Sunday, March 29, 2015

Những Ngày Không Mặt Trời- Bài 26


Ngày hôm sau, tôi đem đến nàng mấy tờ báo và đến ngày kế tiếp An đem lại tặng tôi hai cái đèn ngủ đầu giường và hai cái lục bình. Tất cả các vật trên đều xếp bằng giấy có hình mầu, và trông rất đẹp mắt. Lúc đầu tôi không hiểu ý nghĩ của các tặng vật ấy, nhưng từ từ nghiền ngẫm và đi đến một kết luận. Hai đèn ngủ lả biểu hiệu cùng chung một phòng; hai lục bình có nghĩa là bình an, tức ám chỉ tới tên nàng. Tôi thầm nghĩ thầm: “Chẳng hiểu An có yêu mình không? Tại sao nàng tặng mình những kỷ vật có liên quan đến tên nàng cùng hai cái đèn ngủ?” Tôi đem các thứ đó trưng trong tủ kính của nhà.

Chẳng bao lâu sau, mùa hè cũng qua, niên học mới lại tới, tôi từ giã Vũng Tầu về Sàigòn để tiếp tục học, chấm dứt nhiệm vụ ông "thầy bất đắc dĩ." Cũng thời gian này, mẹ tôi được trường trung học Trung Thu nhận dạy Anh văn. Cho nên cả hai mẹ con cùng về Sàigòn một lượt. Trong khi ấy, bố và hai em tôi vẫn còn ở lại Vũng Tầu.

Trong thời gian đó, hàng tuần, An và tôi vẫn thường liên lạc với nhau qua thư từ. Ngoài giờ học và ôn bài, tôi chỉ nhớ tới An, nên lấy giấy bút viết vài ba trang thơ về thăm nàng. Tuy nhiên, chúng tôi không bao giờ viết trắng trợn "anh yêu em, hay em yêu anh cả." Giây phút vui sướng nhất của tôi lúc ấy, là chờ người phát thư trao cho tôi một lá thư. Tôi đọc đi, đọc lại những thư của nàng gởi cho tôi, cho đến khi chúng nhàu nát.

Vào rạng sáng ngày 11 tháng 11, 1960,  lúc dân chúng Sàigòn đang say ngủ, bỗng nghe những tiếng súng lớn, nhỏ nổ vang. Chúng tôi cùng nghĩ có lẽ Việt Cộng tấn công. Tuy nhiên, chúng tôi vẫn cứ đến trường để học như thường lệ, nhưng thầy giáo cho lớp tan, ai nấy lo chạy về nhà. Tôi ra đường nghe tin có một cuộc chính biến muốn đảo chánh anh em ông Diệm và ông Nhu đang diễn ra ở dinh Độc Lập, do Đại Tá Dù Nguyễn Chánh Thi cùng Trung Tá Vương Văn Đông cầm đầu.

Hiếu kỳ, tôi đạp xe lên chỗ ấy xem tình hình.

Khi đến nơi, tôi thấy hàng ngàn lính nhẩy dù, cùng xe tăng thiết giáp đang bao quanh đấy. Bất thình lình, súng ở trong bắn ra và ở ngoài bắn vào ngay trên đầu chúng tôi. Tôi vội nằm xuống mặt đường tránh đạn cả hai bên, rồi bò từ từ và kéo theo chiếc xe đạp ra khỏi vòng giao tranh.

Tuy nhiên cuộc chính biến ấy bất thành, và các phần tử gây chính biến phải đào tẩu sang Cam Bốt. Tôi bắt đầu suy nghĩ tại sao phải có cuộc đảo chính đó? Sự dân chủ ở niềm Nam có thực sự được tôn trọng hay không? Tại sao Tổng Thống Diệm phải tuyên bố trên đài phát thanh giải tán chính phủ, lập chính phủ lâm thời? Đó có phải là một dấu hiệu cho thấy rằng chính phủ của ông Diệm đã không được toàn dân ủng hộ và có nhiều sai lầm?

Một hôm, tôi nhận được một lá thư của An, trong thư nàng viết: "Hiệp! Nếu Hiệp có thì giờ về Vũng Tầu, nhớ đến thăm An. An có nhiều chuyện muốn nói cho Hiệp nghe. À này, An muốn tặng Hiệp một đôi guốc thật nhỏ và xinh lắm. Hiệp về thăm An càng sớm càng tốt, An sẽ đưa Hiệp đôi guốc đó. Độ này An có nhiều chuyện hơi buồn.” Trời ơi! Một "đôi guốc", nàng có ám chỉ gì đây không? Tôi nhớ lại hôm hai đứa ăn cơm tối ở quán trên Bà Rịa, nàng đố tôi một câu: “Lẻ bạn cho nên phải kiếm đôi. Chúa dạy ra đi chẳng dám ngồi. Dầm mưa giãi nắng lòng chẳng quản. Chúa còn ướt, huốn chi tôi” Rồi nàng giải nghĩa đó là đôi guốc. Nàng có muốn tôi và nàng thành một đôi không nhỉ? Nàng có yêu tôi không, hay là tôi suy đoán vẩn vơ? Còn chuyện gì mà nàng buồn nữa đây?

Tôi vội viết thư an ủi nàng, và hứa sẽ về thăm nàng.

Saturday, March 28, 2015

Đại Việt Thắng Nguyên Mông- Bài 88


CHƯƠNG CUỐI- TRANH LUẬN (TT)
 
V. Kị mã Mông Cổ đấu với bộ binh Đại Việt. 

Có một lần người có bút hiệu wla hỏi Loi H Dang trên diễn đàn của VVH: Nếu 20000 quân Việt đánh với 5000 kị binh Mông Cổ trên cánh đồng khô thì liệu có thắng không? Vì lâu quá chúng tôi chỉ nhớ mang máng như vậy. Bạn Loi Ho Dang cũng giải thích và yêu cầu ai có thêm kiến thức bổ xung. Ngày ấy tôi xem qua, và vì quá bận nên không tham gia vào các cuộc tranh luận đựơc và hơn nữa lúc tôi đọc được bài này thì cuộc tranh luận đã xẩy ra lâu rồi.
Tất cả sử gia trên thế giơi khi viết về Mông Cổ đều đưa ra các câu chuyện hào hứng với các chiến thắng lẫy lừng của đạo quân kị binh này. Ngay từ khi mới khởi nghiệp, Thành Cát Tư Hãn đã đánh bại đạo quân Tây Hạ. Jebe với hai vạn ki mã thôn tính Tây Liêu. Với hai chục vạn kị binh, Thành Cát Tư Hãn vối các tướng Subutai, Jebe đã tiêu diệt đạo khi binh đông gấp đôi của đế quốc Á Rập – Khwarezm đồng thời xóa tên đề quốc này trên bản đồ thế giới. Jebe và Subutai đem hai vạn quân vượt dãy Caucasus, đánh tan vương quốc Georgia với số quân dong gấp 3. Cũng đạo quân này, hai tướng Subutai và Jebe đè bẹp bảy cạn quân khi binh của liên minh Nga, rồi bao nhiêu chiến công hiển hách khác. Vì thế mà người đọc đều thần thánh đạo quân ấy, nên chẳng mấy người nghĩ cho sâu với các chiến thuật uyển chuỷên linh động.
Tôi xin trả lời rằng thắng hay bại là tùy ngừơi tướng có biết các nguyên tắc lâm trận không. Hay nói một cách khác người tướng phải có đầu óc sáng tạo, biết áp dụng chiến thuật một cách uyển chuyển tùy theo địa thế (địa lợi) hay thời gian (thiên thời) mà giao tranh với địch.
Nếu cứ đem 2 vạn quân ra giữa cánh đồng khô mà chống với 5000 kị mã Mông Cổ thì chắc thua, vì Mông Cổ rất thiện chiến trên địa thế này và kị binh tiến đánh rất có chiến thuật volley ball, cùng tiến nhanh như gió cuốn mà quyển Life in Genghis Khan’s Mogolia viết lại “Bliztkrieg” có nghĩa là chiến tranh chớp nhoáng. Khi ta còn đang lớ ngớ, thì ào một cái 5000 con ngựa ầm ầm vượt qua rồi tên bay tứ hướng, giáo phóng bát phương đúng như câu:

Tên reo đầu ngựa, giáo lan mặt thành” (trong Chinh Phụ Ngâm)

Chỉ vài phút sau thì đoàn quân ấy biến mất. Bây giờ, ta phải lo băng bó thương binh. Lúc đang làm việc tải thương thì lại ào một cái 5000 kị binh lại xuất hiện và cái cảnh tấn công lại tái diễn.

Kết quả đúng như bạn wla nghĩ.
Nhưng nếu lấy chiến thuật của Hưng Đạo Vương ra áp dụng thì thắng.
Trong trận chiến ngài dặn cho đào hầm bẫy ngựa.
Theo cách viết trong sử ta không rõ kích thước cái hầm là bao nhiêu? Cứ như theo sự tưởng tượng bình thường thì cái lỗ phải dài trên 2 m, rộng 1 m, sâu trên 1 m. Con ngựa lọt xuống thì hết cách lên vì không có đà. Và nếu cắm thêm một vài cái chông nữa thì con ngựa khó sống sót. Khi lọt vào hầm thì chắc chắn người kị mã cũng không an toàn. Nhưng đào một lỗ như vậy thì 10 người phải bỏ ra nửa buổi mới xong. Đó là trường hợp mình đang đóng quân và giặc sẽ đến vài ngày sau thì mới đựơc.
Sẽ có người lý luận: nếu mình đang di hành và giặc đang tiến tới và cách xa năm bẩy dặm thì làm sao kịp. Khi ta đang đào thì giặc đã tới, lúc ấy các bẫy này làm huyệt chôn ta thì đúng hơn.
Đúng như thế! Mình phải giải bài toán khác với trường hợp đó.
Bây giờ ta giải bài toán ấy dưới dạng khác. Vị tướng của ta đã biết trứơc mình sẽ gặp một đạo kị binh khoảng 5000 quân Mông Cổ, nên chia đạo 20000 quân ra như sau:

·               Một vạn ngừơi lo đem cuốc, thuổng.

·               Năm ngàn đem cung nỏ.

·               Năm ngàn còn lại đem trường thương, đao kiếm và hai túi nhỏ làm bằng mo cau hay tre đan.

Khi đang di hành trên một ngọn đồi thoai thoải, rất lợi thế cho kị binh thì thám mã phi báo 5000 kị bịnh Mông Cổ sẽ đến trong khoảng tàn một cây nhang.
Khi biết tin quân ta vào vùng này Mông Cổ sẽ chuẩn bị tấn công vì lợi địa cho kị binh. Còn bên ta tướng chỉ huy lúc nào cũng chuẩn bị ứng chiến.
Tướng ta cho đội cung nỏ lo bảo vệ; một vạn ngừơi mang cuốc thuổng sẽ có nhiệm vụ đào lỗ, và tùy theo địa thế mà các tướng cho đào ở đâu để bẫy giặc. Lỗ không cần to, sâu; chỉ rộng chừng 20 phân tây và cũng sâu khoảng 20, 30 phân tây là đủ, nhưng phải nhiều và chi chít; cái này cách cái kia khoảng nửa thước tây. Đội đao thương lo cho đất vào hai túi đem đi đổ phía sau trận thế. Ta lo lấy cỏ phủ lên các lỗ. Trong khoảng thời gian tàn hơn nửa cây nhang, một người được huấn luyện, ít nhất đào được 2 lỗ. Như vậy, ít nhất ta cũng được 20000 lỗ. Lính ta lập trận thế chờ đợi, và bây giờ cuốc thuổng cũng trở thành vũ khí cùng đào lỗ chôn người ngựa địch quân.

 

 
Trận thế


Để dụ giặc vào bẫy, quân ta sẽ dàn như sau:

- Năm ngàn người đội thương, kiếm, đao có trang bị các lá chắn (kiên) làm bằng mây đan, và rơm bện phết bùn ứơt, ngồi đứng lộn xộn ngay bìa ngoài chỗ trận thế có lỗ đào. Sát ngay phía sau là một tiểu đội xạ thủ nỏ đặc biệt độ 1000 người. Những ngừơi xạ thủ này có sức mạnh nhất của ta, có thể chạy thật nhanh và đặc biệt sau lưng đeo một một tấm lá chắn bằng mây và song thật khô, nhẹ dài quá mông, được đeo lên vai cùng cột thật chặt vào thân. Khi bắn, họ không cần bắn nhanh, nhưng được trang bị các nỏ thật mạnh để bắn thật xa.

- Đội cuốc thuổng cũng đứng ngồi không qui củ tiếp theo trận thế, cách đội trên độ 20 thước.

- Đội cung, nỏ chính đứng trong cùng trận thế, cách hàng tiền đạo đến 40 thứơc và đứng theo hàng một.

Khi giặc tới cách hàng lỗ bẫy khoảng 400 m thì dừng lại quan sát trận thế của ta. Bên ta cũng cùng đứng dậy nhưng không đều đồng đều, kẻ trước, người sau, làm thành một hàng ngang, như muốn ứng chiến. Nhìn vào đó địch sẽ có cảm tưởng ta bố trận không chỉnh. Tướng địch cũng cho dàn hàng ngang chuẩn bị tấn công. Tuy nhiên, các xạ thủ đội đặc biệt đã dùng cả hay tay dương cánh nỏ cứng như thép của họ và đặt lên đó một mũi tên to dài, chuẩn bị. Bên Mông Cổ nhìn sang chỉ thấy đao thương, còn đám xạ thủ được che lấp, nên họ không biết 1000 mũi tên chuẩn bị đón họ.

Sau khi quan sát chiến trường, tướng địch ra hiệu. Lập tức 5000 kị mã cùng hô vang như sấm phóng tới phía ta.

Khi địch cách 250 thước, toán cuốc thuổng được lệnh rút lui có trật tự theo các kẽ giữa đội cung thủ chính vào phía trong cùng. Địch cách 150 thước, hàng thương đao rút lui đến trước hàng cung nỏ chính thì dừng lại và vẫn xếp hành một. Chỗ này cách hàng ngoài cùng của các lỗ đào đúng tầm tên của ta, nhưng tên của Mông cổ chưa tới ta được (sẽ giải thích ở phần so sánh cung Mông Cổ với nỏ Đại Việt). Đội này sẽ dùng kiên bảo vệ cho họ và cả cung thủ bên cạnh. Lúc ấy, bên Mông Cổ thấy 1000 cái nỏ đang hướng về họ, thì quá trễ, nhưng mặt khác tướng Mông Cổ thấy số đó không nhằm nhò gì, nên vẫn ào ào tiến tới như gió cuốn.

Lúc quân Mông Cổ lọt vào tầm nỏ thì các 1000 xạ thủ nỏ cùng phóng một lớp mưa tên. Bên địch cũng dương cung phóng tên về phía ta. Nhưng ngay sau khi buông tên, Mông Cổ lại lắp mũi tên khác để bắn, còn các xạ thủ ta sau khi phóng tên thì lập tức chạy thật nhanh về hàng cuối của đội nỏ chính. Nhờ vào các tấm kiên đeo sau lưng, tên địch không làm hại lính ta. Tấm kiên cột chắc cũng giúp họ chạy mà không vướng víu, và chẳng cần lo giữ chúng khỏi rơi. Đội này cũng đã được huấn luyện chạy không trật tự mà không loạn.

Nhìn vào cảnh này giặc nghĩ là mình sợ mà chạy, nên chúng sẽ thừa thắng đuổi theo vì thấy đất đai bằng phẳng và sẽ bị sa hố. Lẽ dĩ nhiên khi lui ta phải chừa đường cho kị binh họ phóng, và chỗ đó chính là nơi ta lập thế trận. Ta phải hiểu rằng Mông Cổ cưỡi ngựa tấn công thì họ chỉ thúc ngựa bằng bằng chân, còn hai tay sử dụng cung. Chỗ nào giặc đã rơi vào thế trận, ta lại xông về chúng.

Sau khi, đội nỏ đặc biệt rút thì các hàng chẵn của đội nỏ chính sẽ bước ngang một bước, như vậy họ sẽ dễ bắn hơn. Cùng lúc ấy các tấm kiên được đưa xuống thấp một chút vừa cho hàng đầu đội nỏ phóng tên. Khi đợt tên đã bay ra các tấm khiên lại đưa lên che và hàng thứ hai đội nỏ làm việc, trong lúc ấy hàng đầu lắp tên và cứ tiếp tục luân phiên.

Khi đang chạy với vận tốc 30 km/h hay 8.3 m/s, nếu thụt chân vào một lỗ, ngựa sẽ không thể rút chân lên kịp thời và sẽ lộn tung lên. Con ngựa Mông Cổ rất lớn nặng khoảng trên 200 kg cộng thêm người lính và quân trang 60 kg. Động năng của cả người lẫn ngựa tính theo công thức E = ½ mv2 (m là khối lượng tính kg lực và v là vận tốc trung bình trong 1 giây). Với khối lượng người và ngựa 260 kg lực cùng vận tốc 8.3 m/giây thì sẽ tạo ra gần 9000 joule, đủ sức tàn phá một bức tường gạch dầy. Nhưng đây không có tường nên người và ngựa phải lãnh hậu quả.

Nếu các vị có xem những cuộc đua ngựa, đua xe thì có lẽ đã chứng kiến cái cảnh một con ngựa, một cái xe chạy trước bị lâm nạn các con ngựa hay người lái xe nối sau sẽ chịu ảnh hưởng thế nào. Khi ngựa sụt lỗ thì ngựa chắc phải què, người cỡi cũng chẳng nguyên lành.

Đoàn lính Mông Cổ, toán ngã lớp bị thương, tiến tới phía ta rất khó. Tuy nhiên, một số vẫn đến gần ta. Đây lại là lúc, đội thương, kiếm làm việc. Các con ngựa của địch vẫn không thể tung hoành vì các lỗ dưới chân. Ở đây ta tạo địa lợi đánh địch. Việc đầu tiên là đâm ngựa đối thủ sau là quân giặc. Như vậy làm sao kị binh Mông Cổ có thể thi hành chiến thuật volley ball?
Đã nhiều lần và nhiều nơi, một số người vẫn nghi ngờ khả năng bộ binh Đại Việt không thể thắng đựơc kị binh Mông Cổ dù là quân số đông hơn nhiều. Khi xem qua lịch sử Mông Cổ đánh bại tất cả các nước nhất là Âu Châu dù là quân các nước này đông hơn quân Mông Cổ đã thế họ cũng có các đội kị binh. Một mặt khác, các binh sĩ Âu Châu to và khỏe hơn người Đại Việt nhiều, nên chuyện bộ binh Đại Việt đánh bại kị binh Mông Cổ là một câu chuyện hoang đường

 

Wednesday, March 25, 2015

Thơ Đường: Mạnh Hạo Nhiên


Mạnh Hạo Nhiên sinh năm 689, tên Hạo, quê huyện Tương Dương (Hồ Bắc). Lúc thiếu thời chuộng tiết nghĩa, ẩn cư tại núi Lộc Môn (Tương Dương). Lý Bạch rất phục ông, thăm ông nhiều lần. Ông còn kết thân với Trương Cửu Linh, Vương Duy. Một hôm, Đường Huyên Tông lại nhà Vương Duy. Khi ấy, Mạnh Hạo Nhiên đang cùng Vương Duy đàm đạo. Nghe tin, Mạnh Hạo Nhiên chui xuống gầm giường lánh mặt. Vương Duy tâu rõ sự tình. Đường Huyền Tông mừng lắm vì nghe danh người này đã lâu nhưng chưa gặp mặt. Ông truyền cho Mạnh Hạo Nhiên ra mặt và đọc thơ. Hạo Nhiên liền đọc bài thơ trên. Đường Huyền Tônh khen hay, nhưng khi ông đọc đến câu “Bất tài minh chủ khí” thì Đường Huyền Tông không vừa lòng nói: “Tại khanh không muốn làm quan chờ trẫm có bỏ khanh bao giờ.” Nhưng sau đó ông cũng không màng danh lợi dù là cũng có lần làm quan một thời gian ngắn song lại từ chức quy ẩn. Cuối cùng ông mất năm 740 vì một mụt nhọt sau lưng,

歲 暮 歸 南 山            

Tuế mộ[1] quy Nam Sơn


北 闕 休 上 書                                         

Bắc Khuyết[2] hưu[3] thướng thư.

南 山 歸 敝 盧                                         

Nam Sơn quy tệ lư[4].

不 才 明 主 棄                                         

Bất tài minh chủ khí[5] .

                                         

Đa bịnh cố nhân sơ.

白 髮 催 年 老                                         

Bạch phát[6] thôi niên lão.

青 陽 逼 歲 除                                         

Thanh dương[7] bức[8] tuế trừ.

永 懷 愁 不 寐                                         

Vĩnh hoài sầu bất mị[9].

松 月 夜 窗 虛                                         

Tùng nguyệt dạ song hư[10].

                                    孟 浩 然       

                                    Mạnh Hạo Nhiên

                Cuối năm về Nam Sơn                   

Bắc Khuyết, ta ngừng dưng thơ.                          

Nam Sơn, về chốn đơn xơ thủa nào.          

Không tài, vua chẳng coi cao.                    

Bệnh tật, bạn cũng chẳng vào nhà chơi.    

Tóc bạc báo ta già rồi.                               

Ngày xuân cho biết năm thời đã qua.                  

Nghĩ nhiều chẳng ngủ được mà.                          

Trăng chiếu cửa sổ, tùng là hư vô.             

                      VHKT  1985        

 

                                                                                                                               

Bắc Khuyết không đi dâng bức thơ.

Nam Sơn quay lại mái đơn sơ.

Chân tài hèn mọn, vua chẳng biết.

Bệnh tật trầm kha, bạn hững hờ.

Tóc bạc thúc thôi già sắp điểm.

Ngày xanh xua đuổi tuổi gần giờ.

Suy tư càng lắm, càng không ngủ.

Trăng chiếu song thưa, tùng mộng mơ.

VHKT  1985



[1] Mộ: chiều tối.
[2] Bắc Khuyết: Chỗ vua ở phương bắc: nghĩa là kinh đô.
[3] Hưu: ngừng lại, đinh chỉ. (hưu chiến)
[4] hay : nhà, màu đen
[5] Khí: khi dễ.
[6] Bạch Phát: tóc bạc.
[7] Dương: mặt trời. Thanh dương là ngày xuân.
[8] Bức: 1. bắt buộc, buộc phải. 2. bức bách, cưỡng bức. 3. đến gần, tiến sát
[9] Mị: ngủ say.
[10] : 1. không có thực. 2. trống rỗng.

Sunday, March 22, 2015

Những Ngày Không Mặt Trời- Bài 25


Một tuần lễ sau, tôi xin phép bố mẹ tôi được học nhẩy lớp; thay vì học đệ tam (lớp 10) rồi học đệ nhị (11) để thi tú tài I, thì bỏ đệ tam mà học ngay lớp để nhị. Ông bà đều bằng lòng và nhắc nhở tôi rằng sự học theo cách ấy rất khó và rất tốn tiền, vì phải học trường tư thục.

 Mẹ khuyến khích:

-    Con quyết tậm học nhảy lớp thì mợ rất vui mừng. Con cố lên nhe! Như con thấy, bà con dòng họ mình; con cái bạn bố mẹ thi tú tài trượt lên trượt xuống. Họ cũng cố gắng chứ không phải là kẻ ăn chơi. Mợ biết con rất có tinh thần trách nhiệm. Con phải cố gắng hơn thì mới mong có kết quả tốt.

Tôi đáp để trấn an mẹ:

-          Con sẽ cố gắng hơn mợ ạ.

Ngày hôm sau, tôi lên Sàigòn và ghi tên học tại trường Nguyễn Công Trứ, góc đường Hai Bà Trưng và Hiền Vương (Võ Thị Sáu ngày nay) ở Tân Định. Ghi tên học xong, tôi quay về Vũng Tàu, vì còn gần một tháng nữa mới vào niên học, và tiếp tục lớp toán của tôi.

Tôi nhận thấy một điều làm tôi lại kém môn Pháp văn, vì lớp đệ tam, những người học sinh ngữ hai bắt đầu từ a, b, c, nhưng nếu tôi học tắt thì tôi phải học môn này với các bạn đã học được một năm rồi.

Khi từ Sàigòn về, tôi mấy lần định đến thăm An, nhưng lại nhát gan, và nhất là sợ giọt nước mắt của nàng. Chiều hôm ấy, tôi định bụng lại nhà nàng chơi, khi đến nơi, lại thấy cửa đóng, then cài, nên ngần ngừ ở trước cửa một lúc, rồi đi thẳng ra Bãi Trước.

Tìm một băng đá trống, gần ngã ba đường Lê Lợi- Quang Trung, tôi ngồi xuống, ngắm cảnh biển lúc hoàng hôn. Sau tàn lá của hàng dương liễu, những lượng sóng vàng đang theo nhau vỗ xào xạc vào bãi cát, dưới ánh sánh vàng ối của chiều tà, ngoài khơi một cánh thuyền buồm đang chơi vơi, giữa biển cả.




Lòng tôi thấy cô đơn, khi nghĩ đến những ngày sắp xa cách An, rồi bất chợt đọc se sẽ:


"Nắng chiều nhuộm sóng nước vàng,

Chân mây man mác, bóng nàng đâu đây?"

Đột nhiên, tôi nghe tiếng xe đạp thắng ở sau lưng. Quay đầu lại tôi thấy An, trong chiếc áo cánh xanh nhạt, dừng xe đạp sau lưng tôi, trên môi đang nở một nụ cười tuyệt đẹp.

Tôi mừng quá reo lên:

- An! An đi đâu vậy?

- An lấy xe, đạp một vòng quanh bãi biển cho đỡ buồn.

- An ngồi đây nói chuyện một lúc được không?

Nàng mỉm cười, dắt xe lên lề dựng vào một gốc bàng gần đó. Tôi ngồi sang một đầu ghế để nhường chỗ cho nàng. An ngồi xuống đầu ghế kia.

Tôi hỏi:

- Bây giờ, An thấy thế nào?

- Đỡ buồn nhiều rồi. À còn Hiệp thì sao? Đã có quyết định gì về chuyện học băng lớp chưa?

- Tôi sẽ học trường Nguyên Công Trứ, Tân Định vào cuối hè này.

An chợt thở dài yên lặng, mắt đăm chiêu nhìn chiếc thuyền buồm ngoài khơi. Tôi cũng yên lặng nhìn về phía đó, và phân vân chẳng hiểu nàng đang nghĩ gì? Riêng tôi, tôi đang buồn cho những ngày chia li sắp tới.

Vài phút sau, An phá tan sự yên lặng, buồn bã đó:

- Hiệp! Hiệp có muốn An làm tặng Hiệp vài vật kỷ niệm không?

Tôi mừng lắm, vì nghĩ rằng từ nhỏ đến giờ chưa một người con gái nào tặng tôi một vật kỷ niệm, mà bây giờ người tôi yêu trộm nhớ thầm lại có nhã ý này thì là một điều quí giá vô cùng.

Tôi hí hửng:

- Bất kỳ thứ gì An cho tôi, tôi cũng quí vô cùng.

Nàng nhoẻn một nụ cười tươi tắn:

- An cần một số giấy có hình mầu. Hiệp có không?

- Tờ "Thế Giới Tự Do" được không?

- Được chứ. Khi nào rảnh Hiệp nhớ viết thư về cho An nhe.

Chúng tôi nói chuyện đến sẩm tối, rồi chia tay.

 

Đại Việt Thắng Nguyên Mông- Bài 87


 

CHƯƠNG 6- TRANH LUẬN (TT)

IV- Đại Việt thắng là vì Subutai không chỉ huy. 

Trên một vài diễn đàn khác, chúng tôi có xem qua thấy một số bạn đã đưa ra vấn đề Đại Việt may mắn vì Subutai đã qua đời, nếu không thì Hưng Đạo Vương không thắng nổi Nguyên Mông. Một trang web của nước Anh cũng đã xếp hạng mười danh tướng tài bà nhất thế giới đã xếp Subutai trên Hưng Đạo Vương.   Nếu đọc phớt qua, ta thấy Subutai thắng rất vẻ vang và nghĩ như vậy.

Nhưng đọc kỹ thì lý luận này xem ra chưa chắc đúng.

Chúng ta đã xem qua các cuộc chiến của Subutai, và ai cũng thấy ông thắng nhiều hơn thua. Ông thắng địch quân được là vì các quốc gia ấy đã dùng cương chống cương, lấy kị binh chống kị binh hay thủ thành chống tấn công. Ông cũng biến báo nhiều trường hợp để biến đổi thế cờ, nhiều trận pháp giả thua rồi phục kích.

Tuy nhiên, ông không phải bách chiến bách thắng. Ông đã thua khi bị quân Cuman tấn công bất ngờ. Sau trận sông Kalka, Subutai cho quân vượt sông Volga thì bị quân phục kích bởi quân của iltäbär (vua) Ghabdulla Chelbir của xứ Bulgar, cộng thêm quân của inäzors (hoàng tử) MordvinPureshPurgaz gần Samara Bend làm thiệt hại quân Mông. Đến lúc đấu tranh trên sông Sajó lại bị thua về đêm. Nhìn vào đây ta thấy ông giỏi về trận kị binh, nhưng không giỏi đối phó với du kích chiến. Trong khi ấy Hưng Đạo Vương là người chủ trương du kích chiến và sau đó đến trận địa chiến, khi mình đã nắm chủ động. Như vậy Subutai khó lòng thắng nổi chiến thuật của Hưng Đạo Vương.

Subutai thì dùng chớp nhoáng tiêu diệt địch quân. Ngược lại Hưng Đạo Vương lại chủ ý dùng cẩn thận, chờ đợi mới đánh. Như vậy khi thấy giặc mạnh, Hưng Đạo Vương không đem quân nghênh chiến thì Subutai đánh với ai? Đợi cho quân địch mệt mỏi, chán nản ngài ra quân ấy là khắc tinh của chớp nhoáng vậy.

Cả hai Subutai lẫn Hưng Đạo Vương đều chủ ý đến chuyện lựa điểm cao mà điều kiển trận đánh. Vì từ cao nhìn được hết chiến trường, để rồi linh động, tùy cơ ứng biến và thay đổi trận pháp. Về điểm này hai bên tương đồng.

Một cái thắng khác của Hưng Đạo Vương là lòng dân ủng hộ ông. Dân đã nghe theo ông đem lương thực cất dấu hết, làm địch không còn đâu kiếm ra lương thực. Như vậy là Hưng Đạo Vương thắng từ Công Tâm lẫn Công Lương.

Về địa lợi và thiên thời thì đất ta là một nơi không phải cho kị binh hoành hành. Các chiến thuật chớp nhoáng với kị binh của Subutai không thể áp dụng được. Khi bàn về kị binh thì lại nói tới kị binh gốc Mông Cổ mới xuất sắc. Tuy nhiên kị binh này thì phải ở vùng khô khan, không có núi, rừng, sông, hồ.

Ta cứ tưởng tượng cảnh một đoàn kị binh đến vùng đất mà chỉ thấy sình lầy, dưới chân quả núi che phủ rừng già, thì Subutai cho hành quân qua đường nào? Vào rừng thì cây gai chằng chịt, hang hốc không biết thì làm sao tránh khỏi phục kích? Thôi đành đem kị binh lội ruộng, mà nơi đây làm sao phi nước kiệu, nước đại. Đoàn kị binh này đi độ 10km thì mệt lừ rồi lâu lâu bị bắn sẻ làm một lính bị thương. Và cuối cùng khi người ngựa bị mệt mỏi, rã rượu vì đường đi và cái nóng hầm, thì bỗng đâu quân ta nhô ra bắn một loại.

Bây giờ giả sử Subutai đem bộ binh sang thì thắng nổi không? Tình trạng này chắc cũng không hơn Thoát Hoan là mấy vì ông ta không phải là tướng bộ binh. Các chiến thuật mà ông áp dụng ở Âu Châu không còn hữu hiệu cho địa thế nước ta. Vậy ông ta cũng lại ôm đau thương với du kích chiến!

Chúng tôi không muốn nói bất kỳ ở đâu Hưng Đạo Vương cũng giỏi hơn Subutai. Nếu Hưng Đạo Vương đem quân sang đánh Subutai ở thảo nguyên thì có thể ngài phải thua. Nhưng mỗi rừng một cọp, tại quân Mông sang gây hấn nước ta nơi phong thổ địa dư không thích hợp cho họ, thì phần thắng phải thuộc về Hưng Đạo Vương.

Ta phải kết luận ngược lại, đây là một may mắn cho Subutai. Ông ta đã không sang Đại Việt, nên tên tuổi ông là một trong mười tướng lãnh tài ba nhất thời Trung Cổ.

Friday, March 20, 2015

Ngành electrc & hybrid


Hôm trước toi mới đăng bài viết về9 chiếc máy bay- khinh khí cầu –hybrid len đây. Hom nay cơ quan về ngành electrc & hybrid gui đến một thư mời tham dự.

Nếu bạn nào đã chuẩn bị một project liên quan đến việc cấu tạo một động cơ năng lượng electric-hybrid thì xim bấm vào email dưới đề liên lac.

VHKT

CALL FOR PAPERS!

Submit your proposal immediately or no later than 17 April 2015.
If you wish to discuss your proposal, call or email Andrew Boakes - conference director +44 1306 743744 or email
andrew.boakes@ukipme.com
An exciting new conference dedicated to the fast-developing electric and hybrid aerospace technology industry will take place from 17-18 November this year. Hosted by UKIP Media & Events Ltd, the symposium will focus on the many development approaches and different types of hybrid aircraft, flight propulsion, electrical subsystems and related technologies that are available or being explored, along with the topics listed below.

We are inviting key academics and pioneering aviation designers and engineers from all major and minor aircraft and aerospace technology manufacturers to present papers at this unique, global networking event.

All papers will be considered, but you must submit a 50-100 word abstract along with your name, company and contact details by 17 April 2015.
Topics include:
§ The possibilities created by aircraft hybridisation
§ Commercial aircraft application possibilities and research
§ Battery technologies
§ Electric motor technologies
§ Environmental impact
§ Real-world fuel-saving possibilities
§ Energy-storage systems
§ Solar possibilities
§ Efficiency and durability
§ Increasing flight range through hybridisation
§ The possibilities of pure electric-only commercial and military flight
§ Safety and legislative considerations
§ Case studies on existing global electric and hybrid research programmes
§ Overcoming engineering challenges
§ Best design practices
§ Investment possibilities
§ Additional advantages of increased electrification
§ Range-extender technologies