Thursday, October 30, 2014

Thông báo


Tôi nhận được một email lạ, mà không cho phản hồi (do.not.reply@servicemy...com) nên không biết ai.
Trong email có một bài viết tả lại tậm trạng một thiếu nữ, mới tuổi dạy thì thời 1970’s, yêu một người đàn ông, chắc lớn tuổi hơn nàng thiếu nữ nhiều. Sau đó, người này đi lấy vợ làm nàng buồn quá; có ngày nàng ra trước ngôi nhà của chàng đã từng cư ngụ một mình thun thít khóc. 
Cảm khích vì câu chuyện này, tôi làm một bài thơ “Mười Sáu Trăng Tròn” nói lại câu chuyện tình buồn. Tôi không biết ai trong các email mà tôi hay liên lạc có người này không? Nếu câu chuyện trên liên quan đến tôi, thì tôi xin ngàn lần xin lỗi người thiếu nữ thủa xưa..
Nếu không ai thấy bất tiện, tôi xin phép đăng bài thơ “Mười Sáu Trăng Tròn” này lên blog:  http://vhkt-cholachthanyeu.blogspot.com/  vào tuần tới. Nếu vị cô nương ngày xua thấy không muốn đăng xin trả lời với email do.not.reply như vài hôm trước.

Kính cẩn

VHKT

Wednesday, October 29, 2014

Các trái bí rợ khổng lồ.


Hàng năm vào 31 tháng 10 là dịp lễ Halloween. Khắp nước Mỹ người ta điêu khắc các trái bí rợ thành các đèn lồng; con nít hay giả trang ma quỷ đi xin kẹo. Cũng trong dịp gần đến ngày ấy, dân Mỹ-Canada hay tổ chức một cuộc thi các trái bí rợ xem thử trái nào lớn nhất. Thông thường ngừoi ta thấy các trái bị rợ nặng khoảng trên 680 kg (1500 lbv). Các trái bí rợ này thừơng được chỏ tới bằng một chiếc xe bò.


Năm 2009, Wallace đã cho thế giới thấy trái bí rợ nặng 704.88 kg (1554 lb)
Tháng 10m năm 2011, Jim và Kelsey Bryson từ Ormstown, Quebec, Canada đã chiếm quán quân với trái bí rợ  nặng 824.86 kg (1,818.5 lb).

 
 
 
Nhưng năm vùa (2013) qua, ngày 11, tháng 10 Tim Mathison đã đem trái bí rợ khổng lồ của anh ta 921.7 kg (2032  lb) đến cuộc tranh tài Uesugi Farms Pumpkin Park Weigh-off ở Morgan Hill, California và doạt chức vô dịch từ trứơc tới nay.

Monday, October 27, 2014

Hải quân sau thế chiến II. Bài cuối


V-                   Tiềm thủy đỉnh- Submarine.

Khi Thế chiến thứ nhất nổ ra, tàu ngầm thực sự là một loại vũ khí đáng gờm trên biển. Trong suốt cuộc thế chiến, tàu ngầm của các nước tham chiến đã đánh chìm 55 tàu tuần dương và vận tải, 105 tàu khu trục cùng 33 tàu ngầm của đối phương.
Tiềm thủy đỉnh là một vũ khí đánh du kích trên đại dương nên yếu tố lặn lâu và tránh phát hiện bởi máy dò âm sonar rất quan trọng.  Sau thế chiến II, các cường quốc đều nhiên cứu các vấn đề này. Và khi nói đến việc tránh đối phương tìm ra, một câu hỏi trốn ở đâu là tốt nhất? Câu trả lời là lặn thật sâu, nhưng lặn sâu cũng có giới hạn vì càng sâu thì áp xuất càng mạnh làm vỡ tàu dễ như chơi. Một nơi trốn nữa là dưới các lớp băng ở Bắc Băng Dương. Nếu một con tàu nằm dưới lớp băng của Bắc Băng Dương thì đối phương thật là lo lắng. Nhất là Liên Xô rồi tới Mỹ. Nếu con tàu, đột nhiên trồi lên khỏi lớp băng dày đặc rồi phóng một hỏa tiển thì làm sao có đối phương có thể có thì giờ chống lại? Tuy nhiên, nơi đây không dễ mà tới được vì tàu ngầm không lặn đủ lâu. Với các tàu ngầm chạy diesel- điện thì lâu lâu tàu lại phải trồi lên lấy dưỡng khi cho thủy thủ đoàn thở.
Kỹ thuật tàu ngầm ngày nay đa số dùng động cơ Diesel-Electrict. Kể từ khi Mỹ ném 2 trái bom nguyên tử làm Nhật đầu hàng thì nước này lại nghĩ cách biến năng lượng ấy cho chạy máy tàu thật lớn. Người ta tính rằng chỉ cần một khối nguyên tử to bằng trái ping pong cũng đủ sức đẩy một đoàn xe lửa chạy từ trái đất đến mặt trăng rồi trở về. Tuy nhiên, các bộ máy để điều kiển làm năng lượng nguyên tử này trở thành hữu dụng một thời gian lâu dài chứ không phát nổ như bom thì thật khồng kềnh nặng nề. Chỉ có các thuyền tàu không lồ mới nên dùng. Lẽ dĩ nhiên HKMH là mục tiêu đầu và tàu ngầm là mục tiêu thứ 2. Một số quốc gia đã dùng năng lượng nguyên tử cho các siêu tiềm thủy đỉnh. Với năng lượng thường thì tàu chỉ có hoạt tầm giới hạn, và phải nổi lên lấy dượng khí. Nhưng với năng lượng nguyên tử và kỹ thuật lấy dưỡng khí từ nước biển, tàu có thể lặn lâu bao nhiêu cũng được.
Chiếc tàu ngầm nguyên tử đầu tiên do Mỹ Chế tạo. Đó là chiếc Nautilus. Dự án đóng tàu ngầm thế hệ mới được đặt dưới sự điều hành trực tiếp của Đô đốc Hyman Rickover, người được coi là cha đẻ của Hạm đội năng lượng nguyên tử Mỹ. Nó đóng vai trò quan trọng vô cùng cho các cuộc chiến trên biển cả trong tương lai. Vì vậy trong buổi lễ hạ thủy diễn ra vào ngày 21/1/1954, tại nhà máy đóng tàu Groton, bang Connecticut, đã có sự xuất hiện của tổng thống Dwight Eisenhower. Tưởng cũng nên nhắc lại là con tàu này được mang tên Nautilus, để vinh danh tác phẩm “Hai vạn dặm dưới đáy biển” của nhà văn Pháp Gabriet Verne.
Thật ra con tàu ngầm trong câu truyện khoa học giả tưởng này lấy tên từ một loài ốc biển, đầu giống như một con mực nang, vỏ có vân nâu trắng, sống sâu dưới đáy biển khoảng từ 250 đến 900 m. Walt Disney đã thực hiện cuộn phim màu hào hứng " 20,000 Leagues Under the Sea” (1954) với các tài tử Kirk Douglas vai Ned Land và James Mason vai Captain Nemo.

Ốc biển Nautilus

Tàu ngầm Nautilus trong phim

Tàu ngầm nguyên tử Nautilus

Khi lặn, USS Nautilus có thể di chuyển với tốc độ 42,5 km/h, tốc độ trên mặt nước đạt 37 km/h. Đây đều là tốc độ kỷ lục vào thời gian ấy. Lượng rẽ nước khi nổi là 4.157 tấn, khi lặn là 4220 tấn. Tổng công suất động cơ là 13.800 mã lực. Thủy thủ đoàn của tàu gồm 105 người, trong đó có 13 sĩ quan và 92 thủy thủ. Mỹ cũng định dùng chiếc này để phóng hỏa tiễn Regulus, nhưng không thành công.
Trong thời gian chiến tranh lạnh Liên Xô đã cho hạ thủy cả ngàn chiếc tầu ngầm lớp Whiskey, Juliett loại trung bình với lượng rẽ nước dưới 2000 tấn, trang bị hỏa triễn điều khiển. Cùng thời gian các loại tầu ngầm lớp 209, lớn hơn lớp 600 series trang bị hỏa tiễn liên lục địa. Hiện nay tất cả đã cho retired.
Trong thời gian này hai siêu cường dẫn đầu hai khối là Liên Xô và Hoa Kỳ đã lao đầu vào một cụôc chạy đua về từ ngoại giao, thể thao, kỹ thuật, vũ khí và không gian.
Liên Xô đã thắng ở giai đoạn đầu về không gian. Ngày 4 tháng 10 năm 1957, họ đã đưa con tàu vũ trụ Sputnik-1, đầu tiên của loài người, lên quỹ đạo trái đất. Tiếp theo đó là các cuộc phóng phi thuyền có người với phi hành gia Yuri Gagarin ngày 12, tháng 4, năm 1961.
Hoa Kỳ đã muối mặt. Họ phải làm vài thứ để chứng tỏ kỹ thuật họ rất cao bằng cách cho ra đời tàu ngầm nguyên tử trên và đó là chiếc USS Enterprise, một HKMH nguyên tử năm 1962.
Sau lễ hạ thủy năm 1954, tàu Nautilus chính thức được đưa vào biên chế của Hải quân Mỹ 8 tháng sau đó. Ngay sau khi được đưa vào phục vụ, các chuyên gia Hải quân Mỹ tìm hiểu, phân tích và đã đi đến kết luận rằng, hệ thống Sonar và máy bay chống ngầm, vốn hoạt động rất hiệu quả trong Thế chiến II, nay gần như bất lực trước tàu ngầm thế hệ mới này. Khả năng nhanh chóng thay đổi độ sâu, cùng tốc độ cao, cũng như thời gian lặn sâu dưới nước của Nautilus buộc các nhà quân sự phải xem xét lại chiến thuật chiến tranh tàu ngầm trên thế giới.
Vì là chiếc đầu tiên nên nó vẫn có khuyết điểm: ồn, rung mạnh và định vị.
Tiếng ồn lớn và độ rung mạnh: Khi tàu vận hành ở tốc độ 28-31 km/h, các thủy thủ không thể nghe được tiếng nói của nhau do tiếng ồn quá lớn. Sự ồn ào này gây ra bởi các máy bơm nước lạnh vào để làm nguội lò nguyên tử. Lúc này, dao động rung của các kết cấu tàu có tần số lên đến 180 Hz, làm ảnh hưởng đến độ bền, gây khó khăn cho việc phóng và điều khiển ngư lôi.
Một khuyết điểm khác là nếu như tàu chạy với tốc độ trên 7 km/h, thì thiết bị định vị sóng âm thanh của tàu đã gần như không hoạt động được. Các khuyết điểm trên của Nautilus các dữ kiện quý giá để Hoa Kỳ cố vượt qua khi thiết kế thế hệ tàu ngầm nguyên tử sau này.
Để chứng tỏ cho thế giới và khối CS thấy kỹ thuật của Mỹ đã tiến đến đâu trong khả năng quân sự. Ngay sau khi được hạ thủy, Nautilus đã lập kỷ lục về thời gian 90 giờ lặn sâu liên tục dưới biển, đạt quãng đường dài 2250 km. Với kỷ lục này, hải quân Hoa Kỳ nghĩ tới việc mà các nước khác chưa làm được đó là đem chiếc này đến Bắc Cực, bên dưới các lớp băng dày trung bình 10 m.
Ngày 3 tháng 8 năm 1958, tàu này đã lập một kỷ lục mới khác, lần đầu tiên đến được đỉnh cực Bắc của trái đất. Nautilus vượt qua một quãng đường dài 3400 km sau 100 giờ lặn ở độ sâu trung bình 100 m, dưới lớp băng dày của Bắc Băng Dương.
Để thực hiện chuyến đi này, cả thủy thủ đoàn đã phải tiến hành chuẩn bị rất công phu. Khó khăn lớn nhất gặp phải trong công cuộc chinh phục Bắc cực là khi vượt qua eo biển Bering, Giữa Alaska- Mỹ và Seberia của Liên Xô, với lớp băng dày đến 18 m. Lần đầu tiên khi đi qua eo biển này, các thủy thủ đã phải quay đầu lại, vì đáy lớp băng gần sát với đáy biển. Lần vượt eo biển thứ hai đã thành công, và Nautilus đã lặn dọc theo bờ Alaska đến Bắc cực, rồi quay lại bên bờ đảo Greenland.
Kể từ ngày ấy, Mỹ và Liên Xô đã chạy đua làm tàu ngầm mà người Mỹ gọi là "Game cat and mouse" để xem ai sẽ là bá chủ đại dương. Lẽ dĩ nhiên, về mặt trang bị vũ khí họ cũng phải chú ý tới. Làm sức mạnh của các tiềm thủy đỉnh tăng lên thì họ phải làm sao để có thể phóng hỏa tiễn từ các con tầu này.Tiếp theo, Mỹ lại cho ra đời chiếc tàu ngầm nguyên tử khác. Đó là chiếc Seawolf (SSN-575) vào năm 1957
Seawolf (SSN-575)
Năm 1958, hải quân Mỹ đã cho biến cải (modify) chiếc Tunny của lớp Gato- một tiềm thủy đỉnh đã phục vụ trong thế chiến II, và chiến tranh Việt Nam để phóng hỏa tiễn Regulus I. Hỏa tiễn Regulus I là hỏa tiễn mang theo đầu đạn nguyên tử. Chiếc Tunny được làm thêm hai hầm chứa cho hỏa tiễn trên. Khi phóng nó phải trồi lên khỏi mặt nước. Vì vậy, nó vẫn chưa hoàn toàn giữ được bí mật về vị trí. Dù sao đi nữa thì nó cũng đã làm đối phương e dè. Năm 1958, Mỹ cho hạ thủy lớp tàu ngầm USS Grayback gồm 2 chiếc đã được thiết kế để phóng hỏa tiễn Regulus I và II. Năm sau, Mỹ cho hạ thủy chiếc tàu ngầm USS Halibut cũng đã được thiết kế để phóng hỏa tiễn Regulus I và II.
Năm 1959, hải quân Mỹ lại cho ra đời lớp tàu ngầm nguyên tử Skate gồm 4 chiếc.
 
Trong thập niên 60s về sau, các tàu ngầm được thay đổi hình dáng thiết kế, nhất là loại dùng năng lượng nguyên tử.
Ta hãy so sánh hình dạng hai con tàu.

 

 
 
.
Thiết kế trước 1960
Sự thay đổi này là vì sự áp dụng cho phù hợp với tiến bộ kỹ thuật.
Theo thiết kế cũ, hình dạng gần như chiếc thuyền thường, vì thời gian này tầu không lặn lâu được. Nó phải có dưỡng khí cho thủy thủ đoàn và động cơ là pin điện chạy cũng chẳng lâu. Lúc nổi, con tàu dùng động cơ diesel nạp năng lượng vào pin điện, đồng thời lấy dưỡng khí. Lúc này, con tàu dễ bị tấn công. Một khẩu đại bác và đại liên phòng không thường được gắn tên sàn. Muốn thủy thủ đòan hoạt động dễ dàng thì sàn tàu phải bằng phẳng.
Đến các năm, cuối thập niên 50s, các khoa học gia và kỹ sư Mỹ thành công kìm chế nguyên tử năng dùng cho máy móc, đồng thời hỏa tiễn đã áp dụng chống lại tàu bay lẫn tàu thủy. Quan trọng hơn hết là tàu không cần nổi lên để tấn công địch hay lấy lấy dưỡng khí cho thủy đoàn.
Giữa thập niên 1950s, ngành vũ khí nguyân tử Mỹ tiến thêm một bước, họ chế ra hỏa tiễn  UUM-44 SUBROC, chứa đầu đạn 5000 tấn chất nổ có thể phóng ngầm dưới nước. Đồng thời họ cũng thiết hế xong lớp tàu ngầm nguyên tử tấn công Permit. Lớp này có lượng rẽ nước là 4300 tấn, dài 85 m, vận tốc nổi 28 km/h và vận tốc lặn 52 km/h. Mỗi con tàu trang bị với 4 hỏa tiễn UUM-44 SUBROC và sau này thay bằng 4 hỏa tiễn UMG-84 HARPOON. Các hỏa tiễn này đã được thiết kế phóng từ các ông phóng ngư lôi thường.
Bạn đọc xem lại hình chiếc Seawolf (SSN-575) cho hạ thủy năm 1957 vẫn chưa thay đổi hình dáng nhiều. Phần mũi vẫn mang tính chất của một con thuyền nổi để rẽ nước.
Sau đó, các nhà họa kiểu phải thay đổi hướng cho các tàu ngầm nguyên tử, hay các tàu ngầm trang bị hỏa tiễn tấn công và trang bị máy rút dưỡng khí từ nước biển. Họ tính việc làm vận tốc chìm càng nhanh càng tốt và chẳng cần có súng trên sàn tàu; hỏa tiễn làm nhiệm vụ này. Vì lý do ấy, họ đã thiết kế tàu ngầm hình như một điếu xì gà để giảm sức cản trong thủy lực học và còn có các cánh như máy bay, để lên xuống và quay phải, trái dễ dàng.
Thiết kế sau 1960
Năm 1961, Mỹ cho hạ thủy chiếc tàu ngầm USS Thresher . Chiếc này được coi như là tối tân nhất thời này, nhanh nhất và yên lặng nhất. Nó đã được thiết kế với mục đích là tiêu diệt các tàu ngầm Liên Xô. Ngày 9 tháng 4, 1963, chiếc Thresher được lệnh rời Postsmuout- New Hamshire, để hẹn gặp chiếc Skylark, chiếc tàu có mục đích là cứu cấp các tàu ngầm lâm nạn. Cuộc hẹn gặp với Skylark được ấn định ở một điểm cách Cape Cod, Massachusetts khoảng 350 km về phía đông. Chiếc Thresher sẽ thực tập các chưyến lặn. Nhưng chẳng may, nó đã lặn luôn không bao giờ nổi đem theo 129 nhân viên và thủy thủ đoàn. Đây là thất bại đầu tiên của Mỹ trong game Cat and mouse.
Dù bị một vố đau, nhưng Hoa Kỷ vẩn dẫn đầu trong game này. Với các hỏa tiễn Regulus I, II, tàu ngầm phải trồi lên mặt nước để phóng. Đây là một nguy hiểm cho con tàu. Các kỹ sư Mỹ lại nghĩ cách làm thế nào, một tàu ngầm có thể phóng được hỏa tiễn khi đang lặn. Và đây là câu trả lời. Năm 1964, hải quân Mỹ bắt đầu cho hạ thủy lớp Lafayette gồm 10 chiếc. Lớp này dùng để phóng 3 hỏa tiễn tầm dài Polaris A-2. Các hỏa tiễn này bay xa 4800 km, có đầu đạn nguyên tử với sức nổ 200 kilo tôn tức 200000 tấn tương đương với 10 lần quả bom mà Nhật đã phải chịu trong cuối thế chiến II. Lúc này thì Liên Xô lại lo lắng lắm. Bạn cứ tưởng tựơng với 2 trái bom nguyên tử Nhật đã phải đầu hàng. Nay Mỹ có 100 chiếc, mỗi chiếc chứa 3 trái bom, vậy tổng cộng có 300 trái bom có thể phóng vào bất kỳ lúc nào.
Chưa hết, 1964, Mỹ lại cho phục vụ lớp tàu ngầm mới Madison, gồm 10 chiếc phóng Polaris A-3, tối tân hơn bay xa hơn, sức nổ mạnh hơn.
Trong nỗ lực đưa con tàu vào đáy Bắc Băng Dương, ngày 17 tháng 6, năm 1962, chiếc К-3 ( project 627) Leninsky đã đạt được mục tiêu, tuy rằng đây không phải là tàu ngầm nguyên tử.
Năm 1967, Liên Xô cho các chiếc tiềm thủy đỉnh nguyên tử đầu tiên của họ ra phục vụ. Đó là lớp November- Project 627. Tất cả 48 chiếc hoàn tất, nhưng nay chỉ còn 8 chiếc đang phục vụ. Lớp này có lượng rẽ nước 7250 tấn dài 103 m vận tốc nổi 28km/h, vận tốc lặn 56 km/h có khả năng hoạt động trong 80 ngày liên tiếp và không trang bị hỏa tiễn.
November- Project 627
Trong thập niên 70s, khi thấy Hoa Kỳ đi quá xa trong lãnh vực tàu ngầm, Liên Xô cho thiết kế các chiếc tàu ngầm nguyên tử vĩ đại mà lượng choán nước lên đến 48000 tấn, dài 175 m có khả năng phóng hỏa tiễn liên nguyên tử. Đó là lớp mà NATO gọi là lớp Typhoon. Lớp này có chiều dài 175 m, vận tốc nổi 41 km/h và vận tốc lặn 50 km/h. Đồng thời, lớp này lặn sâu đến 400 m. Năm 1981, thì chiếc đầu tiên đã đưa vào phục vụ. Với lượng rẽ nước trên, con tàu còn lớn hơn HKMH của nhiều nước hiện nay. Nhưng bây giờ, tất cả đã cho nghỉ.
Typhoon
Năm 1983, Liên Xô cho ra đời chiếc tàu ngầm nguyên tử Project  K-278 Komsomolets. Ngày 4 tháng 8 năm 1984, chiếc này đã thực hiện một kỷ lục lặn sâu cho các tàu ngầm mang tính hoạt động quân sự, mà độ sâu là 1020 m. Tuy vậy sau khi trồi lên, chiếc này bị hỏa hoạn và chìm 5 giờ sau đó.
Trong suốt, thời gian chạy đua trong game Cat & Mouse của thời chiến tranh lạnh, cả hai đều chịu nhiều tổn thất. Cuối cùng, Liên Xô đã chào thua khi họ mất tổng cộng 4 chiếc:
K-129 năm 1968; K-8 năm 1970; K-219 năm 1970 và Komsomolets năm 1984. Còn có thể một số nữa mà ta không biết được vì đường lối của CS rất bí mật. Riêng chiếc K-19 là một tàu ngầm nguyên tử đã đến Bắc Cực đã bị hỏa hoạn làm dò phóng xạ, hư hại nặng nề.
Lẽ dĩ nhiên, Mỹ đã mất chiếc USS Thresher như ta đã biết, và sau này họ cũng mất chiếc USS Scorpion, năm 1968, với nguyên nhân mù mờ.
Trong thời gian chiến tranh lạnh, cũng có các cuộc chiến tranh nóng nho nhỏ. Trận thứ nhất là trận thủy chiến giữa Ấn Độ và Pakistan năm 1971. Trong trận này, Pakistan dùng một tàu ngầm mua từ Pháp đánh chìm chiếc hộ tống hạm Khukri của Ấn Độ. Trận thứ 2 là hải chiến giữa Anh và Argentina năm 1982 ở quần đảo Falklands. Chiếc tàu ngầm nguyên tử HMS Conqueror đã đánh chìm chiếc tuần dương hạm General Belgrano của Argentina. Sau khi chiếc tuần dương hạm bị chìm, Hải quân Argentina phải rút tất cả các tàu nổi về bến và tuyên bố không thể tránh các cuộc tấn công bằng tàu ngầm nguyên tử. Đây là trận đầu tiên mà tàu ngầm nguyên tử thực sự tham chiến và tấn công. Quần đảo Falklands tự trị, dưới quyền bảo hộ thuộc Anh. Quần đảo nằm trên Nam Đại Tây Dương rất xa Anh và gần Argentina. Argentina đem chiến thuyền đến chiếm với lý do là dân nơi đây nhiều  người nói tiếng Tây Ban Nha, như họ. Sau trận này, họ đành công nhận chủ quyền đảo thuộc về Anh
Hiện nay, thế giới có 5 quốc gia sở hữu tàu ngầm nguyên tử tự sản xuất là Mỹ, Nga, Pháp, Anh và Trung Quốc, với tổng số lên đến hơn 100 tàu thuộc các lớp khác nhau. Trong đó, Mỹ là nước có hạm đội tàu ngầm mạnh nhất, với 71 chiếc.  Ngoài ra, Ấn Độ sở hữu tàu ngầm nguyên tử đầu tiên, project 971 Shuka-B. Đó là chiếc tàu ngầm nguyên tử, mà Ấn Độ thuê của Nga trong thời hạn 10 năm.
JL-1 và JL-2
Hiện nay, Trung Quốc là một nước có rất nhiều tham vọng để trở thành bá chù về hải quân. Họ cho phát triển rất nhiều các loại tàu ngầm và một trong các tàu ngầm thì ta phải nói tới Jin Class hay Type 094 vả 096. Đây là các tàu ngầm nguyên tử, lớn với lượng rẽ nước lên đến 110000 tấn khi lặn. Loại này được trang bị với 12 hỏa tiễn tầm xa JL-1 và JL-2.
Jin class – Type 094
 
JL-2 là loại tên lửa đạn đạo liên lục địa phóng từ tàu ngầm thế hệ 2 do nhà thiết kế Huang Weilu [纬禄] (1916–2011). nghiên cứu thiết kế và được TQ sản xuất vào thập niên 2000s.
Theo một số nguồn tin đáng tin cậy, JL-2 được thiết kế dựa trên loại tên lửa đạn đạo liên lục địa đặt trên mặt đất DF-31 với kết cấu 2 tầng động cơ đẩy (tầng 1 động cơ đẩy nhiên liệu đặc và tầng 2 dùng động cơ nhiên liệu lỏng). Toàn bộ tên lửa có trọng lượng tổng thể 42 tấn, dài 13 m, đường kính than trên 2 m, tầm bắn xa tới 14000 km. Tên lửa có thể mang phần chiến đấu kiểu MIRV (chứa 3-4 đầu đạn hạt nhân dẫn hướng độc lập).

Năm 2008, Hoa kỳ đã than phìên TQ quá bưng bít các khả năng kỹ thuật, tác chiến của loại tàu này. Hịên giờ, TQ đang chuẩn bị cho lớp tàu ngầm nguyên tử mới hơn là Tang class hay Type 096 với khả năng mang 24 hỏa tiễn JL-2.
Nga là nước cung cấp các kỹ thuật cho TQ, họ nay cũng cảm thấy bấn an. Mới đây Nga cho ra đời lớp Yasen. Lớp này chứa 32 giànq phóng hỏa tiễn VLS (8x4) hay 40 VLS (8x5) loại hỏa tiễn chống tàu nổi lẫn tầu ngầm. Nó cũng có khả năng phóng các hỏa tiễn nang đầu đạn nguyên tử đến điềm cách nó 5000 km. Nga chẳng cần tàu ngầm chứa hỏa tiễn tầm dài để chống TQ, vì hai nước sát nhau và các tàu ngầm loại cũ của họ cũng có khả năng này.
Ấn Độ là nước lo ngại TQ chẳng kém gì Mỹ. Họ cung đang tập trung làm các tàu ngầm nguyên tử. Lớp đầu tiên loại này là Arihant (अरिहंत:) mang được 4 hỏa tiễn tầm xa Silos của Nga và 12 hỏa tiễn K-15 tầm trung (1900 km max). Hiện thời, Ấn đang đóng lớp Arihant-follow to gấp 2 lần loại Arihant.
Các đội tàu ngầm của Mỹ phải nói tới lớp Los Angeles và Ohio.
Lớp Los Angeles là loại nhẹ của Mỹ hiện nay, được gọi là tàu ngầm tấn công. Loại này không trang bị hỏa tiễn tầm xa, mạnh mả chỉ có những hỏa tiễn chống phi cơ, chống tầu nổi hay tàu ngầm cùng Tomahawk. Nó sẽ bị thay bởi lớp Seawolf đang được sản xuất.
Lớp Ohio cũ có thể phóng 124 hỏa tiễn Tomahawk đầu đạn thường hay nguyên tử. Chiếc đầu tiên là USS Ohio đi vào phục vụ năm 1976 và chiếc cuối cùng USS Louisiana hạ thủy năm 1997. Nhiêm vụ chính của các chiếc mới là chứa 24 hỏa tiễn triden II tầm xa. Hỏa tiễn Triden II có tầm bay là 11300 km vối vận tốc 21000 km/h. Sự chính xác của hỏa tiễn đạt tới trong pham vi đường kính 200 m và sức mạnh của đầu đạn lên tới 475 kilo tôn tức 24 lần quả bom ném xuống Hiroshima- Nhật. Lớp Ohio sẽ dần đàn bị thay bởi lớp Virginia, đang trong thời gian sản xuất.
Lớp Virginia là lọai tàu dùng Photonics mast. Như những bài viết trước, khi một tàu ngầm muốn quan sát đối phương, nó phải nổi lên cách mặt nước vài mét và cho cột tiềm vọng khính nhô lên khỏi mặt nước. Khi di chuyển thì đối phương có thể nhận ra khi nước bị rẽ vì dụng cụ này.
Photonics mast là một dụng cụ cảm ứng điện sẽ giải quyết vấn đề này.
Dù rằng các tàu ngầm nguyên tử đã chiếm ưu thế về vũ lực và thời gian hoạt động, nhưng nói chung các tàu có động cơ điện diesel được xem là thắng thế trong lãng vực tàng hình vì êm hơn. Một điểm đáng chú ý tới lớp Ohio của Mỹ là nó có thể chạy ngầm với hệ thống làm lạnh đặc biệt, làm nó còn êm hơn cả động cơ diesel điện.
Cho đến năm 2020 thì chắc chắn Mỹ vẫn là bá chủ biển khơi. Tuy nhiên sau đó thì chưa biết được tình trạng sẽ thay đổi như thế nào.
Trong bối cảnh tranh chấp ở biển Đông, các cừơng quốc đã phải đặt lại quan niệm hải quân của mình. Trước hết TQ đã tăng cường hài lực của họ từ trên 30 năm nay. Khi đủ mạnh họ đã đem bản đồ lưỡi bò ra trình diện cho thế giới. Đồng thời lên tiếng xác nhận các đảo trong Đông Hải và Hoàng Hải mà l;âu nay thuộc Nhật cùng Nam Hàn. Các quốc gia nhỏ bé trong vùng tranh chấp phải lo mua thêm các vũ khí để lo bảo vệ. Và cùng lúc ấy, Mỹ mới thấy cái âm mưu của TQ, đồng minh mà họ liên kết để đánh quỵ Liên Xô từ 1972, ghê gớm vô cùng. Nay Mỹ phải thay đổi tìm đồng minh mới từ Ấn Độ, cùng các nước Đông Nam Á kể cả cựu thù Việt Nam để tăng cường các đồng minh hiện có là Úc, Nhật và Nam Hàn. Lẽ dĩ nhiên các nước nhỏ bé trong vùng tranh chấp cũng không nhiều thì ít cung giang tay đón nhận cái người bạn Mỹ làm một đối trong cho quộc tranh chấp.
Ta hảy nhìn xem tương quan hải lực của các
 
Người TQ có câu: “Mãnh hổ nan địch quân hồ” và nếu ai đã từng xem các phim nói về các loài dã thú Phi Châu do các đài NATIONALl GEOGRAPHY thự hiện thì thấy rõ sự thục này.
Nhìn vào bảng trên ta thấy TQ là một trông ba cường quốc Hải Quân thế giới. Nhưng họ đừng ỷ là mạnh là một mnãh hổ mà muốn làm gì thì làm. Đám quần hồ sẵn sang ra sức bảo vệ phần lãnh hải của họ và sẵn sang kết than với một chúa sơn lâm Hoa Kỳ. Lúc ấy, thì mãnh hổ TQ sẽ đau đớn lắm đó.
Viết xong ngày 20 tháng 8-2014
 
 

Wednesday, October 22, 2014

Các bài thơ dịch Sơn Hành của Đỗ Mục


Cùng Bạn VHKT

Sáng nay đọc bài thơ Sơn Hành của Đỗ Mục , tôi vô cùng cảm khái qua bài dịch và
bức họa của Bạn . Tôi bùi ngùi nhớ lại năm 1986 , đang học nghề làm việc cho GE ỏ
Erie, tôi hằng tháng một mình trên chiếc Subaru cũ kỹ vượt qua đồi núi để về Maryland
thăm con . Vào mùa thu , rừng phong trên núi rực rỡ đỏ tím vàng đẹp vô cùng , tôi cũng
dừng xe lại ngắm cảnh thu trong vài phút để xã bớt stress như Đỗ Mục vậy rồi lại chạy
tiếptrên con đường xa dịu vợi . 

Xin góp vần cùng bạn 
Thân
Mailoc

 

    Sơn Hành            Đi Đường Núi

(1)Núi dốc đường mòn đá lạnh vây ,


Trong mây thấp thoáng mái tranh gầy .

Dừng xe chiều ngắm rừng phong quạnh ,

Sương nhuộm lá hồng vượt tháng hai .

 
(2) 

Núi đá lạnh , chênh vênh đường dốc ,

Mây lững lờ một nóc nhà ai.

Rừng phong dừng ngắm chiều phai ,

Nhuộm sương lá đỏ tháng hai hoa nhường .

  Mailoc


 
Bạn Đỗ Chiêu Đức tham gia với các phần sau đây : 
   1. Bản chữ Hán cổ của bài thơ. 
        山行                                SƠN HÀNH
遠上寒山石徑斜,     Viễn thượng hàn sơn thạch kính tà,
白雲生處有人家。     Bạch vân sanh xứ hữu nhân gia. 
停車坐愛楓林晚,     Đình xa tọa ái phong lâm vãn, 
霜葉紅於二月花。     Sương diệp hồng ư nhị nguyệt hoa.
                       杜牧                Đỗ Mục
   2. DỊCH NGHĨA : 
                                  ĐI TRÊN ĐƯỜNG NÚI 
          Xa tít trên núi cao lạnh lẽo, trên con đường đá xiên  
xiên, nơi mà mây trắng được tạo ra trên triền núi, thấp  
thoáng ẩn hiện mấy nóc nhà ai nơi đó. Ta dừng xe lại vì  
thích ngắm cảnh rừng phong khi chiều xuống, lá phong bị  
sương thu nhuốm đỏ rực rỡ còn hơn là hoa của tháng hai.  
( Tháng Hai là tháng giữa của mùa Xuân, tất cả muôn hoa  
đều nở rộ cả ! ).
 
    3. DIỄN NÔM :
                Xa tít núi cao lối đá bày,
                Nhà ai thấp thoáng dưới mây bay.
                Dừng xe ngắm rừng phong chiều xuống,
                Lá đỏ còn hơn hoa tháng hai !
 
Bạn Song Quang viết:
 Kính Quý Thi hữu 
SQ xin hưởng ứng bài phỏng dịch sau đây,tuy không gói trọn vẹn ý chính của bài thơ chữ Hán.Song cũng là vui trong khi nhàn rổi lúc vào Thu.
 ĐƯỜNG LÊN NÚI 
 Núi đá đường lên dốc thoải xa.
 Trong mây ẩn hiện một ngôi nhà.
 Rừng phong hiu quanh ,dừng xe ngắm.
 Sương lá đỏ màu tựa đoá hoa. 
 SONG QUANG

Lên núi

Chiu lên núi lnh đá nhiu,

Trong màn mây trng tiêu điu nhà ai.

Yêu rng phong vng, ngm hoài,

Lá sương đ thm hơn đài hoa xuân.

                                                VHKT 2008

World’s largest mouth- Miệng rộng nhất thế giới


Known as the Angolan Jaw of Awe, 20-year-old Francisco Domingo Joaquim has earned the title
of “world’s widest mouth”. Francisco, known as Chiquinho, had become an Internet sensation
about two years ago, when videos of his incredible mouth stunts became viral on Youtube, but
scouts of the Guinness Book of Records just recently managed to track him down, in his Angola
hometown. His jaw-dropping tricks have been viewed thousands of times, earning Francisco
quite a reputation as the man with the world’s largest mouth. To prove there is nothing false
about his reputation, Francisco participated in the Italian competition known as “Big Mouth”,
where contestants literally put their jaws to the test. They put all kinds of strange things in their
mouths, including saucers, coffee cups, bottles, but none could beat Chiquinho’s coke can stunt.
Francisco Domingo Joaquim easily won the contest and thanks to his rubbery 16.99 cm wide
mouth, he also became the man with the world’s largest mouth, according to the Guinness Book. 
 Anh chàng Francisco Domingo Joaquim, 20 tuổi được mọi người biết tới biệt danh Angolan Jaw
of Awe khi anh đạt ngôi vị người có cái miệng rộng nhất thế giới. Miệng anh rộng tới 16 cm 99
hay có thể nói là 17 cm. Kỷ lục này đã được ghi vào quyển Guinness Book.
 

Người Việt nam có câu:
“Đàn ông rộng miệng thì sang.”
Chẳng biết anh chàng này sang đến cỡ nào? Nhưng chắc anh sẽ được mời đi biểu diễn dể kiếm sống khá phú quý.
Tôi phỏng vấn mấy bà, mấy cô mà tôi quen thì ai cũng sợ hết hồn.
Tuy thế, người đàn bà rộng miệng lại càng quý hơn.
Vì vậy người ta có câu tiếp theo:
“Đàn bà rộng miệng lại càng quý hơn”.
Nếu có bà nào rộng miệng hơn anh này, chắc khối kẻ tìm tới chọn làm bồ nhí. Trong số này chắc
hẳn có tôi.
Vậy ta phải ghi lòng câu này.

“Đàn ông rộng miệng thì sang.”
“Đàn bà rộng miệng lại càng quý hơn”.



 

Tuesday, October 21, 2014

Kim cốc viên-Đỗ Mục


   Đỗ Mục (杜牧), tự Mục Chi, hiệu Phàn Xuyên, người Vạn Niên, quận Kinh Triệu (nay là Trường An, nay là tỉnh Thiểm Tây), sinh vào cuối đi Đường Đức Tông (742- niên hiệu Trinh Nguyên). Ông nội Đỗ Hựu giỏi về lý tài, vừa là một sử gia biên soạn sách Thông điển đã làm tể tướng. Anh ông là Đỗ Sùng, phò mã, làm đến tiết độ sứ, rồi tể tướng. Ông là một người thanh tú, hào hoa, nổi tiếng văn tài. Đậu tiến sĩ năm 26 tuổi, làm chức đoàn luyện tuần phủ Giang Tây rồi Tiết độ sứ Hoài Nam.
  Lúc ấy ông ăn chơi các tửu lâu thả cửa. Khi ông làm giám sát ngự sử Lạc Dương, có quan tư đồ Lý Nguyện nuôi nhiều kỹ nữ xinh đẹp. Một hôm ông này mở tiệc nhưng không mời Đỗ Mục, vì biết ông này phong lưu. Ông bắn tiếng nhờ bạn bè giới thiệu và cuối cùng ông này phải mời Đỗ Mục. Trong bữa tiệc ông đòi gặp mặt danh kỹ Tử Vân. Ông làm thơ tậng nàng một cách rất thản nhiên. Kết quả chủ nhân phải đem tặng co ca kỹ này cho ông.
   Năm 835 ông đi chơi Hồ Châu, gặp một cô bé 13 tuổi, bèn dem vàng lụa đến kết duyên hẹn 13 năm sau quay về cưới. Nhưng cuộc đời thay đổi ông không về đó đúng hẹn vì bị thuyên chuyển. Khi có cơ hội quay về thì người đẹp đã có chồng. Ông mất năm 852.

金谷園       Kim cốc viên[1]


繁華事散逐香塵           
Phồn hoa sự tán trục[2] hương trần
流水無情草自春           
Lưu thủy vô tình thảo tự xuân
日暮東風怨啼鳥           
Nhật mộ[3] đông phong oán đề điểu.
落花猶似墜樓人           
Lạc hoa do tự trụy[4] lâu nhân.
杜牧   Đỗ Mục

Vườn Kim-Cốc
Việc bộn rộn làm xong hóng mát.
Nước chảy vô tình, mượt cỏ xuân.
Gió chiều, chim hót xa gần.
Hoa rơi, tựa khách gieo thân trên lầu.
                                    Trần Trọng San.
 
Phồn hoa tan với bụi trần.
Hững hờ nước chảy, cỏ xuân lạnh lùng.
Chiều tà, chim oán gió đông.
Chủ reo thân trước, hoa đồng tàn sau.
                   VHKT 1988
 
Phồn hoa tan vỡ tợ hồng trần.
Nước chảy vô tình giữa cỏ xuân.
Chiều đến, tiếng chim than oán gió.
Hoa tàn vì chủ đã gieo thân.
                                VHKT 1988


[1] Kim Cốc Viên là vườn của Thạch Sùng đời Tấn. Vườn này làm ở Kim Cốc giản, thuộc Lạc Dương- Hà Nam.
Trụy nhân: Người gieo lầu. Chuyện Lục Châu, ái thiếp của Thạch Sùng, một cự phú đời Tấn. Tôn Tú muốn lấy Lục Châu, Thạch Sùng cự tuyệt, Tôn Tú liền giả chiếu chỉ nhà vua bắt giam Thạch Sùng.  Lúc ấy Thạch Sùng đang cùng Lục Châu yến tiệc trên lầu trong Kim Cốc viên. Thạch Sùng nói với Lục Châu: "Ta vì nàng mà bị tội". Lục Châu khóc, nói: "Xin chết trước mặt chàng". Nói xong gieo mình xuống lầu tự vẫn.
[2] Trục: đuổi đi
[3] Mộ : buổi chiều.
[4] Trụy: Rơi, ngã xuống.