Monday, June 30, 2014

Nghiên cứu CHIẾN HẠM 16


Corvette/ Hộ Tống Hạm

Danh từ Corvette xuất sứ từ Pháp. Anh lúc đầu thì gọi loại tầu này là sloop.

Trong thế kỷ XVII (17), loại này dài từ 10 đến 12 m và lượng rẽ nước từ 40 đến 70 tấn. Đến thế kỷ XIX (19), thì các con thuyền này đã dài hơn gấp đôi với độ dài 30 m và lượng rẽ nước lớn gần gấp 10 lần, 600 tấn. Loại này nhỏ hơn frigate nhưng lớn hơn tàu tuần duyên.

Mãi cho đến khi Anh Pháp chiến tranh trong cuộc chiến Napoleon 1803-1815 thì Anh làm quen với chữ corvette và sau đó gần hai thập niên thì họ mới chính thức chấp nhận loại corvette. Lúc ấy, hải quân Hoàng Gia Anh mới chính thức đề ra loại chiến thuyền một sàn, trang bị với 20 đến 24 súng là corvette. Với loại này thì lớn hơn các sloop mà Anh đã dùng trước đó. Khi loại này ra đời thì người ta mới biết rõ kích thước của nó hơn. Loại thuyền này có lượng rẽ nước khoảng 500 tấn, như vậy nó chỉ bằng một nửa loại trên nó là frigate- khu trục hạm nhẹ.

Đến thời kỳ máy hơi nước các hộ tống hạm- corvette trở nên linh hoạt và nhanh hơn loại dùng buồm nhiều. Trong thời này, các tàu loại thiết giáp hạm hay tuần dương hạm trở nên quá lớn, cồng kềnh cho các cuộc xâm lăng vào các nước Á Châu. Các quốc gia Âu Châu dùng các loại chiến hạm nhỏ hơn như khu trục hạm và loại corvette được dùng để hỗ trợ.
Trong các năm kế tiếp việc chế tạo loại tàu này trở nên không quan trọng.
Đến thế chiến II, việc làm các tàu loại này trở nên dễ dàng vì các nhà thiết kế dựa vào các loại tàu đánh cá voi. Vì hiệu quả của máy chạy tàu, các tàu loại này lớn hơn và có lượng rẽ nước tăng đến 1000 tấn, để có thể nhiều trang bị cho phù hợp với chiến tranh. Đô Đốc Winston Churchill, sau này là thủ tứơng Anh, có trong tay một số thiết kế và ông đã nghiên cứu để đặt lại loại corvette cho phù hợp với thời đại ấy. Lúc đầu, các mẫu design cho loại tàu khá lớn làm lẫn lộn với loại Tribal-class destroyer, vi lượng rẽ nước lên đến 2500 tấn, dài 115 m, vận tốc 67 km/h. Về sau, làm nhỏ hơn và một loạt 267 chiếc corvette ra đời, năm 1939-1940. Đó là lớp Floweer, mà lượng rẽ nước chỉ 950 tấn, dài 63 m, vận tốc 30 km/h. Quân đội rất nhiều quốc gia của Đồng Minh được trang bị với lớp này, kể cả Mỹ cũng dùng loại này trong lúc mới tham chiến.
 
Lớp flower đã phục vụ hiệu quả để hộ tống các tàu hàng xuyên Địa Tây Dương và còn đem tiếp liệu phẩm cho hồng quân Liên Xô qua ngả hải cảng Murmansk- Bắc Hải, cực bắc Liên Xô, cạnh Phần Lan.
Chiến tranh càng lúc càng mạnh, với sự hiện hiện của các U-boat mới. Lớp flower trở nên quá nhẹ để chống lại tầu ngầm lẫn phi cơ. Việc hộ tống bây giờ được chuyển lại cho loại frigate. Vì cường độ chiến tranh tăng quá lẹ, nên số frigate sản xuất không kịp. Năm 1943, Anh lại cho ra lớp khác lớn hơn một chút. Đó là lớp castle có lượng rẽ nước 1060, dài 77 m, vận tốc 31 km/h. Tất cả hải quân hoàng gia Anh đặt mua 54 chiếc, Canada mua 48 chiếc và Hoàng gia Na Uy mua 1 chiếc.
Trong khi ấy, Úc (Aus) cũng cho ra lò một lớp tương tự gồm 64 chiếc thuộc lớp Bathurst-class corvettes. Úc dùng 60 chiếc còn 4 chiếc khác chuyển sang cho hải quân Ấn Độ.
 
 
Trong thế chiến II, các loại tàu thả thủy lôi, vớt thủy lôi đều được gọi là corvette vì cùng cỡ. Hải quân Tân Tây Lan (New Zealand-NZ) sử dụng loại này làm từ Scottland. Đó là lớp Bird-class.
Vì loại tàu này đảm nhiệm vai trò thứ yếu, nên các quốc gia không chú ý tới phát triển nhiều, mà chỉ dùng nước khác đã làm.
 
Lớp
Quốc Gia
(Hạ thủy)
Lượng rẽ
nước (tấn)
Chiều dài
m
Vận tốc
tối đa
km/h
Hoạt tầm
km
số tàu
 hạ thủy
Bird-class
NZ/1941
930
51
24
 
45
Flower
UK/1939
950
63
31
 
267
Castle
UK/1943
1060
77
31
 
102
Bathurst
Aus/1943
1025
57
28
 
60
 
Ngày nay nhờ vào sự phát triển hỏa tiễn, các tàu này trang bị rất mạnh và lần lần thay thế các loại tàu lớn như Thiết Giáp Hạm (Battle Ship), hay Tuần Dương Hạm (Cruiser). Càng ngày các loại tàu này càng được làm lớn hớn và có khả năng tự chiến đấu.
 

Friday, June 27, 2014

Những đường hầm nổi tiếng


Trong thời gian người Pháp sang đô hộ Đông Dương, họ làm lắm việc không tốt, nhưng ngược lại họ cũng làm nhiều diều mà dân ta cũng phải cám ơn họ. Trong các việc mà ta cám ơn là hệ thống đường xá khắp Việt Nam. Trước khi họ sang đây ta chỉ theo gương nước Tàu vĩ đại đường toàn là đường đất cầu gỗ tối đa. Khi đô hộ nước mình họ đã làm các con đường tráng nhựa các cầu sắt, đường xe hơi xe lửa. Đặc biệt là làm nhiều đường hầm cho xe lửa chạy qua cắt ngắn thời gian rất nhiều.

Một trong các đường hầm ấy còn tồn tại cho đến trước 75 là đường hầm đèo Rù Rì ở phía bắc Nha Trang. Trong năm 1973, tôi dắt một toán học sinh ra chơi Nha Trang, và một hôm đưa các cô các cậu đi Ninh Hòa bằng đường xe lửa. Các cô các cậu rất hứng thú khi được có dịp ngồi xe lửa xuyên qua đường hầm tối đen như mực.

Tuy nhiên, tại đèo Hải Vân xe cộ vẫn phải leo đèo mãi cho tới trước năm 2000. Lên đèo nhìn, cảnh thì đẹp ngưng cũng rất nguy hiểm. Vì cái nguy hiểm và rất cao ngay cạnh bờ biển mà vua Lê Thánh Tông đã cho ghi ở cửa trông về phủ Thừa Thiên ba chữ "Hải Vân Quan", cửa trông xuống Quảng Nam đề "Thiên hạ đệ nhất hùng quan" vào năm 1470.

Ta cũng nên nhắc lại lịch sử của dân Việt một chút.

Nước Việt ta khởi đầu từ thời độc lập của Ngô Quyền (939) chỉ vỏn vẹn từ đồng bằng Bắc bộ đến Hả Tĩnh và nhận biên giới đèo Ngang. Lúc triều Lý cực thịnh Lý Thường Kiệt đánh Lâm ấp lấy  phần Quảng Bình. Sau khi nhà Trần đánh bại Nguyên Mông, năm 1301, vua Trần Nhân Tông du ngoạn Chiêm Thành và gã Huyền Trân cho  Chế Mân. Và ông vua nước này đã hồi môn hau châu ô, Lý tức Quảng Trị, Thừa Thiên. Biên giới nước ta đến đèo Hải Vân. Cứ nhìn vào lịch sử và địa lý ta thấy ngay ngày xưa, ông cha cứ lấy các quả núi ngăn cách làm biên giới để ngăn bớt bước chân xâm lược.

Trong cuộc hôn nhân Chiêm Việt thắm thiết được thời gian ngắn thì vua Chiêm qua đời. Theo tục lệ Chiêm thì Huyền Trân công chúa cũng bị thiêu sống theo vua Chế Mân. Lúc ấy là đại Việt dưới triều vua Anh Tông. Vua ta hoảng quá sai Trần Khắc Chung vào viếng tang, nhưng thật ra âm mưu cứu nàng công chúa về.

Vì vụ án này, mà Chiêm Việt lại hục hặc và người xưa đã có bài thơ:

Đổi chác xưa nay kéo nực cười.

Vốn đà không lỗ lại thêm lời.

Hai châu Ô, Lý vuông ngàn dặm.

Một gái Huyền Trân đáng mấy mươi.

Lòng đỏ, khen ai lo việc nước.

Môi son, phải giống mãi trên đời.

Châu đi, rồi laị châu về đó.

Ngơ ngẩn nhìn nhau một lũ Hời.

Xem ra thấy chua chắt cho thân p[hận một nước nhỏ bé quá. Chữ lũ Hời lại có phần khinh miệt

Năm 1470 là năm vua Lê Thánh Tông, một trong các vì vua tài ba nhất trong lịch sử Việt Nam, đem quân đánh chiêm ở vùng Quảng Nam, Quảng Ngãi. Rồi từ chiến cuộc ấy, nước ta đã mở rộng biên cương cho đến Phú Yên.

Mãi đến cuối tháng 8, năm 2000, VN khởi công xây đường hầm qua chân núi Bạch Mã và hoàn tất vào tháng 6, 2005. Đây là con đường hầm trên bộ dài nhất Đông Nam Á.

Cuối năm ấy anh em chúng tôi có dịp đi xe xuyên qua đây. Nếu lấy công tâm mà nói, tôi thầm mừng cho dân ta đã có một phương tiện lưu thông an toàn, xuyên qua dãy núi Bạch Mã, nhất là vào các ngày mưa gió, đường xá trơn trựot.

Hệ thống đường hầm gồm hai ống lưu thông: một xuống nam, một lên bắc để tránh tai nạn hai xe húc nhau đối đầu. Bên trong có những quạt gió lớn gắn trên đỉnh ống để đem không khí mới mẻ, trong lành cho hành khách cùng sự lưu thông an toàn. Sở dĩ đường hầm này cũng như các đường hầm tân kỳ được xây theo hình ống tròn là vì hai lý do:

1-      Máy khoan đường hầm là một máy có đầu hình tròn để khoan đá.

2-      Ống lưu thông sau đó được xây bên trong cũng thiết hình diện hình tròn thì sẽ chịu đựng manh hơn vách thẳng đứng.

Theo Wikipedia thì đường này có các con số sau đây:

  • Đường hầm chính: dài 6.280 m, rộng 10 m, độ cao xe cho phép đi qua là 7,5 m.
  • Đường hầm thoát hiểm: dài 6.280 m, rộng 4,7 m, cao 3,8 m.
  • Đường hầm thông gió: dài 1.810 m, rộng 8,2 m, cao 5,3 m.

Cửa đường hầm đèo Hải Vân
Theo vài nguồn tin thì VN đang chuẩn bị làm thêm vài đường hầm trong đó có hầm xuyên qua đèo Cả. Nhưng dù sao, đây cũng chỉ là một đường hầm có kích thước kiêm tốn so với các đường hầm khác.
Để rồi ta sẽ tìm hiểu tiếp sau này.
 
 

Thursday, June 26, 2014

Đại Việt thắng Nguyên Mông? 57

Nghệ thuật chiến tranh (tt)



2. Huấn Luyện     

a- Huấn luyện chiến đấu:

Sau khi tuyển chọn để đưa vào một binh chủng thích hợp thì người lính phải trải qua một giai đoạn huấn luyện để trở thành thiện chiến trong ngành của mình.

Gia Cát Lượng coi việc huấn luyện quân đội là quan trọng, có luyện tập thì mới có thể trở nên tinh nhuệ. Ông nói: “Quân không tập luyện, trăm mgười không địch nổi một; tập luyện mà dùng họ, một người có thể địch trăm người.”[1] Trong khi ấy, Trọng Ni[2] cũng nói: “Không dậy mà chiến đấu, đấy gọi là bỏ dânsau khi dậy dỗ huấn luyện thì có thể chiến thắng[3] Người Mỹ cũng có câu: “No pain, no gain” hàm ý không đổ mồ hôi, không rơi nứơc mắt thì khó thành công.

Vì lí do ấy, tất cả quân đội các nước đều phải lo luyện tập. Quân đội nào càng cố gắng luyện tập bao nhiêu thì sức dẻo dai, chịu đựng càng tăng bấy nhiêu, kỹ thuật tác chiến tăng lên cao và trở thành thiện chiến. Ngày trước ở miền Nam, trong quân trường có câu: “Thao trường đổ mồ hôi; chiến trường bớt đổ máu.” Câu này đã nói lên cần phải luyện tập thật chuyên cần và kham khổ. Ngoài sự luyện tập những kỹ thuật cá nhân như dùng cung, thương, giáo, mác, côn, kiếm… cho thời trước hay súng ngắn, súng dài, trung liên, đại liên, lựu đạn, mìn… cho thế hệ ngày nay, các binh sĩ còn phải thực tập các di hành, chiến đấu theo đội ngũ. Vì sĩ quan, binh sĩ có tập như đang ở trong một cuộc chiến đấu thật sự thì họ mới quen cách chỉ huy hay cách đi, cách chạy, cách bò, cách núp của cả đơn vị; rồi lúc tiến đơn vị nào yểm trợ đơn vị nào xung phong; khi thoái nhóm nào đảm nhiệm việc cản địch nhóm nào tháo lui…Vì lý do ấy mà lâu lâu ta thấy quân đội các nước tập trận giả với quân số lên tới vài sư đoàn bao gồm cả thủy, lục, không quân. Mục đích của các cuộc tập trận này là làm các thao tác quen đi với thực tế và nhịp nhàng trong di chuyển.

Trong kỳ Thế Vận Hội Mùa Hè vừa qua (2004), các đấu viên trong đội bóng rổ của Mỹ là các đấu thủ thượng thặng trên thế giới, được tuyển lựa từ các đội bóng nhà nghề hay nhất nước. Nếu bỏ ra một người đấu một người thì phần thắng nghiêng về đội Hoa Kỳ. Thế mà lúc tranh tài, họ đã thua mấy đội gồm các đấu thủ dứơi cơ. Tuy các đấu thủ này không giỏi như đấu thủ Mỹ, nhưng tập luyện với nhau lâu hơn, nên hành động nhịp nhàng hơn, có “chiến thuật” hay hơn và thông thạo “chiến thuật” nhiều hơn.

Ta đã xem qua cách luyện tập của quân đội Mông Cổ thời thế kỉ XIII. Các quân đội khác không như vậy nhưng cũng trải qua những giai đoạn khó khăn. Một người có võ nghệ cao siêu, cung tên xuất sắc không phải là thiện chiến mà là một võ sĩ tài ba. Ngừơi này giỏi đánh nhau tay đôi chứ đưa vào một đội quân thì không chắc đem phần thắng cho mình. Thiện chiến đương nhiên là biết sử dụng vũ khí thông thạo mà còn phải biết kết hợp với những đồng bạn để làm một việc rất ăn khớp. Chẳng hạn như một đội bóng mỗi người giữ một nhiệm vụ, nhưng khi ra quân tất cả phải hành động như một cơ phận của một bộ máy. Khi thấy bạn làm một việc thì mình phải biết làm gì để tấn công địch quân hữu hiệu.

Thí dụ câu chuyện lính La Mã đè bẹp được lính Boudica, một lực lượng đông hơn 20 lần trên, một phần là do sự thiện chiến của binh sĩ La Mã, trong khi Boudica không huấn luyện quân đội..
Nếu bạn đã xem truyện của Kim Dung, bạn sẽ thấy tác giả này cỹng đưa ra một nhận xét tương tự. Ông đã đề những nhân vật võ nghệ siêu quần như Quách Tỉnh, Dương Quá nói lên rằng tuy võ nghệ họ cao nhưng trong chốn thiên binh vạn mã họ không thể thắng được.

b/ Huấn luyện Tinh Thần.

Dù thời gian nào, khi ai muốn làm một việc gì mà thiếu tinh thần thì công việc đó cũng khó lòng đạt được kết quả mong muốn. Chỉ nói đến công việc làm vườn, làm ruộng, hay thương mại hoặc học hành, thi cử … cũng vậy. Ta phải có lòng quyết tâm thì sẽ có kết quả mong muốn. Cho nên ông bà ta thường nói “Có công mài sắt, có ngày nên kim.” Khi nói tới câu này chúng tôi nhớ lại nhớ tới một câu chuyện về thi sỹ Lý Bạch mà chúng tôi đọc cách đây vài chục năm trước, nên có thể bị lầm. Lúc đầu, ông học tại núi Hoa Sơn nhưng, thi cử nhưng chẳng đỗ đạt gì, nên chán nản bỏ về. Dọc đường, ông gặp bà cụ già mài thanh sắt, ông hỏi bà đang làm gì thì bà trả lời câu trên. Ông vỡ lẽ ra, nên quay lại quyết tâm học hành và trở thành một thi sĩ lừng danh vậy.

Trong các tranh tài thể thao đội nào đánh ở sân nhà thường chiếm ưu thế để thắng  trận nhờ vào sự cổ võ của dân chúng để nâng tinh thần lên cao. Ta xem kết quả tổng số huy chương (hc) của hai nước Austrilia và Korea đã chiếm được trong vài kỳ Thế Vận (TV) gần đây sẽ thấy rõ:

Kỳ TV 1988, tại Seoul (Korea)
Autralia chiếm 14 hc, Korea 33 hc.
Kỳ TV 1992  tại Barcelona (Spain)
Autralia chiếm 27 hc, Korea 29 hc
Kỳ TV 1996  tại Atlanta (US)
Autralia chiếm 41 hc, Korea 27 hc.
Kỳ TV 2000 tại Sydney (Australia)
Autralia 58 hc, Korea 28 hc .

Xem như vậy, lúc đánh tại Korea thì đội Korea đoạt nhiều huy chương hơn đội Autralia, nhưng khi tranh tài tại Australia thì có kết quả ngược lại. Đến lúc Thế Vận Hội được tổ chức ở một nước khác, số huy chương của cả hai đội đều bị giảm đi.
Riêng đối với Trung Quốc thì năm 1996, họ đoạt được tổng số là 50 hc, sau Mỹ (101), Nga (63) và Đức (65). Đến năm 2000 tại Úc, số huy chương đạt được là 59 cái,  sau Mỹ (91), Nga (88). Năm 2004 tại Athens, họ đạt 63 huy chương sau Mỹ (102), Nga (92). Đến thế vận Bắc Kinh 2008, họ đã đạt 100 huy chương chỉ sau Hoa Kỳ 110 huy chương vượt cả Nga lẫn Đức. Đây là hai nước mà số huy chương thường vượt Trung Quốc.
Nói như thế, tinh thần cao sẽ làm thêm sức mạnh và như vậy về mặt quân sự có thể làm cho cán cân thay đổi được. Một bằng chứng cụ thể là lúc quân Đức đánh sang Nga, họ đẩy lui quân Liên Xô liên tiếp, nhưng nhờ vào tinh thần cao nên đã lật thế cờ. Còn Tại nước ta, Lê Lợi lui quân liên miên, thiếu thốn lương thực, nhưng nhờ tinh thần cao mà không tan vỡ để rồi đuổi được quân Minh quay về Trung Quốc.
Nói một cách chung chung, muốn cho tinh thần quân đội cao, lãnh tụ và những tướng chỉ huy thường phải đem ra cái chính nghĩa và mục đích của cuộc chiến cho binh lính thấy. Nếu toàn dân ủng hộ thì tinh thần binh sĩ tăng lên rất nhiều.
Chúng ta khi xem một trận đấu thể thao thường thấy một đội A đang thắng thế thì nhà dìu dắt (coach) đội B lại “Timeout”. Cái timeout này mang hai ý nghĩa. Một là tái phối hợp, đổi chiến thuật. Hai là các cầu thủ đội A đang hăng tiết vì các thắng lợi mới đạt, nhà dìu dắt làm như vậy để họ nguội máu xuống, tinh thần hết lên cao.
Dưới đây là câu chuyện lịch sử chứng minh về cái mạnh của tinh thần trong trận đánh ngoài chiến địa.
Thời Đông Châu Chiến Quốc, trong các nước lớn thì Tề là một nước muốn làm bá chủ. Vua nước Tề là Tề Hoàn Công ỷ mình là nước mạnh binh lực hùng cường, muốn đánh một nước yếu hơn là Lỗ ở phía tây nam. 
Năm 684 TTL, Vua Lỗ là Lỗ Trang Công quyết định kháng cự với Tề Hoàn Công. Một thường dân Lỗ tên là Tào Quý tìm gặp Lỗ Trang Công. Sau một thời gian thuyết phục, Lỗ Trang Công rất tin rồi cùng Tào Quý lên xe, dẫn quân ra trận.
Quân hai bên Tề, Lỗ gặp nhau ở Trường Thược (thuộc tỉnh Vu-Sơn Đông ngày nay) rồi cùng bày trận chuẩn bị ứng chiến. Theo thông thường tập tục ngày ấy, quân Tề dựa vào nhiều người, đánh trống thách chiến. Lỗ Trang Công thấy vậy định ra lệnh ứng chiến.  Tào Quý cản lại. Thấy quân Lỗ không giám khua trống ứng chiến, Tề Hoàn Công cho lệnh đánh trống thách chiến lần thứ hai. Tào Quý nói với Lỗ Trang Công nên tiếp tục án binh bất động. Quân tướng của Lỗ thấy thái độ quân Tề hùng hùng, hổ hổ làm như muốn ăn tươi nuốt sống họ nên rất căm tức. Tuy nhiên, vì thấy chủ tướng chưa cho lệnh đánh nên cắn răng chờ đợi.
Vua Tề thấy quân Lỗ vẫn không dám đối địch lại nghĩ quân Lỗ yếu đuối nhát gan, liền ra lệnh đánh trồng lần thứ ba. Hồi trống này là hồi trống quyết định, dù Lỗ có ứng chiến hay không quân Tề vẫn cứ tiến tới mà không phạm vào quy luật đối trận thời Chiến Quốc. Giả sử họ không đánh ba hồi trống mà tấn công thi xem như là hèn nhát.
Khi hồi trống thứ ba của Tề vừa dứt, Tào Quý nói với Lỗ Trang Công ra lệnh tấn công. Tiếng trống của quân Lỗ nổi lên, lòng căm tức của họ dồn vào đó; tinh thần binh lính tăng lên rất cao; khí thế tấn công thật mãnh liệt. Cùng khi ấy vì chủ quan, quân Tề không lo đề phòng bị tấn công,  mà chỉ lo tấn công nên chống không nổi rồi thế trận bị vỡ.
Khi thấy quân Tề thua chạy, Lỗ Trang Công ra lệnh truy kích ngay; Tào Quý lại can để ông xem lại. Bây giờ thì Lỗ Trang Công rất tin vào Tào Quý, nên hạ lệnh dừng quân. Tào Quý xuống quan sát dấu bước chân người, ngựa cùng vết xe quân Tề, thấy dấu người xe loạn xạ nên nói với Lỗ Trang Công cho lệnh truy kích. Lệnh vừa phát ra, tất cả binh sĩ hăng say đuổi giặc. Quân Tề thua to phải chạy về nước.
Sau này Lỗ Trang Công hỏi Tào Quý lý do thì Tào Quý giải thích: Khi quân Tề cho đánh trống lần một thì tinh thần họ rất cao, trong khi tinh binh Lỗ vừa phải. Đánh lần thứ hai tinh thần địch quân đã sa sút vì hết hào hứng. Khi trống lần thứ ba, tinh thần xuống hơn, mà chủ soái khinh địch, trận thế thiếu chuẩn bị. Trong khi ấy vì lòng căm tức, tinh thần quân Lỗ sẽ lên cao, vậy ta tấn công thì địch phải vỡ thế trận. Riêng việc ngừng xe lại để quan sát dấu vết thì Tào Quý giải thích xem vết người, ngựa và xe rút lui loạn xạ là lui thật, còn lui trật tự thì đó là kế giả thua.
Trong thời gian gần đây quân đội Bắc Việt có chính trị viên. Người này còn quan trọng hơn cả người chỉ huy đơn vị. Người này có nhiệm vụ nhồi vào đầu binh lính lý thuyết Cộng Sản, và làm cho tinh thần cán binh tăng lên khi chiến đấu. Tất cả sĩ quan hay cán binh thấp nhất cùng kham khổ như nhau, nên binh sĩ tin vào lời nói của mấy người chính trị viên đó. Ngược lại, nếu cấp chỉ huy chỉ lo thu tiền của lính ma, lính kiểng, buôn lậu, bán quân dụng cho giặc, về nhà thì hống hách với cấp dưới, bắt đàn em tạp dịch, nói một đường làm một nẻo thì ai tin để mà có tinh thần?
Trong tình trạng thiếu hụt lương thực như vậy, nếu là quân lính có tinh thần thì cố gắng chịu đựng để chờ cơ hội. Thí dụ như chuyện Bình Định Vương Lê Lợi khi rút về Chí  Linh, thiếu thốn đủ thứ, nhưng tinh thần tướng sĩ không lung lay dù là ăn rau cỏ, thịt voi, thịt ngựa qua ngày. Trong cuộc kháng chiến chống Pháp cũng vậy. Dân quân ở các vùng kháng chiến khổ sở biết mấy; cơm độn rau, đậu, khoai, sắn đã thế ăn không đủ no, áo không đủ ấm, nhưng một lòng đánh giặc. Với tinh thần đó nên ta đã thành công.
Vì các lý do và dẫn chứng nêu trên, khi huấn luyện các binh sĩ ta nên có sự huấn luyện tinh thần cho họ, để họ nhìn thấy tại sao họ lại có mặt trong quân ngũ và nhiệm vụ chính yếu của họ là gì? Nếu người cầm quyền thật lòng vì dân vì nước thì chuyện này không mấy khó khăn vì các quân nhân sẽ nhận thấy điều này. Khi đã thấm nhuần các lý thuyết vì nước vì nhân dân vì gia đình của chính bản thân họ thì chắc chắn tinh thần chiến đấu sẽ lên rất cao.
Muốn nâng cao tinh thần quân đội, huấn luyện tinh thần ở quân trường chưa đủ mà còn huấn luyện tại đơn vị một cách thường xuyên là một điều cần thiết. Tuy nhiên, khi nói về tinh thần và quân kỷ sẽ nhàm chán làm nhiều người ngủ gật. Muốn được mọi người nghe, ta nên xen trong những bài nói về tinh thần bằng cách lấy thí dụ là các câu chuyện lịch sử hào hứng, rồi có các chương trình ca nhạc giúp vui. Khổ một cái nếu nhân dịp này mà vị chỉ huy đơn vị lại lợi dụng các cô ca sĩ xinh đẹp để làm việc khác thì sẽ tạo ra các ảnh hưởng trái ngược.


[1] Chu Dịch với binh pháp, trang 52.
[2] Tên chữ của Khổng Tử (孔子 sinh 551 –  mất 479 TCN) là một nhà tư tưởng, một nhà triết học và xã hội nổi tiếng người Trung Hoa. Các bài giảng và triết lý của ông có ảnh hưởng rộng lớn đối với đời sống và tư tưởng của các nền văn hóa tại Trung Quốc, Cao Ly, Nhật Bản và Việt Nam.
[3] Trích từ Chu Dịch với Binh Pháp, trang 52.

Wednesday, June 25, 2014

Thái Liên Khúc I

Vương Xương Linh tự Thiếu Bá không rõ năm sinh, bị thứ sử Giang Tô là Lưu Khưu Hiển giết năm 756, vì có tư thù với ông này. Ông rất giỏi thơ văn đậu, tiến sĩ và làm quan. Ông được người đời tôn là Thi Thiên Tử. (Thơ vào bậc vua), một trong 4 vị thi sĩ hay nhất đời Đường.

荷葉 羅裙一栽                       

[1] diệp la[2] quần[3] nhất sắc tài[4].       

芙蓉向臉兩                    

Phù dung[5] hướng kiểm[6] lưỡng biên[7] khai.

亂入池中看不見                    

Loạn nhập trì trung khan bất kiến.     

聞歌始覺有人來                   

Văn ca thủy[8] giác hữu nhân lai.

王昌齡    Vương Xương Linh

                                                                                    .

Hái Hoa Sen I

Sen xanh, quần áo cũng xanh.

Má hoa cùng nở, màu thành hồng tươi.

Nhìn vào chẳng biết có người.

Nếu không nghe tiếng nói, cười trong hoa.

                                             VHKT- 1972

 

Sen xanh, quần áo cũng cùng mầu.

Hoa, má nở ra có khác đâu.

Lẫn lộn người hoa không biết được.

Nghe ca, người ở đó từ lâu.

                                        VHKT- 1972

 



[1] : Hoa sen.
[2] La: 1. vải lụa. 2. cái lưới. 3. bày biện.
[3] Quần: cái quần.
[4] Tài: đây có nghĩa là màu sắc, như tam tài.
[5] Hoa phù dung
[6] Kiểm: đôi má
[7] Biên:1. bên, phía. 2. bờ, rịa, ven, mép, vệ, viền, cạnh. 3. biên giới.4. giới hạn, chừng mực. 5. ở gần, bên
[8] Thủy: bắt đầu, mới, trước.

Tuesday, June 24, 2014

July 4-2011 Du Kí- bài 2


ĐOẠN ĐƯỜNG 2: Richfield-Denver

Bản đồ đoạn 2
Sáng hôm sau: ngày 3 tháng 7, khi đang say sưa, chuông điện thoại reo vang. Tôi mở mắt thấy 6 giờ sáng. Chuông điện thoại chỉ là người hướng dẫn du lịch đánh thức chúng tôi lo vệ sinh, ăn sáng mà khởi hành đúng giờ. Tiền mua vé du lịch bao luôn ăn sáng, nên chúng tôi không cần trả tiền các thứ này.
Tất cả chúng tôi lục đục rửa mặt đánh răng rồi kéo nhau xuống phòng ăn sáng. Chúng tôi rời khách sạn lúc 7 giờ sáng sau một bữa điểm tâm thật đơn giản chỉ có cà phê, cereal và pan cake. Cereal là một loại thực phẩm làm từ ngũ cốc nấu chín, xấy thật khô ăn với sữa tươi. Còn pan cake thì như loại bánh kẹp, không đường và ăn với mật. Nếu bạn nào không thích ăn các thức này thì nên lo mang theo đồ ăn sáng như xôi, bánh khúc, trứng luộc… Sau hơn một giờ di chuyển thì xe lại đi vào vùng khô cằn của sa mạc, chỉ thấy toàn cát đá, núi trọc. Tuy nhiên núi nơi này rất đẹp với nhiều hinh dạng kỳ dị.
Đến 10 giờ sáng, xe ngừng tại thị trấn Green River nhỏ nhen của Utah. Nó có tên này là vì cách đó độ khoảng 1 cây số có giòng sông Green River với nước thật sự. Đó cũng là nơi có nước chảy duy nhất trong khoảng c trăm cây số. Ở đây lưa thưa vài ba cây xăng cùng bốn năm cửa hàng hamburger, hotdog hay subway. Nói cho đúng, chỗ này đ khách viễn phương dừng chân, đổ nước bên ngoài vào xe, đổ nước bên trong người ra ngoài, mua đồ ăn trước khi vào một đoạn dường dài băng sa mạc. Người hướng dẫn viên cho biết chúng tôi nên mua Subways hay Hamburger để ăn trưa vì từ đây vào đến công viên Arches sẽ không chẳng còn thị trấn nào để nghỉ. Thật ra phía nam viên quốc gia Arches, có thị trấn Moab, mà xe đi từ phương bắc đến nên ghé vào sẽ tốn nhiều thì giờ.
Nửa giờ sau, xe tiếp tục theo xa lộ 70 đông, vượt qua con sông Green River rồi chạy qua các bãi cát sỏi khô cằn và những ngọn núi trọc. Cách Green River khoảng 32 km, xe rẽ vào đường 191 nam. Xe chạy trên đường này khoảng 40 km thì vào vùng núi đá đỏ có nhiều hình dạng tuyệt đẹp. Chẳng mấy phút sau, xe tiến vào một thung lũng, ngừng lại và người hướng dẫn viên đi vào phòng điều hành công viên Arches để mua vé.

Ngồi đợi mua vé, chúng tôi thấy thấp thoáng qua các gộp đá các loại xe, lớn nhỏ đang, lên xuống trên các con đường ngoằn nghèo trên lưng chừng ngọn núi bên tay phải.
Lili hỏi:
- Ông ơi! Xe trên ấy đi đâu vậy?
Tôi âu yếm nhì cháu trả lời:
- Xe mình cũng sắp theo các xe ấy đấy con. Mình lên trên ấy để xem các cảnh thật đẹp đó.
Cùng khi ấy người hướng dẫn viên quay lại xe. Tài xế tiếp tục con đường.
Từ đây, xe bắt đầu leo núi trên con đường ngoằn nghèo lên cao khoảng 500m. Ngồi cạnh tôi là cô cháu Alissa gần 5 tuổi. Cháu nhìn cảnh thấy xe leo lên cao, nhìn lại con uốn khúc với các gộp đá hai bên dứơi, cháu la lên:
-          Wow! Ông ơi đẹp quá!
Phải nói là các tảng đá nơi đây bị sâm thực bởi gió cát có các dạng thật đẹp.
 

Công Viên Arches được tạo ra trong thời đại địa chất Jurassic (Kỷ Jura) là một kỷ trong kéo dài từ khoảng 200 triệu năm trước, khi kết thúc tới khoảng 150 triệu năm trước. Kỷ Jurassic còn được biết đến là thời đại Khủng Long. Năm 1993 đạo diễn lừng danh Steven Spielberg đã tung ra phim ăn tiền Jurassic Park nói về chuyện các con khủng long trong kỷ này còn sót lại. Trong thời gian này nước biển tràn vào rồi bốc hơi để lại một lớp muối dày cùng các sa thạch hay đá cát. Sau đó, nứơc mưa làm tan muối để lại các tảng đá sa thạch. Cả trăm triệu năm, gió mưa cát thổi soi mòn dá thành các hình dạng tuỵêt mỹ nhất là các cổng trời thiên nhiên. Trong công viên rộng 310 km2 này có đến 2000 cổng và các tảng đá lừng danh.

Lẽ dĩ nhiên, chúng tôi không thể đi xem hết cái đẹp kỳ vĩ của công viên này. Nếu bạn muốn xem hết, thì nên đi một xe Camper, thật tốt, có máy điều hòa không khí, mang thức ăn và nhất là nước uống cho 1 tháng, cùng nhiên liệu chạy xe. Nếu không thì ban ngày vào xem, tối ra Moab City nghỉ ngơi, nhưng nhớ là đã ra rồi vào là tốn tiền vào cửa đấy.

Lên hết dốc, chúng tôi ở trên một cao nguyên. Một thời gian sau, từ xe chúng tôi đã thấy các cổng trời hiện lên trên vùng cát đá khô cằn.

Cháu Alissa nhìn các cổng đá vĩ đại ở tuốt xa xa nói:

-          Ông ơi! Con muốn lên.

Vì cháu không đủ ngôn ngữ điển tả rằng “ông ơi con muốn đến đó.” Tôi thấy ngoài trời, theo thông báo của hướng dẫn viên là 104 độ F (40 độ C) và đường xa cả cây số thì cháu làm sao đến đó được, nên chỉ nói an ủi cháu:

-          Ừ! Tý nữa ông cháu mình đến đó.

Xe ngừng lại lúc 1 giờ trưa, và tất cả chúng tôi xuống xe. Ai nấy thi nhau chụp hình lưu niệm, dưới cái nóng cháy da, nhưng cái đẹp thiên nhiên làm mọi người quyên mất cái khó chịu ấy. Tôi cũng chụp cho gia đình vài tấm, rồi quay ra chụp cảnh.

 
(Tại cổng trời có cả chục người đứng, nhưng bạn thấy nổi không? Nó chẳng gần đâu nhe)
Arches National Park
 
Nơi đây nóng cháy da người.
Sao ai nấy vẫn tươi cười hả hê?
Chắc vì cảnh cảnh đẹp mà mê.
Quên mất cái nóng, nghĩ về thiên thai.
Đường đi dù có dặm dài,
Gạt bỏ phù phiếm, trần ai cõi đời.
VHKT
Cháu Alissa dục:
-          Ông ơi! Đi với con!
Tôi chẳng còn cách nào hơn là theo cháu.
Cháu bé thứ hai 9 tuổi tên Lilian rất thích chụp ảnh như ông nội, đòi tôi đưa máy cho cháu. Tôi trao máy cho Lili. Chụp một lúc cô bé trao máy lại cho tôi. Tôi không ngờ cháu bé tý hon cắm đầu đi trước theo hướng cổng trời vào, nên tôi rảo bước theo cháu. Tôi sát nút nắm tay cháu theo đám đông vào cổng đá. Đi khoảng 2/3 đoạn đường thì nhóm xe chúng tôi khoảng 60 người quay lại xe gần hết, vì nóng quá. Họ muốn ngồi trên xe có máy lạnh ngắm cảnh cũng đủ, không nuốn bị BBQ mà sờ được cục đá. Nhưng cô cháu tý hon của tôi không nản bước.
Đi thêm một đoạn nữa tôi gặp cặp vợ chồng Hùng. Hai vợ chồng thấy tôi mừng quýnh, nhờ tôi chụp ảnh cho hai người một lượt, rồi họ quay về xe. Đây là cặp cuối cùng của đoàn xe tôi. Tôi cũng nhờ Hùng chụp cho hai ông cháu 1 tấm. Khi tôi chụp ảnh cho hai người bạn xong, thì cháu nhỏ đã đi xa khoảng 20 m, nên tôi vội vã theo cháu.
 
Hình hai ông cháu
 
Cuối cùng hai ông cháu tới nơi.
Cháu thích chí nhảy lung tung dưới bóng mát của cổng đá. Ở dưới bóng cổng trời thật dễ chịu thoải mái, bõ cộng cho chuyến đi phơi nắng. Thỉnh thoảng, trong các ke đá thòi ra một đầu của một con sóc rình mấy miếng đồ ăn rơi của khách du lịch.
Tôi nghe tiếng cháu gọi:
- Ông ơi! Con Squirrel! Take a picture!
Quay sang, tôi thấy cháu đang hí hửng nhìn con sóc nhảy từ gộp đá này sang gộp đá khác.
Tôi vội lấy máy chụp theo ý cháu.
Nhìn sang phía kia là một thung lũng có phần xanh tươi hơn phần bên chúng tôi mới đến. Độ 10 phút sau thì cháu thứ hai Lili nhập bọn với hai ông cháu tôi. Thêm 5 phút nữa thì vợ tôi và cô cựu học sinh Đỗ Ngọc Thanh cũng lại thế là cả nhóm tôi đã vào cổng trời. Chung quanh chỗ này có nhiều cổng nữa nhỏ hơn và một lố các gộp đá nhìn như một đoàn voi đang đưa vòi lên trời. Nơi ấy được gọi là Elephant Parate.
Sau khi quay lại xe, chúng tôi được đưa lại xem hòn đá được gọi là Balance Rock. Đây là một gộp đá trên phình ra to bằng 3 chiếc xe bus hình như một trái đào, được nâng lên bởi một gộp đá mà phần thắt nhỏ khỏang 1/5 tảng đá bên trên. Thật là một kì dị của thiên nhiên. Cảnh làm tôi nhớ lại chuyện Tể Thiên Đái Thánh ăn cắp đào của Tây Vương Mẫu.
 
Hình Balance Rock
Chung quanh chỗ ấy, có rất nhiều tảng đá kì dị khác.
Gió cát đưa đẩy làm mòn các gộp đá này, rồi một thời gian sau; không biết một ngàn, hai ngàn năm sau các cổng đá, trái đào tiên trên sẽ biến đi và rồi các cổng đá, trái đào mới sẽ xuật hiện. Đời con người thật là phu du trước thiên nhiên. Thật là khâm phục bàn tay nghệ sĩ tài ba của thiên nhiên. Nhưng trong vũ trụ vô bờ, chính trái đất cũng chỉ là một hạt bụi li ti trong dại dương bao la, thì con người ta chẳng là cái gì cả.
Tôi chợt nghĩ :"Bây giờ mình còn đứng nhìn các tảng đá này. Mười năm, hai mươi, ba mươi năm sau có sẽ người khác đứng đây ngắm chúng, và có thể Lili, Alyssa cũng sẽ dẫn con cháu của chúng lại đây. Còn thân ta ra sao? Ta đâu còn được bên cạnh hai cháu nữa. Tôi bất chợt thở dài.
Xe nổ máy và rời khỏi công viên lúc 2 giờ chiều.
Trên xe, nghĩ lại cảnh vừa qua làm bài thơ tặng nhóm Việt Nam cùng du ngoạn và cô cựu học sinh của tôi bài thơ sau:
Tranh thơ
Arches National Park.
Cổng này không đục mà nên.
Ngàn xưa là chỗ của tiên ra vào.
Bên kia là một vườn đào.
Tề Thiên lên tận trời cao đem về.
Bây giờ hoang vắng tứ bề.
Còn đá vạn dạng làm mê con người.
VHKT
 
Xe quay lại đoạn đường 191 để gặp lại xa lộ I 70 đông. Đoạn đường I 70 bây giờ nhập với US Route 6 hay Grand Army of the Republic Highway. Grand Army of the Republic Highway là xa lộ chính nối từ Bishop, California đến Provincetown, thuộc bang Massachusetts mãi cho tới năm 1964. Trên địa phận Cali, nó nối Bishop tới Long Beach. Hiện nay, nó là con đường liên tục dài nhất Hoa Kỳ. Cái tên này là để vinh danh một đơn vị trong cuộc nội chiến Nam Bắc (1861 - 1865).
Từ vùng này trở đi, bốn phương tám hướng toàn là cát, sỏi và đá, chẳng một bóng người. Vùng đất nhìn rất bằng, cây cối lưa thưa, lá nhỏ li ty, khô cằn chen trong đó là các gộp đá đủ hình dáng; cái thì duyên dáng như một thiếu phụ ngồi; gộp thì quái dị như quỷ sứ gác của của Diêm Vương Cung. Theo thực vật học, cây lá nhỏ là để bớt thoát nước và đồng thời ít cần nước. Chính là loài cây mọc ở sa mạc.
Điệp quay sang tôi hỏi:
- Ông à! Tại sao nơi đây lại bằng phẳng như vậy?
Tôi ngẫm nghĩ một chút rồi trả lời:
- Nơi đây mấy triệu năm trước là vùng nước biển, nhưng vì núi bao chung quanh nên trở thành một hồ nước mặn vĩ đại. Nhưng vì các biến chuyển địa chất, nên nước rất đục, chứa toàn đất cát. Cả triệu năm như vậy làm đất cát lắng xuống từ từ. Vì là hồ, nên ít sóng hơn biển, nên sự trầm lắng của đất cát cũng ít sáo trộn do đó có một bề mặt bằng phẳng như vậy.
Điệp thắc mắc:
- Nhưng tại sao bây giờ chẳng có đất mà toàn là cát, đá vậy?
Tôi giải thích tiếp:
- Em biết không. Đất là vật nhẹ, cát và đá là vật nặng. Khi chìm thì vật nặng chìm xuống trước, vật nhẹ chìm sau. Vật cát thường ở dưới; đất ở trên. Nước biển từ từ rút xuống. Nhiều trận mưa đổ xuống liên tiếp làm đất theo nước trôi đi xuống các vùng thấp làm thành phù sa. Cát bị cuốn đi ít hơn và đá thì không trôi đi đâu cả nên bây giờ ta thấy toàn cát, đá là như vậy.
Chúng tôi, hai cháu và Thanh ngồi ngắm cảnh tiếp.
Một vài nơi hiện ra các vết nước chảy, tạo ra những con sông cạn, có các dải cát trắng, bằng bặn, lớn phần trên nhọn hoắt như mũi cày phần dưới. Điều này chứng tỏ cho ta thấy rằng, trên sa mạc này đã có những trận mưa rào. Nước chảy thật vũ bão làm ngập lụt con sông trong một khoảng khắc rồi cạn kiệt. Vì vậy mà cây cối chưa kịp hấp thụ nước thì nước đã biến đi, làm chúng khô cằn.
Xa xa là các núi đá trơ trọc, xám xì, có các tảng đá hay cột đá màu tạo ra bởi sự xâm thực của nước biển vài triệu năm trước, cùng mưa, gió, cát thời cận sử.
Nhiều dãy núi, có ngọn lên lên xuống xuống, nhìn giống như các biểu đồ rung động tần số. Một số khác đỉnh tròn tròn, nửa chừng bị sâm thực, làm vách núi dựng đứng, để lộ ra các cột đá nhiều màu, làm tôi liên tưởng các lâu đài cổ Âu Châu.
Nói cho cùng thì cảnh rất đẹp nhưng hoang dã.
Với cái hoang lương ấy làm tôi chợt nhớ tới bài thơ Tích Trung Tác của thi sĩ đòi Đường Sầm Tham. Ông lả một thi sĩ những lài làm quan cho một tướng quân, nên xông pha trận mạc, cuộc đời đầy mưa gió.
Dưới đây là bài thơ của ông, mà tôi dịch cùng tưởng tượng vẽ một tranh đưa lên hình ảnh ấy.