Sunday, August 31, 2014

Các ngọn sóng vĩ đại


Trong chuyện Kiều, cụ Nguyễn Du viết:

Triều đâu nổi tiếng đùng đùng,
Hỏi ra mới biết là sông Tiền Đường?
Nơi đây nàng Kiều diễm lệ đã quyên sinh.
Trong quyển truyện Ỷ Thiên Đồ Long Ký của Kim Dung cũng tả lại hiện tượng kỳ lạ ở sông này trong khúc Trương Thúy Sơn và Hân Tố Tố ra Vương Bàn Đảo để dự hội khai đao Đồ Long.

Hiện tượng này xảy ra mỗi năm một lần nhằm ngày 18-8 âm lịch. Theo như sự giải thích của  các khoa học gia ngày nay thì đây là do hiện tượng của lực hút các vì sao và trái đất cùng sự cấu tạo địa dư của vùng Hàng Châu.

Mời bạn đọc xem hình song thủy triều  ở cửa sông Tiền Đường thật sự.


Hồi tôi còn nhỏ học các lớp đệ Thất, Lục, học địa lý với thầy Ngữ già tại TH Vũng Tầu, Thày nói: “Sóng ở mũi Hảo Vọng (Cape Town) cao tới 18m, làm thuyền tầu qua đó khó thoát khỏi chìm, nên mới có tên Hảo Vọng. Nơi đây là chỗ gặp nhau của hai biển Ấn Độ Dương và Đại Tây Dương nên tạo ra một giáp nước.

Hình dứơi đây được chụp tại nơi này bỏi các nhiếp ảnh gia của trang NBC.
Theo đài này viết lại thì các người mà ta thấy đã bị quét xuống biển bởi ngọn sóng này. Tuy nhiên không ai bị thiệt mạng.





Các sóng lớn nhiều khi ta cũng thấy phát sinh ra từ các cơn bão cực lớn. Dưới đây ta thấy các sóng sinh ra từ các cơn bão.

Andrew Cotton của England đang lướt sóng tại Praia do Norte-Nazare, Portugal
 
Marseille, France
Hải Cảng Naples, southern Italy.
Newhaven tại Sussex, England
Hải Cảng Cudillero,  tại northern Spain.
Porthcawl harbor, South Wales- Anh
Porto, Portugal
Seaham Harbor, County Durham, U.K
Seaham Harbor, County Durham, U.K

Xem ra như vậy thì sóng nhiều nơi như Anh, Bồ Đào Nha và Cape Town còn ngoạn mục hơn song Tiền Đường.

Friday, August 29, 2014

July 4 tour



Nếu độc giả nào muốn xem hình của Yellow Stone xin qua lại xem bài July 4th tour bài 8.

ĐOẠN ĐƯỜNG 5: Yellowstone- Salt Lake city
Sáng sớm hôm sau, chúng tôi lại lên đường và lần này theo đường ven sông Yellowstone đến hồ cùng tên. Mới sáng tinh mơ chúng tôi đến Upper Fall. Cô cháu lớn thì nhất định theo ông nội. Cô bé thì buồn ngủ quá bám lấy bà nội ngủ. Hai ông cháu xuống thác chụp ảnh một lúc thì thấy bà nội dẫn cô chaú thứ hai xuống. Thấy thác chảy là cô ta tỉnh ngủ ngay, chi cho ông nôi chỗ này chỗ kia.
Bản đồ đoạn 5

Một giờ sau, chúng tôi lại thác thứ 2: Lower Fall. Thác này là thác lớn nhất trên sông Yellowstone và cũng là lớn nhất công viên. Tuy vậy, thác không thể so sánh với thác Niagara, nhưng cũng rất hùng vĩ. Nước đổ trắng xóa xuống vực sâu thẳm, đá vàng óng ánh. Thật ra vùng đất này thuộc Lousiana Territory mà Tổng Thống Jefferson mua lại của Pháp năm 1803, nên người Pháp là người da trắng vào đây đầu tiên để săn, bẫy thú rừng. Khi họ thấy bên vực sâu vài trăm thước có các đá vàng và các ống phun khói ở đây họ đặt tên là vùng “Roche Jaune” (Đá Vàng). Sau này người Mỹ dịch sang thành Yellowstone là vậy.
 

 Chúng tôi theo nhau lên các đài quan sát ngắm cảnh, chụp ảnh.
 Chúng tôi cũng thấy vài họa sĩ, chùm áo lạnh ngồi vẽ thác không biết từ lúc nào.
Chúng tôi rời công viên theo đường 89 để sang công viên bên cạnh, cách đó 17 mi (27 km). Đây là công viên Grand Teton. Công viên này cảnh chính là một hồ nước trong xanh cạnh dãy núi Teton vọt cao đến trên 7,000 feet (2,100 m) bên trên mặt hồ. Độ cao của đỉnh núi cao nhất của dãy là 13,775 feet (4,199 m) so với mặt biển. Đây là đỉnh núi cao thứ hai trong dãy Rocky Mountain.



 

Grand Teton
Như trên tôi đã viết, người da trắng vào đây đầu tiên là người Pháp. Lúc nhìn thấy các đỉnh núi như ngực phụ nữ, nhất là có hai đỉnh gần nhau cao, to cũng gần tương dương mà giống hệt cặp đào tiên của nữ giới nên họ đặt tên là Grand Téton (Vú Lớn). Viết đến đây thì tôi nhớ lại lần đi chơi Lạng Sơn cùng hai bạn kt và Niệm (TS vật lý- Hà Nội). Khi chúng tôi cách Lạng Sơn độ mươi cây số, tôi để ý bên trái xe (hướng 11 giờ) đi từ nam lên bắc một quả núi cũng có hình như ngực phụ nữ và chỉ hai bạn xem. Đây chắc là núi Nà Cà thì phải. Nếu muốn đặt tên quả núi này một cách chính xác thì nên chọn tên Nhũ Sơn.

Thông ở Lower Fall


Nhũ Sơn- Lạng Sơn
Xe ngừng lại ven hồ Jackson để mọi người ngắm cái đẹp sông hồ và núi. Hồ Jackson là hồ nước thiên nhiên trên sông Snake River. Hồ có chiều dài 15 miles (24 km), rộng  5 miles (8.0 km) và sâu 438 feet (134 m). Nhưng sau này được chặn một đập làm mức nước tăng lên thêm 40 ft (12 thước). Mặt hồ bằng phẳng sóng vỗ lăn tăn, phản ảnh các ngọn núi của dẫy Grand Teton cao trên 2 km, tuyết phủ trắng xóa. Ở đây cũng như Yellowstone vào mùa hè mà tuyết còn rất nhiều. Tuy rằng chỉ cao trên 2000m đối với mặt hồ, nhưng vì mặt hồ phẳng nổi bật lên một ngọn núi cao làm ta thấy sự chênh lệch của cao độ làm ta thấy sự hùng vĩ của ngọn núi.
Sông Snake River (sông Con Rắn) bắt nguồn từ công viên quốc gia bên cạnh Yellowstone qua hồ này cùng chảy qua 4 bang: Wyoming, Idaho, Oregon và Washington để đổ vào sông Columbia. Sông có chiều dài  1,078 mi (1,735 km), và có nhiều thác rất đẹp đáng kể nhất là thác Shoshone Falls. Tuy nhiên, chương trình du lịch không qua đây.
 Chúng tôi tiếp tục trên đường 89 nam đến thị trấn Jackson nằm trong Jackson Hole.
 GRAND TETON – Ngực lớn..
(Grand Téton)
 Mang danh ngực của đàn bà.
 Các ông đổ đến để mà tìm xem.
 Nhiều ông vốn dĩ kèm nhèm.
 Cứ tưởng của thật, chẳng thèm núi sông.
Nhưng tôi xin cản các ông.
 Đây là núi đá, đừng hòng trời cho.
 Nếu mà muốn mắt được no.
 Play boy, ông ngắm khỏi lo cực mình.
 
Nhưng chỉ là giấy với hình.
Còn là của thật cố rình chẳng ra.
 Thôi đành ngắm núi, nhìn hoa.
 Bà xã quan sát, chúng ta yên lòng.
 VHKT
 Jackson là một thi trấn lớn nhất trong vùng cả hai công viên Yellowstone và Grand Teton với dân số theo thống kê mới nhất là 8,647 người. Đây cũng có sân bay nội địa để du khách đến thăm. Ngay trung tâm của thị trấn có một công viên mà các cổng ra vào kết bởi cả ngàn sừng elk (hươu).
 Công viên sừng elk
 Sau đó, theo đường 89 một đoạn nữa và qua các mỏ than lộ thiên lớn nhất Hoa Kỳ. Theo thống kê thì Wyoming là bang sản xuất nhiều than đá nhất quốc gia và đứng thứ nhì về hơi đốt. Xe đưa chúng tôi theo đường 20 (hay còn có tên 33) đi sang bang Idaho rồi vào I 15 nam, để về Salt Lake City, Utah.
Xe chạy qua các cánh đồng bát ngát trồng khoai tây. Xe cũng ngừng trên đoạn đường bang này một thời gian tại một quán ăn cho chúng tôi giải khát và giải quyết.
 Bang Idaho lớn hàng 14 của Mỹ với diện tích 83570 sq mi (216,632 km2) và dân số chỉ có 1 triệu 6. Đây là bang trồng nhiều khoai tây nhất nước Mỹ.
Khoảng 4 giờ chiều thi chúng tôi vào bang Utah.
 Utah là bang cao nguyên với độ cao trung bình 6,100 ft (1,860 m), có diện tích rộng hàng 13 với 84,899 sq mi (219,887 km2) và dân số thưa thớt gần  2 triệu 8. Đất đai bang này khô cằn đa số là bán sa mạc. Tuy nhiên, bang có số công viên quốc gia nhiều thứ ba của Mỹ với 5 cái, sau Alaska (8 công viên) và California (8 cái).
Xe vào đến thành phố Salt Lake City thì lúc hoàng hôn buông xuống. Xe chạy quanh vài khu phố rồi vào khách sạn. Tôi thấy cảnh bầu trời dưới khoàng hôn thật đẹp, nên chỉ lo chụp hình.
 Chúng tôi tắm rửa rồi lại lấy nồi nấu cơm.
 Trong khi các bà lo nấu cơm, các cháu thì lo chơi, tôi sách máy hình ra chụp cảnh bầu trời rực rỡ.
Hoàng hôn tại Salt Lake City
 Salt Lake City được lập vào năm 1847 do ông Brigham Young một người theo đạo Mormon cùng một số đông tín đồ đạo này. Đạo Mormon là một nhánh Church of Jesus Christ of Latter-day Saints (LDS Church), cho tín đồ được phép lấy nhiều vợ. Chuyện di dân lập nghiệp cũng vì lý do nhiều vợ mà ra. Ông Brigham cùng tín đồ chó chuyện lôi thôi với chính quyền Illinois, nên đi cư về đây lập nghiệp tránh va chạm. Nghe nói riêng ông Brigham có tới 7 bà vợ cả thẩy. Bạn nào có ý thích đa thê nên đến đây lập nghiệp và theo đạo này. Hiện nay trên 50% của thành phố là tín đồ của đạo. Họ cũng cấm tín đồ uống cà phê, rượu hay các chất kích thích. Thanh niên được gọi là “Sir” và thanh nữ được gọi là “Madam”. Thành phố rất sạch sẽ, gọn gang.

Wednesday, August 27, 2014

Ba-Be Lake, Vietnam


Theo trang MSN của đài truyền hình NBC đăng hôm nay:


Thì hồ Ba Bể Việt Nam được họ chọn là một trong 16 hồ dẹp nhất thế giới. Tôi chư được diễm phúc xem cảnh nơi đây. Tuy nhiên, tôi vẩn thường có ý đi ngắm cảnh nơi đây cũng như Sơn động Quảng Bình- Một động đến ngày nay được xem là động lớn nhất thế giới..
Ba-Be Lake, Vietnam
Subtropical rainforests are rarely the home of major lakes, but Vietnam’s Ba-Be Lake, set amid limestone cliffs in the monsoon zone, is one of the best-known. A place of mist-shrouded islets and quiet bays surrounded by native jungle, it is meditatively scenic. Tour boats ply the lake, which is now contained within a national park that holds endangered monkeys and gibbons. Though not large — it’s barely five miles long — its many inlets and bays make it topographically intriguing, and its waters are almost always calm, a green mirror for the surrounding rainforest.\
Bài viết trên tôi trích từ trang MSN.

Bài dịch :

Ở các rừng vùng bán nhiệt đới ít khi có các hồ đẹp, nhưng hồ Ba Bể ở Việt Nam thì khác. Nằm tròng giữa các vách đá vôi của vùng gió mùa, hồ được biết đến rất nhiều. Những hòn đảo nhỏ ẩn hiện trong mnà sương và vây quanh bởi các rừng già, nó đã trỡ thành một thắng cảnh.

Nơi này nay là công viên quốc gia. Các du thuyền sẽ đưa du khách len lỏi trên mặt hồ mà chung quanh là chon cư ngụ của càc loìa khỉ vượn hiếm hoi. Hồ này không lớn lắm chỉ khoảng 12  km. Những đảo nhỏ những vịnh và nước xanh, phản ảnh của các rừng núi vây quanh đã làm nơi này trở nên hấp dẫn.

Tuesday, August 26, 2014

Đại Việt thắng Nguyên Mông bài 63


CHƯƠNG 04

 
 

 
 

 
G- Vũ khí-Quân trang.

1. Vũ Khí. (TT)

c- Nhân Tạo.

Người Âu Châu sang xâm lăng Á Châu đã xẩy ra từ thời Alexander the Great trước 330 BC. Nhưng kể từ thế kỷ 16, thì họ chia nhau tìm thuộc địa. Ngày 27 tháng 4 năm 1521, nhà hàng hải người Bồ Đào Nha tên Ferdinand Magellan đặt chân lên Phi Luật Tân. Kể từ khi ấy, các nước Tây phương sang Á Đông càng ngày càng nhiều, đem theo các vũ khí quá mức chênh lệch nên các nước Á Châu đã đã bị lép vế rõ rệt. Đầu tiên là các nước Mã Lai, Phi Luật Tân, Ấn Độ, Nam Dương...bị họ chinh phục.

Trong thế kỷ 19, các đế quốc Âu Châu xuất hiện khắp nơi ở Á Châu, rồi nhà Thanh một đế quốc to lớn đã ngã quỵ trước các nứơc Đức, Nga, Anh, Pháp, Mỹ… Năm 1853-1854, các võ sĩ đạo Phù Tang lừng danh dũng cảm, võ nghệ tuyệt luân cũng đầu hàng trước các khẩu thần công của các chiến hạm Mississippi, Saratoga, Susquehana và Plymouth của Đô Đốc Matthew Perry. Và chỉ cần vài trăm lính Pháp đã hạ nổi một thành trì của Việt Nam. Mới đây, Mỹ đánh Iraq và Afganistan với các vũ khí tối tân làm quân đội các nước này tan rã mau lẹ. Bây giờ họ chỉ còn đương đầu với nhân tâm thôi. Nhưng câu chuyện vũ khí chiếm ưu thế tuyệt đối là 2 quả bom nguyên tử của Mỹ ném xuống Nhật vào tháng 8, 1945.

Trong một tương lai gần đây vũ khí nguyên tử, khinh khí sẽ trở thành chuyện bình thường. Thay vào đó ta sẽ thấy vũ khí rất tân kì như tia sáng laser (light amplification by simulated emission of radiation), súng bắn bằng microwave hay E bom (Electromagnetic bom).

Xét như vậy ta thấy rằng Vũ Khí tối tân cũng giữ một địa vị quan trọng trong sự chiến thắng.

2.Trang bị.

Trang vị cá nhân cũng là phương tiện để chiến thắng. Ta đã thấy cuộc đấu giữa Mông Cổ với các hiệp sĩ tây phương thì biết cái quan trọng của trang bị như thế nào. Một người lính chiến đánh được lâu dài là nhờ vào trang bị (không nói tới cái bao tử). Nếu hành trang mang trên người một chiến sĩ vừa vững chắc bảo vệ cho thân thể lại nhẹ nhàng thì họ sẽ chịu đựng được lâu dài hơn.

Bây giờ ta đặt vấn đề như sau: lấy một mẫu người trung bình nếu tất cả hành trang trên người là 15kg thì người ấy chỉ có thể vừa di chuyển vừa chiến đấu trong 5 giờ liên tiếp. Nếu  phía địch có một người lính có đầy đủ thể lực như người kể trên và cũng có các trang bị tương đương về phẩm chất nhưng trọng lượng các vật dụng là 10kg, thì người này có thể chịu đựng trong cùng hoàn cảnh đến 7 giờ liên tiếp. Vậy khi tác chiến ai chiếm ưu thế?

Vì lý do ấy, ngày nay các nước đều nỗ lực trong việc phát huy những hợp chấp vừa nhẹ vừa chắc để làm áo giáp, giày dép, mũ trụ. Khi phát minh ra súng cá nhân, người ta lúc đầu chỉ nghĩ tới khẩu súng bắn mạnh, xa. Nhưng bây giờ họ phải phát triển súng nhẹ và hữu hiệu hơn trước nhiều. Trong thế chiến thứ hai, các súng cá nhân như Garant MI, Thompson nặng tới 4 hay 5 kg, nhưng các khẩu súng mới bây giờ bắn nhiều phát hơn trong một phút; tầm bắn xa hơn và đặc biệt nhẹ bằng phân nửa các súng cũ. Trong tương lai người ta sẽ để bảo vệ người, vũ khí bằng cách dùng các chất Plastma.

H- Chọn Tướng.

Chọn người làm tướng là một việc quan trọng cho một quốc gia.

Uý Liêu[1] là một nhà quân sự tài ba vào cuối đời Chiến Quốc. Ông chủ trương: Muốn giành được thắng lợi, vấn đề căn bản phải có đường lối sáng suốt trị dân, luyện quân, chọn tướng soái ưu tú, phòng bị kiên cố ở trong quốc nội, rồi tấn công địch quân. Khương Tử Nha Khi trả lời Chu Vũ Vương về cách tuyển tướng nói: “làm tướng nhất định: trên phải biết đạo trời, dưới phải biết địa lí, giữa phải biết việc người.[2] Tôn Vũ nói: “Một là đạo, hai là thiên, ba là địa, bốn là tướng, năm là pháp.

Muốn chọn tướng thì nên chọn ai?

Câu chuyện Ngô Lạp Hư chọn tướng được chiếu trên History channel. Thời Chiến Quốc các nước tranh giành quyền hành. Sở là nước lớn hay đánh phá Ngô. Ngô Vương Ngô Lạp Hư muốn chống Sở, nhưng thiếu tướng tài. May đâu Tôn Vũ ở Tề đến. Lạp Hư hỏi: “Thế nào là một tướng tài?” Tôn Vũ nói: “Tướng thì phải: nhân, trí, tín, dũng, nghiêm.” Khi bàn về nghiêm Tôn Vũ nói lệnh tướng đưa ra thì ba quân phải thi hành, nếu không bị hành hình. Nhưng muốn thử tài, Lạp Hư bèn hỏi: “Đánh giặc thì đàn bà con gái làm nổi không?”. Tôn Vũ đáp: “Dạ được.” Lạp Hư lại hỏi: “Các phi tần của trẫm đánh giặc được không?” Vũ đáp: “Dạ được, nhưng phải luyện tập.” Lạp Hư cho chọn một tá cung phi đẹp, yêu kiều ra cho Vũ luyện tập.

Vũ ra lệnh các cung phi cầm kiếm xếp hàng. Khi ông ra lệnh các cô đưa kiếm lên đầu tiến tới. Các cô cười rũ rượi chẳng nghe lời. Ông nói: “Đây là lần đầu tat ha, nhưng nếu không nghe ta phạt rất nặng. Có thể là tử hình.” Cả Lạp Hư, lẫn cung phi cho đây là câu chuyện đùa. Ông lại ra lệnh như trước, các cung phi lại cười. Hai cô cười nhiều nhất chống kiếm cho khỏi ngã. Ông liền ra lệnh lôi hai cô chém đầu. Lạp Hư cản ông không nghe. Kết quả hai cô bị chém thật. Gông lại ra lệnh cho các cô làm và tất cả nghe nghe lệnh răm rắp.

Câu chuyện này cho thấy cái nghiêm của một tướng.

Chu Dịch với Binh pháp viết ở trang 15: “Tuyển chọn tướng soái chỉ huy quân đội, phải bổ nhiệm người hiền, không thể bổ nhiệm người thân. Bổ nhiệm người hiền thì thắng, bổ nhiệm người thân thì bại” quan điểm này phù hợp với đường lối cải cách của Thương Ưởng nước Tần. Nhờ vào đó mà nước Tần có nhiều tướng tài.

Một nước có tướng tài, biết áp dụng quân kỷ duy trì sức mạnh của đạo quân, lại biết phối hợp thiên thời, địa lợi, nhân hòa để tạo ra những mưu lược đánh địch thì nước ấy có cơ thắng trận. Nhưng muốn, mọi người tuân theo luật pháp thì đầu tiên là giới lãnh đạo quốc gia, và các tướng tá phải tôn trọng kỷ luật. Khi nói đến tài giỏi thì kiếm ra được không phải dễ, nhưng muốn kiếm ra người vừa giỏi vừa có tư cách thì càng khó hơn nhiều. Cái giỏi làm binh sĩ và các tướng dưới quyền khâm phục. Cái tư cách làm cho mọi người kính trọng. Giữ kỷ luật là một việc để duy trì sức mạnh của quân đội. Muốn có kỷ luật của binh sĩ thì người làm tướng phải biết tuân thủ kỷ luật đầu tiên. Phàm làm người thì ai thấy quần áo đẹp thì thích mặc; thấy món ngon thì thích ăn; thấy nhà đẹp muốn ở; thấy tiền nhiều muốn chiếm, và thấy người đẹp thì hết nói… Hơn nữa, bản tính chung của con người là thấy nặng ngọc thì ngại, bị cực khổ thì chịu không nổi, thấy vui thú thì ham muốn. Người tránh được các thứ này, sẽ giữ được kỷ luật, không cướp của người khác, không tham nhũng hối lộ. Có người sẽ nói muốn có người như vậy thì chắc phải chọn người tu sĩ chính cống và chưa chắc được người như vậy. Theo chúng tôi nên chọn ai có thể tránh các cái trên càng nhiều càng tốt. Đến như Hưng Đạo Vương mà cũng chưa hoàn thiện huống hồ người khác.

Nếu một người tướng làm bậy thì sĩ quan cấp dưới làm theo và binh sĩ trở thành trộm cướp. Từ đó chính nghĩa cuộc đấu tranh không còn và phá hoại hết cuộc chiến tranh nhân tâm. Chỉ người có tư cách mới làm được việc này.

Trong các danh tướng, ai ai cũng là những nhân tài năng quán thế, nhưng đọc đến Ngô Khởi, Điền Đan chúnh tôi cảm thấy các ông là mẫu người tướng lý tưởng.

Trên phương diện quân sự Ngô Khởi là một tướng đáng làm gương cho người tướng về sau. Dù rằng ông đã giết vợ ông người nước Tề để cầm quân đánh Tề là một điều khó tha thứ. Đây ta chỉ xét tư cách làm tướng mà thôi. Lúc làm tướng chỉ huy mấy chục vạn quân, ông vẫn mặc như một người lính, ăn uống chung với lính và ngủ cùng chỗ với lính. Khi di chuyển ông đi bộ cạnh lính. Dù rằng ông giữ luật rất nghiêm minh, nhưng tất cả binh lính thương ông vô cùng. Khi Ngụy Vũ Hầu đi thuyền với ông tỏ ra rất thích địa thế sông Tây Hà vì có núi non bao bọc để bảo vệ đất nước. Ông đem chuyện vua Kiệt nhà Hạ có Hoàng Hà, Thái Sơn bao bọc rồi cũng bị mất nước vì không được lòng dân. Vua Trụ nhà Ân có các núi Thái Hằng, Trường Sơn, Mạnh Môn và sông Đại Hà bảo vệ rồi cũng diệt vong vì không thắng nhân tâm. Ngụy Vũ Hầu nghe vậy cho là phải. Tóm lại ông cũng công nhận dù lợi địa bao nhiêu mà thua nhân tâm thì thua tất cả.

Còn Điền Đan là tướng Tề chống Yên. Ông cũng ăn, ở chung với binh sĩ, hòa đồng với dân, tất cả mọi người đều yêu mến ông. Đến khi khi Tề sắp bại, thì ông là người cứu vãn tình thế.

Bên cạnh các yếu tố liên quan đến sự chỉ huy, người làm tướng phải có một lòng quả cảm vô bờ, phải có một ý chí sắt đá, để đưa ra các quyết định sang suốt và kịp thời. Chu dịch với binh pháp” trang 15 đã viết: “…mà nhất định phải có vị tướng soái trí dũng song toàn, hiểu được chiến lược chiến thuật trong chiến tranh, xây dựng một đội quân có đủ sức chiến đấu mới có thể đánh bại địch giành thắng lợi.”

Ngoài các yếu tố cơ bản, một vị tướng có đầu óc bén nhạy, đoán trước được tâm lý đối phương cũng giúp vị tướng dễ dàng thắng trận. Người chỉ huy có thể nghiên cứu địa thế, thời tiết cùng tâm lý người tướng bên đối phương mà đoán ra chiến thuật của giặc. Rồi từ đó trương kế tựu kế ta bầy thế trận cho giặc vào tròng. Chẳng hạn như Tôn Tẫn là bạn của Bàng Quyên, nên ông biết rất nhiều tính tình của bạn mình. Vì thế khi trở thành địch thủ ông đoán đúng những gì mà Bàng Quyên nghĩ và làm. Chuyện Vua Solomon là một thí dụ khác về việc này.

Trong truyện Tam Quốc Chí- có phần thực, có phần hư- ta không khỏi thán phục nhân vật Khổng Minh. Một người có tài nhận xét tâm lý và đoán biết được ý nghĩ của đối phương. Để rồi từ đó ông biết nếu cho quân đánh phía nào thì giặc chạy về đâu. Khi cho quân đánh Tào Tháo, ông biết khi thua Tào Tháo sẽ chạy về vùng nào. Vì tính đa nghi, Tào Tháo sẽ bỏ đường nhỏ, tránh nơi không nghi binh vì sợ phục binh mà sẽ vào chỗ có nhiều nghi ngờ cờ quạt phất phới, chiêng trống inh tai. Cuối cùng Tào Tháo bị bít đường gặp Quan Vân Trường và được tha chết.

Một người tướng hay cả các người cầm vận mệnh quốc gia phải dùng lý trí để quyết định đánh hay không đánh. Nhiều khi một người vì các xúc cảm nay vì tình mà quyết định sẽ đưa trận đánh hay quốc gia vào chỗ thập phần nguy hiểm. Ta thấy Hittler một phần quyết đánh thành phố Stalin vì gét Stalin nên cuối cùng đã thảm bại. Ta quay lại câu chuyện Tam Quốc Chí. Ba anh em Lưu, Quan, Trương đều cuối cùng chết vì dùng tình cảm để quyết định. Quan Vân Trường thì khinh khi Tôn Quyền, nên bị Tôn Quyền diệt. Trương Phi thì muốn phục thù cái chết của Quan Vân Trường, nên uống rượu đánh cấp dưới, bị cấp dưới chặt đầu. Lưu Bị thì vì cái chết hai em mà quyết tâm đánh Ngô bất chấp lời khuyên của Khổng Minh và Triệu Tử Long, cuối cùng thất bại và bịnh rồi chết.
Xem ra như vậy, cà ba đều chết vì để sự quyết định không do lý trí mà bởi con tim.
Âu đó là cái gương cho người làm tướng.

Nhiều khi sự suy đoán phản ứng đối phương cũng làm cho chính phía mình bị nguy hiểm trước, nên đòi hỏi những binh sĩ thật can đảm. Nếu tính lầm một chút là ván cờ hoàn toàn đổi ngược. Chuyện con ngựa gỗ thành Troy khoảng năm 1700 BC là một đơn cử. Thí dụ nếu bên địch tò mò cho người lục lọi thì thật nguy hiểm cho các binh lính trong con ngựa. Tuy nhiên, tôi vẫn phục mưu kế của Nguyễn Nhạc trong cuộc tấn công thành Qui Nhơn hơn. Tôi chưa từng nghe chuyện một chủ tướng tự ngồi vào cũi để lính đem nộp cho giặc. Ông quả là can đảm phi thường.hư vậy việc lựa tướng là việc quan trọng của nguyên thủ quốc gia. Nước còn hay mất, thắng hay bại là một phần do sự lựa tướng. Các câu chuyện Bạch Khởi tránh Liêm Pha và đánh Triệu Quát; rồi Điền Đan tránh Nhạc Nghị đánh Kỵ Kiếp, đều là tránh tướng tài mà ra vậy.




[1] Có thuyết cho rằng ông là người nước Lương, lại có thuyết cho ông là tướng Tần.
[2] Trích từ Chu Dịch với binh pháp. Câu này cũng ám chỉ tới thiên thời, điạ lợi và nhân hòa.

Monday, August 25, 2014

NƯỚC MẮM.


NƯỚC MẮM.

Bạn có biết các nước mắm mà mình hay ăn từ trước đến nay nhu Việt Hương, Phú Quốc, Phan Thiết… đều lảm từ Hông Không- Trung Quốc không? Khi mua bạn nhìn vào góc dưới cùng của bảng nhãn hiệu, bạn sẽ thấy: Product of HongKong.

Tôi mới thấy một hiệu nước mắm ghi chữ

Product of Viet Nam là Hải Yến.

Thông Báo:


Thông Báo:

Sau một thời gian khó khăn vì không thể đăng hình lên blog, tôi dã phải chuyền bài viết sang blog : nguoiviethoaky.

Hôm qua, tôi cố gắng sửa lại blog này. Kể từ nay tôi sẽ đăng bài lên blog này thường xuyện hơn.

Cám ơn sự thông cảm của bạn đọc.

VHKT

Hải quân thế giới sau thế chiến II


Cho đến ngày nay, trên thế giới không còn nước nào sử dụng thiết giáp hạm. Duy chỉ Mỹ còn 4 chiếc thuộc lớp Iowa, có khả năng tái tân trang đem vào sử dụng nếu cần. Còn tuần dương hạm thì hai nước vẫn duy trì đó là Nga và Mỹ. Loại Hải Giám mà TQ vừa đưa là là loại tuần duyên. Tuy nhiên, vì vẽ bản đồ lưỡi bò liếm trọn Biển Đông của ta, nên đường tuần duyên quá xa làm nhiệm vụ của loại tàu này thành tuần viễn duyên hay tuần cận dương.

Sau thế chiến thứ II đến 1990, thế giới ở trong tình trạng chiến tranh lạnh giữa Tư Bản và Cộng Sản. Mỹ và Liên Xô đua nhau sản xuất các tàu khổng lồ. Nay chiến tranh lạnh đã qua nhưng lại nảy sanh một chàng khổng lồ, hiếu chiến muốn đánh lung tung làm thế giới nhất là Đông Á, Đông Nam Á và Nam Á Châu tranh đua mua vũ khí. Lẽ đương nhiên, Mỹ, Nga cũng không khoanh tay đứng nhìn. Ta lại xem một pha tranh đua sản xuất các con tàu khổng lồ khác.

Tất cả loại tàu của hải quân trên thế giới hiện nay được chia làm 7 loại chính:

I-             Hàng Không Mẫu Hạm- Aircraft carrier.

II-          Trực Thăng Mẫu Hạm- Helicopter carrier.

III-       Tuần Dương Hạm- Cruiser.

IV-       Tàu ngầm- Submarine.

V-          Khu trục hạm- Guided Missile Destroyer.

VI-       Khu trục hộ tống hạm- Frigate.

VII-    Hộ tống hạm- Covette.

Các loại tầu nhỏ như tuần duyên, thả mìn, vớt mìn...đã không được kể loại tàu chính.

I-                   Hàng Không Mẫu Hạm- Aircraft carrier.

Loại thông thường là loại mà ta từ trước đến nay vẫn thấy. Đó là loại chở các phi cơ chiến đấu tấn công bằng phi đạo trên HKMH. Theo tiến trình khoa học và kỹ thuật, các HKMH này đã gia tăng trọng tải rất nhiều. Trong số cac có những chiếc trọng lượng rẽ nước trên 75000 tấn được gọi là supercarrier. Đạc biệt, một số trong những HKMH hiện đang sử dụng được trang bị đông cơ nguyên tử. Ngay chính trong loại HKMH nó cũng được chia làm 3 kiểu thiết kế:

A-    HKMH kiểu thông thường CATOBAR; B- kiểu ski jump STOBAR và C- kiểu cho phi cơ dùng phi đạo ngắn VTOSL.

Ba kiểu thiết kế:

A-    CATOBAR-  HKMH loại thông thường

Kiểu này dùng Catapult Assisted Take-Off But Arrested Recovery được gọi tắt là CATOBAR.

Dùng catapult lúc phóng và dây bắt lại lúc đáp thì xuất hiện lâu và đã nói qua. Catapult từ lúc mơí phát minh và cho mãi đến hết thế chiến II dùng thủy điều (hydrolic) đầy phi cơ chạy tới trước trong lúc phi cơ cũng rồ máy chạy. Sau đó, máy ép hơi nước thay thế làm việc này. Máy này to lớn nặng nề làm con tàu HKMH phải làm lớn hơn, tốn tiền hơn. Sân bay loại này thì phẳng như sân bay thường, nhưng trên sân bay có kẽ hẹp, dài, chạy dọc theo sân bay để một bộ phận máy thủy điều hay ép hơi nước do một piston tạo ra chạy bên dưới. Đây là đường mà máy đẩy phi cơ tới trước.

Hệ thống catapult trên hàng không mẫu hạm rất to lớn, kỹ thuật cao và tốn tiền. Trong thế chiến II, HKMH Mỹ USS Enterprise đã phóng các oanh tạc cơ B-25 mà trọng lượng của phi cơ cộng thêm bom và nhiên liệu lên đến 16 tấn. Như vậy ta thấy ngay sức mạnh của máy như thế nào. Hiện nay, các HKMH Mỹ thường chở các máy bay F/A-18A Hornet, của McDonnell Douglas  cũ và bây giờ là của Boeing, cũng nặng tới trên 9000 kg.

Có một điều nhắc nhở bạn đọc là có thể có hai hay ba HKMH cùng tên; như USS Enterprise cò 2 chiếc, nhưng một loại là thời chiến tranh thứ II chạy bằng máy hơi nước hai một loại là thời mới đây dùng nguyên tử năng. Hai chiếc này chỉ khác nhau ở mã số. Chiếc thời chiến tranh thứ II có mã số, dựa theo cách thiết kế sườn thân tàu (hull classification symbol), CV-6 còn chiếc mới đây có mã số là CVN-65. Con số sau càng lớn thì tàu càng mới. Vậy 65 phải mới hơn 6. Có bạn sẽ đặt câu hỏi tại sao cái cũ là CV mà chiếc mới CVN. dạ thưa chữ N là Nuclear propulsion - nguyên tử năng. Hải quân Mỹ căn cứ vào vỏ tàu mã số mà biết tàu loại gì. CV nói chung là HKMH; CVA là HKMH tấn công (attack aircraft carrier; A do Attack), CVB HKMH lớn (large aircraft carrier), CVL HKMH nhẹ (light aircraft carrier), CVN là HKMH nguyên tử (aircraft carrier (nuclear propulsion)) và CVAN là HKMH tấn công nguyên tử (attack aircraft carrier (nuclear propulsion)).

Trên thế giới ngày nay có ba nước dùng loại này. Đó là chiếc NAe São Paulo của Brazil, chiếc Charles De Gaulle của Pháp tất cả HKMH của Mỹ. Ngay cả các các siêu hàng không mẩu hạm nguyên tử lớp Nimitz của Mỹ mà chiếc USS Washington là một cũng trang bị catapult hơi nước. Chiếc này đang đóng đô tại Nhật và thường xuyên đến Biển Đông cùng Việt Nam mà mục đích làm nản lòng kẻ xâm lăng phương bắc.

USS GeorgeWashington

Ngoài chiếc NAe São Paulo của Brazil, một chiếc mua của Pháp năm 2000, tất cả các chiếc khác đều trang bị với động cơ nguyên tử. Loại HKMH nguyên tử ra đời từ năm 1961, mà chiếc đầu tiên có tên là USS Enterprise. Pháp cũng tìm cách sản xuất chiếc Charles De Gaulle dùng năng lượng nguyên tử, nhưng kích thước rất kiêm tốn so với các HKMH của Mỹ.

Vì USS Enterprise là chiếc chạy bằng nguyên tử năng đầu tiên, nên có sự chú ý rất nhiều ở khắp thế giới. Chiếc này trọng lượng rẽ nước 95000 tấn gần 4 lần so với các KHMH đầu thề chiến thứ II, dài 342 m, chứa được 90 phi cơ. Các HKMH hay bất kỳ con tàu nào họat động cũng phải về bến để tu bổ, lấy tiếp liệu. Nhưng đối với chiếc Enterprise thì muốn đi bao nhiêu cũng được và nếu cần nó di chuyển liên tiếp 20 đến 25 năm. Các HKMH kiểu này được gọi là siêu HKMH.

Có bạn hỏi, nếu máy chạy tàu bị gãy một hai vài bộ phận thì sao? Nó phải quay về bến thì làm gì có chuyện 25 năm được. Hay chắc phải cho phi cơ bay trong đất liền ra mà chở theo các bộ phân thay thế. Thưa không. Trên siêu HKMH có một xưởng với đầy đủ máy móc để tiện, cưa, đục dũa các bộ phận ấy.

Nếu bạn muốn xem sự so sánh các KHMH với nhau để xem chúng thay đổi như thế nào thì chắc ta phải so sánh các con tàu của Mỹ với nhau vì hình như cho đến năm 2020 này thì USA vẫn là bá chủ của ngành HKMH. Dưới đây là bảng so sánh các con số từ sau thế chiến II.
 
 
So sánh HKMH MỸ- trước &  sau 1945
Lớp
Hạ thủy
Lượng rẽ nước(tấn)
Chiều dài m
Chiều rộng m
Vận tốc km/h
Năng Lượng
Hoạt tầm km
số tàu đóng
số phi cơ chở
Essex
1941
36400
270
45
 
steam turbine
37000
24
100
Midway
1945
45000
295
34
61
steam turbine
 
3
137
Forrestal
1954
75000
300
39.42
63
steam turbine
 
4
90
Kitty Hawk
1961
81700
326
40
59
steam turbine
 
4
90
Enterprise
1961
94800
342
40.5
62.2
Nguyên tử
không giới hạn
1
90
Nimitz
1975
105000
333
76.8
56
Nguyên tử
không giới hạn
10
90
 

Mới đây Hoa Kỷ cho hạ thủy một chiếc HKMH nguyên tử đời mới lớp USS Gerald R. Ford. Chiếc nay đang trong thời gian làm chi tiết, cùng để thủy đoàn tập tành làm quen, nên chưa cho ra phục vụ. Chiếc này không dùng máy phóng catapult cũ nữa mà máy mới hoạt đông bằng điện từ. Các hệ thống rada, máy vi tính cùng các bộ máy nhạy cảm đều là các thứ thật tối tân. Mỹ dự định hạ thủy 3 chiếc lớp này trong những năm gần đây, để thay thế các chiếc lớp Nimitz tương đối đã cũ.
Và đây là khích thước so sanh hai HKMH mới nhất của Mỹ.
 
Và đây là khích thước so sanh hai HKMH nguyên tử mới nhất của Mỹ mà hoạt tầm không giới hạn hất của Mỹ mà hoạt tầm không giới hạn
                  Năm       Rẽ          Dài    rộng    vận            số          
                   hạ          Nước       m      m         tốc            máy   
                  thủy        tấn                                km/h        bay
Nimitz     1975       105000      333      76.8    56              90
Gerald R. Ford     2013      112000     337       78        56             90
 ù là to lớn hơn, nhưng chiếc Gerald R. Ford có con số thủy thủ đoàn giảm gần 2000 người, nên đã tiết kiệm cho ngân sách quốc gia. Sở dĩ có nghịch lý ấy là vì nhiều bộ phận trước kia do người diều kiển thì nay do máy vi tính làm. Với kích thước lớn hơn, nhưng số phi cơ vẫn không hơn. Tại sao vậy? Đó là tại vì các lớp máy bay sắp ra đời càng ngày càng nặng hơn.
Máy phóng catapult dùng diện từ- Electromagetic- nhẹ hơn, sạch sẽ hơn, ít phải bảo tồn và quan trọng nhất là chu kỳ cho sự tái hoạt động nhanh hơn. Với chu kỳ ngắn hơn nên họ có thể phóng nhiều phi cơ lên không nhanh hơn. Đây là một yếu tố quan trọng trong kỹ thuật tác chiến.
USS Gerald R Ford

Dưới đây là bảng so sánh hình dáng và các quốc gia sử dụng HKMH.