Tuesday, February 25, 2014

Đại Việt thắng Nguyên Mông? Bài 44


CHƯƠNG 03 (tt)

B- Đánh lần hai.

1- Lý do:

Từ trước đến nay, các học sinh học về lịch sử Đại Việt chống Nguyên đều chi biết nguyên nhân cuộc xâm lăng thứ hai của quân Hốt Tất Liệt là mượn đường đánh Chiêm Thành. Và đó chỉ là một cái cớ để có thể đem quân qua nước ta và thừa cơ chiếm lấy. Tuy nhiên, ta không hiểu tại lại Hốt Tất Liệt có cái lý do ấy? Chúng tôi xin tạm dịch theo quyển sử “Genghis Khan & the Mongol Conquests 1190-1400” trang 82, cái nguyên nhân ấy:  Hai mươi năm sau (1278), Chiêm Thành nhận được sự đòi hỏi triều cống cho nhà Nguyên. Cái gương trước mắt của họ là nước bạn láng giềng phương bắc dù chống cự đến đâu cũng phải triều cống. Vì vậy cho nên vua Chiêm đã phải chấp nhận ngay và hàng năm triều cống một số sản vật cùng 20 con voi. Đến năm 1281, vì vua kế tiếp là Jaya Indravarman IV đã chấm cái lệ triều cống nhục nhã này. Chuyện ấy đã làm cho Mông Cổ giận xôi gan.  Hốt Tất Liệt trả đũa bằng cách cho Toa Dô, một trong các danh tướng, trị tội Chiêm Thành bằng đường thủy. ( Twenty years later the king of Campa received a command to pay hamage and, no duobtrecalling the fate of his northen neighbour, agreed immediately to send annual tribute of 20 elephants. In 1281, however, his successor, King Yaya Indravarman IV, aroused Mongol wrath by refusing to continue the humiliating exercise. Khubilai Khan responded by sending Sodu, one of his leading officials on a punitive expedition by sea.)

Nhìn vào cục diện cuộc chiến ta thấy ngay, Hốt Tất Liệt đã lợi dụng chuyện này để đem quân vào nước ta. Vì chỉ với 5000 quân do Toa Đô cũng đã làm thất điên, bát đảo nước Chiêm rồi mà tại sao lại phải đem thêm cả mấy trăm ngàn quân khác đến phụ giúp?

Theo sử Việt, Nguyên và cả quyển của Stephen Turnbull đều ghi con số ấy. Tuy nhiên ta phải có dấu hỏi về con số này. Theo trang 125 trong quyển “Cuộc kháng chiến chống xâm lược Nguyên Mông thế kỷ XIII” của ông Hà Văn Tấn và bà Phạm Thị Tâm đã viết về con số, dựa theo Nguyên sử q 12. bản kỷ. t. 6b,  như sau: “Ngày mậu tuất tháng 6 năm Nhâm ngọ (16-7-1282), hắn (Hốt Tất Liệt) ra lệnh điều động 5 nghìn quân các tỉnh Hoài triết, Phúc  kiến , Hồ quảng….Đến ngày giáp tuất tháng 11 (19-12-1282), Hốt-tất-liệt theo lời đề nghị của trung thư tỉnh, ra lệnh sung tất cả những người tử tù (từ tội “mưu phản” và “đại nghịch”) làm lính đánh Chiêm, Nhật và Miến.

Một cái nhìn khác về phương diện chiến thuật cho ta thấy ngay là quân Nguyên muốn dùng thế đánh gọng kìm nước Đại Việt  ta sau khi chiếm Chiêm Thành.

Về vũ khí thì Chiêm Thành cũng đã có súng phóng đá.

2. Phòng thủ:

Theo sách ông Tấn và bà Tâm trang 179-180 ghi lại cách phòng thủ dựa theo Nguyên sử như sau:

Hưng Đạo Vương đã đem đại bộ phận quân thủy bộ chủ lực lên trấn vùng Lạng-Sơn. Quân Điện-tiền Phạm Ngũ Lão và các tướng khác đóng ở các ải quan trọng suốt từ biên giới đến Chi Lăng. Quản quân Nguyễn Lộc đóng quân ở châu Thất-Nguyên (nay huyện Tràng – Định, tỉnh Lạng-Sơn. Bản doanh của Hưng-Đạo-Vương Trần Quốc Tuấn đóng ở ải Nội Bàng. Để chặn giặc theo con đường tây bắc từ Vân-Nam xuống, Chiêu-văn-vương Trần Nhật Duật được lệnh trấn giữ Tuyên-Quang[1] và Hoài-thượng-hầu Trần Văn Lộng giữ vùng Tam-Đái.

Theo các nguồn sử tổng hợp chúng tôi xin trình bày các bản đồ sau:

Bản đồ từng giai đoạn

 
GIAI ĐOẠN I
Đường tiến của Toa Đô từ năm 1282
Toa Đô đổ bộ ở cảng Qui Nhơn, rồi tấn công Vijaya (Chà Bàn- Đồ Bàn) sau đó dùng hải thuyền đánh ra Indrapura (Đà Nẵng). Từ đây đánh bằng bộ, kị binh ra Đại Việt.
GIAI ĐOẠN II
CHUẨN BỊ
Nghe tin quân Nguyên sắp xâm lăng Đại Việt lo chuẩn bị.
Sau khi chiếm Thăng Long, Thoát Hoan sai Ô Mã Nhi, Giảo Kỳ xuống Thiên Trường đuổi bắt hai vua Thánh Tông và Nhân Tông. Tình thế rất nguy kịch vì tây bắc và bắc là quân Thoát Hoan cùng Aric Khaiyan, phía nam là Toa Đô. Hai vua ở thế lưỡng đầu thọ địch. Quân Toa Đô bây giờ đang dồn hết lực lượng phòng thủ Trường Yên, còn Thanh Hóa thì hơi xao nhãng.
Vùng Thanh Hóa là địa phương rất tốt cho một cuộc trường kỳ kháng chiến vì phía tây là dãy Trường Sơn trùng điệp. Đồng bằng sông Mã, sông Chu là vưạ thóc nuôi quân. Hưng Đạo Vương muốn đưa hai vua vào đây để tính kế lâu dài, phản công. Nhưng vấn đề là làm sao vượt qua được quân Toa Đô.
Hưng Đạo Vương dàn xếp một cuộc chạy trốn cho hai vua thật là hào hứng. Ngài đưa hai vua xuống thuyền ra biển, vượt lên phía Vịnh Hạ Long. Ô Mã Nhi vẫn rượt theo. Đến ngang Vịnh Hạ Long, hai vua xuống thuyền nhỏ đi về hướng tây, còn thuyền rồng đi về hướng đông. Đây là kế “Kim Thiền Thóat Xác”. Giảo Kỳ theo bén gót thuyền rồng, khi theo kịp thì không thấy vua đâu cả, nên lại quay về tây.
GIAI ĐOẠN IV
CUỘC ĐUỔI BẮT HAI VUA
Trong khi ấy hai vua đã đến Thủy Trú (phía bắc thành phố Hạ Long khoảng 50 km) ngày 7-4-1285. Hai vua được đưa lên bờ dùng kiệu, xe ngựa đi xuống phía nam, dừng tại Tam Trĩ tức là vùng cửa biển sông Bạch Đằng. Tại đây hai vua lại được đưa xuống thuyền đi vào Thanh Hóa.
Quân Nguyên lại đuổi đến Tam Trĩ và vây đánh nơi này ngày 15-4 lúc hai vua đã vào đến Thanh Hóa.
Chính trong Nguyên sử cũng công nhận tìm không ra vua.


[1] Theo địa lý mà phân tích có lẽ đây là sự lầm lẫn các sử cũ chăng? Vì Tuyên Quang đã nằm xa sông Thao ( Hồng) đến vài chục cây số. Ngược lại cực nam nơi đây là nơi giao hội của ba con sông: Chảy, Lô và Gầm. Có thể Hưng Đạo Vương sợ quân Nguyên có thể vượt biên giới rồi theo thung lũng các con sông ấy mà tràn vào nước ta chăng? Nhất là hai con sông Lô và Gầm chảy từ biên giới Trung Quốc sang tận trung du Bắc bộ.

No comments:

Post a Comment