Khi mới về
Vũng Tàu năm 1976, Tôi rất bận rộn với các việc làm rẫy, chuẩn bị đi làm ngư
phủ. Trong khi ấy bố được dân Ô Hạ Long bầu làm ô trưởng, một công việc làm
không lương lien lạc với chính quyền địa phương lo gạo thóc cùng nhu yếu phẩm
cho dân trong ô nằm ven đường Hạ Long.
Từ sáng sớm,
chúng tôi phải đi làm việc này cho đến trưa mới về nhà lo nấu cơm, dĩ nhiên là
cơm độn. Bố tôi rất bận rộn với công việc không lương của ông, nên chẳng mấy
khi ông có thì giờ nấu cơm. Ăn xong, tôi lại quay về rẫy, và tiếp tục làm cho
đến lúc màn đêm buông xuống, mới gánh gốc le về nhà làm củi trong bóng đêm tối,
hay may mắn dưới ánh trăng mơ mộng. Nhưng than ôi, ánh trăng đó đâu có làm tôi
thoải mái.
Thật đúng là:
Lòng buồn cảnh
có vui đâu bao giờ?
Xe ngừng lại
trước chùa Ngọc Bích, chúng tôi xuồng xe vào chùa xem lại cảnh cũ. Trong khoảng
thời gian 1950 thì chùa này ở một nơi xa chốn bụi trần, vì nơi đây ít người lui
tới. Đến thời chúng tôi sống đi đánh cá chùa có nhiều người cư ngụ hơn và vẫn
còn chút hoang sơ. Nhưng ngày này chùa ở giữa chốn đô hội đầy nhóc bụi trần. Sư
bà trụ trì chùa ngày trước, sư cô Tạng đã lìa thế giới, nên bà chẳng vướng bụi
dương thế.
Trong khoảng
năm 1978, ông Hiền, thân sinh nhà may thiết lập mở hợp tác xã thêu đồ xuất khẩu
Đoàn Kết với khoảng 100 nữ xã viên xinh như mộng. Một hôm, cụ lên nhà tôi chơi.
Cụ thấy bức tranh sơn dầu Thu Vàng tôi vẽ, liền mời tôi xuống làm họa sĩ cho
hợp tác xã thêu. Tôi xuống đây làm việc giữa cả trăm cô tiên xinh đẹp nhưng
phải gò mình lại vì có bà xã cũng là xã viên. Tức chết đi được!!!
Thật là
"Gươm lạc giữa rừng hoa", nhưng tiếc là gươm đã rỉ, cùn, gãy mà đã
thế lại có chủ nữa và xem chừng người chủ cũng muốn giữ chặt cây gươm cùn, cụt
này.
Vì vậy:
Ta
đây, gươm lạc giữa rừng hoa.
Một
chốn giang sơn với các bà!
Chỉ
tiếc gươm cùn treo gác bếp.
Lại
thương kiếm cụt bỏ sau nhà.
Một nhóm chúng
tôi đi ra sau chùa lên nhà còn một nhóm khác đi theo xe qua dốc Hải Đăng để về
xóm cũ. Dốc này là con đường đưa lên đỉnh đèn pha mà ta quen gọi là Haỉ Đăng.
Một đặc biệt khác là hai bên đường toàn là cây hoa dây nổi tiếng chen trong cây
rừng. Cây hoa dây này là cây hoa tigôn mà TTKH đã viết:
“Một mùa
thu trước mỗi hoàng hôn
Nhặt cánh
hoa rơi chẳng thấy buồn
Nhuộm ánh
nắng tà qua mái tóc
Tôi chờ
người ấy với yêu thương
Người ấy
thường hay ngắm lạnh lùng
Dải đường
xa vút bóng chiều phong,
Và phương
trời thẳm mờ sương cát,
Tay vít
dây hoa trắng lạnh lòng.
Người ấy
thường hay vuốt tóc tôi,
Thở dài
trong lúc thấy tôi vui.
Bảo rằng
hoa dáng như tim vỡ,
Anh sợ
tình ta cũng thế thôi.
Thuở đó
nào tôi có hiểu gì,
Cánh hoa
tan tác của sinh ly,
Cho nên
cười đáp: mầu hoa trắng
Là chút
lòng trong chẳng biến suy.
Đâu biết
lần đi một lỡ làng
Dưới trời
đau khổ chết yêu đương,
Người xa
xăm quá, tôi buồn lắm
Trong một
ngày vui, pháo nhuộm đường.
Từ đấy
thu rồi thu lại thu,
Lòng tôi
còn giá đến bao giờ?
Chồng tôi
vẫn biết tôi thương nhớ
"Người
ấy" cho nên vẫn hững hờ.
Tôi vẫn đi
bên cạnh cuộc đời,
Ái ân lạt
lẽo của chồng tôi,
Mà từng
thu chết, từng thu chết,
Vẫn giấu
trong tâm bóng một người.
Buồn quá
hôm nay xem tiểu thuyết
Thấy ai
cũng ví cánh hoa xưa
Nhung
hồng tựa trái tim tan vỡ
Và đỏ như
màu máu thắm phai
Tôi nhớ lời
người đã bảo tôi,
Một mùa
thu cũ rất xa xôi.
Đến nay
tôi hiểu thì tôi đã
Làm lỡ
tình duyên cũ mất rồi!
Tôi sợ
chiều thu phớt nắng mờ,
Chiều thu
hoa đỏ rụng, chiều thu...
Gió về
lạnh lẽo chân mây vắng.
Người ấy
ngang sông đứng ngóng đò.
Nếu biết
rằng tôi đã có chồng,
Trời ơi,
người ấy có buồn không?
Có thầm
nghĩ tới loài hoa vỡ,
Tựa trái
tim phai, tựa máu hồng.
TTHK
Tuy nhiên, nếu
yêu thật thì bài thơ trên có giá trị vô cùng. Và đúng như câu ta thường nói:
“Tình chỉ đẹp
khi còn dang dở.
Tình đen thui
khi ở với nhau.”
Khi hai kẻ lấy
nhau rồi thì nhiều khi phải đồi vài câu thành:
“Thằng ấy thường hay túm tốc tôi.
Chửi thề khi thấy lúc tôi vui.
Hét rằng tao đánh mặt mi vỡ.
Tao nói tình ta cũng thế thôi.”
No comments:
Post a Comment