Thursday, July 31, 2014

Đai Việt thắng Nguyện Mông 60


Chương 4
Nghệ thuật chiến tranh (tt)

F-Tình Báo - Gián Điệp

1. Tình Báo.

Câu mà người ta thường nói tới khi liên quan đến một sự cạnh tranh về thương mại, kỹ nghệ, hay một cuộc tranh tài thể thao… hoặc một cuộc chạm trán quân sự nào đó là: “Biết người biết mình, trăm trận trăm thắng.” Ngay trong tác phẩm  “Lục thao”, Khương Thượng cũng công nhận khi quân hai bên giao chiến, muốn chiến thắng kẻ địch giành thắng lợi, thì phải biết ta biết địch. Còn nhà chiến thuật gia lừng danh Gia Cát Lượng (181234) của thời Tam Quốc chủ trương ráo riết chống tình báo, nên khi lâm chiến thì phải bí mật tránh không cho kẻ địch biết gì về mình. Ông nói : “Kế mưu muốn bí mật, đánh địch muốn thần tốc, chiếm nhanh như chim cắt, đánh mạnh như nước vỡ bờ, thì binh chưa mệt mà địch tự tan, đấy là thế dùng binh vậy” [1]

Tình Báo là một yếu tố rất quan trọng giúp một tướng thành công trong chiến tranh.

2. Gián Điệp.

Muốn thi hành công tác tình báo thì ta phải có gián điệp. Ngày nay, gián điệp còn hoạt động ráo riết trong ngành kỹ nghệ, thương mãi. Các nước hay dùng gián điệp kỹ nghệ để tìm hiểu đối phương cùng ngành đang sản xuất gì với số thu khổng lồ, kỹ thuật ra sao, rồi từ đó họ sản xuất một món hàng tương tự mà không mất thời gian nghiên cứu, thí nghiệm...Để chống lại điều này các hãng khi tìm ra một sản phẩm mới và có cơ hội thu nhiều tiền, thì họ mua bằng phát minh (patent) được quốc tế công nhận. Nếu một công ty nào làm ra sản phẩm tương tự, mà không trả tiền bản quyền, khi bọ khám phá sẽ bị kiện và phải đền một số tiền rất lớn, có khi khánh tận.

Nếu hai bên sắp lâm trận, bên nào khám phá được chiến thuật, thời gian, địa điểm của đối phương thì bên đó dễ dàng thắng hơn. Một câu chuyện gián điệp mà có lẽ chúng ta ai cũng nhớ đó là câu chuyện Hoàng Cái, Bàng Thống trong trận Xích Bích và Chu Du gạt gián điệp của Tào Tháo.

 Trong lịch sử VN ta thấy ít khi đưa ra một việc tình báo gián điệp nào lý thú đáng kể. Đến thời kháng Minh thì có một câu chuyện khá hay. Đó là chuyện trận Tụy Động. Khi tướng Lý Triện của Bình Định Vương Lê Lợi vì bị phục binh của Vương Thông thua chạy về giữ vùng Thanh Trì rồi xin viện binh. Hai tướng của ta là Đinh Lễ và Nguyễn Xí lập tức đem viện binh tới. May mắn thay, ta bắt được do thám địch và biết âm mưu chúng muốn đánh úp ta khi có tiếng súng làm ám hiệu. Trương kế, tựu kế ta phục binh rồi bắn tín hiệu. Giặc thấy đúng ám hiệu nên xông vào ngay chỗ phục binh lúc mưa tầm tã, nên bị tiêu diệt. Tâm lý bình thường của người ta là khi vào một nơi nguy hiểm hay hoang mang, hoảng hốt, sợ sệt khi một việc bất thình lình xẩy ra không theo sự tiên đoán. Chính sự hoảng hốt làm quân giặc không phối hợp chỉ huy được, ai nấy đều cố chen lấn, tìm đường sống. Sự chiến thắng này nhờ vào tình báo, thiên thời và địa lợi vậy. Thật ra trận đánh này xảy ra vào tháng 11 âm lịch, mùa mưa đã hết, nhưng khi trận đánh xẩy ra thì trời mưa tầm tã thì đó là trời giúp. Vì mưa lớn nước sông Đáy lên cao và chảy mạnh hơn nên địch quân mới bị chết nhiều.

Nhiều người cho rằng số lính chết là phóng đại. Cũng có thể như vậy, nhưng cũng có thể con số thương vong rất lớn. Chúng ta lúc đó chưa ai sinh ra đời, nên chẳng ai dám khẳng định điều này đúng hay sai. Nhưng có nhiều dẫn chứng để cho mọi người thấy rằng sự hoảng hốt lắm khi đưa đến một kết quả thảm khốc. Thời xưa 90 vạn quân của Phụ Kiên tan tành cũng vì hoảng hốt. Gần đây hơn là câu chuyện trận đánh sáu ngày tại Sinai cũng vậy. Vì nguyên soái Ai Cập Abdel Hakim Amer ra lệnh rút lui, không chuẩn bị nên quân đội chỉ lo chạy, nên thua trận thảm khốc hàng ngàn xe tăng và cơ giới bị tiêu hủy.

Tình báo gián điệp là mắt và tai của chiến tranh hay một cuộc ganh đua nào đó. Nhờ đó mà người tướng chỉ huy biết được tình hình địch quân, rồi lập ra mưu kế, chiến thuật phá địch.

Thời đại ngày nay, ta thấy các nước đều có những cơ quan gián điệp được xếp vào vị trí quan trọng nhất của quốc gia: Mỹ có CIA; Nga có KGB, Anh có Scottland Yard; Pháp nổi danh với Deuxième Burau, và miền nam VN có Phòng Nhì (vì từ quân đội Pháp ra)…Những nhân viên gián điệp thường được huấn luyện một cách rất tỉ mỉ và nhiều khi họ khai thác tài liệu từ một người mà người đó cũng không biết mình đang làm một công việc về tình báo.

Trong thời gian kháng chiến chống Pháp và cuộc chiến 1954-1975, miền Bắc áp dụng một phương pháp tình báo có thể gọi là nhân dân tình báo. Trong loại tình báo này mọi người, kể cả đàn bà, con nít, ông bà già đều có thể báo cho nhà cầm quyền tất cả những gì khả nghi giúp cho họ có lợi và địch có hại. Loại này rất hữu hiệu khi nhân dân muốn giúp đỡ quân đội và như vậy phải thắng ở nhân tâm trước. Tuy nhiên, nó cũng tạo ra một tâm lý bất yên của nhân dân vì sợ bị báo cáo sai khi có một sự thù hằn cá nhân. Lúc đó, nhà phân tích tình báo nếu không có sự phán đoán chính xác có thể gây ra các tội ác không thể tha thứ được.

Sau đây là một vài thí dụ về loại tình báo này: Một đứa bé đi chăn trâu khi thấy khả nghi sự xuất hiện của địch quân nó sẽ quăng nón đi dù là trời mưa tầm tã hay nắng như thiêu. Một nông dân đi cày gặp địch, họ rất vui vẻ giúp đỡ địch, nhưng trong lúc trên đường về nhà họ cởi áo ra, để mình trần đi về nhà dù lúc ấy rét căm căm. Khi thấy đúng ám hiệu nhà phân tích tình báo sẽ có biện pháp thích nghi.

Gián điệp người chưa đủ, mà còn phải dùng cả thú vật.

Ngày nay, người ta còn nghĩ tới cá, chim, chó…rồi đến phiên sử dụng kỹ thuật từ máy bay cánh quạt đến máy bay phản lực. Cuối cùng đua nhau phóng vệ tinh gián điệp mục đích để có lợi thế trong cuộc chiến. Nói tới gián điệp bằng kỹ thuật thì ai cũng nhớ tới câu chuyện chiếc máy bay gián điệp U-2 do phi công Francis Gary Powers của Mỹ bị Liên Xô bắn rơi năm 1960.  Sau khi, sự việc này xẩy ra, Mỹ lại phải xét lại vấn đề, rồi nhóm kỹ sư và khoa học gia Skunk Works của hãng Lockheed đã design chiếc máy bay bất hủ: RS71 Blackbird bay nhanh hơn 3 lần vận tốc âm thanh và  bay cao đến 40 km. Đến năm 1962, cũng nhờ loại máy bay U-2 mà Mỹ khám phá ra Liên Xô đã trang bị hỏa tiễn tấn công cho Cuba và cả thế giới run sợ vì thế chiến thứ 3 có mòi xuất hiện. Còn bây giờ thì các vệ tinh nhân tạo đảm nhận các công việc này. Tuy nhiên, vệ tinh nhân tạo làm các công việc tìm hiểu địch quân trong một phạm vi lớn và thường xuyên, nhưng việc này rất tốn kém. Nhiều khi người ta muốn tìm hiểu địch quân trong ngay sắp tác chiến và phạm vi nhỏ, ít tốn kém thì phi cơ vẫn tốt hơn. Để giảm bớt nguy hiểm cho nhân mạng, các kỹ sư, khoa học gia lại phát triển loại máy bay không người lái UAV (Unmanned Aircraft Vehicle). Mỹ là quốc gia đầu tiên phát triển loại máy bay này. Loại này nhỏ bay thấp, và nhiều khi có trang bị vũ khí để tiêu diệt các mục tiêu di động. Vài loại nổi tiếng hiện nay là Predator do công ty General Atomics Aeronautical Systems phát triển và sản xuất. Ngoài ra còn nhiều chiếc khác như Raven, Shadow. Chiếc Raven chỉ nặng chưa tới 2 kg dài khoảng 1 m, và được phóng bằng tay. Theo tạp chí Aerospace America thì ngoài Mỹ các nước khác cũng đã có một vài loại máy bay này. Chẳng hạn như Nga với Yakovlev Pchela; Trung Quốc với Wong Long; Âu Châu với Patria; Ấn Độ với Lashya; Iran với Abadil; Do Thái Heron và Yablon...

3. Thông tin.

Thông tin liên lạc không những quan trong cho binh bị mà còn cho gai đình người dân bình thường. Việc nuôi chó sủa ban đêm để phòng trộm là vậy.

Từ thời cổ đại, các quốc gia đã dùng khói lửa để báo giặc tới; đó là các phong hỏa đài. Các đài này được xây dựng ở các trên đỉnh núi khoảng và cách đều đặn. Khi một nơi phát hiện thì lập tức đốt lửa, rồi các trạm kế tiếp sẽ làm theo, báo động cho các tướng giữ biên thùy chuẩn bị chống giặc.

“Trống Trường Thành lung lay bóng nguyệt.

Khói Cam Tuyền mờ mịt thức mây.”

                                Chinh Phụ Ngâm

Thông tin càng nhanh, chính xác tì càng có lợi cho việc chiến tranh. Mông Cổ đã đặt ra phương pháp thông tin bằng cách thiết lập những trạm mà chúng ta đã xem ở phần trước. Từ ngày xưa con người đã biết dùng bồ câu đưa tin. Mục đích các phương tiện này là làm cho tin tức đến nơi nào đó thật lẹ.

Một câu chuyện về phong hỏa đài mà người ta được nhe kể nhiều là chuyện đời Chu. Bao Tự, một người đẹp được Chu U Vương sủng ái. Muốn làm nàng cười Chu U Vương đã đốt khói làm chư hầu kéo binh tới. Khi có giặc Khuyển Nhung vào, Chu U Vương cho đốt lửa cầu cứu, nhưng chư hầu không tới và U Vương bị giặc giết chết.

So ra cách báo bằng khói lửa thì nhanh hơn ngựa, nhưng thiếu chính xác. Người ta chỉ biết là có giặc tới, nhưng không biết ở đâu, bao nhiêu giặc, trang bị với vũ khí gì.

Tại mặt trận, muốn ra lệnh tiến thoái, thì các tướng dùng cờ, khói, trống chiêng.

Ngày nay các phương tiện thông tin này đã thành quá lỗi thời so với các dụng cụ điện tử, vừa nhanh lại vừa chính xác.



[1] Chu Dịch với binh pháp, trang 55.

Wednesday, July 30, 2014

Những đường hầm nổi tiếng 4


Lötschberg Base Tunnel

 
Nước thanh bình Thuy Sĩ thì bao quanh là nhũng ngọn núi tuyết phủ trắng xóa. Trong các núi thì dãy Alps bao từ tây sang nam với nhiều ngọn tuyết vạn niên. Người Thụy Sĩ muốn đi ra biển gần nhất để giao tiếp với thế giới bên ngoài thì chỉ còn cách vượt qua dãy núi này vào nước Ý rồi xuống Địa Trung Hải

Từ đầu thế kỷ 20, Thụy Sĩ đã tìm cách làm đừơng hầm xuyên qua dãy núi này. Đấy là đường hầm Swiss Alps được khánh thành năm 1913, với độ dài 14,6 km. Năm 1991, hãng BLS Alp Transit AG cho khoan thử tìm mẫu đá, dựa vào đường hầm cũ này. Đến năm 1999, hãng khởi công xây đường hầm.

Cho đến hiện tại thì đây là con đường hầm, trên đất liền, dài nhất thế gới với chiều dài tổng cộng 34.47 km, nối liền Frutigen, Berne Thụy Sĩ (Switzweland) với  Raron, Valais- Ý Đại Lợi. Công trình được hoàn tất  năm 2007. Nói như vậy để bạn đọc thấy các đường khác dài hơn nhưng có phần nằm dưới nước.


 
Cửa vào phía bắc- Frutigen –Thụy Sĩ

 

Cửa ra phía Nam- Raron- Ý Đại Lợi

Con đường này dùng cho xe lửa hay xe điện chạy trên đường rày.

Vận tốc cho phép:

*    Xe lửa chờ hàng thông thường: 100 km/h.

*    Xe lửa chở hàng có kiểm chứng: 160 km/h.

*    Xe điện chở khách:                     : 200 km/h.

Hiện nay người ta tính ra mỗi ngày có khoảng 110 chuyến xe lửa dùng đường hầm này.

 

Tuesday, July 29, 2014

Đường Thi: Tích Ngã


昔我                               Tích[1]  ngã[2]        


我昔未生時                                                                  

Tích ngã vị[3] sinh thì[4].

冥冥無所知                                                                  

Minh[5] minh vô sở tri.
天公忽生我                                                                  

Thiên công hốt[6] sinh ngã.
生我復何為                                                                  

Sinh ngã phục hà vi[7].
無衣使我寒                                                                  

Vô y sử ngã hàn.
無食使我饑                                                                  

Vô thực sử ngã ky[8].

還爾                                                                  

Hoàn nhĩ[9] công[10] sinh ngã.
還我未生時                                                                  

Hoàn ngã vị sinh sinh thì.
王梵志                         Vương Phạm Chí
                                                                                  

Tích ngã vị sinh thì.                            

 Minh minh vô sở tri.                          

 Thiên công hốt sinh ngã.                     

 Sinh ngã phục hà vi?                                     

 Vô y sử ngã hàn.                               

 Vô phàn sử ngã ki.                            

 Hoàn nhĩ công sinh ngã.                   

             Hoàn ngã vị sinh thì?"            

 

Dịch nghĩa:

Chuyện xưa tôi chưa sinh ra.

Vận mệnh chẳng biết gì.

Ông trời đột nhiên sinh ra ta.     

Sinh ra ta để làm gì? 

Không áo làm ta lạnh.

Không cơm làm ta đói.

Trả lại ông công sinh ra tôi.

Trả lại tôi, lúc chưa sinh ra.

 

CHUYỆN ĐỜI TÔI                   MY LIFE

 

Chuyện xưa, tôi chửa sinh thành.                 

Mịt mù vận mệnh, chẳng rành chuyện chi.    

Trời sinh ta để làm gì?                                   

Khiến ta phải chịu muôn nghì đắng cay?      

Không áo ta lạnh lắm thay.                            

Không cơm ta đói, chân tay rụng rời.            

Trả công sinh lại cho trời.                              

Trả ta lại kiếp làm người chưa sinh.              

                        VHKT - 1975                       

                 Trại hoc tập Thơm Bến Tre

The story of mine, when I was not born yet,

It was obscure, and dark that I could not see.

God suddenly gave birth to me.

Gave birth to me for what?

Without clothes, it makes me chilly

Without rice, it makes me hungry.

Return to you the task that you bore me.

Return me to my origin when I was not born yet.

VHKT1995

 


[1] Tích: chuyên xưa.
[2] Ngã: tôi, ta.
[3] Vị: chưa
[4] Thì hay thời: thời gian.
[5] : minh này có nghĩa là tối om (u minh) khác với minh có nghĩa là sáng.
[6] Hốt: đột nhiên
[7] 1. Vi: làm, gây nên. 2. vị: 1. bởi vì. 2. giúp cho
[8] Còn đọc là : đói, như cơ hàn.
[9] Nhĩ: 1/ Anh, ông bạn, mày… 2/ Vậy: dứt câu
[10] Công: sức.

Monday, July 28, 2014

Nghiên cứu CHIẾN HẠM 19


Tiếp theo Hoa Kỳ, năm 1942 hải quân Anh cũng cho thiết kế lớp 1942 Design Light Fleet Carrier. Loại này có lượng rẽ nước 18000 tấn chở 50 phi cơ.

Một đặc điểm của HKMH là chờ phi cơ tấn công đối phương, càng nhiều càng tốt.  Nhưng ngược lại nó không có nhiều vũ khí tự vệ. Vì thế HKMH không bao giờ tự một mình nó tham chiến. Khi đi đâu cũng vậy, quanh nó có một hạm đội bảo vệ.


Fleet of 5 nations

Bốn hàng không mãu hạm của 3 quốc gia

USS John C. Stennis (US), Charles de Gaulle (Fr), USS John F. Kennedy (US),

helicopter carrier HMS Ocean (UK)—and escort vessels.

Trong thế chiến II, các trận đánh giữa hai chiến hạm không còn như trước, khi mà hai tàu thấy nhau là nhắm bắn túi bụi. Lúc này, hai HKMH tấn công nhau khi cách xa vài trăm cây số. và nhiệm vụ tấn công được giao cho các con đại bàng bọc vải hay kim loại. Rồi các thiết giáp hạm đã từng được mệnh danh là các pháo đài nổi, không bao giờ chìm thì nay thi nhau chìm. Vị thế chúa tể biển khơi đã bị thay thế.

Nhật tổn thất quá nhiều HKMH trong trận Midway tháng 6 năm 1942, và nhất là khi máy bay quay về lại sân đáp thì các HKMH đã bị đánh chìm làm các phi công phải đáp xuống biển. Nguyên trong trận này họ đã bị tổn thất 4 HKMH (Kaga, Akagi, Sōryū và Hiryū) và trên 400 phi cơ. Kể từ ngày đó ván cờ Thái Bình Dương đã đổi chiều. Nhật không còn tấn công, nới rộng phạm vi kiểm soát nữa, mà bắt đầu co lại để phòng thủ. Với vì kinh nghiệm đau đớn đó, từ năm 1943 đến 1945 họ đã vội vàng sản xuất một số HKMH nhưng chỉ dùng làm sân đáp, và bảo vệ các HKMH chính. Một số lớp HKMH này là: Shinano, Shimane, Yamashio và Kumano. Các lọai này rất nhẹ, với lượng rẽ nước khoảng từ 10000 đến 15000 tấn mà thôi.

Nhưng quá trễ, hạm đội Nhật hầu như bị bôi khỏi sổ, và các chiến thuyền Mỹ bao vây họ, làm họ phải lo chiến đấu trên chính nước họ. Rồi tới năm 1945, với hai quả bom nguyên tử thả từ các pháo đài bay B-29 của Mỹ làm họ phải dương cờ trắng.

Ta hãy xem bảng so sánh một vài lớp HKMH của Anh- Mỹ- Nhật, ba nước có HKMH trong thế chiến II.

So sánh hàng không mẫu hạm- thế chiến II
Lớp
Quốc Gia
(Hạ thủy)
Lượng rẽ
nước (tấn)
Chiều dài
m
Vận tốc
nổi
km/h
Hoạt tầm
km
số tàu
 hạ thủy
số phi cơ được chở
Hermers
Anh
1917
11000
183
46
10400
1
12
Courageous
Anh
1929
27000
224
59
56
2
48
Hōshō
Nhật
1921
41300
168
46
16000
1
15
Akagi
Nhật
1925
41300
261
58
29000
1
85
Zuikaku
Nhật
1939
32000
257.5
64
6500
2
80
Lexington
US
1927
43000
270
61
 
2
78
Independence
US
1941
37000
250
61
37000
3
100
Midway
US
1945
45000
295
61
 
3
137

 

Nhìn vào bảng trên, ta thấy Mỹ là nước non trẻ và làm hàng không mẫu hạm sau hai quốc gia Anh và Nhật. Nhưng nước này lại sản xuất những HKMH to lớn, chứa nhiều và nhiều nhất. Đây chẳng qua là vì trận Trân Châu Cảng làm anh chàng khổng lồ thức giấc đúng như lời Đô Đốc Nhật Yamamoto, ngừơi chỉ huy trận này đã nói. Và cũng từ đấy, Mỹ đã trở thành một siêu cường quân sự.
 
Đến đây ta hay xem lại tổng quát các chiến thuyền được phân loại theo kích thước và nhiệm vụ của chúng. Các con số đều được ghi cực đại và cực tiểu.
(Xin bấm vào hình dưới)