Friday, March 30, 2012

Nam Bắc du kí bài 87



Đền tưởng niệm vua Lý Thái Tổ- người đã cho xây hai đền thờ
vua Đinh Tiên Hoàng và Lê Đại Hành

Chúng tôi đạt chân xuống khách Nam Định sạn thì đã quá 9 giờ đêm.

Sáng sớm tôi ra trước khách sạn nhìn phong cảnh. Trước mặt khách sạn mà chúng tôi nghỉ đêm là công viên với pho tượng Trần Hưng Đạo và sau lưng là một hàng cờ quạt nhìn thật vui mắt. Âu cũng là một tình cờ. Chúng tôi có dịp bang ngang đường để chụp hình ngắm cảnh.


Tượng Trần Hưng Đạo
Tỉnh có diện tích 1652 km2, thứ 51; dân số 1 triệu 830 ngàn, hàng thứ 8. Tỉnh lỵ của tỉnh là Thành phố Nam Định. NamĐịnh là một trong các tỉnh trù phú, đông đúc của Việt Nam. Kể về mậtđộ thì Nam Định, đứng hàng thứ 5, sau Hà Nội, Sàigòn, Hưng Yên, và Thái Bình, với con số là 1131 người trên 1 km2. Đời Trần đây được gọi là Xuân Trường, sauđổi ra Thiên Trường..

Về lịch sử, Nam Định là quê hương nhà Trần, một triều đại làm rạng danh nước Việt. Khởi đầu là việc vua Lý Cao Tông, chỉ vì không quang minh sử tội Bỉnh Gi một công thần năm 1192. Người cận tướng của Bỉnh Gi là Quách Bốc nổi loạn, vua Cao Tông đem thái tử Sam chạy về Hải Ấp, phủ Xuân Trường (Nam Định), trú ở nhà Trần Lý. Thái tử Sam thấy con gái Trần Lý là Trần thị có nhan sắc mặn, bèn cưới làm vợ. Sau này, thái bình trở lại, thái tử Sam lên ngôi chính là Lý Huệ Tông. Từ đó họ Trần nắm hết uy quyền và người đứng đầu là Trần Thủ Độ. Sau này, Trần Cảnh, 8 tuổi, em ruột Trần Liễu, đựơc đưa vào cung hầu hạ em gái của Thuận Thiên Công Chúa là Chiêu Thánh Công Chúa, 7 tuổi. Năm sau Chiêu Thánh công chúa cứơi kẻ hầu cận này và cậu bé 8 tuổi trở thành Trần Thái Tông.

Khi khôn lớn, Chiêu Thánh Công Chúa không sinh được con, trong khi bà chị Thuận Thiên Công Chúa đang mang thai. Trần Thủ Độ đem bắt bà chị dâu này đem gả cho Trần Thái Tông. Như vậy Trần Thái Tông cưới cả hai chị em, tuy rằng ông phản đối kịch liệt. Mặc dù, Trần Thủ Độtàn ác, nhưng dòng họ Trần đã sản xuất một vĩ nhân của dân tộc: Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn. Ông là con Trần Liễu và Thuận Thiên công chúa con gái lớn của Huệ Tông. Trần Liễu căm tức việc Thủ Độ cướp vợ cho Thái Tông nên dặn con là Trần Quốc Tuấn trả thù này trước khi qua đời. Nhưng ông đã không làm theo lời cha. Khi Nguyên Mông do Thoát Hoan tràn sang, ông được cử làm Tiết Chế, nắm toàn binh quyền mà không thi hành điều cha dặn dò mà dốc toàn lực để đánh bại quân thù. Và cả 2 lần, Trần Hưng Đạo đều đem hai vua về đây, trước khi vào Thanh Hóa

Về văn học, đây là quê hương của thi sĩ Tú Xương.

Nơi đây quê quán nhà Trần.

Lãnh đạo dân Việt ba lần thắng Nguyên.

Anh hùng vẫnđứng lặng yên.

Ngài đang suy nghĩ triền miên việc gì?

VHKT 2005
Sáng hôm sau, chúng tôi ghé gia đình chị Loan, chị anh Hùng và vợ anh Giao, ngừơi đã cùng tôi chăn trâu, bò một độ ở Tân Phúc. Anh Giao thì đã qua đời vài năm trước. Thành phố Nam Đinh tương đối cũ, vì chiến tranh ít tàn phá, nên không phải xây dựng lại.


Phố Nam Đinh

Thursday, March 29, 2012

Nam Bắc du kí bài 86


Tam Cốc

   Ngày kế tiếp chúng tôi có chương trình thăm vùng Hoa Lư, nơi đây có đền vua Đinh Tiên Hoàng và đền vua Lê Đại Hành, người cầm quân phá ngoại xâm Nam Tống trước khi lên đường sang Nam Định. Hoa Lư là kinh đô của hai triều Đinh Tiền Lê, và mấy năm đầu của nhà Lý. Trước đền hai vua Đinh Lê là một khuôn viên rộng rãi và đài kỷ niệm vua Lý Thái Tổ, người đã cho xây cát hai đền vua ấy.


Khuôn viên Hoa Lư.
Ảnh từ postcard



Đền vua Đinh Tiên Hoàng
Đền vua Lê Đại Hành

Khi nhóm chúng tôi vào đây bị bao vây bởi một đám đông gồm cả người bán rong lẫn kẻ ăn xin. Cách bán hàng cũng như cách ăn xin rất là vũ bão, như muốn tấn công du khách làm mấy bà sợ hết hồn. Với cách làm ăn kiểu này du khách không mấy thích và số lượng người đến thăm sẽ suy giảm. Nhà cầm quyền địa phưong nên có biện pháp với nhóm này để nâng cao tiểu chuẩn du lịch. Nếu được như vậy thì ngành du lịch của Ninh Bình mới có cơ phát triển. Tôi mong nhà đương quyền nghĩ đến diều này.

Cả hai đền đều nhõ, không huy hoàng lỗng lẫy. Bên trong thì tôi tối, mùi nhang phảng phất làm có vẻ thâm u cổ kính. Chúng tôi đến đây, tháp hương để tưởng nhớ công ơn hai vị vua đã có công dựng nước và bảo vệ nước khỏi rơi vào tay kẻ thù phương bắc.

Khi tôi đang lo chụp hình thì nghe Thắng gọi: “Anh Hiệp!” Tôi quay lại thấy Thắng đang tay chỉ về phía một người đàn ông đang dắt trâu. Tôi đến thuê con trâu và Thắng chụp cho tôi một tấm hình để nhớ lại thời thơ ấu.

Lúc nhỏ tôi đã cực khổ khi phải đi xa, nên tôi càm thông khi nghe cháu kêu mỏi chân. Vì thế, khi đi chơi tôi hay bế cháu Lili, cháu mới 3 tuổi rữơi, nhưng cũng khá nặng. Hai chân cháu hay quoặp lấy người tôi để khỏi bị tụt xuống.

Chiều tối về khách sạn tôi khám phá ra cái túi dựng hơn 1000 đô, và tấm địa chỉ của cậu thanh niên ở Thanh Hóa mất tiêu. Chắc người nào nhặt được sẽ mừng húm.

Chúng tôi lại lên đường và đành bỏ rơi các thắng cảnh khác. Tiếc là không đến được vườn quốc gia Cúc Phương, và chùa Bái Đính đang bắt đầu xây cất. Đây là chùa mà vua Quang Trung làm lễ tế cờ trước khi ra Thăng Long đánh quân Thanh. Hiện nay chùa đang được phát triển thành quy mô lớn nhất Việt Nam. Chùa có quả chuông lớn nhất Đông Nam Á. Chùa có diện tích lớn nhất, các pho tượng đồng to và nặng nhất, Nhiều tượng la hán bằng đá cẩm thạch, nhất 500 tượng. La Hán cao trên 2m…đều là nhất Việt Nam. Nhà thờ Phát Diệm độc đáo, mà người ta đã bỏ ra 23 năm để xây, thì anh em đã được xem hồi đi thuyền từ Tứ Trụ đến Nam Định.


   Chiều hôm ấy, chúng tôi tới Nam Định.

Nam định là đoạn cuối của cuộc đuổi dê tháng 11 nam 1954. Lúc nhà tôi dọn ra Hà Nội, chỉ có bố ngồi thuyền cùng tôi và hai em ra đây. Vài ngày sau, mẹ đi xe ra đây và đi ngang Ninh Bình bà đã làm bài thơ mà tôi đăng vài kỳ trước. Ông bà quyết định cho dê đi bộ từ Thanh Hóa ra Nam Định vả hai bố con sẽ tự đảm trách. Vì vậy, nhà tôi ở lại Nam Định độ 1 tuần. Ở đây, tôi được đi xem ciné mầu lần đầu trong đời ở rạp Đại Nam và Eden.

Tuần sau, cả nhà đáp tàu thủy Hùng Vương lên Hà Nội, chỉ mình tôi ở lại đây. Sáng hôm ấy tôi ra bến tầu tiễn chân bó mẹ và hai em. Tôi cảm thấy vô cùng cô đơn trong cái thành phố xa lạ. Thật tình tôi chỉ ao ước được cùng gia đình ngồi trên con tầu để ngắm cảnh non sông. Tiếng còi tầu hú lên đau đớn rồi cầu tàu được rút lên. Thôi thế là hết!

Tôi quay về nhà trọ, mượn một chiếc xe đạp, đi lòng vòng thành phố hết giờ này đến giờ kia. Lòng chỉ mong mau tối để ngủ cho qua ngày. Tuần sau nữa bố đột nhiên quay lại với chiếc xe đạp; ông chở tôi quay lại Thanh Hóa để bắt đầu chuyện đuổi dê như đã viết.

Sau nửa tháng lặn lội, vừa đi vừa chăn dê, ngày ăn trên đồi, đêm ngủ trong chùa, hai bố con tôi cuối cùng cũng đã đặt chân lên thị xã Nam Định phồn vinh. Chúng tôi nghỉ lại đây một ngày, rồi ngày kế tiếp chúng tôi lùa dê lên chiếc tầu Hùng Vương để về Hà Nội. Tuy nhiên, hai bố con tôi lại cỡi xe đạp về đó trước để đón dàn dê, vì đi xe đạp nhanh hơn là đi tầu thủy và đỡ tốn tiền vé.

Wednesday, March 28, 2012

Tam Cốc thơ tranh

Nam Bắc du kí bài 85

 Chiều đến, anh em kéo nhau đi chơi Tam Cốc với biệt hiệu Vịnh Hạ Long trên cạn. Chúng tôi mua vé, rồi chia làm ba nhóm, lên ba thuyền nhỏ. Thuyền được chèo trên sông Ngô Đồng, chung quanh là núi hay các gộp đá hình dạng kỳ dị. Thuyền được chèo đi xuyên qua ba cái động, dài từ 172m đến 50m. Nhiều ghe bán hàng rong cũng chèo chung quanh, và người bán hàng chèo ghe bằng hai chân, còn hai tay dùng để gọt trái cây, gói đồ hay giao dịch với du khách.
 Thật là đặc biệt. Nơi đây một thời là chiến khu chống Pháp.
      Tôi có bài thơ tả Tam Cốc như sau:

Tam Cốc Động

Thuyền con khua mái lướt trên sông.

Núi đá chênh vênh tắm nước đồng.

Trên vách, cây chen trong đá dựng.

Dưới chân, nước chảy giữa hang thông.

Thỏ, dê chạy nhảy ven triền thẳm.

Ngan, vịt lội bơi giữa ruộng nông.

Tam Cốc- Ninh Bình đây thắng cảnh.

Trường tồn muôn thủa nổi hay không?

                  VHKT- 2005



Tam Cốc-


Tuesday, March 27, 2012

Người yêu thứ 2 lấy chồng

Mất em

Đêm nay đám cưới người yêu.

Tôi đến đấy dự, chúc điều vui tươi.

Mong em mãi có nụ cười.

Còn tôi luôn ngậm cuộc đời đắng cay.

Nỗi đắng cay biết ngày nào ngọt?

Con người ta khó lọt yêu thương.

Mất em lòng mãi vấn vương.

Tôi cố lết bước đoạn đường về sau.

Mong ngày tháng qua mau thấm thoát.

Để bình yên dứt khoát ra đi.

Quên đi mình đã nói gì.

Lãng đi những lúc thầm thì bên nhau.

Đừng lưu luyến thương đau ngày trước.

Để “Nỗi Lòng” theo nước mắt trôi.

Em ơi! Tình đã tan rồi.

Anh sẽ xây lại cuộc đời từ đây.

                                                                                    VHKT- Saigòn 1962.

Nam Bắc du kí bài 85

Tối hôm ấy chúng tôi đến Ninh Bình trong ánh điện sáng chói. Sáng hôm sau, Thắng thuê xe ôm, đi tìm anh Hùng, con dì Lan, tức là em của Quỳ, Quỳnh và Giao bạn thân ở Tân Phúc một thủa. Thắng ra khỏi khỏi khách sạn độ 20m thì thấy đường Trần Hưng Đạo, và cách ngã tư độ 20 thước nữa là nhà Hùng.
Chúng tôi sang thăm gia đình anh Hùng và gia đình chị Phượng, cũng con dì Lan. Thật là trái ngược với cảnh 1954: “Nhưng phố phường thì chỉ gạch hoang”; trước mắt tôi là phố Trần Hưng Đạo, khang trang, đẹp mắt với những dãy nhà 3, 4 từng lầu mới tinh.

 Phố Trần Hưng Đạo

Thăm Ninh Bình

Năm năm tư, đi qua quê ngoại.

Phố tan hoang, cỏ dại khắp nơi.

Hồi Hạc, núi đá đã vơi.

Nhà thờ đổ nát, chùa thời tan hoang.


Sông Đáy vẫn mơ màng uốn khúc.

Núi Cánh Diều, có lúc muốn thăm.

Non Nước, đá dựng âm thầm.

Trèo lên xem núi toàn hầm, đạn, bom. 


Đứng trong động, chiều hôm sắp tới.

Ngậm ngùi nhìn phố mới đang xây.

Toàn là mái lá, cột cây.

Cầu qua sông lại kết đầy sậy, tre. 


Hai lẻ năm, không dè trở lại.

Nhà ngói cao, tường gạch khang trang.

Đường xá ngăn nắp, thênh  thang,

Chỉ núi Hồi Hạc, đầu đàng biến đi. 


Nhìn cảnh vật có gì muốn nói.

Hồi Hạc kia, như khói bay xa.

Nhưng vui đời sống dân ta,

Bà con trong tỉnh đã qua kiếp nghèo.


                              VHKT 2005

                                     1954


Sau khi thăm hỏi, chúng tôi đi thăm mộ thân nhân bên ngoại tại nghĩa trang thị xã, cách núi Cánh Diều khoảng 2 km về hướng nam. Nghĩa trang hiện tại sẽ bị giải tỏa vì đó là kế hoạch phát triển đô thị. Nghĩa trang này sẽ được rời về Núi Lớ, cách đó khoảng 10km. Nghĩa trang núi Lớ có phong cảnh rất đẹp. Anh em lại kéo nhau đến nhĩa trang ấy. Phía sau nghĩa trang là nhọn núi Lớ, và nếu nhìn từ cổng đến giống như con cá voi khổng lồ.



Monday, March 26, 2012

Nam Bắc du kí bài 84

 Cậu đưa tôi đi chụp hình loanh quanh một lúc rồi hỏi:
- Chú muốn lên Tân Lâm chụp không chú? Ở đó có nhiều cái lạ mắt lắm.
Tôi hỏi lại:
 - Cái gì mà lạ mắt?
Người thanh niên nói:
- Ở đó bộ đội đang xây cất và đào hầm nhìn lạ lắm.
Tôi thành thật đáp lại:
- Tưởng cái gì chứ việc quân đội làm thì để họ làm, mình đến đó làm gì.
Cậu thanh niên sau đó nói tôi chụp cho cậu ta một tấm hình rồi cho tôi địa chỉ.
Cậu ta nói:
- Khi nào về Mỹ, chú gửi cháu tấm hình, rồi liên lạc với cháu.
Tôi bỏ địa chỉ vào túi đeo trước ngực, cùng với tiền đi du ngoạn.
Có thể đây là một công an ngầm. Họ thấy chúng tôi đeo máy ảnh nghĩ rằng có thể đây là gián điệp. Cậu hỏi tôi muốn chụp hình các cái lạ không là để ướm ý xem tôi phản ứng thế nào. Nhưng tôi lại trả lời không muốn tìm hiểu các bí mật quân sự, nên câu ta tỏ ra có thái độ thiện cảm.
Chiều tà, tất cả chúng tôi quyến luyến rời thôn để ra quê ngoại là thị xã Ninh Bình, bằng đường 47 trở lại thành phố Thanh Hóa rồi theo quốc lộ IA.
Đến thành phố Thanh Hóa thì trời tối hẳn, nên khi vượt cầu Hàm rồng thì chúng tôi không thấy gì ngoài bóng đen chập chùng, nên chẳng thấy cây cầu lừng danh ấy ra sao.
Ninh Bình là tỉnh nhỏ với diện tích 1390 km2, hàng thứ 58; dân số 885 ngàn dân, hàng thứ 42 và tỉnh lỵ là thị xã Ninh Bình. Ninh Bình xưa thuộc bộ Giao Chỉ, một trong 15 bộ của nước Văn Lang. Năm 968, vua Đinh Tiên Hoàng dẹp xong loạn 12 sứ quân lên ngôi hoàng đế đóng đô tại Hoa Lư và đặt tên nước là Đại Cồ Việt. Quốc hiệu này kéo dài cho đến Lý Thánh Tông 1054, mới đổi thành Đại Việt. Nhà Đinh là triều đại thứ hai tạo nền độc lập của đất nước ta khỏi ách thống trị từ phương bắc. Trong thời Trần, vùng này có tên là lộ Trường Yên. Trong hai lần kháng Mông thứ 2 năm 1285 và thứ 3, năm 1287, Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn đã đưa Thượng Hoàng Trần Thái Tông vả vua Trần Nhân Tông về đây cùng Thanh Hóa. Ngài dùng những dãy núi trùng điệp hiểm trở làm địa bàn và đẩy lui quân xâm lược.
Năm 1010, Lý Thái Tổ dời kinh đô về Thăng Long, Ninh Bình nằm trong phủ Trường An, sau đổi là châu Đại Hoàng vào cuối thế kỷ 12. Đời Lê Thái Tông (1434-1439), Ninh Bình sáp nhập vào Thanh Hóa; thuộc trấn Sơn Nam cho tới đời vua Minh Mạng.
Thời nhà Nguyễn, địa bàn tỉnh Ninh Bình là 2 phủ Trường Yên và Thiên Quan. Năm 1831, Vua minh Minh Mạng cải tổ toàn quốc, Ninh Bình trở thành một trong số 13 tỉnh ở Bắc Kỳ với 6 huyện Yên Khánh, Nho Quan, Kim Sơn, Gia Khánh, Gia Viễn và Yên Mô. Trong thời gian kháng chiến chông Pháp, Ninh Bình thuộc Liên khu 3. Sáu huyện vẫn giữ nguyên cho đến khi tỉnh Ninh Bình hợp nhất với các tỉnh Nam ĐịnhHà Nam thành tỉnh Hà Nam Ninh ngày 27/12/1975.
Đối với tôi, Ninh Bình cũng còn một số kỷ niệm. Trước năm kháng chiến chống Pháp, mấy chị em chúng tôi được bố mẹ đem ra đây thăm ông bà ngoại. Tôi nhớ nhà ông bà là một dãy nhà hai từng lầu khang trang, một đầu đường là giáo đường của tỉnh. Và trước mặt của nhà nhìn ra ga xe lửa, cùng núi Cánh Diều. Tôi nhớ rõ, vào các buổi sáng, các anh bà con bạn dì, dẫn tôi ra lan can trên lầu nhìn các đoàn xe lửa đen thùi, phun khói mịt mù chạy trong ga. Khi ông ngoại qua đời, bố mẹ lại đem chúng tôi ra đây. Tôi quá bé nên không được đưa đám, nhưng cố chạy ra đường nhìn theo đám ma, cho đến khi mọi người khuất hút trong ngôi giáo đường ấy. Ông Ngoại tôi đạo Thiên Chúa, nhưng bà ngoại tôi đạo Phật. Để công bằng, gia đình hai bên quyết định con trai theo đạo bố, con gái theo đạo mẹ. Đây là gương sáng cho hậu thế.
Tuy tỉnh nhỏ, nhưng Ninh Bình đã nổi tiếng vì những danh lam thắng cảnh từ ngàn xưa. Nói chung quanh tỉnh lỵ Ninh Bình đầy những núi đá vôi. Những núi này xuyên qua một thời gian hàng ngàn năm, nước xâm thực tạo ra nhiều hang động, với thạch nhũ tuyệt đẹp. Nổi danh nhất là Tam Cốc- Vịnh Hạ Long trên cạn. Chùa Bái Đính với hang động đẹp, thuộc huyện Gia Viễn, được lập từ khi vua Lý Thái Tổ rời kinh đô ra Thăng Long năm 1010.  Núi Cánh Diều nhìn giống như một cô gái khỏa thân, nằm ngửa mặt lên trời. Cụ Nguyễn công Trứ, lúc còn làm Dinh Điền Chỉ Huy Sứ tại đây, đã ví núi này là Ngọc Mỹ Nhân với hai câu thơ:
Ngọc Mỹ Nhân ơi! Ngọc Mỹ Nhân.
      Trời tạc em, tóc xõa ngực trần...

Núi Cánh Diều

Riêng núi Non Nước lại còn nổi tiếng hơn vì các vị vua Trần Anh Tông, Thiệu Trị, cùng nhiều thi sĩ nổi danh như Nguyễn Trãi, Lê Quý Đôn, Nguyễn Khuyến, Nguyễn Thượng Hiền... đã từng viếng thăm đề thơ, đánh cờ...

Cụ Trương Hán Siêu, quê ở Ninh Bình, đã đặt tên cho ngọn núi này là Dục Thúy có nghĩa là Con chim Trả đang tắm, vì núi nằm cạnh con sông  và nhìn giống như con chim Trả khổng lồ bên dòng nước. Cụ Trương Hán Siêu xuất thân là môn khách của Trần Hưng Đạo, tính tình cương nghị, học vấn uyên thâm. Ông tham dự cuộc kháng chiến chống Nguyên Mông lần thứ hai và thứ ba. Năm 1308, ông được vua Trần Anh Tông bổ Hàn lâm học sĩ. Sau đó đều được các vua trần khác trọng dụng. Ông có bài Bạch Đằng Phú nổi danh. Tại chân núi Non Nước có đền thờ Trương Hán Siêu.
Nói chung quanh tỉnh lỵ Ninh Bình đầy những núi đá vôi. Những núi này xuyên qua một thời gian hàng ngàn năm, nước xâm thực tạo ra nhiều hang động, với thạch nhũ tuyệt đẹp. Nổi danh nhất là Tam Cốc- Vịnh Hạ Long trên cạn.
(Khi mẹ từ Thanh Hóa ra Nam Định, bà cũng dừng chân quê cũ. Nhìn cảnh vật tiêu điều bà làm bài thơ, "QUA QUÊ HƯƠNG HOÀI CẢM" như sau:
Về đến quê hương dạ não nùng.
Đúng lời Phật dạy sắc như không.
Tiêu điều cảnh cũ…nhà tan nát.
Áo não vườn xưa… cỏ chập trùng.
Vững tợ Thúy Sơn  mà mất đỉnh!
Bền như Hồi Hạc chỉ còn hông!
Chín năm khói lửa bao thay đổi!
Đối cảnh khôn ngăn lệ chảy ròng.  
                       Đinh thị Việt Liên
                                     1954


KHU DU LICH HOA LƯ
(Với đền vua Đinh, Lê)



                   

Friday, March 23, 2012

Nam Bắc du kí bài 83

Một lúc sau nữa, cậu ta đưa tôi đến nơi trước kia là Mả Dẻ. Tại đây tôi thỉ thấy toàn là mía. Chứ không thấy làng mạc gì. Và nơi đây cũng đã ghi kỉ niệm bắt cua của tôi bắt cua của tôi.

***

Một buổi sáng, chúng tôi phải cầy, bừa ở thửa ruộng gần Mả Dẻ, nên buổi chiều tôi chăn đàn mục súc của nhà ở đó luôn. Vì ngày hôm trước tôi đã chặt củi, nên hôm đó tôi đi bắt cua đồng về cho mẹ tôi nấu canh rau đay.

Đến xế chiều hôm ấy, tôi bắt đã gần đầy oi cua, lòng mừng hí hửng và định đi về. Nhìn lên đồi thấy trâu, bò vẫn ăn cỏ bình thường. Tôi tiếc rẻ, bèn đi bắt thêm một ít cua nữa

Đến gần chân đồi, tôi thấy mấy cái hang khá lớn, liên tiếp nhau. Áp dụng kỹ thuật bắt cua, tôi đứng quan sát để phân biệt giữa hang cua và hang rắn. Tôi thấy trước các hang này có nhiều vết chân cua như dấu tăm, nên biết chắc đó là hang cua (còn hang rắn thì nhẵn nhụi.)

Tôi xòe bàn tay ra, áp sát lên phía trên hang, thọc tay từ từ vào đó. Khi đến cuối hang, từ từ hạ bàn tay xuống rồi bất chợt túm trọn con cua trong lòng bàn tay (nếu không đưa tay vào khơi khơi thì cua kẹp bỏ bà.)

Quả nhiên con cua này to thật.


Sang hang kế bên, tôi cũng áp dụng cách bắt cua đó, tuy nhiên lần này tôi bị tổ trác. Con cua "thông minh" lắm, nó dơ hai cái càng lên trên, nên lúc tôi hạ tay xuống bắt, nó kẹp đau điếng. Lúc ấy, tôiđành phải cắn răng chịu đau rút tay ra từ từ, và cuối cùng thì cả chú cua "thông minh" đó cũng ra khỏi hang luôn. Kết cục, thì thông minh quá hóa thành ngu, và chú ta cũng vào oi nốt.

Đến hang thứ ba, khi bàn tay tôi đến cuối hang, tôi nhận thấy cái hang này rộng lắm, nên nghĩ bụng có lẽ là hang của một con cua khổng lồ. Lòng mừng khấp khởi, tôi từ từ hạ bàn tay xuống để chụp con cua. Đột nhiên, tôi thấy dưới lòng bàn tay tôi có những khoanh tròn, mềm: trời ơi con rắn! Con rắn không cắn tôi được vì đầu nó bị đè dưới lòng bàn tay tôi. Tôi cảm thấy nóđang rúc đầu dưới cổ tay tôi để chui ra ngoài, nhưng cả cửa hang đã bị cánh tay tôi bịt mất, nên nó chui ra không được.

Tôi hoảng hốt rút mạnh tay ra, co chân chạy, nhưng cũng đủ thời gian để thấy con rắn phóng từ hang ra như một mũi tên và biến mất trên đồi. Có lẽ con rắn cũng như tôi đều bị một phen hoảng vía. Chạy lại chỗ đểcon dao bẩy, tôi nhặt nó lên, quay lại chỗ hang rắn, chém túi bụi làm bờ ruộngđứt làm đôi cho hả giận.

Sau đó, quay lại tìm cái oi cua, tôi thấy nó nằm chỏng gọng ở giữa ruộng và chẳng còn con cua nào trong ấy, vì trong lúc thảng thốt chạy tôi đá cái oi ra đó.

Tôi vội vàng lên đồi, đuổi trâu, bò về nhà. Khi đến nhà, tôi mới chợt nhớ rằng tôi đã chém cái bờ ruộng của ai đó đứt làm đôi, nhưvậy nước ruộng sẽ chảy hết và chủ ruộng sẽ không thể cấy vào ngày sắp tới. Tôi thấy hối hận vì sự nóng tính, lỗ mãng của tôi, nên định bụng sẽ đắp lại cái bờruộng ấy vào ngày hôm sau.

Ngày hôm sau, tôi cũng phải chăn trâu một mình ở Mả Dẻvì phải sửa lại cái bờ ruộng đó. Lúc đuổi trâu, bò đến nơi, tôi thấy bốn, năm người mường đang đứng ở bờ ruộng, cầm dao, cuốc chỉ vào cái chỗ bờ ruộng đứt chửi bới om sòm. Cái ruộng của họ đã cạn hết nước rồi, làm cho họ giận dữ cũng phải. Thấy thái độ họ hung hãn quá, tôi e rằng khi đến nơi họ sẽ xúm đánh tôi, nên tôi đành đuổi trâu, bò sang hướng khác.

Thursday, March 22, 2012

Tình đầu

Một áng mây đem đến mối sầu.
Mối sầu man mác lại từ đâu?
Lòng tôi chợt cảm cô đơn quá.
Chạnh nhớ hôm nao, buổi ban đầu.

Ngày ấy gặp em lớp học đêm.
Tình yêu mình đến thật êm đềm.
Nhưng nay em có ngày "vui" ấy.
Để lại mình tôi cô tịch thêm.

Hôm nay em sắp bước theo chồng.
Một ngày buồn bã, một mùa đông.
Tôi xin nguyện cầu cho em nhé,
Quên lãng chuyện xưa có được không?

Thôi bóng người yêu đã xa vời!
Tôi ngồi lặng ngắm bóng chiều rơi.
Nhìn rặng liễu gầy trên bãi vắng,
Xõa tóc buồn che những nụ cười.
VHKT 1960- tại Vũng Tàu.
Bài dịch sang Anh văn:

A patch of cloud brings up something gloomy.
Whence the dolefulness comes?
My heart suddenly felt so lonely,
Recalling the first day of memory.

That day, I met you at a night class.
Then our love has smoothly past.
Today, you have a ‘merry day’,
Let me alone; I must pay.

Now you’re going to your husband’s family,
In a winter day that’s melancholy.
Let me wish you, my lover,
Forget our past days forever.

My lover’s image has gone away.
Sitting alone admiring the sunset as other day.
Watching a row of willow on the deserted beach,
Hanging down its hair to cover smiles of lovesick.
VHKT

Nam Bắc du kí bài 82

Cậu thanh niên này rất hăng, cậu thấy tôi có vẻ thích thú với phong cảnh không mấy gì là đẹp nên đưa tôi đi tiếp đến vài nơi mà tôi đã hỏi.

Cậu ngừng lại nói:

-          Đây là rừng Oro chú ạ.

Nơi đây có kỉ niệm tát cá với bố.

***

Vài ngày nữa là ngày đầu mùa gặt của nhà tôi. Chúng tôi lại bận rộn chuẩn bị đem lúa mới về trại. Một vấn đề chính của những ngày mùa là đồ ăn cho thợ gặt. Vì chỉ còn ông cố Lư và ba chị em tôi, nên chúng tôi không thể gặt kịp lúa khi lúa chín. Do đó bố mẹ phải muợn thêm người gặt theo cách đổi công. Đổi công là cách giúp nhau trong các mùa cấy hay gặt; khi nhà tôi cần phải gặt cho kịp lúa chín thì người khác lúa chưa chín đến giúp hai hay ba người; đến khi lúa họ chín, chúng tôi lại phái hai, ba người giúp lại họ. Để giải quyết vấn đó, bố tôi nói tôi dẫn ổng vào các lạch nước ở giếng Ô Rô để tát cá.

Trưa ngày hôm ấy, hai bố con chuẩn bị gầu, oi rồi đi vào giếng Ô Rô. Việc chăn trâu, bò Cẩm Dung phải đảm nhận. Kể từ năm đó, Cẩm Dung thường phải thay thế tôi chăn trâu, bò khi tôi bận hoặc bị bệnh. Chúng tôi thấy một lạch nước dài lắm, mà phần đầu khoảng 20 mét, với nhiều khúc nằm dưới những tàn lá, những bụi cây um tùm. Muốn tiết kiệm sức khỏe, hai bố con đắp những đê nhỏ chia lạch nước làm bốn cái ao nhỏ.

Cái ao đầu tiên, chúng tôi phải dốc toàn lực tát thật cạn rồi mới bắt được cá. Kết quả sau khi tát cái ao đó, chúng tôi được độ năm, bẩy con cá diếc vài con cá rô và vài con cá quả ( cá lóc) nhỏ. Còn từ cái ao thứ hai trở đi, chúng tôi mở một nổ nước nhỏ để nước chảy từ ao thứ hai sang ao thứ nhất. Do đó, chúng tôi chỉ cần tát hơn nửa ao nước mà thôi.

Sau ba cái ao, chúng tôi thu hoạch không được khả quan lắm. Đến lúc mặt trời gần lặn, hai bố con bắt đầu tát cái ao thứ tư, cũng là cái ao cuối cùng. Cái ao này phần lớn nằm dưới các bụi cây rậm rạp.

Khi cái ao gần cạn, bố tôi nói:

- Hiệp! Con lên bờ đứng nhìn, nếu thấy con cá quậy ở chỗ nào thì nhẩy xuống bắt.

Ông khỏe nên tát nước mạnh hơn tôi. Tôi lại bắt cá giỏi hơn ông; thật là một ý kiến hay.

Tôi theo ý ông lên bờ đứng nhìn.

Một lúc sau, dưới ánh sáng nhá nhem của mặt trời gần lặn, tôi thấy một chỗ bùn bị động thật mạnh.

Tôi la:

- Ba ơi con thấy một con cá!

Nói xong, tôi nhẩy xuống chỗ đó, dơ hai tay bắt. Ôi thật sung sướng, tôi đã bắt được một con cá quả thật lớn. Đó là con lớn nhất mà chúng tôi đã bắt được trong ngày. Chẳng bao lâu sau, tôi lại thấy cá quậy mạnh trong bùn.

Tôi lại mừng rỡ la lớn:

- Một con nữa ba ơi!

Tôi phóng xuống chụp ngay được một con cá quả lớn thứ hai. Cả hai bố con đều rất mừng vì kết quả bất ngờ đó. Chúng tôi hy vọng với cái đà này chúng tôi sẽ thu hoạch được nhiều kết quả khả quan.

Tôi vừa bỏ con cá vào oi, thì nghe tiếng quậy trong bùn. Nhìn về phía đó, tôi thấy bùn động dữ dội ngay dưới một bụi cây, chắc hẳn là một con cá quả thật lớn.

Tôi lại la lớn:

- Lại một con nữa!

Bố tôi vui mừng ngừng tát nước, nhìn tôi bắt cá. Tôi lội qua ao sang chỗ ấy, rồi dang hai, cẩn thận chụp con cá. Đúng như tôi dự đoán, tôi chụp được một con cá quả không những to mà còn dài nữa.



TÁT CÁ



Tôi vui quá dơ con cá lên khỏi đầu cho bố tôi coi:

- Ba! Coi con cá này!

Dưới ánh sáng yếu ớt của những tia sáng cuối cùng trong ngày, cả hai bố con tôi đều thấy con cá lớn mà tôi đưa lên đó không phải là cá mà là một con rắn. Tôi vội vàng quăng nó đi, nhưng con rắn còn lẹ làng hơn quay đầu lại cắn vào cổ tay tôi.

Tôi đau quá la hét um sùm. Bố tôi hoảng hốt chạy lại, túm lấy cổ tay tôi, ở phía trên chỗ rắn cắn, để chặn máu chảy về tim. Ông kéo tôi đến một ao nước chưa tát, lấy nước trong rửa tay tôi rồi hút máu độc và phun ra ngoài.

Sau khi máu cầm, bố tôi hỏi:

- Con cảm thấy thế nào? Có đau không?

Tôi lắc đầu:

- Con không thấy đau lắm.

- Con có nhìn thấy con rắn gì không?

- Con không thấy.

- Con rắn này không biết ở dưới nước sẵn hay là trên cây rơi xuống? Thôi về đi con.

Chúng tôi bỏ dở cái ao đó, trở về nhà và may mắn thay con rắn đó không độc lắm nên tôi chỉ bị nhức sơ sơ.

Ngày hôm sau, chúng tôi lại tiếp tục trở lại giếng Ô Rô để tát cá và lần này mọi việc đều yên thắm. Khi về đến nhà, mặt trời hãy còn ở đầu ngọn tre.

Một lúc sau, Cẩm Dung đuổi trâu về chuồng với bộ quần áo tơi tả. Khi hỏi ra mới biết là cô ả, chẳng hiểu sao, đã ngồi ở cổ trâu và túm lấy sừng trâu khi trâu lồng. Một cô con gái nhỏ bé như Cẩm Dung mà phải đi chăn trâu thật là cực nhọc lắm. Ngày hôm sau, tôi lại tiếp tục công việc ấy cho Cẩm Dung, và Cẩm Dung có thể về lo việc gặt hái trọn ngày.

Wednesday, March 21, 2012

Nam Bắc du kí bài 81

Đầu năm 2010, tôi đi làm về bằng xe lửa, nhưng muốn đến xe lửa thì chúng tôi phải đi xe bus. Cùng đi với tôi có một người bạn Mỹ tên Karl. Chiều hôm ấy, mưa rơi nhẹ hạt và trời lạnh, làm tôi nhớ tới lúc chăn trâu. Tôi lôi giấy viết làm bài thơ.

Karl hỏi:

- Ông làm gì vậy?

- Tôi đang làm bài thơ nhớ lại lúc chăn trâu.

- Vậy hay lắm. Khi nào làm xong dịch một bản sang tiếng Anh cho tôi nhe.



CHIỀU LẠNH



Trời lành lạnh, trạnh lòng thương nhớ,

Kẻ chăn trâu cùng tớ thủa xưa.

Mỗi ngày vừa quá buổi trưa.

Chăn bò, đuổi nghé, tuổi thơ đượm buồn.



Trời xam xám, mưa tuôn nhẹ hạt.

Lạnh căm căm làm nát thân gầy.

Co ro bên các bụi cây.

Nhiều khi phải chạy, gom bầy với nhau.



Có nhiều bữa bị đau hay bệnh.

Vẫn chăn trâu, có chểnh mảng đâu.

Trách nhiệm vẫn phải hàng đầu.

Trâu bò no đủ, là câu răn mình.



Cũng có hôm, thình lình quá lạnh.

Đám mục đồng vào rạch Ô Rô.

Cùng nhau đi kiếm củi khô,

Đốt một đống lửa để hơ ấm người.



Run lập cập, nhưng đời vui vẻ.

Một đôi lần có kẻ mang khoai.

Nướng rồi, sống chín cũng nhai.

Vừa đói, vừa lạnh, ngày dài quá thay !



Có nhiều lần, trâu cày bị lạc.

Lúc chiều tàn, dứơi hạt mưa sa.

Đốt đuốc đi kiếm mình ta.

Bất kể rắn, rít, cọp, ma đang chờ.



Trong bóng đêm, trời mờ hơi nước.

Gió hú lên, ai bước đàng sau ?

Làm ta cố sức chạy mau,

Cố tìm con Thiến ở đâu bây giờ ?



Nay nghĩ lại tuổi thơ ta mất.

Chắc ông trời đã cất nơi đâu?

Nhưng rồi ngày tháng âu sầu,

Trôi theo dĩ vãng từ lâu mất rồi !!!



Tìm lại bạn khắp nơi chẳng thấy.

Vì chiến tranh đã lấy mạng đi.

Có tiếc cũng chẳng được chi.

Đừng suy nghĩ nữa, sầu bi lại về.

                              VHKT Jan-11-2011





Theo lời yêu cầu người bạn Mỹ- Karl- Tôi dịch bài thơ sang tiếng Anh



A cold afternoon



It’s cold, makes me to recall the past.

Other little cow-boys and I,

Every day in the afternoon,

Tended cows and buffalo at the young age.



It was gray and rained lightly.

The piercingly cold smashed our skinny bodies.

Huddling ourselves up in a shrub.

And sometimes ran after the herd.



Sometimes, we were sick or hurt,

Without neglect, still did our job.

Responsibility was always at top,

And merry when our cattle were full.



Quite a few, it turned chilly.

We went to O-ro brooklet,

To search for dry wood.

Making a little fire to warm us.



Trembling with cold, but still happy,

In lucky days, a guy brought along sweet potato.

We baked and ate, even they were not done yet.

Hunger and cold made days longer and sad.



A couple times, my buffalo strayed,

At the sunset, and it started to rained.

Burning up a torch, I searched it myself,

Did not care for snake, wild animals and ghost.



In the darkness with water vapor surrounded,

The wind howled; it seemed someone followed behind.

Which made me trying to dash faster.

Where did I find my water buffalo?



Now rethinking, my childhood has been lost.

Perhaps, it was hidden by God.

However, those sad days already past.

They followed the time to fly away.



I tried to find my old friends, but none.

The war had taken their lives away.

If regretting, still not thing happened.

Don’t ponder over this matter, sadness would arrive.

                              VHKT Jan-12-2011