Wednesday, February 5, 2014

Tết con ngựa


Năm con ngựa tới, chẳng biết tốt hay xấu cho gia đình tôi. Nhưng hiển nhiên ba ngày tết thì vui đáo để. Đây là lần đầu tiên sang định cư bên Mỹ, tôi lấy ngày phép đúng mồng một tết. Mấy chục năm qua, nhà tôi ở khu toàn là gốc người khác Việt Nam, nên nghỉ tết cũng chẳng biết làm gì. Năm nay nhà dọn  về khu Anaheim gần cộng đồng Việt Nam và nhất là gần các cựu học sinh của tôi.
Chiều mồng một tết, điện thoại reo vang, bà xã bốc điện thoại:
- ALô!
Đầu dây bên kia nói gì không biết.
Bà xã trả lời:
- Happy new year bà. Chúc bà và các cháu một năm như ý!
....
- Đừng đùa nhe bà! Lo mà nuôi đẻ đi. Bây ở ở Colorado chắc lạnh lắm!
....
Giọng Điệp đột nhiên khẩn trương, hào hứng!
- Thật sao? Bà đang ở đâu? Đừng đùa nhe!
....
- Tôi sẽ chờ bà.
Điệp gác điện thoại, vào phòng tôi nói:
- Ông nội à! Phạm Thị Pha và các con cùng cháu sắp lại đây chúc tết ông đó.
Pha là con gái ông chủ tiệm thuốc tây Mỹ Lộc, hiện đang định cư tại Denver- Colorado. Em là cựu học sinh lớp 12 ban B (toán) của tôi năm 1973-1974.
Tôi nói:
- Hôm trước, Pha nói cô ta không sang đây mà?
- Hôm nay, Pha nói Pha đang ở gần đây vài phút nữa tới nơi.
- Ồ vậy vui quá!
Điệp nói:
- Để em chiên ít chả giò mời khách.
Tôi đang loay hoay trả lời điện thoại chúc tết của thân nhân và các học sinh thì bên ngoài có tiếng cháu Lili và Alisa vang lên:
- Ông ơi! Mấy người ấy tới.
- Grandpa! Some body's coming!
Vài phút sau, khi chấm dứt các đối thoại chúc xuân, tôi ra phòng khách thì đầy phòng nam, nữ cùng nhi đồng. Tiếng chúc tết ỉnh ỏi. Tôi đáp lại nhưng chưa nhìn ra hết mọi người.
Phải vài giây trôi qua, tôi mới thấy hết.
Pha chạy lại hug tôi và chúc tết.
Trên sofa tôi thấy hai cô con gái Pha là Thanh và Thảo, cùng hai vị hôn phu và hai cháu bé, cháu ngoại của Pha. Năm 2010, Pha gả cô con gái Thảo, mời chúng tôi lên Denver, nên tôi biết tất cả hai cặp này. Dịp này vợ chồng Lộc Tiệp cũng đến đó dự lễ thành hôn ấy. Thảo vốn theo đạo mẹ là Phật Giáo, nhưng hôn thê cô lại theo công giáo, nên hai bên quyết định không đến chùa mà cũng không đi nhà thờ. Tốt nhất là tìm một MC vừa đảm nhận điều kiển buổi lễ và luôn cả nghi lễ với các vị linh thiêng của con người mà người ấy không phải là sư, cũng không phải là cha. Ai bây giờ? Ông thầy dạy toán cô năm lớp 12 năm 1973: ông Hiệp.
Thanh và Thảo-qua màn
Tôi nhớ rõ, hôm đám cưới, buổi lễ tổ chức ngoài trời, trên sân sau nhà Pha. Tôi cho sắp ghế hai bên một lối đi. Một bên là của đàng trai, một bên của đàng gái.
 

Hình đám cưới
 

Sau khi giới thiệu quan khách và gia đình hai bên. Tôi mời cô dâu đến bên phải cạnh tôi, chú rể đến đứng bên kia.
Tay trái tôi nắm tay cô dâu, tay phải nắm tay chú rể.
Ngửa mặt lên trời, tôi trang nghiêm nói:
- Thưa tất cả các vị linh thiêng trong trời đất. Hôm nay,....chúng con đã tụ tập nơi đây để làm lễ hôn phối cho cặp.... Chúng con xin các vị chứng giám cho cuộc hôn nhân này.
Ngừng một chút tôi quay sang chú rể hỏi:
- Trước các vị thần linh, con có yêu thương đùm bọc vị hôn thê của con suốt đời không?
Chú rể gật đầu:
- Dạ có.
Tôi quay sang cô dâu:
- Trước các vị thần linh, con có yêu thương đùm bọc vị hôn phu của con suốt đời không?
Cô dâu cúi đầu e lệ:
- Dạ có.
Tôi tiếp:
- Bây giờ hai con cầm tay nhau và trao nhau một nụ hôn. Phần trang nghiêm nhất của buổi lễ đã qua, ta có thể vui vẻ rối.
Vì lý do ấy, tôi với đám con của Pha đã có mối liên hệ thân mật lâu rồi.
Điệp mang chả giò ra mời khách.
Một giờ sau, con và cháu Pha ra về, còn Pha ở lại chơi với vợ chồng tôi.
Tôi nói:
- Bây giờ, mình lo ăn tối rồi đi chơi. Thầy định đi chúc tết bà cụ má Tiệp, rồi nếu em muốn thầy đưa em đi thăm cô Lan. Em có học cô Lan chứ?
- Vậy tốt quá! Có Thầy, em học cô Lan về môn gì không nhớ lúc học lớp 7 hay 8 gì đó.  Minh ăn cái gì sơ sơ thôi thầy.
Tiệp tên thật là Đỗ Thị Tiệp, cựu học sinh 12A, năm 1974-1975. Nhưng học chưa xong thì 30 tháng 4 tới. Cũng kể từ ngày ấy, tôi bị kết tội sĩ quan tình báo CIA, nên không được phép dạy học hay nói cách khác là mất dạy và đi học tập cải tạo.
Tiệp, sau 75, lấy Đào Văn Lộc em của Đào Hữu Ngạn- bạn dạy học của tôi.
Đang nói chuyện thì điện thoại lại vang, Điệp lại bốc điện thoại. Tôi lại nghe chúc tết, rồi thấy Điệp đưa cho tôi, trong khi quay sang Pha nói:
- Học trò chúc Thầy người ta.
Tôi cầm điện thoại nghe và nhận ra đó là Trần Thị Hường, con chủ trại ghe ngoài đầu kinh. Hường là vợ của Đào Ngọc Lơi- anh của Đào Văn Lộc- cũng là cựu học sinh của tôi.
Chúc tết xong, tôi trao lại cho Điệp để hai người tâm tình, trong khi tôi lo dọn xe để chở thêm Pha. Tôi đi làm bằng xe lửa. Khi xuống ga ở phi trường Burbank, tôi đi đến hãng bằng xe đạp, nên trên xe tôi có chiếc xe đạp choán hết các băng sau. Vì lý do ấy, người ta cứ tưởng tôi đi bán xe đạp dạo.
Bước vào nhà, nghe Điệp nói: "Để tôi ông Thầy của bà đã nhe."
Điệp quay sang tôi nói:
- Ông ơi! Hường hỏi nếu ông đi lên cô Lan, ông cho Hường đi luôn được không?
- OK!
Điệp lại quay vào nói điện thoại:
- Ông nói được bà.
Tối hôm ấy, tôi đưa Điệp Pha và Hường đi thăm chúc tết cô Lan. Sau đó, trả Hường về nhà.

Tôi lại đưa Điệp, Pha đến nhà Lộc -Tiệp chúc tết bà cụ, gần nửa đêm ra về. Tôi trả Pha lại khách sạn, cách nhà tôi độ 1 mile rưỡi (2 cây số).
Sáng mồng ba tết, Tiệp đưa Chiến, Phước và Pha lại nhà tôi.
Chiến là Hồ Thị Chiến- cưu học sinh lớp đệ tứ của tôi năm 1967. Nhưng học đến tết Mậu Thân thì cô ta xung phong đi nữ quân nhân. Hiện nay cô ta trọ ở một nhà gần nhà Tiệp. Còn Phước là Đào Kim Phước- em gái Đào Hữu Ngạn. Em cùng còn là cựu học sinh 12A, niên khóa 1974-1975.
Chúng tôi xúm lại chụp ảnh, trong khi đợi Hường.
 
Ảnh các cô cựu học sinh.
Thày, trò cùng chụp.
Một chặp sau, Hường xuất hiện. Nói chuyện một chặp, thầy trò khéo nhau đi chơi.
Tôi hỏi:
- Các cô muốn đi đâu?
Người nói đi chơi đâu cũng được; kẻ thì bàn đi xem nơi bán hoa một vài em lại bàn đi xem vườn bán cây cảnh.
Tôi nói:
- Các cô muốn đi chụp ảnh không? Tôi chụp cho các cô mỗi người vài tấm chân dung sau này rửa ra mà treo.
Cả đám ồ lên một tiếng rồi chịu liền. Các cô là đàn bà (không phải đàn ông đâu), nên ai nấy đều thích hình chụp đẹp để làm kỉ niệm.
Tôi tiếp:
- Vậy Thày đưa các em ra Mile Square Park chụp nhe.
Xe tôi là xe mini van 8 chỗ ngồi, nên chất cả đám lên đó vẫn còn dư.
Mile Square Park là công viên rất rộng, có hình vuông mà mỗi cạnh là 1 mile, nên được đặt tên ấy. Công viên này nằm dứơi thành phố Westminster và trên thành phố Fountain Valley. Trong công viên có nhiều cảnh đẹp trên các ngọn đồi thoai thoải, cỏ non xanh tận chân trời. Nhưng chắc không thấy cành lê trắng điểm một vài bông hoa. Lại có chỗ là hồ cá và nhà thủy tạ với các cây cầu. Lẽ dĩ nhiên đây không nuôi cá vồ, cá tra như ngày xưa ta thấy ngày xưa ở Việt Nam. Nôi đây có nước, có đồi, có cây cối xanh tương then vào các đàn chim cò nên rất vui đẹp. Một vài đồi toàn là cây thu phong (maple) mà cuối mùa thu, cây đổi màu xanh sang vàng, rồi cam và đỏ. Cuối cùng màu lá chuyển sang màu đỏ thẫm. Vì vùng Nam Cali khí hậu tương đối ấm áp, nên cây đổi màu hơi trể hơn các vùng lạnh. Mùa ấy, nhìn đồi cây có màu sắc hòa hợp xanh vàng đỏ rất đẹp.

 Vì lá cây thu phong đẹp, mà rất nhiều bên Canada, nên nước này đã lấy lá cây ấy làm biểu tượng cho lá quốc kỳ của họ. Rất nhiều, thi sĩ, họa sĩ, nhiếp ảnh gia đã làm thơ, vẽ hay chụp rừng cây này. Bản thân tôi cũng rất ham chụp hình cây lá ấy.
 
Thi sĩ Nguyễn Du đã viết trong truyện Kiều:
Người lên ngựa, kẻ rẽ bào.
Rừng thu phong đã nhuộm màu quan san.
Dặm hồng bụi cuốn chinh an.
Ngừơi đi đã khuất mấy ngàn dâu xanh.
...

Đời Đường bên Trung Quốc   
Ngày xưa thi sĩ Đỗ Mục đã viết bài thơ Sơn Hành:

Đến công viên các cô tha hồ làm dáng để tôi chụp.


 
Hình các cô tại Mile Square Park.

No comments:

Post a Comment