Sunday, April 26, 2015

Những Ngày Không Mặt Trời- Bài 30


Ngày 27 tháng 2, năm 1962, một biến cố chính trị khác đã xảy ra ở miền Nam. Đó là cuộc dội bom Dinh Độc Lập. Quả bom thứ nhất đã phá hủy một phần Dinh Độc Lập, quả thứ hai rơi ngay miệng hầm trú ẩn của gia đình ông Diệm, Nhu và cả Đức Giám Mục Ngô Đình Thục. Nhưng quả bom này không nổ. Gia đình ông Diệm may mắn đã thoát chết trong đường tơ kẽ tóc. Biến cố mày cũng làm tôi suy nghĩ nhiều về nền chính trị của Việt Nam Cộng Hòa. Có lẽ tuổi tôi còn quá nhỏ để nhìn thấy những bí ẩn của Tổng Thống Diệm chăng?

Một ngày vào đầu năm 1962, bố mẹ tôi làm một bữa tiệc để khoản đãi gia đình ông Th. Chiều hôm đó, tôi lăng xăng giúp mẹ dọn dẹp nhà cửa, bầy biện bàn ghế...và lâu lâu chạy ra nói chuyện với chị em của Kim.

Dọn dẹp xong, tôi ra cạnh nhà tìm Kim và Lư. Tôi thấy Kim đang cầm một cái sào nhỏ, chọc những trái trứng cá chín đỏ mọng trên cây. Tôi thầm nghĩ, cô gái này chẳng có câu nệ nghèo giầu gì đâu? Nếu cô ta tỏ ra là tiểu thư khuê các đời nào đi chọc mấy trái trứng cá mắc dịch này của con nhà nghèo làm gì?

Tôi hỏi:

- Kim thích mấy trái trứng cá này hả?

Nàng cười tươi như hoa, trả lời tôi với giọng Huế:

- Kim thích chứ! Có một quả to quá ở đầu cành tê tề, nhưng cao quá Kim lấy không được.

- Để tôi leo lên hái xuống cho Kim.

- Coi chừng nguy hiểm đó Hiệp.

- Không sao! Trò chơi con nít mà.

Nàng đâu biết rằng  thủa nhỏ tôi là một tên mục đồng, leo trèo, lăn lộn giữa rừng núi đầ trăn rắn và thú dữ. Rồi vào đây thì bị cao bồi, du đãng ức hiếp, đánh nhau hàng ngày.

Tôi leo lên và hái trái đó xuống cho nàng.

Trái này to hơn các trái khác nhiều.

Kim mừng lắm:

- Hiệp, Hiệp có mảnh giấy trắng không?

- Có chứ, mà Kim định làm gì vậy?

- Kim gói quả trứng cá ni về nhà.

Tôi nghĩ bụng: "Tại sao nàng lại gói trái này về nhà làm gì? Sao không ăn quách cho rồi?"

Tôi cười:

- Theo tôi!

Tôi đưa nàng vào nhà, rồi tới cái bàn học bừa bộn của tôi. Tôi đã từng chiếm giải quán quân về bừa bộn, nên cái bàn này nhìn rất khủng khiếp. Trong khi tôi tìm cho nàng một tờ giấy trắng, nàng xếp lại mấy quyển sách của tôi cho thật ngăn nắp.

Tôi cười chữa thẹn:

 - Kim à! Tôi chiếm giải vô địch về bừa bộn đó.

- Con trai, ai mà không bừa bộn.

- Nhưng tôi là số một. Kim không nói thế tôi buồn lắm đó.

Kim cười, cầm một quyển vở bìa dày xếp vào góc bàn, rồi hỏi:

- Quyển chi đó?

- Quyển sách chép các bài nhạc ngoại quốc ấy mà.

- Kim coi được không?

- Được chứ, cứ tự nhiên.

Vài năm trước, sau khi An yêu cầu tôi hát trong dịp tất niên, nhưng tôi không thuộc bài hát nào cả. Tôi rất hận mình, vì đã không thỏa mãn được lời yêu cầu của người đẹp, nên tôi đã lên đài phát thanh xin những lời của các bài nhạc ngoại quốc yêu cầu, rồi ghi vào một quyển sách. Đó cũng là một cách học Anh văn của tôi.

Lật vài trang, Kim hỏi:

- Ai viết tựa và vẽ cho Hiệp vậy?

- Tôi làm lấy đó Kim à.

- Nhìn đẹp lắm. Hiệp có thể vẽ tương tự cho Kim một quyển được không?

- Được chứ!

- Ngày mai, Kim sẽ mua một quyển sách, rồi ghi lời bài hát. Ngày mốt, Hiệp đến nhà Kim lấy hộ được không? Kim không có xe đạp mà.

- Không sao cả, ngày mốt tôi đến nhà Kim, sau khi tan học.

Hai hôm sau, tôi tới nhà Kim. Nàng vui như một con chim non, dẫn tôi vào phòng học của nàng, rồi lôi một quyển sách, và trao cho tôi. Bất thình lình, tôi thấy trái trứng cá đỏ ối mà tôi đã hái cho nàng hai ngày trước còn y nguyên, nằm trong một cái hộp bằng plastic, trên bàn, và ngay phía trước cái ghế ngồi của nàng. Chung quanh trái trứng cá được chèn bằng bông gòn trắng tinh. Giá trị của chiếc hộp đó quá cao so với trái trứng cá. Tôi nghĩ cô gái nhà giầu này chỉ cần bỏ ra một vài đồng thì có thể mua cả một rổ trái trứng cá, chứ cần gì phải làm thế này. Hay...hay là...?

Tôi hỏi:

- Kim, sao.. sao Kim không ăn trái trứng cá mà để làm gì vậy?

Mặt Kim bỗng đỏ bừng, thẹn thùng nói:

- Không...không...Kim chỉ...chỉ để ngó cho vui thôi.

Tôi không những thấy nàng chỉ đẹp, mà còn duyên dáng dễ yêu nữa. Tim tôi bất chợt đập thật mạnh không lẽ...Tôi vội dẹp ngay ý tưởng đó, tự nhủ thầm: "Mình có gì mà nàng để ý đến mình. Đừng mơ tưởng hão huyền!"

Chúng tôi nói chuyện thêm một lúc, rồi chia tay.

Saturday, April 25, 2015

Đại Việt Thắng Nguyên Mông- Bài 92


CHƯƠNG CUỐI- TRANH LUẬN (TT)

Những nhà quân sự nổi tiếng về du kích chiến gần đây là: Cossacks, Mao Trạch Đông, Võ Nguyên Giáp, Abd el-Krim, Tito, Micheal Collins, Tom Barry, Che Guevara, Hồ Chí Minh và Charles De Gaulle. Như vậy hầu hết các quốc gia trên thế giới đều nghiên chiến thuật du kích. Trong các danh nhân này chắc rằng mọi người đều nhận ra các tên: Tito thủ lãnh Nam Tư, Charles De Gaulle thủ lãnh Pháp, Micheal Collins thủ lãnh Irish (1890-1822), Tom Barry thủ lãnh Irish Republican Army (1897 – 1980), Che Guevara thủ lãnh ngừơi gốc Á Căn Đình (Argentine). Các vị này đều là các người to con chứ không nhỏ, nhất là De Gaulle. De Gaulle đã lãnh đạo dân Pháp trong cuộc du lích chiến chống Đức trước khi Đồng Minh đổ bộ lên Normandy ngày 6 tháng 6-1944.

Du kích chiến chỉ là đoản kỳ, trước khi bước sang trận địa chiến. Thật vậy, ông Mao trạch Đông đã viết Du Kích Chiến chia làm ba giai đoạn:

·               Dùng tuyên truyền lấy lòng dân. Phá hoại guồng máy chính quyền.

·               Gia tăng tấn công quân đội chính quyền và các cơ cấu trọng yếu.

·               Áp dụng chiến tranh quy ước, bao vây thành phố, lật đổ chính quyền.

Đừng nên nghĩ rằng đánh du kích là vì thiếu ăn làm người nhỏ đi. Nước ta đẹp đẽ nhưng nghèo nàn chiến tranh liên miên hết ngoại xâm lại nội thù, đời sống dân tình không được phong phú, nên người Việt Nam ta nhỏ con. Như lính Mỹ đi đánh du kích có thiếu ăn đâu?

Còn đánh nhau đường đường chính chính thì mình cũng đánh đó chứ? Nhưng các trận này giặc đều thua cả. Bạn không thấy trận Bạch Đằng, Chi Lăng, Đống Đa, Điện Biên sao…Đó là các trận sau khi giai đoạn du kích chiến đã qua. Để nhắc lại cho bạn nhớ. Pháp muốn nhử bộ đội Việt Minh đương đầu với họ trong một trận chiến quy ước, hầu dùng vũ khí tiêu diệt, nên họ tạo ra trận Điện Biên Phủ đó bạn ạ. Sau trận đó, bộ đội Việt Minh đã hiên ngang bước vào Hà Nội, trong khi Pháp đã không hãnh diện khi phải rút lui khỏi Việt Nam.

 

a.       Chiến tranh du kích ảnh hưởng tới con cái không?

Vài người đưa ra ý kiến nếu áp dụng du kích nhiến thỉ sinh con nhỏ đi vì để phù hợp với môi trường.

Không phải vì đánh du kích mà sinh con đẻ cháu không to lớn khỏe mạnh. Thường thường, ngừơi thông minh chưa chắc là lớn con trong cùng chủng tộc. Cái thông minh cũng quan trọng lắm. Tôi nhắc lại vài chuyện để chúng ta cùng thấy sự thông minh quý đến chừng nào. Sử Trung Quốc đề cao Khương Tử Nha, người thông minh, đến 80 tuổi mới giúp nhà Châu lập nghiệp. Đời Tam Quốc có Khổng Minh tuy ông không to con và khỏe như Quan Vân Trừơng, Trương Phi, không võ nghệ tuyệt luân như Triệu Tử Long, nhưng tất cả các người này đều nghe lệnh ông đánh đâu thắng đó…

Trong trận chiến Thái Bình Dương năm 1941-1945, hàng triệu chiến sĩ to lớn của Mỹ lăn mình trong lửa đạn trong hơn 3 năm và hàng trăm ngàn người đã ngã xuống nhưng Nhật vẫn không đầu hàng. Thế mà với nhà vật lý học tài danh Robert Oppenheimer, chẳng to lớn gì lắm, đã điều kiển tổng cộng 130000 nhân viên trong đó có vài ngàn kỹ sư và khoa học gia làm việc cho chương trình có tên là Manhattan Project. Chương trình này đã sinh ra Little Boy và Fat Man. Đó là tên hai quả bom nguyên tử làm Nhật phải đầu hàng.

Tóm lại sự thông minh rất quan trọng.

 

c.       Có người lại nói đánh nhau không nên cho đàn bà ra trận.

Trong thực tế việc này xẩy ra rất nhiều, đó là sự phát sinh từ lòng mến chuộng binh sĩ và chính nghĩa nên dân tự động làm và không tại chỉ ở Việt Nam mà rất nhiều nơi trên thế giới. Cường độ dân tham gia vào cuộc chiến có khác nhau, tùy theo sách lược của họ. Đó chính là Công Tâm và Chính Nghĩa mà tôi đã bàn ở phần đầu của loạt bài viết này. Trong thế chiến thứ hai, dân chúng các nước bị Đức, Nhật xâm chiếm vẫn thường làm việc ấy. Nhân dân các nước Pháp, Nam Tư, Đông Âu Phi Luật Tân…vẫn thường che trở, giúp đỡ, cho lương thực các lính Đồng Minh khi họ bị lạc lối hay làm các công tác đặc biệt.

Sau đây là câu chuyện thật để chứng minh về nhân nhân chiến đấu của Âu Mỹ. Chuyện này đã được chiếu trên History Channel. Thật hứng thú để xem lại một đoạn phim nói tới trận đánh ở tỉnh Graingne liên quan đến ngày 6-6-1944, khi quân Mỹ đổ bộ lên Normandy.

Tôi viết lại theo trí nhớ để các bạn cùng xem.

Khoảng nửa đêm ngày 5-6 trước khi có cuộc đổ bộ lên bờ biển thì khoảng 10000 lính nhảy dù Mỹ được thả xuống hậu phương sau phòng tuyến tại Carentan. Lực lượng này có nhiệm vụ chặn quân tiếp viện cũng như triệt hạ các điểm phòng thủ bờ biển, giúp  cho lực lượng đổ bộ lên đây dễ dàng và bớt đổ máu.

Tuy nhiên các cỗ súng cao xạ của Đức đã làm cho cuộc nhảy dù có nhiều xáo trộn. Một đơn vị nhỏ của lực lượng này bị lạc mục tiêu và thả xuống một thị trấn nhỏ tên Graingne phía nam Carentan trên 20 km và cách bờ biển đổ bộ đến trên 40 km. Một số rơi xuống đầm lầy bị chết chìm; một số bị vướng trên cây bị quân Đức giết chết ngay tại chỗ. Số còn lại rải rác trên 1km2. Tất cả cũng lần mò gặp nhau, tập hợp thành một đơn vị gồm 182 quân nhân. Tất cả đặt dưới quyền chỉ huy của một thiếu tá và một đại úy.

Vị Thiếu tá chỉ huy cùng ban tham mưu không biết chỗ đáp xuống là đâu, nên quyết định đến gõ cửa nhà dân. Gia đình này có cô con gái độ 10 tuổi tên Martha. Cả nhà cô Martha đã tận tình giúp cho các lính Mỹ xa lạ và cho họ biết nơi đáp xuống. Ông thiếu tá, thấy họ quá xa mục tiêu, nên quyết định dừng qnân và chặn đường quân tiếp viện của Đức.

Sáng hôm sau, cả tỉnh biết tin và toàn dân nơi đây kể cả ông linh mục, cùng thị trưởng của tỉnh đồng lòng giúp các lính Mỹ. Dân chúng đi thu lượm thực phẩm và lấy hết các cánh dù vương vất chung quanh để Đức không tìm ra dấu vết. Cô Martha cũng đi làm việc này và cô lấy được một cái dù trắng toát. Hàng ngày cô bé nhỏ xíu đi thu góp lương thực của làng, và cả các làng bên đêm về nuôi các người lính không cùng ngôn ngữ với cô.

Chỉ vài hôm sau, thì lính Đức cũng biết và một lực lượng 3000 quân được phái tới. Ông thiếu tá, lập tức ra lệnh phá chiếc cầu duy nhất để chặn tăng và lập tuyến phòng thủ. Tuy nhiên, vũ khí của đoàn lình này chỉ có súng cá nhân và súng cối, trong khi ấy lính Đức có đủ súng hạng nặng.

Cuộc chạm súng khốc liệt xẩy ra, một số lính Mỹ bị thương được đem về nhà thờ cứu chữa. Dân của thị trấn hết lòng lo cho họ.

Sau mươi hôm chiến đấu, và gây tổn thất nặng nề cho địch, nhưng vị thiếu tá chỉ huy tử trận. Ông đại úy lên thay. Ông nhận ra không thể diên trì lâu ngày tại đây, nên nửa đêm ra lệnh rút lui về Carentan, nơi quân Mỹ mới giải phóng. Một khó khăn và liên lạc thiếu thốn kiến một tổ gồm 7 quân nhân bị lạc. Tổ này may mắn gặp cô Martha lần nữa, cô đem cả tổ dấu vào một chiếc gác của một chuồng bò bỏ không.

Lính Đức vào thị trấn, việc đầu tiên của họ là là xử tử ông thị trưởng và ông linh mục. Sau đó họ đem giết hết các thương binh đang điều trị trong nhà thờ.

Bất chấp mọi nguy hiểm, hàng ngày, cô đi vắt sữa, luộc khoai tây rồi lén lút đến nuôi 7 quân nhân trên. Không một ai trong thị trấn biết việc này kể cả cha mẹ cô. Nhưng cái chuồng bò trống cũng không phải là nơi mật khu an toàn. Lính Đức bắt đầu lục soát khắp nơi và cuối cùng họ đến cái chuồng bò hôi hám ấy. Nhóm lính Mỹ nằm trên gác nhìn qua khe hở thấy 2 lính Đức đi vào lục soát phần chuồng bò và cả cái sân nhà hầm kế bên. Bây giờ là đến phiên lục cái gác. Họ tìm hoài không thấy thang, nên nghĩ không ai ở trên ấy nên lại thôi. Cái thang này cô Martha đã khôn ngoan dấu đi.

Lính Đức lôi dân thị trấn ra hỏi cung và giết chết tổng cộng 28 người dân, nhưng không ai chịu khai gì cả. Cuối cùng, người chỉ huy thấy máu đỗ đã quá đủ nên ngừng tay.

  Martha đi liên lạc với một nông dân. Ngừơi này đồng ý giúp 7 quân nhân trên bằng cách chở họ trên một chiếc xuồng nhỏ. Sau một nửa tháng lạc lối và chiến đấu vất vả, tất cả 7 người đã an toàn đoàn tụ với đạo quân chính.

Kết quả, với sự trợ giúp của dân Graingne, đội quân Mỹ  đã giết chết 500 địch quân và tổn thất 32 người thêm đám thường dân nói trên.

Riêng cô Martha khi trưởng thành, cô đã kết hôn và chiếc áo cưới của cô được làm cái dù mà cô đã nhặt được.

Friday, April 24, 2015

Xin lỗi:


Xin lỗi:

Hôm qua, tôi đăng baì đánh tiếng Việt nửa chừng thì computer bì frozen, không thể đăng tiếp.

Hôm nay, xin đăng trọn bài để các bạn tham khảo.

Mời các bạn xem lại bài đánh tiếng Việt dưới đây.

Chân thành xin lỗi bạn đọc.

VHKT

Thursday, April 23, 2015

Đánh tiếng Việt trên Window 7


Giới thiệu cách đánh tiếng Việt.

Lâu nay, tôi đánh tiếng Việt bằng Unicode và VNI. Tuy nhiên, bây giờ nhiều software mới coi đây là virus nên không chấp nhận. Vì lý do này tôi bị lúng túng. May quá cậu em gửi tôi một link dùng window 7 để đánh. Đây là lối đánh chính thức của Microsoft Word nên ta không còn trở ngại vì cho là virus. Tuy vậy, tôi hơi bị khó khăn lúc đầu.

Nếu bạn nào cũng bị khó khăn như tôi xin theo cách dưới đây.

Tôi xin giải thích lại và kèm theo thí dụ để tránh sự rắc rối cho các bạn. Các bạn làm theo cách chỉ dẫn dưới đây:

1-    Trên màn ảnh, bạn vào góc trái bên dưới để bấm vào ký hiệu của Window.


Sẽ thấy bảng trên.

Xin bấm vào “Control Panel”.
2-    Trên màn ảnh cho ta bảng:

 

Bấm vào “Clock, language, and Region.” 
1-    Màn ảnh lại cho bảng dưới đây:

 Bấm vào “Region and Language” ở hàng dưới cùng. 

4-    Ta thấy:
 
 
 
 
 
 
   
 
5-    Trong bảng mới, bấm vào khung “keyboards and Language” ở giữa. Bạn sẽ thấy bảng:
 
 

Bấm vào khung nhỏ xám “...Add...   .”,

Màn ảnh sẽ thấy:


Rồi sang khung lớn bên cạnh, kéo xuống dưới tìm chữ
+ Vietnamese.
 
Bấm vào dấu + phía trước. Hàng chữ này sẽ đổi thành:
 
 
 

Bạn bấm vào chữ Vietnamese.

Nay lại thấy khung

 

Lại bấm vào khung nhỏ xám “OK” bên dưới .

Ngay khi ấy, bạn nhìn vào màn ảnh góc phải dưới cùng sẽ thấy chữ EN cónghĩa là English.

Rời tất cả các khung. Bấm vào chữ EN, bạn sẽ thấy chữ VI bên dưới. Bấm hai lần liên tiếp vào chữ VI. Từ đây, chữ EN sẽ thay bằng chữ VI và bạn có thể đánh tiếng Việt.

Dưới đây là cách tiếng Việt:

Chữ ă đánh 1

Chữ â đánh 2

Chữ ê đánh 3

Chữ ô đánh 4

Dấu  huyền   5=

Dấu  hỏi        6=

Dấu ngã        7=

Dấu  sặc       8=

Dấu  nặng    9=

Chữ đ đánh   0

Chữ ư đánh  [

Chữ ơ đánh   ]

Ví dụ: Ta muốn đánh câu:

1-     Tôi ăn cơm tại vì đói bụng

Thì ta đánh như  sau:

T4i 1n c ]m ta9i vi5 0o8i bu9ng

2-    Nếu bạn đánh:

0[5ng t[]6ng y3u la5 kh4ng khô6

Thì bạn sẽ có câu:

          Đừng tưởng yêu là không khổ.

Một điểm đáng ghi nhận là cách đánh chữ Việt này khác hẳn VNI hay Unicode. Theo các cách cũ bạn đánh chữ rồi bỏ dấu hay cả chữ rồi thêm dấu sau cũng được; ví dụ chữ thường:

VNI và Unicode có thể đánh:

Thuong772 hay Thu7o72ng.

Đánh theo cách mới thì ta phải thêm dấu ngay khi đánh nguyên âm ấy, có nghĩa là:

Th[]5ng. Nếu ta thêm dấu (ở đây là dấu huyền hay 5) vào cuối chữ thì ta chẳng thấy gì hết.

Một ưu điểm của cách mới là sửa dấu. Ngày trước khi ta phạm lỗi thì phải xóa chữ rồi đánh chữ mới. Với kiểu mới ta chỉ cần đưa cursor đến sau nguyên âm và đổi dấu.

Thí dụ: ta muốn đánh chữ “chứa” mà đánh lầm thành “chừa”. Ta chỉ cần đưa cursor vào sau chữ ứ rồi nhấn 8 là xong. Lúc quên dấu cũng làm như vậy.

Chúc các bạn thành công.

VHKT

 



Sunday, April 19, 2015

Những Ngày Không Mặt Trời- Bài 29

Chương 06




 
 

Những ngày xuân cô đơn, buồn tẻ trôi qua. Tôi về Sàigòn để tiếp tục con đường học vấn. Tôi dùng bài vở làm vũ khí để chống lại bịnh thất tình. Từ ngày ấy, tôi không còn gặp lại An nữa, và tôi cũng nghe phong thanh rằng An lấy một y sĩ quân y. Lòng tôi thầm cầu nguyện cho nàng một cuộc đời hạnh phúc bên người chồng đã thật tâm yêu thương nàng.
Tháng giêng 1961, Hà Nội tuyên bố một mặt trận được thành lập ở miền Nam, lấy tên là "MẶT TRẬN DÂN TỘC GIẢI PHÓNG NIỀM NAM." Tiếp theo sau đó, Cộng Sản gia tăng hoạt động, bằng cách phục kích, bắt cóc các viên chức cao cấp của chính quyền miền Nam.
Cộng Sản cũng tung ra một chiến dịch mới ở Mỏ cày bến tre. Đó là chiến dịch "Đồng Khởi và Cải Cách Ruộng Đất" nhằm áp dụng phương pháp đấu tố những gia đình địa chủ ở nông thôn miền Nam.


Khi học tư ở Sàigòn, tôi có một số bạn mới và trong số ấy có một thanh niên tên Cửu cỡ cùng tuổi là người thân nhất. Tôi hay lên nhà Trụ- người anh em bà con đã từng ở Nấp với tôi, chơi. Trụ cũng cỡ tuổi tôi nhưng đang học đệ nhất Chu Văn An. Còn Cửu ở nhà người bà con trên ở đường Trần Quý Cáp, cách nhau vài trăm thước. Thật là một tình cờ. Tôi hay sang Cửu chơi và cũng quen luôn mấy người em họ xa lắc của Cửu là Lan, Hạnh, Nhàn. Thật ra ba của Cửu lấy cô em út gia đình mẹ Lan, Hạnh, nên không có họ hàng thật sự. Nhưng Cửu lớn hơn mấy người này nên họ gọi Cửu là anh thôi. Nhàn là nam còn hai người kia là nữ. Lan năm đó mới độ 13 tuổi, Nhàn 12 còn cô bé Hạnh mới lên 9. Mấy người này cũng hay chia vui cùng Cửu và tôi. Lúc này, nhà bố mẹ ba người này là chủ của dãy nhà nhiều căn trên đường Trần Quý Cáp, nên cố một mức sống khá cao.

Cuối năm học đó, tôi đậu tú tài I. Tôi nhớ lại ngày trước, khi thăm An, nàng nói khi thi đậu nhớ khao nàng, và bây giờ sẽ không bao giờ gặp nàng nữa. Đậu rồi nhưng biết khao ai đây? Niên học tiếp theo, tôi vào học đệ nhất B 4 Chu Văn An, cùng với Trụ.

Cùng lúc ấy, bố mẹ mua một căn nhà nhỏ ở đường Trương Minh Giảng (Lê Văn Sĩ ngày nay), và cả nhà tôi đoàn tụ về đấy. Cẩm Dung đậu xong trung học và phải bỏ học để tìm việc làm. Một trong các việc làm của Cẩm Dung là làm ca sĩ cho đài phát thanh Sàigòn, với danh hiệu Thanh Mai.

Riêng tôi, tôi cũng nối tiếp nghề dạy học bằng cách đi kèm hai đứa bé, con một ông chủ tiệm radio ở Dakao để phụ với gia đình. Nhân đó nhà tôi có tiền, nên tôi được đi học Aikido, Judo, và Tei Kowndo với giáo sư Đặng Thông Trị, và tại đây tôi đã gặp anh Đặng Thông Phong cũng về học với thầy Trị. Anh Phong là em ruột thầy Trị, người nhỏ con, nhưng rất nhanh nhẹn.

Vào năm 1961, ông Th cựu Tỉnh trưởng một tỉnh ở miền Trung đem gia đình ông vào Sàigòn. Ông nhận một nhiệm vụ mới ở đây, đó là Giám Đốc một nha. Người con gái thứ ba xinh đẹp của ông: Kim, lúc ấy theo học lớp đệ nhị trường Gia Long (Minh Khai bây giờ,- Theo bố mẹ cho biết ông Th mất chức tỉnh trưởng vì ông là một người Phật giáo.)

Sau hơn mười lăm, mười sáu năm không gặp, ông hẹn bố tôi đem gia đình đến ăn cơm tối tại nhà ông. Bố tôi đem tất cả gia đình tới nhà ông từ buổi chiều. Nhà ông Th là một biệt thự thật đẹp nằm trên đường Trương Minh Ký, cách nhà tôi độ hai cây số. Sau một hồi giới thiệu gia đình hai bên, ông Th  lấy xe hơi chở Kim, Lư, Cẩm Dung, Thắng và tôi đi coi phim. Lư là em trai kế của Kim. Cậu này nhỏ hơn tôi lối ba bốn tuổi. Phim chúng tôi xem là phim "April Love" do tài tử Pat Boon thủ vai chính.

Khi vào rạp, vô tình tôi và Kim ngồi cạnh nhau. Kim thường ghé đầu sang tôi thì thào về chuyện phim đó. Dù rằng nàng đẹp thật, nhưng tôi không bao giờ dám nghĩ đến chuyện yêu thương nàng, vì những lý do sau: Trong tim tôi hình ảnh An chưa phai mờ. Tôi sợ lại thất tình, khi người yêu lên xe hoa. Một lý do khác là nhà nàng quá giầu, mà người giầu thường khinh khi kẻ nghèo.

Sự liên hệ giữa hai gia đình chúng tôi rất thân mật. Mỗi khi mẹ tôi làm một thứ ăn gì đặc biệt, bà thường sai tôi đem món ăn đó tới biếu ông bà Th. Trong những dịp này, tôi có dịp nói chuyện với Kim cũng như các chị em của nàng. Những người này đều có cảm tình với tôi. Sau nhiều tháng tiếp xúc, tôi nhận thấy cô gái nhà giầu của miền sông Hương núi Ngự này không khi người như tôi nghĩ, mà còn rất thùy mị dễ thương. Tôi thấy sợ hãi, vì có lẽ tôi đã có nhiều hảo cảm đối với cô gái ấy.

Saturday, April 18, 2015

Đại Việt Thắng Nguyên Mông- Bài 91


Tranh Luan

 
VI.  Du kích chiến không đáng phục?

 

a.       Một số bạn đọc khác trên nhiều diễn đàn. Lý luận của các người này cho đó là cách đánh không anh hùng.

Khi nói tới du kích chiến thì ai cũng nghĩ tới Việt Nam, vì 2 cuộc chiến mới đây từ 1946-1954 và từ 1955-1975. Tôi xin thưa rằng không phải chỉ có người nhỏ con như Việt Nam ta mới dùng du kích chiến đâu. Du kích chiến không phải mới có, mà nó đã bắt nguồn từ binh pháp cổ xưa.

Chu Dịch với binh pháp, trang 16, đã viết: “Quân sự không ngại dối trá, lừa địch giành chiến thắng…Vì tính đặc thù riêng của chiến tranh như tính dối lừa , tính che giấu, tính đột phát, cho nên chiến tranh giữa hai bên thường thường dùng binh một cách gian trá, tạo ra hiện.” Lục Thao[1] cũng công nhận lừa dối kẻ địch là cần thiết cho cuộc chiến: “Che dấu mưu kế, bí mật tính toán, đắp cao chiến luỹ, phục kích quân tinh nhuệ, lặng lẽ không tiếng động, địch không biết chỗ ta đã phòng bị, như muốn đánh phía đông, lại đánh phía tây....”

 

Muốn nói về du kích thì phải cả một quyển sách mới hết. Ở đây tôi chỉ vắn tắt các điểm chính thôi.

Tất cả các cuộc nổi dạy của một nhóm dân thường nhằm lật đổ một chính quyền đang kiểm soát đất nước, dù là của ngoại bang hay một triều đại của dân tộc, đều phát nguồn từ du kích chiến (không kể các cuộc đảo chánh của một nhóm tướng lãnh có quân đội trong tay). Du Kích Chiến được áp dụng khi mình ít, địch nhiều; vũ khí mình yếu mà địch thì mạnh. Một điểm nữa tôi xin nhắc bạn là du kích thường hay đánh phục kích nhưng, nhưng phục kích chưa chắc là của du kích. Du kích là trận đánh bất ngờ, đánh nhanh rút lẹ vì mình yếu hơn, nên trách giao chiến lâu dài, địch có thể phản công làm mình thiệt thòi. Còn phục kích là dùng địa điểm tốt, thời gian có lợi cho mình đánh địch bất ngờ (thiên thời, địa lợi), dù là quân số vũ khí mình chẳng thua địch. Đây có thể là một trận địa chiến bình thường. Nhiều khi mình mạnh nhưng bất lợi về địa thế, thời tiết mình cũng phải áp dụng du kích chiến phá hoại địch như các đội biệt kích chẳng hạn. Chúng tôi nghĩ bạn đã hiểu lầm chữ phục kích.

Người người lớn con, khỏe mạnh mà dùng du kích chiến.

Cuộc chiến dành độc lập của Mỹ cũng phát xuất từ du kích chiến.

Trong thập niên 30, phe ông Tưởng Giới Thạch mạnh, còn phe ông Mao Trạch Đông yếu, nên CS Trung Quốc đã dùng chiến thuật du kích. Năm 1934, ông Tưởng đem 1,000,000 vây đánh các chiến khu của CS đảng ở trung và nam Trung Quốc. Hai ông Mao Trạch Đông và Chu Ân Lai lãnh đạo một đội ngũ khoảng 100,000 quân di tản từ các chiến khu đó vào Vân Nam rồi ngược lên Tứ Xuyên đến Thiểm Tây, tây bắc Trung Quốc, lập lại chiến khu. Khi đến mục tiêu họ chỉ còn 8000 binh sĩ. Đó là cuộc Vạn Lý Trường Chinh và sau đó tiếp tục du kích chiến chống ông Tưởng.

Trong thời Nhật chiếm đóng Trung Quốc từ năm 1937-1945, cả hai ông Tưởng Giới Thạch lẫn Mao Trạch Đông đã áp dụng chiến thuật này chống lại cuộc ngoại xâm ấy.

Sau thế chiến thứ hai, chính phủ Tưởng thối nát, CS lợi dụng gây uy tín và khi quân đội mạnh, họ đã dùng chiến tranh qui ước họ đẩy họ Tưởng ra Đài Loan.

Cùng thời gian 1939-1944, Liên Xô đã áp dụng du kích chiến chống Đức Quốc Xã cho đến khi quân đội mạnh hơn hay bằng địch họ mới dùng trận địa chiến. Các nước Nam Tư, Ba Lan, Pháp, Tiệp, Hung, Bảo, Pháp … đều dùng chiến thuật này chống Đức, Ý cho đến khi quân Đồng Minh và Liên Xô vào giải phóng.

Người Mỹ khi thả biệt kích xuống mật khu VC và ngoài bắc thì các toán này đã dùng chiến thuật du kích, chứ làm sao đánh nổi Trận Địa Chiến? Trong cuộc chiến ở Kosovo, năm 1990, Mỹ và quân đội của Liên Hiệp Quốc đã áp dụng loại chiến tranh này. Đến năm 2001, Mỹ lại áp dụng biệt kích trong lối đánh du kích với các vũ khí nhẹ để đẩy quân Taliban ra khỏi các nơi ẩn núp rồi dùng không quân và vũ khí tối tân tiêu diệt. Đây là phối hợp chiến.

Bây giờ ta xem lính Mỹ đánh du kích kiểu tân thời.

Sau biến cố 9-11, Mỹ tung quân đánh Taliban và Al-Qaida ở Afganistan. Lúc này TV chiếu các trận đánh hàng ngày. Có một lần, nhiều nước đã tố cáo Mỹ dùng bom ngụy trang nổ chậm, nhìn giống như là một hộp coca cola, kiến một số trẻ em nhặt về nhà chơi; bom nổ và bị chết. Ngày hôm sau, ta thấy quay cảnh các xe tăng vượt sa mạc, hay một đoàn xe cơ giới tiến vào thành phố. Một lần khác trên TV, chúng ta thấy chiếu cảnh không quân Mỹ dùng bom bi, một loại bom khi đến cách mặt đất độ 20m thì phát nổ, tung ra cả trăm trái bom nhỏ, vào một ngọn núi trọc, cao, trống trơn, chẳng có cây cối, hay hang hốc gì cả. Rải rác trên đó có các gộp đá cao không quá ngực. Khi các máy bay ném bom, ta thấy cả ngọn núi dài cả cây số bom nhỏ nổ ra như pháo dây, pháo hoa. Nếu nơi ấy có một tiểu đoàn địch đang đóng thì có lẽ chúng bị chết nhiều lắm, đàng này chẳng thấy một trên lính nào. Xem xong tôi rủa: “Quân Mỹ ngu thật! Ném bom vào chỗ ấy thì giết được tên Taliban nào!” Năm bảy ngày hôm sau, TV lại quay cảnh vài biệt kích Mỹ đang nằm sau một vài gộp đá lớn như chiếc thúng cái, quan sát hành động địch quân, bằng ống nhòm, ngày lẫn đêm. Ban ngày họ quan sát bằng ống nhòm thường; ban đêm dung ống nhòm hồng ngoại tuyến. Nửa tháng sau nữa TV chiếu cảnh lính Mỹ đang quan quan sát một vùng mới bị một trái bom CBU mén, và nhặt được một chiếc giày, một mẩu áo hay cái báng súng. Phóng viên đài truyền hình nói một toán Taliban đã bị tiêu diệt tại đây khi quả bom CBU phát nổ.

Bây giờ ta tóm nhặt các chi tiết trên và làm một cuộc ráp nối của một trò chơi các mảnh vụn này (puzzle). Đây là phần tôi tự suy diễn, dựa vào các hình ảnh ấy.

Mỹ biết quả núi trọc đó là nơi không có quân Taliban đóng, và cao độ hơn rất nhiều ngọn núi khác trong vùng, nhưng họ không chắc chắn 100 phần trăm. Với các kỹ thuật tân kỳ: máy bay, vệ tinh gián điệp họ đã biết rõ hơn mình. Kẻ ngu chính là người chửi vụ oanh tạc ấy và người ấy chính là tôi, tôi ngu thật. Mỹ không có các gián điệp len lỏi vào vùng này, nên đó là một điều bất lợi cho họ. Hôm Mỹ ném các trái bom bi, và nổ tung ra hàng trăm trái nhỏ. TV chiếu đến cảnh bom nổ như pháo dây thì ngừng. Nhưng một điều ta không thấy là tất cả các cảnh sau đó. Một đợt máy bay khác tái diễn cảnh này ở cao độ thấp hơn của quả núi trọc ấy. Không phải tất cả các trái nhỏ này đều nổ vì có trái nổ liền, có trái nổ chậm, với các khoảng thời gian khác nhau, được tung ra bốn phương, tám hướng. Đợt đầu tiên nổ xong, thì 5 phút sau sẽ có vài trái khác nổ; 3 phút sau lại có vài chục trái nổ…cứ như vậy nó nổ từ khi ném bom cho đến ngày hôm sau. Lẽ dĩ nhiên, quân Taliban không dại gì đâm đầu vào chỗ chết.

Bộ chỉ huy quân sự Mỹ tính sẵn còn 30 phút nữa, lúc gần nửa đêm hôm đó, thì bom trên đỉnh núi sẽ hoàn toàn nổ hết. Một số biệt kích Mỹ đã ở trong tư thế sẵn sàng. Ngay lúc ấy, một số trực thăng hay kinh khí cầu (?) (Nếu có, cái này tốt hơn trực thăng vì không có tiếng động) đến bốc toán biệt kích. Lúc họ còn đang đảo trên vùng trời của đỉnh núi nọ, họ còn thấy bom nổ tóe lửa bên dứơi, nhưng giờ ấn định đã điểm nên họ cứ cho hạ cánh. Khi đó, các trái bom nổ chậm cuối cùng ở đỉnh núi cũng vừa nổ hết. Toán biệt kích an toàn đáp xuống. Các ba lô, lều và quân trang, súng ống của họ đều được ngụy trang như các gộp đá, hay đống đất. Họ lập tức dương các ống viễn vọng kính dùng tia hồng ngoại để quan sát các cùng núi đồi chung quanh. Một toán khác được ngủ, trong khi đó, lâu lâu ở lưng chừng núi vẫn còn tiếng nổ lác đác của các trái bom. Đến gần sáng, toán quan sát đêm ngủ, toán mới thức dùng ống nhòm thường nhưng rất tốt và rất xa quan sát tiếp. Đây là cảnh mà TV chiếu cho chúng ta coi và chỉ cho coi một vài người lính đang dùng ống nhòm quan sát hiện trường. Lẽ dĩ nhiên, ta không được thấy các lều, ba lô của các biệt kích ấy.

Hơn 10 ngày sau, một nhóm Taliban ở trong vùng thấy yên thân vì còn không thấy máy bay, bom hay hỏa tiễn nữa nên lục đục kéo nhau ra khỏi hang của một ngọn núi cách xa chỗ của toán biệt kích 5, 6 cây số lúc mờ sáng. Nhóm này không biết các hành động của họ đã bị toán biệt kích phát hiện bởi ống nhòm hồng ngoại tuyến. Khi toán này đang lặng lẽ di chuyển thì nghe có âm thanh như máy bay, bay thật là cao. Khi vừa nghe được âm thanh máy bay thì trời đất sáng lòa, “ầm” một tiếng nổ kinh thiên động địa cả đám ngừơi không còn một mảnh thịt dính nhau. Một nhóm biệt kích xuống chỗ bom nổ để tìm xem có thấy dấu tích của Bin Laden không, và cuối cùng, ta được xem một ngừơi biệt kích cầm lên một chiếc giày là như vậy. Đương nhiên, ta cũng không được thấy cảnh nhóm biệt khi di chuyển như thế nào và từ đâu tới.




[1] Trích Du Dịch với binh pháp, trang 25.

Tuesday, April 14, 2015

Thống kê người Việt tại hải ngoại

Thống kê này phản ảnh tất cả các người tỵ nạn, đi làm lao động. lập gia đình với người ngoịa quốc. Người sang Campuchia thì không biết ở đó từ khi nào. Người Việt ở Nga, Trung Quốc cũng như các nước GS cũ là đi làm lao động trả nợ. Người sang Đài Loan và Đại Hàn có thể đa số lấy chồng nước này.
 
 
 
 
 Nguon tu:

Sunday, April 12, 2015

Những Ngày Không Mặt Trời- Bài 28


Hôm sau, ngày chủ nhật, tôi giả đò ra chỗ mấy quán hớt tóc ở góc đường Lý Thường Kiệt và Phan Thanh Giản coi đánh cờ tướng. Nhưng thật ra mắt tôi đăm đăm nhìn đến phía nhà thờ, và chờ đợi nhìn lại hình bóng yêu kiều của An lần cuối.

Hơn nửa giờ sau, tôi thấy rất nhiều người đi lễ về, nhưng chẳng thấy bóng An đâu. Mười phút sau nữa, tôi thấy An trong chiếc áo dài trắng thướt tha, một mình trên con đường cạnh ngôi trường cũ. Nàng đang bước đi trên quãng đường mà ngày xưa tôi đã có lần sóng bước cùng nàng. Nàng vẫn đẹp, đẹp lắm, nhưng trên gương mặt dường như có một lớp sương mờ bao phủ lạnh lùng. Tim tôi nát tan ra hàng trăm, ngàn mảnh. Tôi đứng nhìn theo bóng nàng cho đến khi mất hút sau cánh cửa và nghĩ đôi guốc kia không bao giờ thành sự thực.

Tôi ra bãi biển, tìm lại cái băng đá mà nàng cùng tôi đã ngồi mấy tháng trước, rồi ngồi đó nhìn vu vơ hết giờ này qua giờ kia, trong lòng trống rỗng. Bây giờ là mùa đông, nhưng mùa đông ở Vũng Tầu không giá buốt như miền Bắc, nhưng cảnh vật cũng không vui vẻ như mùa hè. Trên bãi biển lơ thơ vài người qua lại; lá bàng rụng xuống che khắp mặt đường. Hay tại con đường cũng lạnh như lòng tôi mà lá bàng đã làm chăn phủ?

Cho đến lúc hoàng hôn buông xuống, tôi vẫn ngồi nhìn cảnh vật với cõi lòng tan nát. Mặt trời đã lấp ló ở cửa sông, nhuộm vàng những áng mây trên bầu trời và mặt nước. Hình ảnh tương tự như buổi chiều mà hai đứa tôi đã ngồi nói chuyện ngày đó. Qua tàn lá hàng dương liễu, bãi biển vẫn vắng tanh, buồn tênh.


Một cảnh vui của bãi trước

Hôm sau, ngày chủ nhật, tôi giả đò ra chỗ mấy quán hớt tóc ở góc đường Lý Thường Kiệt và Phan Thanh Giản coi đánh cờ tướng. Nhưng thật ra mắt tôi đăm đăm nhìn đến phía nhà thờ, và chờ đợi nhìn lại hình bóng yêu kiều của An lần cuối.

Hơn nửa giờ sau, tôi thấy rất nhiều người đi lễ về, nhưng chẳng thấy bóng An đâu. Mười phút sau nữa, tôi thấy An trong chiếc áo dài trắng thướt tha, một mình trên con đường cạnh ngôi trường cũ. Nàng đang bước đi trên quãng đường mà ngày xưa tôi đã có lần sóng bước cùng nàng. Nàng vẫn đẹp, đẹp lắm, nhưng trên gương mặt dường như có một lớp sương mờ bao phủ lạnh lùng. Tim tôi nát tan ra hàng trăm, ngàn mảnh. Tôi đứng nhìn theo bóng nàng cho đến khi mất hút sau cánh cửa và nghĩ đôi guốc kia không bao giờ thành sự thực.

Tôi ra bãi biển, tìm lại cái băng đá mà nàng cùng tôi đã ngồi mấy tháng trước, rồi ngồi đó nhìn vu vơ hết giờ này qua giờ kia, trong lòng trống rỗng. Bây giờ là mùa đông, nhưng mùa đông ở Vũng Tầu không giá buốt như miền Bắc, nhưng cảnh vật cũng không vui vẻ như mùa hè. Trên bãi biển lơ thơ vài người qua lại; lá bàng rụng xuống che khắp mặt đường. Hay tại con đường cũng lạnh như lòng tôi mà lá bàng đã làm chăn phủ?

Cho đến lúc hoàng hôn buông xuống, tôi vẫn ngồi nhìn cảnh vật với cõi lòng tan nát. Mặt trời đã lấp ló ở cửa sông, nhuộm vàng những áng mây trên bầu trời và mặt nước. Hình ảnh tương tự như buổi chiều mà hai đứa tôi đã ngồi nói chuyện ngày đó. Qua tàn lá hàng dương liễu, bãi biển vẫn vắng tanh, buồn tênh.

Bỗng tôi nghe: "K..é..t" tiếng thắng xe đạp ở sau lưng.  Tôi giật mình tự hỏi: "Ai đây?" Tâm lý tôi lúc ấy thật hỗn độn: một mặt tôi mong người thắng xe là An, mặt khác tôi mong đó không phải nàng. Quay đầu lại, tôi thấy không phải là An mà đây chỉ là một người nào đó.

Ngồi nhìn những áng mây hồng, tôi tự hỏi nó ở đâu đến đây? Tôi suy nghĩ, làm bài thơ "Tình đầu", rồi đọc se sẽ:

 

 

Một áng mây đem đến mối sầu.

Mối sầu man mác lại từ đâu?

Lòng tôi chợt cảm cô đơn quá.

Chạnh nhớ hôm nao, buổi ban đầu.

 

Ngày ấy gặp em lớp học đêm.

Tình yêu mình đến thật êm đềm.

Nhưng nay em có ngày "vui" ấy.

Để lại mình tôi cô tịch thêm.
 

Hôm nay em sắp bước theo chồng.

Một ngày buồn bã, một mùa đông.

Tôi xin nguyện cầu cho em nhé,

Quên lãng chuyện xưa có được không?
 

Thôi bóng người yêu đã xa vời!

Tôi ngồi lặng ngắm bóng chiều rơi.

 Nhìn rặng liễu gầy trên bãi vắng,

 Xõa tóc buồn che những nụ cười.

 

Bài dịch sang Anh văn:

 

A patch of cloud brings up something gloomy.

Whence the dolefulness comes?

My heart suddenly felt so lonely,

Recalling the first day of memory. 

That day, I met you at a night class.

Then our love has smoothly past.

Today, you have a ‘merry day’,

Let me alone; I must pay. 

Now you’re going to your husband’s family,

In a winter day that’s melancholy.

Let me wish you, my lover,

Forget our past days forever.
 

My lover’s image has gone away.

Sitting alone admiring the sunset as other day.

Watching a row of willow on the deserted beach,

Hanging down its hair to cover smiles of lovesick.

Bỗng tôi nghe: "K..é..t" tiếng thắng xe đạp ở sau lưng.  Tôi giật mình tự hỏi: "Ai đây?" Tâm lý tôi lúc ấy thật hỗn độn: một mặt tôi mong người thắng xe là An, mặt khác tôi mong đó không phải nàng. Quay đầu lại, tôi thấy không phải là An mà đây chỉ là một người nào đó.

Ngồi nhìn những áng mây hồng, tôi tự hỏi nó ở đâu đến đây? Tôi suy nghĩ, làm bài thơ "Tình đầu", rồi đọc se sẽ:

 

 

Một áng mây đem đến mối sầu.

Mối sầu man mác lại từ đâu?

Lòng tôi chợt cảm cô đơn quá.

Chạnh nhớ hôm nao, buổi ban đầu.

 

Ngày ấy gặp em lớp học đêm.

Tình yêu mình đến thật êm đềm.

Nhưng nay em có ngày "vui" ấy.

Để lại mình tôi cô tịch thêm.

 

Hôm nay em sắp bước theo chồng.

Một ngày buồn bã, một mùa đông.

Tôi xin nguyện cầu cho em nhé,

Quên lãng chuyện xưa có được không?

 

Thôi bóng người yêu đã xa vời!

Tôi ngồi lặng ngắm bóng chiều rơi.

 Nhìn rặng liễu gầy trên bãi vắng,

 Xõa tóc buồn che những nụ cười.

 

Bài dịch sang Anh văn:

 

A patch of cloud brings up something gloomy.

Whence the dolefulness comes?

My heart suddenly felt so lonely,

Recalling the first day of memory. 

That day, I met you at a night class.

Then our love has smoothly past.

Today, you have a ‘merry day’,

Let me alone; I must pay. 

Now you’re going to your husband’s family,

In a winter day that’s melancholy.

Let me wish you, my lover,

Forget our past days forever. 

My lover’s image has gone away.

Sitting alone admiring the sunset as other day.

Watching a row of willow on the deserted beach,

Hanging down its hair to cover smiles of lovesick. 

***