Friday, May 30, 2014

Bình luận bài viết trên blog Bellavitabl (tt)

Bình luận phần 4.

4) Giới lãnh đạo CSVN không đươc Lòng Dân - Với chế độ độc tài toàn trị của đảng CSVN, giới lãnh đạo chóp bu của CSVN đã thừa biết, họ không được lòng dân. Ở thời điểm bùng nổ và phát triển của Internet toàn cầu, tất cả những yếu kém, những bê bối, tham nhũng của giới lãnh đạo CSVN đã và đang lần lượt được phơi bày ra ánh sáng, truớc mắt người dân. Càng ngày người dân càng tỏ ra không phục và chống đối lại đảng CS, điển hình nhất là những cuôc xuống đuờng của dân oan, phản đối những hành động cướp đất của chính quyền.

 Các cuộc biểu tình chống Trung quốc mổi khi có tin nóng như ngư dân Việt Nam bị Trung quốc đánh đập đòi tiền chuộc. Những cuộc biểu tình của những nhà yêu nước lên án, phản kháng lại những nhượng bộ, những hành động cuối đầu hèn hạ của các giới chức chóp bu trong đảng CS đã nhượng bộ với Trung Quốc trong vấn đề đất đai lảnh thổ và chủ quyền. Thêm vào đó, những nhu cầu đòi hỏi của người dân về sự phân minh của luật pháp,về những cải tố yếu kém của đất nước, như nạn tham nhũng hoành hành trở thành quốc nạn, sự xuống cấp suy đồi về đạo đức, sự lạc hậu và xảo trá của những kẻ rao giảng CNCS Mác-Lênin và những tệ nạn của xã hội trực tiếp, do sự lãnh đạo yếu kém và độc tài của đảng CS gây ra. Và những yêu cầu này đã không được đáp ứng giải quyết, dẩn đến người dân đòi hỏi phải có một thể chế minh bạch và dân chủ hơn, mà những đòi hỏi này đám chóp bu CS đểu xem là những tử huyệt đối với sự cai trị của đảng. Nếu như một khi chiến tranh xảy ra thì chắn chắn, trong nội bộ và trong đất nước sẽ có loạn và vô hình chung sẽ đẩy Việt Nam vào cuộc khủng hoảng cả trong lẫn ngoài. Đây là một lý do nữa mà Trung cộng đã nghĩ tới và chúng xem là một cơ hội thuận lợi để tấn công Việt Nam. 

Đoạn này có phần đúng khi một số cán bộ trong ngành nhà đất cướp đất dân oan làm xảy ra nhiều cuộc chống đối lại có khi có cả bom mìn như trường hơp ông Đoàn Văn Vươn ở Hải Phòng. Ngay cả chính quyền VN cũng phải lên tiếng  về việc này: 


Tôi đọc một bài trên BBC hay VOA lâu rồi có bình luận đến các ngành ăn hối lộ nhất ở VN. Bài viết cho biết đứng đầu là nhành nhà đất, thứ nhì là công an và thứ ba là ngành quan thuế.

Nhưng nhiều khi mình là kẻ tiếp tay cho tham nhũng.

 Mình đi vào phi trường, ai cũng muốn ra sớm, nên kẹp tiền vào passport. Mình đem nhiều hàng không minh bạch lại đút tiền cho hải quan dù chẳng ai gọi.

Tuy nhiên không hẳn đâu cũng vậy. Chính bản thân tôi có 2 lần kinh nghiệm:

 

 Năm 2001, vợ chồng tôi về VN. Khi về đến nhà, sáng hôm sau bà xã tôi đem giấy tờ ra đồn công an trình, Người công an trực nói với bà xã tôi:

- Cô à, hôm nay không làm giấy cho cô được.

Bà xã tôi hỏi:

- Sao Vậy?

- Dạ giấy đơn đã hết rồi, ngày mai mới có.

Bà Xã tôi nghĩ: "Chắc là mấy người này muốn hối lộ."

Bà nói:

- Thôi chúng tôi có ít tiền đề các anh anh sáng, uống cà phê.

Nói xong bà đem một số tiền để lên bàn.

Các người công an nói:

- Không đâu thưa cô. Chúng con không dám nhận. Giấy hết thật chứ không phải chúng con dựng chuyên.

Ngày hôm sau, bà lại xuống và họ làm giấy ngay.

Lần thứ hai là năm 2009.

Lúc ấy vợ chồng tôi cùng hai cháu nội bé tý đi du lịch cao nguyên.

Một hôm, người tour guide, lái xe đưa chúng tôi từ Ban Mê Thuột lên Pleiku.

Xe chạy đến địa đầu thị xã Pleiku thì bị công an huýt còi.

Tài xế chạy vào chỗ nhóm công an giao thông. Độ chừng 20 phút cậu ta ra, mặt như mèo cắt tai.

Tôi hỏi:

- Chuyện gì vậy cháu?

Tài xế miệng méo xẹo:

- Thưa chú, cháu phải đóng 8 trăm ngàn.

- Sao vậy?

- Mấy người ấy nói xe không an toàn, lốp xe mòn quá, sơn xe tróc nhiều.

- Gấiy tờ phạt đâu đưa chú coi?

- Đâu có giấy gì đâu. Họ hỏ cháu muốn đóng 2 triệu, hay 8 trăm ngàn. Cháu nói dạ 8 trăm. Cháu đưa tiền cho họ rổi họ cho đi. Nếu cháu đóng 2 triệu, thì họ cha cháu giấy phạt tử tế.

Như vậy là xe vẫn chẳng an toàn, mà tiền phật vào túi mấy công an.

Vậy đúng nên vơ đũa cả nắm.

 

Còn câu  "Giới lãnh đạo CSVN không đươc Lòng Dân."  thì cần phối kiểm nhiều. Khi tôi về VN 2 lần, thì có khoảng năm, sáu trăm học sinh lại thăm. Tôi cũng lân la dò hỏi thì thấy họ không có gì than phiền. Hầu hết đều phát biểu đừng làm chuyện chống đối thì không sao cả. Một điều để các bạn biết: năm 1975, chính quyền đã kết án tôi là sĩ quan CIA, không chịu trình diện đăng ký và đưa tôi đi học tập. Nên chuyên các em nói tôi nghĩ là chân thành.

                                                                                             

Dân thích chính phủ không thì phần đầu tiên là no ấm cón các  khác phần là phụ theo sau. Theo World Bank, một tổ chức quốc tế thì họ đã cho VN thoát nghèo. Đầu năm nay đài VOA cũng tường thuật tổ chức LHQ cho rằng VN thoát nghèo.

 


Gần 40% người Việt Nam thoát nghèo sau 20 năm Theo World Bank- Anh- VOA

Theo Ngân hàng Thế giới (WB), bà Thanh là một trong số khoảng 30 triệu người Việt Nam đã thoát khỏi đói nghèo trong vòng hơn hai thập kỷ qua. Tỷ lệ nghèo giảm từ gần 60% hồi đầu những năm 1990 xuống 20,7% năm 2010, báo cáo mới của Ngân hàng Thế giới có tên "Khởi đầu tốt, nhưng chưa phải đích đến: Thành tựu ấn tượng của Việt Nam về giảm nghèo và những thách thức mới" cho hay.

Việt Nam cũng đạt được những thành tựu trong giáo dục và y tế. Tỷ lệ nhập học ở bậc tiểu học của người nghèo đạt hơn 90% và ở bậc trung học cơ sở là 70%. Bà Thanh chưa từng đi học, nhưng bà hy vọng cháu mình sẽ tốt nghiệp phổ thông để có thể tìm được việc làm tốt hơn với thu nhập ổn định. "Hiểu biết nhiều thì lương cao hơn", bà bày tỏ.

Trình độ học vấn tăng và sự đa dạng hóa các hoạt động phi nông nghiệp, như làm việc ở công trường, nhà máy hoặc làm người giúp việc tại nhà, cũng đóng góp vào công cuộc xóa đói giảm nghèo tại Việt Nam.

Bà Valerie Kozel, chuyên gia kinh tế cao cấp của WB, và là tác giả chính của báo cáo chia sẻ: "Những thành tựu đạt được rất ấn tượng. Tuy nhiên, tăng trưởng đang suy giảm trong những năm gần đây do các bất ổn vĩ mô và các cú sốc từ bên ngoài, bất bình đẳng gia tăng, nghèo trong nhóm dân tộc thiểu số vẫn cao và khó xóa bỏ". Theo chuyên gia Kozel, những người nghèo còn lại ở Việt Nam khó để tiếp cận, họ phải đối mặt với những thách thức như sự cô lập, hạn chế về tài sản, trình độ học vấn thấp, sức khỏe kém.

Báo cáo cũng nhấn mạnh nghèo phổ biến trong nhóm dân tộc thiểu số là quan ngại của Việt Nam. Thực tế, 53 dân tộc thiểu số chỉ chiếm chưa tới 15% dân số quốc gia lại chiếm tới gần 50% số người nghèo trong năm 2010. Đa số các dân tộc thiểu số ở Việt Nam vẫn sinh sống ở các vùng sâu, vùng xa và những vùng cao nơi năng suất lao động thấp.

Chuyển đổi và tăng trưởng kinh tế nhanh chóng cũng góp phần làm gia tăng bất bình đẳng về thu nhập và cơ hội. Một số người nghèo, đặc biệt những người sống ở khu vực nông thôn và thành phố nhỏ, chưa có nhiều cơ hội tiếp cận giáo dục và y tế chất lượng cao, cũng như việc làm tốt.

Cũng theo báo cáo này, với mức độ đô thị hóa nhanh, nghèo đô thị cũng trở thành thách thức mới ở Việt Nam. Số dân nông thôn di cư ra thành thị để làm việc trong khu vực tư nhân và dịch vụ đang tăng, chủ yếu là công việc không chính thức và không có những phúc lợi về an sinh xã hội hoặc việc làm, như bảo hiểm y tế và lương hưu.

Feb 28, 2011  Anh

 Anh sẽ ngừng viện trợ cho 16 nước, trong đó có Việt Nam, sau khi xem xét thấy các quốc gia này đã thoát khỏi tình trạng đói nghèo. Khoản viện trợ thường là hàng triệu bảng.

 

Nếu nói nghèo thì đâu không có. Ngay Mỹ này ta cũng thấy nhan nhản kẻ homeless. Nếu bạn đi metrolinks, ở vùng Los Angeless- Riverside, San Bernadino và Orange thì thấy hai bên đường các người này sống như thế nào.

Các cơ quan quốc tế họ chị dựa vào con số thống kê là bao nhiêu phần trăm đã trên mức nghèo thôi.

Về biểu tình thì tôi đã đăng hôm trước, họ cho biểu tình khi nào thấy cần mà thôi. Vì đây là một chiến thuật của Hà Nội. Đài VOA đăng nhiều lần tiểu tình bị giải gtán, nhưng họ cũng đăng lấn không bị cản trở.
30/11/2012, khi tàu Bình Minh 02 bị cắt dây cáp, các cuộc biểu tình đã xảy ra. Một vài lần đầu thì không có vấn đề nhưng liên tiếp thì không nên, nó làm xáo trộn xã hội chẳng khác gì Thái Lan.


Tin VOA- Ngày  08.07.2012

Biểu Tình chống TQ

Các cuộc biểu tình phản đối Trung Quốc lại diễn ra ở Hà Nội hôm nay, trong ngày Chủ nhật thứ nhì trong hai tuần liên tiếp, giữa lúc căng thẳng tiếp tục leo thang trong cuộc tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông.
Hãng thông tấn Reuters loan tin rằng nhiều người biểu tình hô các khẩu hiệu bài Trung Quốc trên một đường phố ở Hà Nội hôm nay, để phản đối những hành động mới đây của Bắc Kinh nhằm củng cố các tuyên bố chủ quyền của mình trên các hòn đảo đang trong vòng tranh chấp tại Biển Đông, cũng như quyết định của Trung Quốc mời các công ty dầu khí quốc tế đấu thầu các lô dầu hỏa mà Việt Nam khẳng định nằm trong khu đặc quyền kinh tế của mình.
Hãng tin Reuters nhận định sự kiện chính phủ Việt Nam cho phép cuộc biểu tình hiếm hoi diễn ra, là một dấu hiệu của sự phẫn nộ ngày càng dâng cao của Hà Nội trước vị thế hung hăng của nước láng giềng đòi chủ quyền vùng Biển Đông.
Phóng viên của Reuters chụp ảnh đám đông giương cao biểu ngữ có ghi hàng chữ kêu gọi chính phủ Việt Nam hành động: “Hãy hành động để xứng đáng với tiền thuế của dân!”
Nhật báo The Telegraph của Anh nói khoảng 200 người đã tuần hành qua trung tâm thủ đô Hà Nội hôm nay, hô to các khẩu hiệu: Hoàng Sa-Việt Nam, Trường Sa-Việt Nam!
Tờ Telegraph nói mặc dù lực lượng an ninh chận đứng đám đông khi đoàn biểu tình đến gần đại sứ quán Trung Quốc, sự kiện cuộc biểu tình được phép diễn ra là một dấu hiệu cho thấy các quan hệ giữa Hà Nội và Bắc Kinh đã xấu đi đáng kể trong mấy tuần gần đây.
Các trang blog ở Việt Nam cũng tường thuật chi tiết các cuộc biểu tình. Trang
Danlambao nói có từ 300 tới 500 người tụ tập trước cửa nhà hát lớn ở Hà Nội, trong đó có bác sĩ Phạm Hồng Sơn, Luật sư Lê Quốc Quân, và cụ bà Lê Hiền Đức. Tin tức từ Saigòn cũng cho biết có khoảng 100 thanh niên tụ tập tại Công viên 30 tháng Tư, dưới sự theo dõi của công an.

 
Bài viết phần cuối có câu:

 “Đây là một lý do nữa mà Trung cộng đã nghĩ tới và chúng xem là một cơ hội thuận lợi để tấn công Việt Nam.”

Đúng lắm, ta cứ nhìn vào các cuộc đương đầu giữa VN và TQ tại Biền Đông. Họ đang cố gắng tạo ra một lý do để đánh VN ta. Nếu vì quá uất ức ta nổ một phát súng AK 47 giết chết một lính TQ thì sẽ có cả triệu triệu phát súng lớn nhỏ khác tiếp theo. Đây là chiêu bài mà tôi muốn nói tới ở phần trên.

Thursday, May 29, 2014

Bình luận bài viết trên blog Bellavitabl (tt)

bellavitabl.blogspot.com viết:

"3) Giới lãnh đạo chóp bu của đảng CSVN và các tướng lãnh bị Trung Quốc mua chuộc - hầu hết dân chúng Việt Nam đều biết, tất cả các quan chức đảng viên chop bu trong đảng CSVN đều dựa vào Trung quốc, để được giữ ghế, được chức vị, đươc tham nhũng. Phải nói chính xác rằng hiện nay tất cả các chức vị quan trọng trong đảng CSVN đều do bàn tay Trung Quốc đưa lên hay thao túng. Những khuôn mặt điển hình nhất phải kể đến là Nguyễn Phú Trọng, Trương Tấn Sang, Phùng Quang Thanh, Nguyễn Chí Vịnh, Trần Đại Quang, Hoàng Trung Hải, Nguyễn Thiện Nhân, Đinh Thế Huynh... Về phần các tướng lảnh quân đội, các cấp chỉ huy, các chính ủy từ Quân Đoàn, Sư Đoàn, đều do bàn tay Trung Quốc đào tạo và mua chuộc.  

Người dân Việt Nam đã nhiều lần được kiểm chứng những sự việc này qua các chuyến viếng thăm, đào tạo của các vị này tại Trung quốc, qua những phát biểu trên báo chí, mà ngay chính các tờ báo đảng ở trong nước đã đưa tin. Vậy khi cuộc chiến xảy, chính những tên tướng này sẽ quay lại trở cờ, họ sẽ trở thành một tập đoàn tay sai bán nước cho Trung cộng, sẽ mật báo, bán tin cho quân Trung cộng, như đã từng làm ở cuộc chiến “Núi Lão Sơn”, và kết qủa là hơn 4000 quân lính Việt Nam bị bán đứng, bị chết thảm. Sau đó xác của các binh lính bị vùi tập thể và bị thiêu đốt,không một nấm mồ.
 

Cuộc chiến ở Trường Sa năm 1988 là một ví dụ điển hình khác, khi đó hải quân Việt Nam bị khóa tay, không được bắn trả vì lệnh trên của TW đảng, và vô hình chung hải quân Việt Nam bị biến thành những bia tập bắn cho bọn lính Trung cộng, mà cho tới ngày hôm nay giới lãnh đạo chóp bu của đảng CSVN vẫn không dám nhắc đến, không dám tưởng niệm. 

Hiện nay, nếu chiến tranh xảy ra thì Trung quốc chỉ cần lo đối phó với sự phản kháng của các cấp chỉ huy ở cấp tiểu đoàn, hoặc Trung Đoàn là cùng, các cấp chỉ huy cấp tá đổ xuống. Vì các cấp này không đủ lớn để Trung Quốc mua chuộc. Nhưng các cấp này sẽ bị các tên tướng tay sai thao túng và mua chuộc, hoặc bị buộc phải buông súng đầu hàng sau những loạt đạn phàn kháng đầu tiên."

 
Bình luận:
Phần thứ ba không thấy tiếng Anh, và luận điệu xem ra có vẻ hoàn toàn chống lại Việt Nam, chứ không còn tinh thần như phần mở đầu. Trong phần này ta cũng thấy các từ ngữ xem ra thiếu đứng đắn. Nay ta đã sang Hoa Kỳ, học hỏi được nhiều cái hay của họ. Họ không dùng các chữ có vẻ miệt thị kẻ khác. Đến các phạm nhân ra tòa, họ cũng gọi là Mr…

Theo tác giả viết bài nói rằngPhải nói chính xác rằng hiện nay tất cả các chức vị quan trọng trong đảng CSVN đều do bàn tay Trung Quốc đưa lên hay thao túng .” thì tôi không biết làm sao mà có thể kết luận câu này.

Tôi nhớ lại một cuộc phỏng  cảu một đài truyền hình vào dịp 3 tháng 9- 2013 ở vùng San Jose.


Vào dịp lễ Lao Động 3 tháng 9-2013  tôi lên thăm bố ở San Jose.

Chiều hôm ấy, tôi bước vào nhà em gái- Cô này chống Cộng rất kịch liệt- lúc cô đang xem TV.

Sau khi chào hỏi, cô nói:

- Anh Hiệp, anh biết ông Lê Văn không?

Tôi đáp:

- Lê Văn nào? Anh biết một ông Lê Văn trước dạy ở ban Văn Chương thuộc Đại Học Sư Phạm.

Ông là hàng thầy của anh.

- Anh ngồi nghe ông này, ông đang nói chuyện. Ông này rất giỏi, làm ở đài BBC.

- Vậy chắc là Lê Văn khác rồi vì ông Văn anh biết hình như đã qua đời rồi.

Tôi ngồi xuống ghế xem TV.

Thấy trên ấy đang có một cuộc phỏng vấn giữa phóng viên đài truyền hình với ông Lê Văn. Quả thật, ông này cũng cở tuổi tôi thôi. Lâu quá tôi không nhớ trọn vẹn cuộc phỏng vấn, nhưng chắc chắn nhớ các nét đại cương.

Hỏi:

- Ông nghĩ sao về các người lãnh đạo ở VN.

Đáp:

-Tụi nó là đám đang dâng Việt Nam cho Trung quốc.

Hỏi:

- Vấn đề chủ tịch Trương Tấn Sang qua Bắc Kinh.

Đáp:

- Một thất bại vì chỉ kí được một ít hiệp định không quan trọng.

Hỏi:

- Tại sao ông Sang lại qua Hoa Kỳ?

Đáp:

- Sau chuyến công du sang Bắc Kinh không đem lại kết quả mong muốn. Ông Sang đã hấp tấp sang Mỹ đễ mong Mỹ giúp đỡ, hầu đối phó với Trung Quốc.

Hỏi:

- Gần đây, phái đoàn ngoại giao Pháp sang Hà Nội. Mục đích họ là gì và cuộc nói chuyện ra sao?

Đáp:

- Pháp vốn dĩ là nước đã làm chủ Đông Dương. Họ quay lại cựu thuộc địa để tạo thêm ảnh hưởng và muốn giúp VN. Hai phái đoàn đã nói chuyện rất thân thiện, cởi mở.

Hỏi:

- Còn phái đoàn ngoại giao TQ cũng mới sang VN thì sao?

Đáp:

- Lẽ dĩ nhiên là bàn đến tranh chấp ở Biển Đông. Theo như lời tuyên bố của phái đoàn ngoại giao của VN thì họ đã nói chuyện rất nghiêm chỉnh (chữ này tôi không nhớ rõ lắm, nhưng đại khái cũng mang một ý niệm tương tự.)

Và ông Văn nhấn mạnh:

 “Trong ngoại giao khi nói tới chuyện thương lượng mà dùng chữ nghiêm chỉnh  thì hàm ý là rất gay gắt chứ không có vẻ thân thiện chút nào.”

 

Nghe xong buổi nói chuyện tôi hỏi cô em gái:

- Cô nghĩ gì trong cuộc đối thoại?

Cô em tôi nói:

- Anh thấy có chuyện gì sao?

- Anh thấy lúc đầu ông Văn nói chính phủ VN dâng nước cho TQ. Nhưng khi bàn về việc ông Sang đến Bắc Kinh không có kết quả thì ông Sang lại qua Mỹ tìm sự ủng hộ chống TQ. Vậy ông Sang đâu bán nước như ông nói lúc đầu.

Vấn đề thứ hai là hai phái đoàn ngoại giao Pháp- Việt nói chuyện thân thiện cởi mở, trong khi phái đoàn TQ và Việt Nam nói với nhau thì gay gắt. Vậy VN đâu hùa theo TQ.

Tóm lại ông này nói chuyện rất tự mâu thuẫn. 

 Tôi đống ý nếu không ưa thì chống, nhưng ta không nên nói thiếu chứng cớ. Tôi theo dõi tất cả các cuộc xem thấy ông Trương Tấn Sang đã thăm:

- Ấn  tháng 10- 2011

- Nga tháng 7, 2012

- TQ tháng 6- 2013

- Mỹ tháng 7- 2013.

- Nhật 18 Tháng Ba 2014.

Như vậy thì ta thấy ông ta chỉ thăm TQ và TQ đã thăm sau các nước Nga, Ấn???

 

Ông Nguyễn Tấn Dũng thăm:

-          Mỹ tháng 6- 2006

-          Ấn tháng 7- 2007.

-          Philippines tháng 8-2007

-          Nga tháng 9-2007

-          Indonesia tháng 9- 2007

-          Nga tháng 12-2009

-          Campuchia tháng 4- 2011

-          Indonesia tháng 8- 2011

-          Nga tháng 5-2013

-          Trung Quốc tháng 9-2013

-          Campuchia tháng 1- 2014

-          H Lan tháng 3-2014.

-          Cuba tháng 3-14

-          Philippines 21  tháng 5-14

Tôi mới xem trang VOA 296-5-2014 đã trích câu của ông Nguyễn Tấn Dũng:

"không đánh đổi chủ quyền lấy hữu nghị viển vông' " 



Nguyễn Phú Trọng thăm:

-          Trung Hoa 10-2011

-           Thái 1-2013.

-          Ấn tháng 11-2013

-          Al Lao 4-2014

-          Nga 5-2014

 

Phùng Quang Thanh thăm:

 

-          Mỹ tháng 8- 2009.

-          TQ tháng 4-2010

-          4 nước Âu Châu: Nga, Ba Lan, Bulgaria và Hà Lan 8-2013

-          Nga 4-2014.

-          Mỹ tháng 4- 2014.

-          Úc  tháng 5- 2014.

Trang VOA hôm nay 28-5-2014 đã đăng bài phát biểu của ông Nguyễn Chí Vịnh 


Với các chứng cớ này mà kết luận thất cả các lãnh tụ VN là tay sai cho TQ thì chắng đáng tin cậy. Có thể có người làm việc này thật, nhưng phải đem chứng cớ khác.

Nếu lấy sự du học mà bảo ngừơi này làm tay sai cho nước ấy đùng không?

Ta hãy xem ông Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Thiện Nhân ông này đã từng sang học thạc sỹ quản lý cộng đồng tại Trường Đại học Oregon (Mỹ) và khóa đào tạo chuyên gia thẩm định dự án đầu tư tại Trường Đại học Harvard (Mỹ) đấy.

 Bây giờ ta lại xem qua đoạn văn về cuộc hải chiến 1988 tại Trường Sa. ậy xin tác giả cho chứng cớ về sự khóa tay bởi Trung Ương Đảng. Không biết tác giả có được xem môt đoạn video clip về trận này không? Năm 1988, con số hải quân gần như 0. Họ chỉ có một số tầu hải quân mà đã lấy được khi VNCH rút chạy. Khi biết tin TQ sắp tiến chiếm đảo chìm Gạc Ma, VN đã phải đem một số quân đến đây, với mục dích làm chùn lòng TQ. Nhưng lúc ấy nước lớn, đảo chìm xuống mặt biển. Quân đội VN chỉ cón cách đưa súng lên trên cao vì nước đã quá bụng. Trong khi ấy lính TQ trên các tàu to lớn xả súng đại liên giết người không gớm tay.

Tóm lại ta thấy phần 3 này mâu thuẫn với phần mở đầu vì nếu các thành phần lãnh đạo VN là do TQ dựng nên thì họ chẳng cần chuẩn bị chiến tranh. Nhắc nhở làm gì cho uổng công.

 Theo như các phân tích trên thì các người cầm quyền VN cũng yêu nước, nhưng một số người Việt hải ngoại đã nhìn vấn đề dưới một góc cạnh khác chăng?
(Sẽ đăng tiếp)

Wednesday, May 28, 2014

Bài bạn viết đọc: BS Lê Xuân Trung

Bác sĩ Trung Viết:

Góp ý thôi. Mỗi người một ý.
Nên cắp sách đi học dù họ từng cannibal. Ham oai hùng mà đi sai đường, rồi nghèo khổ, đói rách, cả dân tộc bị đầy đọa, dân cùng một nước chém giết nhau phục vụ cho các nước lớn đánh nhau. Như thế có sướng không.

Trung

Nước Tân Đảo-NewCaledonia ngày nay

Published January 3, 2014 | By hungvuong


Cụ Hồ đón Việt kiều năm 1961 tại Phủ Chủ tịch

*Hùng Vương

Việt kiều Tân Đảo

Hồi tôi còn nhỏ, bố mẹ tôi có quen một gia đình Việt kiều Tân Đảo. Mỗi lần bố dẫn tôi đến nhà ông bà Việt kiều này chơi, tôi cảm thấy như được đi vào cõi tiên. Vì gia đình tôi mấy người, chỉ sống trong một căn phòng nhỏ 12 m2 do Nhà nước phân. Hồi đó, thời Bao cấp, dân miền Bắc ta có câu “Cái cứt gì cũng phân. Mà phân thì phân như cứt”-quả là cũng không sai bao nhiêu. Nhà vệ sinh công cộng làm cách xa mấy trăm mét, bẩn thỉu, hôi thối, và phần lớn cửa đã hỏng, không đóng được. Khổ nhất là cho các chị phụ nữ, cứ phải mang tờ báo đi theo để che thay cửa.

Còn nhà của ông bà Việt kiều này, là một dãy nhà ngang 8 phòng, mỗi người con một phòng, có cả phòng khách riêng, rộng rãi, có phòng ăn riêng, có bếp riêng, có một ô cửa nhỏ ở bếp, để chuyển đồ ăn sang phòng ăn. Toa lét thì hầu như mỗi phòng đều có một toa lét, sang trọng như khách sạn. Hầu hết những đồ để làm nhà, như gạch hoa lát sàn nhà, bồn rửa mặt, toa-let, đồ gỗ, và những chiếc giường sắt có lò so êm,,,ông bà đều chở từ Tân Đảo về. Một cái vườn rộng bát ngát trồng đủ thứ hoa quả, nào ổi, nào táo, nào cam, bưởi,,,và một cái ao cá lúc nhúc cá. Khi đến nhà ông bà Việt kiều này, tôi cảm thấy như lạc vào một thế giới khác, trên cõi tiên.
Ông bà Việt kiều này về nước vào đầu những năm 1960, theo lời kêu gọi của Chính phủ ta, và của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Hồi đó, ngày 23 tháng 10, năm 1959, Thủ tướng Phạm Văn Đồng ký một Nghị quyết không có số má gì cả, nên gọi là Nghị quyết không số, về vấn đề “Việc đón tiếp Việt kiều Thái Lan, Tân Đảo, Tân Thế giới về nước”.
Thế cho nên hàng chục ngàn Việt kiều từ 3 nước đó đã về nước trong những năm 1960, trong đó có gia đình ông bà này. Người Việt ta bị thực dân Pháp đưa sang Tân Đảo từ năm 1891, để làm phu đồn điền dừa, chuối, hoa qủa, làm hầm mỏ,,,.Cuộc sống khi đó ở Tân Đảo hết sức cực nhọc. Khi đó, tình hình chung ở cả thế giới đều còn nghèo đói như thế cả, ở Việt Nam ta còn nghèo đói hơn.
Ông bà Việt kiều Tân Đảo này sang Tân Đảo thuộc thế hệ thứ nhất, khoảng những năm 1920. Các con ông bà là thế hệ thứ hai, tất cả đều sinh ra và lớn lên ở Tân Đảo, nên khi về nước chưa biết tiếng Việt, tiếng Pháp thì nói như người Pháp rồi. Nhưng chỉ vài năm ở Việt Nam, là con cái ông bà nói tiếng Việt như gió. Bố tôi biết tiếng Pháp, nên khi đến nhà ông bà, bố thường nói tiếng Pháp với các con của ông bà. Hai ông bà thì tiếng Pháp không giỏi, chỉ nói tiếng bồi.

Thỉnh thoảng, bố mượn ông bà cái xe đạp Peugeot để về quê, vì xe đạp Peupeot rất tốt, đi đường xa không sợ bị hỏng. Cái xe đạp Thống Nhất của bố mẹ tôi thì năm ngày ba tật, nên không thể đi về quê xa được.

Ông bà Việt kiều này kể khi mới sang Tân Đảo thì cũng khổ lắm. Nhưng rồi kinh tế cứ dần dần khá lên. Đến những năm 1950, 1960, khi chuẩn bị về Việt Nam, nhà ông bà đã có mấy chục ha vườn dừa, chuối,,, kinh tế rất khá giả, các con đều được đi học tử tế, mấy người con lớn đều đã có công việc ổn định. Ông bà khi mới sang Tân Đảo, chỉ làm phu đồn điền, cực khổ trăm bề. Nhưng nay, ông bà đã là ông bà chủ, thuê người làm.

Thế nhưng nghe theo tiếng gọi của Nhà nước Việt Nam ta, của Cụ Hồ, ông bà bỏ lại tất cả, đưa cả gia đình với gần chục người con về quê “đóng góp xây dựng đất nước”. Dân số nước Tân Đảo thuộc Pháp khi đó có hơn 150.000 người, thì người Việt Nam ta khi đó có khoảng 12.000 người. Theo lời kêu gọi của Cụ Hồ, đã có khoảng một nửa, tức là khoảng 6000 Việt kiều Tân Đảo hồi hương về nước vào đầu những năm 1960.

Chính phủ ta khi đó giành rất nhiều ưu đãi cho bà con Việt kiều hồi hương, như bán đất rẻ, ưu tiên tạo việc làm, ưu tiên cho đổi tiền, ưu tiên cho mua cái này, cái kia,,,.
Thế nhưng tình hình chung của đất nước có nhiều khó khăn, nên bà con Việt kiều về nước cũng chịu chung cảnh ngộ. Nhưng khi đất nước còn chiến tranh, bà con Việt kiều đều cố gắng chịu đựng cùng nhân dân cả nước, chăm chỉ, chịu khó lao động, gây dựng cuộc sống.
Sau năm 1975, Nhà nước áp dụng chính sách Cải tạo Công thương nghiệp, đánh tư sản, đánh người giàu, nên đất nước rơi vào khủng hoảng kinh tế-xã hội trầm trọng. Hàng triệu người bỏ nước, vượt biển ra nước ngoài.

Có lần, có người hỏi ông bà là vì sao lại dại dột về nước, ở tân Đảo đang sung sướng như thế, về nước cộng sản hà khắc, chẳng khác rơi vào cảnh địa ngục,,,.Còn yêu nước, thì ở đâu mà chẳng yêu nước được,,,.Ông im lặng, không nói gì. Chỉ bà nói là vì Cụ Hồ kêu gọi, nên ông bà mới quyết định về. Chứ bỏ lại mấy chục ha chuối, dừa, hoa quả, trong nhà có 3 cái xe hơi cũng bán để về nước, con cái đang học hành tử tế, hai đứa lớn đã có việc làm ổn định ở Tân Đảo, mà cũng bỏ để về,,,cũng tiếc lắm.

“ Tất cả chỉ vì yêu nước, vì lời kêu gọi của Cụ Hồ”-bà nói. Rồi bà nói thêm bây giờ về Việt Nam, nhà bà còn khá, sung sướng, vì ở gần Hà Nội, và con cái cũng trưởng thành nhanh, có việc làm ở Hà Nội. Chứ nhiều bạn của ông bà, từ Tân Đảo về, lên Tuyên Quang xây dựng kinh tế mới, còn khổ sở hơn thời làm nô lệ phu mỏ ở Tân Đảo hồi xưa. Bà nói nhiều người thấy dại, nhưng đã muộn, muốn quay lại Tân Đảo, nhưng về rồi, quay lại thế nào được nữa.
Nghe nói, sau đó, hai người con trai của ông bà Việt kiều này cũng vượt biển ra nước ngoài. Nghe nói, họ muốn quay lại Tân Đảo. Không biết họ có đi lọt, và an toàn không. Vì sau đó, ông bà Việt kiều cũng già ốm chết, các con khác cũng phiêu bạt mỗi người một nơi, nên bố mẹ tôi cũng không liên lạc nữa. Cái nhà cõi tiên mà tôi đã từng đến, nay đã bán, và quang cảnh cũng đã thay đổi, không còn nhận ra nữa.
Người Tân Đảo không muốn độc lập
Thuyền trưởng Đại úy người Anh nổi tiếng tên là James Cook phát hiện ra New Caledonia đầu tiên vào ngày mồng 4 tháng 9 năm 1774. Chính Đại úy Cook đã đặt tên cho hòn đảo trù phú đẹp đẽ này là New Caledonia, để tưởng nhớ quê ông ở Scottland, vì tên Caledonia là tên cũ, chữ Latin của Scottland. Và bây giờ, với người Việt Nam ta, thì chúng ta gọi là Tân Đảo-đảo mới.


Người bản xứ Kanak hồi thế kỷ 19, khi người Pháp bắt đầu đô hộ New Caledonia

Sau đó, người Pháp đầu tiên đến New Caledonia là ông Jean-Francois de Galaup, năm 1788. Sau đó, ông Jean biến mất, mà người ta tin rằng ông bị người bản xứ ăn thịt, vì tục ăn thịt người rất phổ biến ở vùng đảo này. Năm 1849, chiếc tàu Cutter của Mỹ bị trôi dạt vào đảo, và toàn bộ thủy thủ đoàn bị giết, và cũng bị ăn thịt.

Ngày 23 tháng 9 năm 1853, Hoàng đế Napoleon III của Pháp chính thức ra lệnh đánh chiếm quần đảo New Caledonia, và cho thành lập thành phố Port-de-France, mà nay là tên Noumea-thủ đô của New Caledonia.

Khi đó cư dân ở New Caledonia chủ yếu là người Kanak, và người Melanesian, và một vài bộ tộc khác, dân số chỉ vài chục nghìn người, vô cùng lạc hậu, có tục ăn thịt người, và ở truồng, ở bộ phận sinh dục nam có buộc các đồ trang trí, mang lao dài để săn bắn, và đánh nhau với bộ lạc khác. Người Kanak và người Melanesian lạc hậu như vậy, nên dễ dàng bị người Pháp cai trị và đô hộ. Nghe có vẻ bi đát, nhưng như thế lại hay.

Bởi vì một nước lạc hậu, bị một nước văn minh đô hộ, thì hoàn toàn khác với một nước lạc hậu đô hộ một nước văn minh. Nhờ sự cai trị của người Pháp, các tộc người nguyên thủy ở New Caledonia bỏ được tục lệ ăn thịt người, bỏ được cách đeo đủ thứ trang trí lỉnh kỉnh vào bộ phận sinh dục nam, và bắt đầu mặc quần áo, mặc comple, đeo cà-vạt, đội mũ phớt, đi giày, nói tiếng Pháp, và học văn minh Pháp, học cách kinh doanh, làm khoa học, giáo dục, phong cách sống,,,của Pháp.

Đầu tiên, người Pháp đã đưa nhiều tù nhân các loại từ nước Pháp di chuyển đến New Caledonia, coi như bị đày xa xứ. Những người Pháp tù này, và người Kanak, người Melanesian,,, đã tạo nên phần lớn dân số New Caledonia ngày nay.
Hiện nay, dân số New Caledonia là khoảng hơn 250.000 người, trong đó người Kanak và người Melanesian là khoảng 40%, người Pháp và người Âu khác chiếm khoảng 34%. Còn lại là người thiểu số khác, và người Việt-khoảng 2% dân số. Diện tích New Caledonia khoảng 18.500 km2. Như vậy, diện tích New Caledonia rộng gấp khoảng 30 lần nước Singapore, nhưng dân số chỉ bằng 1/50 nước Singapore (dân số Singapore khoảng hơn 5 triệu). Bởi vậy, đất đai, thiên nhiên ở đây rất thoải mái.
Năm 1942, quân đội Mỹ đóng ở Noumea, có khoảng 50.000 lính Mỹ, đông hơn dân số New Caledonia, để đánh nhau với quân đội Nhật. Từ năm 1953, khi Việt Nam ta đang chuẩn bị đánh trận Điện Biên Phủ, để tống cổ người Pháp đi, thì ở New Caledonia, Chính phủ Pháp quyết định cấp Hộ chiếu Pháp cho tất cả cư dân New Caledonia. Người dân New Caledonia vui mừng đón nhận Hộ chiếu này. Với Hộ chiếu Pháp, người New Caledonia đi du lịch toàn thế giới mà không cần phải vi-sa. Người dân New Caledonia không cần độc lập, họ chỉ cần nhân dân hạnh phúc.
Vì sao Chính phủ Pháp không cấp Hộ chiếu Pháp cho toàn dân Việt Nam ta, như đã làm với người New Caledonia? Bởi vì người Việt Nam ta có chí quật cường, cứ đánh nhau với Pháp mãi để đòi độc lập, nên người Pháp không thể làm như thế được. Giả sử, nếu như Chính phủ Pháp quyết định cấp Hộ chiếu Pháp cho toàn dân Việt Nam ta vào năm 1953, thì có lẽ phần lớn dân Việt Nam ta sẽ ném trả cái Hộ chiếu đó, không cần, vì người Việt Nam vốn anh hùng, ta thích độc lập. Hơn nữa, dân ta lại có Đảng quang vinh lãnh đạo, lại có Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại chỉ đường, nên chắc chắn là nhiều người Việt Nam với tinh thần yêu nước “lồng làn” (nói ngọng), sẽ vứt trả cái Hộ chiếu Pháp đó.
Thế rồi, để đến đầu những năm 1980, trước cổng Đại sứ quán Pháp tại Hà Nội, nằm trên đường Bà Triệu, hàng ngày có hàng đoàn người Việt ta xếp hàng dài, để hỏi xin có được hưởng lại tiền lương hưu Pháp, thậm chí có thể xin được Hộ chiếu Pháp, với lý do họ là những người trước đây, thời Pháp thuộc, đã từng làm việc trong các cơ quan Chính quyền của Pháp. Tất nhiên là không được.
Mình đã đánh đuổi người ta đi rồi, nay lại xin xỏ người ta, đâu có được. Lịch sử đã sang trang rồi. Muộn rồi. Thế mới biết, khôngh có cái dại nào bằng cái dại nào. Nhớ lại những tiếng thét hô “xung phong” vang dậy tại trận Điện Biên Phủ năm nào, mà nay, ngửa tay đi xin xỏ người ta,,,.
Tôi nhớ, gần nhà tôi có anh con lai Pháp. Thời Pháp, có tên lính Pháp dã man nào đó cưỡng hiếp một chị phụ nữ, rồi đẻ ra anh đó. Lớn lên, anh đó đẹp trai nổi tiếng, râu quai nón, to cao, mắt sâu, mũi cao,,,.Nom anh có chất Tây nhiều hơn chất Ta. Nhưng vì là con lai với người Pháp, nên chẳng có mấy ai kết bạn, yêu đương. Anh ấy làm nghề đánh xe bò kiếm sống, nuôi mẹ già. Mỗi khi anh ấy đánh xe bò qua gần chúng tôi, bọn trẻ con chúng tôi lại chạy theo anh ấy gọi to “ông Tây, ông Tây”. Anh ấy chỉ cười hiền lành, không giận chúng tôi.
Thế rồi, đầu những năm 1980, Chính phủ Pháp có chính sách nhận về Pháp tất cả con lai Pháp. Ối chao ơi, đột nhiên có biết bao nhiêu là người đến nhận anh ấy là họ hàng, máu mủ, ruột thịt. Rồi có mấy cô gái đột nhiên đến tán tỉnh anh ấy, xin kết nghĩa tơ tằm trăm năm. Thế rồi anh ấy đi Pháp, đưa theo người mẹ già. Chỉ thế thôi, để lại bao nỗi tiếng ngẩn ngơ cho bao nhiêu người vốn hắt hủi anh ấy.
Mà đâu chỉ có người Pháp. Với người Mỹ cũng vậy. Cũng đầu những năm 1980, Chính Phủ Mỹ có chính sách nhận về Mỹ tất cả con lai mỹ. Thế là ối chao ơi. Ngày xưa “đánh cho Mỹ cút, đánh cho Ngụy nhào” quyết liệt như thế, mà nay, biết bao nhiêu người tìm cách làm hồ sơ giả để nhận mấy người con lai Mỹ đó làm con nuôi của mình, để được cùng sang Mỹ.
Một người quen của tôi, vốn là bộ đội xuất ngũ, cũng làm hồ sơ như thế. Không hiểu anh ta làm thế nào mà kiếm được Chứng Minh Thư mới, thay đổi tất cả họ tên, để khớp với họ tên và lí lịch của một người con lai Mỹ. Nhưng mà rồi Lãnh sự quán Mỹ ở Sài Gòn (khi đó chưa có Đại sứ quán Mỹ) phát hiện, nên chỉ có người con lai Mỹ được đi Mỹ, còn gia đình ông bố nuôi giả này thì bị loại. Nghe nói, anh ta mất nhiều tiền lắm cho vụ này.
Thế đấy. Đánh cho Pháp-Mỹ cút, để giành độc lập, cuối cùng, chẳng thấy độc lập đâu, chỉ thấy sự độc tài chuyên chế, mất tự do, mất dân chủ, đói nghèo, bất công xã hội, tham nhũng, trộm cắp, lừa đảo, hỗn láo,,,để rồi nhiều người lại muốn bỏ nước ra đi.

Trở lại chuyện New Caledonia, năm 1986, Ủy ban Xóa bỏ chế độ thuộc địa của Liên Hiệp Quốc đã liệt New Caledonia vào Danh sách Các lãnh thổ không có quyền tự quyết của Liên Hiệp Quốc-United Nations List of Non-Self-Governing Teriiritories”.
Cái ông Liên Hiệp Quốc này đôi khi cũng rách việc. Người ta đang sống yên ổn, tự nhiên lại bới chuyện lên. Vì cái danh sách đó, thế là ở New Caledonia, người dân bắt đầu thảo luận sôi nổi về việc độc lập hay không độc lập.
Đảng Rally-UMP đang nắm quyền ở New Caledonia chủ trương không cần độc lập, chỉ cần dân ấm no, hạnh phúc, và phải dựa vào Pháp để phát triển đất nước và bảo vệ tổ quốc.
Đảng Avenir Ensemble mới thành lập cũng không chủ trương đòi độc lập, nhưng muốn có nhiều quyền tự quyết hơn.
Những người hi vọng sẽ dành được quyền lãnh đạo đã lớn tiếng mạnh nhất đòi độc lập. Đại diện cho tư tưởng này là Phong trào FLNKS (Front de Liberation Nationale Kanak et Socialiste) mới thành lập năm 1984, gồm một số nhóm chính trị nhỏ, phần lớn là người bản địa Kanak, và một số người Âu bất mãn, họ chủ trương đòi độc lập hoàn toàn và ngay lập tức. Và họ đã phân chia ghế sẵn ai làm Thủ tướng, ai làm Bộ trưởng, oai lắm. Từ nay, đi ra nước ngoài, họ sẽ ngồi ghế ngang hàng với Tổng thống Pháp, Thủ tướng Pháp. Họ không cần biết số phận của nhân dân New Caledonia sẽ ra sao nếu có “độc lập”.
Phần lớn nhân dân New Caledonia đều hiểu rằng nếu độc lập, thì thực ra chỉ là độc lập cho mấy kẻ lãnh đạo chóp bu người bản xứ, tức là chỉ là cái ghế lãnh đạo cho mấy kẻ trong Phong trào FLNKS. Thế cho nên, năm 1987, cuộc Trưng cầu dân ý ở New Caledonia được tổ chức. Kết quả cuộc Trưng cầu dân ý này là đại bộ phận nhân dân New Caledonia không muốn độc lập, chỉ muốn yên ổn làm ăn.
Nhiều người dân New Caledonia nói rất đơn giản: “Chúng ta đã là người Pháp rồi, thì còn độc lập với ai nữa hả?”, “mấy ông FLNKS muốn độc lập để giành ghế lãnh đạo, thì hãy đi ra ngoài biển, tìm chỗ khác chơi. Chúng tôi đã nhìn thấy nhiều nước bị cái “độc lập” này lừa rồi. Mấy nước đó giành được độc lập, rồi bị rơi vào tay mấy kẻ độc tài thôi, còn tồi tệ hơn bọn thực dân. Chúng tôi không muốn bị lừa”.
Phong trào FLNKS không hài lòng với kết quả cuộc Trưng cầu dân ý. Năm 1988, lực lượng vũ trang nhỏ của Phong trào FLNKS gồm 30 chiến binh đã bắt làm con tin 27 người dân, trong đó có 1 sen đầm-cảnh sát, và yêu cầu Chính phủ Pháp trao trả độc lập ngay lập tức cho New Caledonia. Cuộc khủng hoảng con tin này được gọi là Ouvea cave hostage taking, diễn ra từ ngày 22 tháng 4 năm 1988, đến ngày mồng 5 tháng 5 năm 1988, tại đảo Ouvea.
Chính phủ Pháp từ chối đàm phán với những kẻ bắt cóc, và cử Nhóm Đặc nhiệm gồm 60 người đến đảo Ouvea để giải cứu con tin. Nhóm Đặc nhiệm phạm một sai lầm lớn, là đã tấn công vào một hang núi cách xa hang núi mà bọn bắt cóc trú ẩn khoảng 300 mét, nên bọn bắt cóc đã phát hiện việc bị tấn công, và chuẩn bị đề phòng. Nên kết quả là 3 nhân viên Đặc nhiệm bị bọn bắt cóc bắn chết, 1 bị thương. Nhưng rất may, là giải cứu được an toàn tất cả người bị bắt cóc, và 19 tên bắt cóc bị tiêu diệt, kể cả thủ lĩnh nhóm bắt cóc.
Sau cuộc khủng hoảng con tin này, Thỏa ước Noumea 1988 được ký kết, theo đó, trong khoảng thời gian từ năm 2014 đến năm 2018, người dân New Caledonia sẽ tiến hành cuộc Trưng cầu dân ý thứ hai, để lại xem ai muốn độc lâp, ai không muốn. Nếu phần lớn dân bỏ phiếu muốn độc lập, Chính phủ Pháp sẽ trao trả độc lập.
Lại một lần nữa, chúng ta thấy người dân New Caledonia có cách đòi độc lập khác Việt Nam ta. Họ dùng Trưng cầu dân ý, chứ không dùng chiến tranh, không dùng trận Điện Biên Phủ như Việt Nam ta. Những kẻ cực đoan như Phong trào FLNKS đòi độc lập bằng bạo lực thì bị tiêu diệt ngay, và không có ai nối tiếp những kẻ này.
Theo Thỏa ước Noumea năm 1988 này, nếu phần lớn cư dân New Caledonia đồng ý muốn độc lập, họ sẽ có thể thay đổi tên nước, làm Quốc ca riêng, làm cờ riêng, và đồng tiền riêng. Năm 2011, nhiều ý kiến đòi làm lá cờ riêng thứ hai, đại diện cho người Kanak. Kết quả, lá cờ thứ hai của New Caledonia, đại diện cho người Kanak, được Quốc hội New Caledonia thông qua, với hình trang trí gì đó không hiểu, nếu nhìn từ xa thì trông hơi giống con tôm, hoặc hình hoa văn gì đó. Như vậy, từ năm 2011, New Caledonia có 2 lá cờ chính thức, một lá cờ 3 vạch của Pháp, và một lá cờ của người Kanak. Trên thế giới, có vài nước, và vài vùng lãnh thổ có 2 lá cờ chính thức như vậy.
Nhiều người New Caledonia phản đối việc này, vì cho rằng nó chỉ có tính hình thức, không cần thiết. Điều quan trọng nhất là kinh tế- xã hội phát triển, nhân dân hạnh phúc.
Nước Tân Đảo ngày nay


Trẻ em New Caledonia-người Kanak ngày nay, đang xem triển lãm Robot
 phục vụ tại bệnh viện
Thỉnh thoảng, đọc mấy bài báo của các báo nói về Việt kiều Tân Đảo hồi hương, như báo Công An, báo Báo Mới, báo Việt Báo,,, chỉ thấy nói nhiều đến thời kỳ người Việt ta mới sang Tân Đảo làm phu đồn điền, phu mỏ, khổ sở, bị bóc lột. Từ đó, các bài báo bồi bút đó ca ngợi chính sách cho hồi hương của Đảng ta, và ca ngợi lòng yêu nước của bà con Việt kiều hồi hương.
Cái câu chuyện của ông bà Việt kiều mà gia đình tôi quen nói lên một sự thật khác về bà con Việt kiều Tân Đảo. Cái chuyện phu mỏ đồn điền là cách đây cả gần trăm năm rồi. Nước Tân Đảo giờ đây đã khác một trời một vực so với thời làm phu đồn điền, phu mỏ.
Trình độ văn minh ở New Caledonia bây giờ không khác gì các nước EU. Bây giờ, đến New Caledonia, không thể hình dung được rằng chỉ cách đây hơn 100 năm xứ xở này vẫn là xứ xở của những người ăn thịt người, cởi truồng, và trang trí đủ thứ lỉnh kỉnh vào bộ phận sinh dục,,,.
Đến bây giờ, năm 2012, thu nhập bình quân đầu người của hơn 250.000 dân New Caledonia là hơn 38.000 USD/ người/ năm, cao hơn mức sống của nước New Zealand, chỉ kém mức sống của nước Pháp một chút. ,,,.(Nước Pháp là 42.000 USD/người/năm-năm 2012).
Hơn 6000 người Việt không nghe theo tiếng gọi của Cụ Hồ, không về nước, vẫn ở lại New Caledonia, cũng có mức sống cao bình quân 38.000 USD/ năm/ người như thế.
Ở nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa của ta ngày nay, dưới sự lãnh đạo của Đảng quang vinh, thắng Pháp, thắng Mỹ, thắng Polpot, thắng Tàu, thì sao? Thu nhập bình quân đầu người khoảng 1200 USD/người/ năm. Chênh nhau khoảng 30 lần. Hơn nữa, không có báo chí tư nhân, không có bầu cử tự do, không có tự do tư tưởng, không có tự do hội họp, không có tự do lập hội,,,.Còn người dân New Caledonia, “bị người Pháp cai trị”, thì vừa có mức sống bình quân 38.000 USD/ năm, vừa có tự do báo chí, có tự do tư tưởng, có tự do hội họp, có tự do lập hội, có tự do phê phán Chính phủ, có tự do bầu cử, có tự do Đảng phái,,,.
Con cháu của người Việt thế hệ thứ ba, thứ tư, thứ năm hiện nay rất thành đạt. Có người gốc Việt hiện nay là chủ hầm mỏ khai thác nickel, giàu có cỡ triệu phú. Có người gốc Việt là chủ một sân bay. Có nhiều gia đình gốc Việt là chủ sơ hữu những cánh đồng dừa, chuối,,,bát ngát hàng nghìn ha,,,.Có người gốc Việt đã tham gia vào Chính quyền địa phương, làm nghị sĩ địa phương,,,. Nếu các Việt kiều này nghe theo tiếng gọi của Cụ Hồ, họ về quê hương “tham gia xây dựng đất nước”, thì số phận của họ cũng bi đát như những Việt Kiều Tân Đảo ở Tuyên Quang, Hải Phòng, Hà Nội, Bắc Ninh,,,để nếu có cơ h
Các phúc lợi xã hội ở New Caledonia đều rất cao. Người thất nghiệp được trợ cấp, không sợ bị đói. Người già cô đơn, không gia đình được Chính quyền chăm sóc miễn phí. Nền học vấn ở New Caledonia hoàn toàn giống và ngang bằng với Pháp. Xã hội New Caledonia thanh bình, ít tội phạm, con người lịch sự, tử tế với nhau, trẻ con vui tươi, hạnh phúc,,,. Người Pháp cai trị New Caledonia cũng giống như họ cai trị Việt Nam ta, các văn hóa truyền thống của người bản xứ Kanak như kết hôn, thừa kế, nhận con nuôi, giao kèo về đất đai,,,vẫn được tôn trọng, người Pháp không can thiệp. Thế cho nên nếu đến New Caledonia ngày nay, chúng ta sẽ thấy rõ ngay đây là một xứ xở vừa văn minh, hiện đại, nhưng cũng đậm đà bản sắc dân tộc Kanak rất rõ.
Thật tội nghiệp cho những Việt kiều Tân Đảo “nghe theo tiếng gọi của Đảng”, về nước “xây dựng đất nước”, để rồi bây giờ nhiều người muốn quay lại Tân Đảo mà không được.

Số phận Việt Nam ta.

4 năm sau khi người Pháp đô hộ New Caledonia-vào năm 1853, thì ở Việt Nam ta, năm 1857, tàu chiến Pháp lần đầu tiên đến cảng Đà Nẵng, trình thư đề nghị bang giao, buôn bán. Nhưng triều đình vua Tự Đức từ chối. Từ đó dẫn đến chiến tranh Việt- Pháp liên miên.
Người Việt Nam ta vốn có ý chí quật cường, không chịu bị nước khác đô hộ, nên người Việt Nam ta chống Pháp rất quyết liệt. Nào Phan Đình Phùng, nào Hoàng Hoa Thám, nào Trương Định, Trần Cao Vân, nào Vua Hàm Nghi,,,,. Nhưng rồi vũ khí của Pháp hơn hẳn người Việt Nam ta, nên họ thắng.
Năm 1867, người Pháp chiếm 3 tỉnh Nam Bộ, làm lãnh thổ của Pháp, giống như New Caledonia.
Năm 1884, người Pháp đặt sự cai trị lên toàn bộ nước Việt Nam. Người Pháp bóc lột dân ta thậm tệ, nhưng cũng bắt đầu làm đường xe lửa, làm sân bay, bến cảng, mở nhà máy, lập công ty, khai mỏ than ở Hòn Gai, mở đồn điền, mở các trường đại học, lập bệnh viện, làm đường tàu điện leng keng ở Hà Nội, xây Nhà hát lớn Hà Nội, Nhà hát nhỏ Sài Gòn,,.
Nhạc sĩ Phạm Duy kể lại rằng năm 1952, ông đi từ Hà Nội đi Nam Định, đi bằng máy bay. Bây giờ, đã hơn 60 năm trôi qua, người Việt Nam ta vẫn còn chưa dám mơ đến việc đi từ Hà Nội đi Nam Định bằng máy bay. Có lẽ, phải vài chục năm nữa.
Sự lãnh đạo của Đảng quang vinh đã làm nước Việt Nam ta thụt lùi hàng trăm năm.
Người Pháp cũng áp dụng nền giáo dục Pháp cho toàn nước Việt Nam,,,,.Nhờ thế mà bố tôi cũng được học tiếng Pháp từ nhỏ, từ 7 tuổi đến 14 tuổi, đến khi ngày “Toàn quốc kháng chiến 19 tháng 12 năm 1946”. Bố tôi nói tiếng Pháp như gió, còn anh chị em tôi thì sinh ra dưới chế độ xã hội chủ nghĩa tươi đẹp, chẳng biết tí tiếng Pháp nào, chẳng biết văn minh Pháp ra sao, chỉ được học “Ai yêu nhi đồng bằng Bác Hồ Chí Minh; Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên nhi đồng,,,”. Dưới mái trường xã hội chủ nghĩa, chúng ta được học “Sáu điều Bác Hồ dạy”:
“1-Yêu Tổ quốc; 2-Yêu đồng bào; 3- Học tập tốt; 4-Lao động tốt; 5- Giữ gìn vệ sinh thật tốt; 6-Khiêm tốn, thật thà, dũng cảm;”.
Chúng ta coi như đó là lời Thánh dạy cho các cháu thiếu niên, nhi đồng Việt Nam. Không có một ai dám nghĩ trái với 6 điều Thánh dạy đó. Không có ai nghĩ rằng 6 Điều Bác Hồ dạy này có một điều rất thiếu, rất trái với truyền thống dân tộc Việt Nam từ ngàn đời nay, đó là phải kính trọng bố mẹ, ông bà, kính trọng người già, tôn trọng lễ giáo trong làng xã, cộng đồng. Bởi vậy thế hệ trẻ Việt Nam dưới sự lãnh đạo tài tình của Đảng ta, ra đường nhìn thấy người già thì mắt cứ trớn lên, sẵn sàng sừng sộ chửi “thằng già, con già” ngay. Về nhà, nói chuyện với bố mẹ, thì cãi giả nhan nhản, bố, mẹ nói một câu, thì đốp lại ngay một câu. Đi qua đình, chùa, miếu mạo, là nơi thờ phụng những người có công với nước, với dân, thì không có thái độ thành kính gì cả, thái độ trâng tráo, thậm chí còn chỉ chực ăn trộm mấy đồ thờ cúng,,,.
Người Pháp cai trị Việt Nam ta từ năm 1884, đến năm 1954, không hề phá vỡ truyền thống văn hóa từ ngàn xưa của người Việt Nam ta. Bởi vậy, dưới thời Pháp thuộc, văn hóa truyền thống từ ngàn xưa của người Việt Nam ta vẫn giữ được, và còn phát triển lên thành văn hóa “người Việt Thanh lịch”, “người Hà Nội Thanh lịch”,,,.
Và từ năm 1938, Sài Gòn phát triển rực rỡ, đã được mệnh danh là “Hòn ngọc Viễn Đông”. Thế nhưng cái ý chí quật cường, anh hùng của dân tộc ta đã đưa dân tộc Việt Nam ta đến một bờ bến hoàn toàn khác với nước người New Caledonia. Ngày 19 tháng 5 năm 1890, cậu bé Nguyễn Sinh Cung chào đời tại làng Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Lớn lên, cậu Cung trở thành Nguyễn Tất Thành, rời bến Nhà Rồng, “đi tìm đường cứu nước”. Khi cậu Tất Thành sang Pháp, cậu trở thành Nguyễn Ái Quốc. Anh Nguyễn Ái Quốc trở nên nổi tiếng lừng lẫy trong nước Việt Nam, cũng như ở Pháp, khi anh ký Bản Yêu sách 8 điểm của nhân dân An Nam, gửi Hội nghị Versailles năm 1919, để đòi các quyền tự do, dân chủ cho người Việt Nam ta.
Thế rồi anh Nguyễn Ái Quốc lập ra Đảng Cộng sản Việt Nam, lập ra phong trào Việt Minh, rồi năm 1945, anh Nguyễn Ái Quốc trở thành Chủ tịch Hồ Chí Minh, giành độc lập cho dân Việt Nam ta. Rồi Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã chiến thắng tại trận Điện Biên Phủ.
Thế là người Pháp bị đuổi, cút ra khỏi Việt Nam, mang theo nền văn minh Pháp.
Thế cho nên số phận nước Việt Nam ta hoàn toàn khác với nước New Caledonia, và ngày nay, nước ta mới vinh dự được Đảng ta lãnh đạo.
Rồi ở miền Bắc xã hội chủ nghĩa bắt đầu cải tạo công thương nghiệp, rồi hợp tác hóa, quốc hữu hóa, xóa bỏ kinh tế tư nhân, rồi đủ các từ đẹp đẽ mĩ miều, “Hợp tác xã là nhà, xã viên là chủ”, “thắng giặc Mỹ, ta sẽ xây dựng gấp mười ngày nay,,,”, “chủ nghĩa cộng sản là làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu”, “Chính phủ là công bộc của dân; Cán bộ là đày tớ của dân; Mọi quyền lực đều thuộc về nhân dân”,,,.
Còn người New Caledonia thì chẳng có chống Pháp gì cả, học chẳng có “9 năm kháng chiến trường kỳ”, họ không có vị Đại tướng vĩ đại như Đại tướng Võ Nguyên Giáp của ta, nên học cũng chẳng thể làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ nào cả. Họ cứ nhu mì, hiền lành chịu sự áp bức, bóc lột của người Pháp. Nhờ sự áp bức, bóc lột đó, nên bây giờ, cuộc sống của người New Caledonia mới thật là thiên đường trên mặt đất. Người Việt Nam ta anh hùng, nào thắng Pháp, nào thắng Mỹ, nào thắng Polpot, nào thắng Trung Quốc, nhưng giờ đây, nhiều người, nếu có cơ hội, là sẵn sàng bỏ nước ra đi ngay. Các cô gái xếp hàng dài chờ lấy chồng Hàn Quốc, Đài Loan, để mong thoát khỏi nền độc lập mà Cụ Hồ mang lại. Rồi nô lệ tình dục, đi làm thuê, làm mướn ở xứ người, bị chủ đánh đập, hành hạ, hãm hiếp,,,Khổ nhục còn hơn thời bị người Pháp cai trị gấp ngàn vạn lần. Xứ New Caledonia đó không có người bỏ nước ra đi, không có nô lệ tình dục, không có các cô gái xếp hàng dài chờ lấy chồng Hàn Quốc, Đài Loan, không có cảnh sát giao thông làm tiền, mãi lộ dân, không có tham nhũng, buôn lậu, không có ta-xi lừa đảo khách, không có các dự án sân golf, khách sạn,,,cướp đất của dân. Cụ Hồ đã nói một câu nổi tiếng: “Nước độc lập nhưng dân không hưởng tự do, hạnh phúc, thì độc lập ấy cũng chẳng có nghĩa lí gì”. Cụ Hồ còn có câu nói nổi tiếng khác nữa: “Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành”. Và nhiều nữa. Cụ Hồ nói rất hay. Chỉ có điều, những điều Cụ Hồ nói, thì ở nước Việt Nam ta thực hiện được còn ít quá. Nhưng người dân Tân Đảo-New Caledonia đã thực hiện rất tốt các câu nói của Cụ Hồ./
ội vượt biên, quay lại Tân Đảo thì chắc nhiều người cũng dám làm lắm