật dưới sự điều khiền của Manfred Korfman (trang 260). Nhóm này dào sâu xuống bên dưới nơi mà Schliemann đã làm hơn 100 năm trước và họ tìm thấy một nấm mộ đá hình nón cao gần 50 feet (15m).
 Theo chương trình đưc chiếu nhiều lần trên History Channel và lần mới đây vào thứ bẩy, 17-10-2009 thì năm 1950, một nhóm các nhà khảo cổ đã đến khai quật khu vục miền tây của Thổ, và tìm ra một số chi tiết. Mới nhất, năm 2004 các nhà sử học và khảo cổ của các trường đại học gồm cả ĐH Cincinati, Colgate, Dickinson đến khai quật lần nữa. Họ đạ tìm ra một số dữ kiện kể cà một tường thành đá cao 16 feet (5 m). Năm 1994, một nhóm nghiên cứu khác tìm tại ngoài khơi của vùng đất của thành và tìm ra các thuyền chìm mang một số sản phẩm mà sau khi phân tích thì tất cả thuyền đến vật dụng cũng trùng với thời  điểm của thành Troy.
[2] Hai nước nằm ở phương nam sông Dương Tử vùng Triết Giang ngày nay.