Angkor Wat, Campuchia(tt)
Một
người của giòng họ vương tộc Phù Nam là hoàng tử Jayavarman sống ở Sailendra
(Java ngày nay) quay trở lại Thủy Chân Lạp. Trong lịch sử không nói tại sao ông
lại sống ở đây và ông trở lại đây như thế nào, song căn cứ vào chuyện hải quân
Sailendra đã cướp phá Thủy Chân Lạp thì có thể ông này đã quay về theo con đường
ấy. Ông đã tụ tập dân quân, lập ra một lực lượng quân sự mạnh đánh chiếm các
vùng đất Thủy Chân Lạp.
Năm
802, ông tự nhận là chakravartin ("king of the world", hay "vua
của các vì vua"), và mau chóng chiếm lại phần đất mà ông cha của ông đã lập
vài thế kỉ trước. Khi lên ngôi, người ta biết ông với tên Jayavarman II. Người
Cambot thường gọi vương quốc mà ông lập ra là là đế quốc Khmer hay Vương Quốc
Kambuja hoặc Kampuchea. Với danh từ Kambuja (mà người Âu Châu sau này dịch là
Cambodia) thì lại có một lịch sử đặc biệt. Thời thế kỷ III, trước công nguyên,
Alexander the Great (đại đế Alexander- Hy Lap) đã từng giao chiến với quân nước
Kambujia. Nhưng nước này lại ở tây bắc Ấn Độ ngày nay- tức là vùng Afghanistan.
Trong trận này kị binh Alexander bị 200 con voi của Kambujia đánh tơi tả. Chính
Alexander cũng bị thương súyt chết, nên đành tháo lui. Đây là trận mà ông đại đế
lừng danh này đã chịu thua trước một đối thủ nhỏ bé.
Nếu
đem so sánh thời điểm lịch này của sử Khmer với Việt Nam ta, ta thấy lúc ấy nước
mình vẫn còn là một quận của nhà Đường- TQ.
Chẳng
hiểu là lịch sử Bangladesh có lầm lẫn hay không? Khi họ viết một người nước họ
tên Brahmin Kauṇḍinya mang cung thần sang đây lập ra nước Phù Nam. Dù là người
Bangladesh hay người Kambuja- Tây bắc Ấn Độ đi nữa thì một sự thực rõ ràng là
nước này chịu ảnh hưởng nặng nề của văn minh Ấn Độ, đặc biệt là thờ ba vị thần
cao cả nhất của Ấn Độ Giáo là:
Brahma:
Thần sinh ra muôn loài.
Vishnu:
Thần giữ muôn loài khỏi bị diệt. Thần này đã quậy nước biển thành sữa để nuôi
muôn loài.
Shiva:
Thần tàn phá và kiến thiết.
Thiết tưởng ta
cũng nên biết qua về văn hóa, phong tục tập quán nước này thông qua quyển Chân
Lạp Phong Thổ Ký của Châu Đạt Quan- Quyển này ông viết vào thế kỷ XIII, nên
không biết thời thế kỷ thứ IX (9) như thế nào? Có hoang sơ hơn không? Ở đây tôi
chỉ ghi lại các phong tục đặc biệt thôi.
Về y trang ông
viết:
“PHỤC SỨC :
Tất cả mọi người, bắt đầu từ nhà Vua,
đàn ông và đàn bà đều bới tóc để vai trần. Họ chỉ quấn giản dị ngang lưng một
miếng vải. Khi ra đường, họ quấn thêm một mảnh vải lớn chồng lên miếng nhỏ. Có
nhiều qui tắc dùng hàng vải tùy theo phẩm trật của mỗi người. Trong các loại
hàng của nhà Vua mặc có loại giá từ 3 đến 4 lượng vàng thật lộng lẫy và xinh đẹp
vô cùng. Mặc dầu người trong nước cũng có dệt hàng vải và có mua của nước Xiêm
và Chiêm-Thành nhưng loại dệt khéo và mảnh dẻ được quí trọng nhất thường ở Ấn độ
đưa đến.
Chỉ có nhà Vua mới có thể mặc hàng vải thêu dính liền nhau.
Ngài đội một cái mão bằng vàng giống như mão trên đầu các tượng Phật kim cương.
Đôi khi Ngài không đội mão chỉ quấn một vòng hoa mùi hoa lài xung quanh đầu
tóc. Trên cổ, Ngài đeo hột trai thật lớn nặng lối ba cân. Ở cổ tay, cổ chân và
ngón tay, Ngài đeo vòng và nhẫn vàng, tất cả đều nhận ngọc mắt mèo. Nhà Vua đi
chân không. Gan bàn chân và lòng bàn tay của Ngài nhuộm thuốc màu đỏ. Khi ra
ngoài, Ngài cầm một thanh gươm vàng.
Trong dân gian, chỉ có đàn bà được nhuộm
gan bàn chân và lòng bàn tay, đàn ông không dám nhuộm. Các vị quan to và các
Hoàng thân được mặc hàng vải thuê hoa thưa. Các quan lại tầm thường chỉ được mặc
hàng vải thêu hai khóm hoa. Trong dân gian chỉ có đàn bà được phép mặc các loại
hàng ấy. Nhưng nếu có người Tàu mới đến mà mặc loại hàng có hai khóm hoa người
ta cũng không dám buộc tội vì lẽ "ám đinh bát sát". Ám đinh bát sát
là không biết luật lệ.”
Về trẻ con và
tôn giáo thì quyển hồi ký ghi lại:
“Trẻ
con ngoài đời trước tiên đều vào trường học (7) do các vị sư sãi dạy dỗ. Đến
tuổi trưởng thành chúng trở về cuộc sống thế tục. Tôi không thể quan sát tất cả
từng chi tiết.”
Tả lại hình dáng
con người, Châu Đạt Quan viết:
“Dân
chúng chỉ biết phong tục của giống man rợ ở miền Nam. Về dung mạo thì thô lỗ,
xấu xí và thật đen. Đó không phải chỉ là trường hợp của những kẻ cư ngụ trong
vùng biệt lập trên các hòn đảo ngoài biển, mà đối với những kẻ ở tại các bộ lạc
thông thường chắc chắn cũng giống như vậy. Về phần các bà ở trong cung và phụ
nữ các nhà quí phái, nếu có nhiều người trắng như ngọc thạch là vì họ không
thấy ánh sáng mặt trời. Toàn thể đàn bà cũng như đàn ông chỉ mặc một mảnh vải
quấn ngang hông, để trần bộ ngực trắng như sữa, bới đầu tóc và đi chân không;
các bà vợ vua cũng ăn mặc như vậy. Nhà Vua có năm vợ, một bà ở cung chính giữa
và bốn bà ở bốn hướng, còn về phần cung phi và thị nữ ở trong cung, tôi nghe
nói ba ngàn đến năm ngàn phân ra nhiều hạng; các bà ít khi ra khỏi cung.
Mỗi
lần tôi vào triều kiến nhà Vua, Ngài luôn luôn ngự ra với bà vợ thứ nhất và
ngồi trong khuôn cửa sổ vàng của ngôi điện chánh. Các bà trong cung đều đứng
thành hàng có thứ tự hai bên mái hiên và phía dưới cửa sổ, nhưng lại đổi chỗ và
tựa vào cửa để nhìn chúng tô, nhờ đó tôi có thể ngắm họ rõ rang.
Gia
đình nào có con gái đẹp, tất được triệu nạp vào cung. Dưới các cung phi là
những bà phụ trách việc đi lại trong cung Vua gọi là Trần-gia-lan (tch'en-kia-lan)
tổng số không kép một hay hai ngàn. Tất cả đều có chồng và sống trong dân chúng
khắp nơi, nhưng trên trán họ cạo tóc theo lối người phương Bắc "mở đường
nước". Họ thoa phẩm đỏ chỗ cạo ấy và hai bên màng tang, đó là dấu hiệu đặc
biệt của họ. Chỉ có các bà này mới được vào cung, tất cả người nào thuộc hạng
dưới họ không vào được. Họ đi liên tiếp không ngừng trên các con đường phía
trước và phía sau cung Vua.
Phụ
nữ bình dân bới đầu tóc nhưng không dắt trâm, không có lược, không có đồ trang
sức gì cả. Họ đeo vòng vàng ở cổ tay, nhẩn vàng ở ngón tay, cả những cung phi
và các bà ở trong cung đều đeo như vậy. Đàn ông và đàn bà luôn luôn xức dầu
thơm mùi bạch đàn, xạ hương và các mùi khác. Tất cả các gia đình đều thờ Phật.”
Một trong những cái lạ vê
phong tục tâp quán mà quyển Chân Lạp Phong Thổ Ký đã ghi lại là việc liên quan đến đàn bà con
gái. Chúng ta cùng đọc cái lạ lùng này.
Trước hết ta xem
về người đàn bà:
“SẢN
PHỤ (Sanh sản)
Vừa
mới sing xong, người đàn bà bổn xứ lấy cơm nóng lăn muối để vào bộ phận sinh
dục. Sau một ngày một đêm, sản phụ lấy miếng cơm ra. Nhờ đấy sự sanh nở không
biến chứng gì tai hại và giúp sản phụ trở lại như một cô gái còn trinh. Khi mới
nghe lần đầu, tôi ngạc nhiên và không tin. Nhưng khi người con gái trong gia
đình tôi trọ "nằm chỗ", tôi được dịp hỏi đầy đủ chi tiết, hôm sau, cô
ả bồng đứa bé xuống sông tắm, thật hết sức lạ lùng.
Ngoài
ra tất cả những người tôi quen đều nói rằng đàn bà xứ này rất đa tình. Một hay
hai ngày sau khi sinh nở, họ gần chồng ngay. Nếu người chồng không đáp lại sự
đòi hỏi của họ thì sẽ bị bỏ rơi như ông Mãi-Thần (3). Nếu người chồng có việc
phải đi xa vài đêm thì được, nhưng quá mười đêm, người vợ tất nhiên phải nói:
"Tôi không phải là một hồn ma, làm sao tôi có thể ngủ một mình được?"
Bản tính dâm đãng của họ rất mãnh liệt, tuy nhiên, tôi cũng nghe nói có người giữ được trinh tiết với chồng. Phụ nữ rất mau già có lẽ vì họ lấy chồng và sanh sản quá sớm. Năm hai mươi hoặc ba mươi tuổi họ giống đàn bà Tàu bốn mươi hoặc năm mươi.”
Bản tính dâm đãng của họ rất mãnh liệt, tuy nhiên, tôi cũng nghe nói có người giữ được trinh tiết với chồng. Phụ nữ rất mau già có lẽ vì họ lấy chồng và sanh sản quá sớm. Năm hai mươi hoặc ba mươi tuổi họ giống đàn bà Tàu bốn mươi hoặc năm mươi.”
Và bây giờ xem đến các phần
liên quan đến con gái, Châu Đạt Quan- viết:
“THẤT
NỮ (Gái chưa chồng)
Khi
một gia đình sanh con gái, người cha và người mẹ không quên van vái: Vái cho
con sau này thành vợ của trăm và ngàn người chồng"!
Giữa
năm bảy và chín tuổi đối với con gái nhà giàu, và riêng năm mười một tuổi đối
với kẻ thật nghèo, người ta nhờ một tu sĩ Phật giáo hoặc Bà-la-môn phá tân.
Người ta gọi lễ ấy là Trận-Thảm (Tchen-T'an).
Mỗi
năm chánh quyền lựa một ngày trong tháng tương đương với tháng tư của Trung-Hoa
và truyền rao cho khắp nước biết. Gia đình nào có con gái dự lễ Trận-Thảm phải
báo trước với chánh quyền và viên chức phụ trách trao cho họ cây đèn cầy có
khắc một cái dấu. Đến ngày định trước, khi trời sập tối, người ta đốt cây đèn
cầy và khi đèn cháy tới dấu thì lễ Trận-Thảm bắt đầu.
Trước
ngày ấy một tháng hoặc mười lăm ngày, hoặc mười ngày, cha mẹ cô gái lựa một tu
sĩ Phật giáo hay Bà-la-môn tùy nơi họ ở. Thường thường các ngôi chùa Phật và
đền thờ Bà-la-môn đều có khách riêng. Các vị sư hảo hạng tu theo đường lối cao
siêu được những gia đình quan lớn và phú hộ đặt trước, còn những người nghèo
thì không có thì giờ rổi rảnh mà chọn lựa. Quan chức và phú gia dâng tặng tu sĩ
rượu, gạo, hàng vải, tơ lụa, vật dụng bằng bạc nặng đến trăm tạ và trị giá từ
hai đến ba trăm lượng bạc trắng của Trung Hoa. Tặng phẩm ít hơn có từ ba mươi
đến bốn mươi, hoặc từ mười đến hai mươi tạ tùy theo gia sản của mỗi người. Nếu
những cô gái nghèo đến mười một tuổi mà chưa làm lễ phá tân là tại không thể
gánh nổi các tổn phí ấy. Cũng có người cho các cô gái nghèo tiền sở phí cuộc lễ
Trận-Thảm và người ta gọi đó là "thực hành một việc tốt đẹp". Một nhà
sư chỉ có thể phá tân một cô gái trong năm và khi nhận tiền của một người rồi,
sư không được hứa với kẻ khác.
Đêm
ấy, người ta tổ chức một đại tiệc có âm nhạc. Giữa lúc đó, thân nhơn và láng
giềng tựu họp ngoài cửa, trên các bục cao có để tượng người và thú vật nắn bằng
đất sét, có khi nhiều hơn mười có khi ba hay bốn tượng. Người nghèo không có
làm như vậy. Đấy là theo những phong tục xưa cũ và chấm dứt sau bảy ngày.
Mặt
trời sắp lặn, người ta khiêng kiệu, cầm lọng đi theo giàn nhạc đến rước vị tu
sĩ. Người ta che hai cái rạp bằng hàng lụa nhiều màu, cô gái ngồi trong một
rạp, vị tu sĩ ngồi rạp kia. Người ta không thể nghe họ nói những gì, tiếng nhạc
ồn ào và đêm ấy không có lịnh cấm làm náo động.
Tôi
nghe nói rằng đến giờ hành lễ, vị tu sĩ vào rạp của cô gái dùng bàn tay phá tân
và nhúng tay ấy vào rượu. Người ta còn nói rằng cha mẹ, thân nhơn và láng giềng
lấy rượu ấy chấm trên trán hoặc uống nữa. Cũng có người nói vị tu sĩ phá tân cô
gái thật sự, có người nói không có. Vì lẽ người ta không cho phép người Tàu
chứng kiến các việc ấy nên không thể nào biết rõ ràng sự thật.
Sáng
lại, người ta đưa vị tu sĩ trở về bằng kiệu, lọng và giàn nhạc. Phải lập tức
xin vị tu sĩ cho chuộc cô gái bằng hàng vải và tơ lụa, nếu không cô ấy sẽ vĩnh
viễn thuộc quyền của vị nầy và không được gã cho người nào khác.
Những
gì tôi trông thấy diễn ra trong đêm thứ sáu, tháng tư năm Đinh-Dậu (Ting-yeou),
niên hiệu Đại-Đức (Ta-to) (nhằm ngày 28 tháng tư D.L 1297). Trước cuộc lễ, cha
mẹ và con gái ngủ chung một phòng, từ đó về sau, cô gái bị loại khỏi nhà và
muốn đi đâu thì đi, không bị cấm đoán và gìn giữ.
Trong
lễ cưới, dù tục lệ có điểm tặng hàng lụa, đó là một hình thức không quan trọng,
nhiều kẻ ăn ở với nhau trước rồi mới cưới sau, phong tục không cho đó là điều
xấu hổ, không đáng ngạc nhiên.
Trong
đêm có lễ Trận-Thảm, có khi tại một xóm hơn mười nhà cử hành lễ. Giữa thành
phố, đoàn người rước nhà sư hoặc vị tu sĩ chạm trán khắp đường xá; không nơi
nào mà người ta không nghe tiếng nhạc trổi.”
Trong quyển này
cũng còn ghi lại việc nhận, hay mua nô lệ. Nô lệ là các người thuộc các bộ lạc
thiểu số hay tù binh trong một trận chiến. Quyển đã được ghi:
"Người ta mua những dân man rợ bắt làm
công việc của kẻ nô-tì. Người có nhiều nô-tì nhất là trên một trăm tên, người
có ít hơn là từ mười đến hai chục tên, chỉ có kẻ thật nghèo thì không có gì cả.
Dân man rợ là những người ở trên núi hoang. Bọn chúng hợp thành một sắc dân
riêng biệt mà người ta gọi là bọn cướp "Chàng" (Tchouang). Đem chúng
về thành phố, chúng không dám đi ra khỏi nhà. Tại đây, trong cuộc cải vã nếu có
người nào gọi địch thủ là "Chàng tặc" thì kẻ kia cảm thấy sự thù ghét
thâm nhập đến xương tủy vì lẽ giống dân ấy bị mọi người khinh bỉ. Tên nào còn
trẻ và khỏe mạng đáng giá một xấp vải dài lối trăm thước, tên nào già và yếu,
người ta có thể đổi bằng ba chục hay bốn chục thước. Dân nô-tì chỉ được phép ngồi
và ngủ dưới lầu; chúng có thể lên lầu để làm việc nhưng phải quỳ gối chắp hai
tay lạy rồi mới được đi tới. Chúng gọi ông chủa là ba-đà (pa-t'o), bà chủ là mể
(mi); ba-đà (pa-t'o) nghĩa là cha, mể (mi) là mẹ. Nếu chúng vi phạm một lỗi lầm
và bị đánh thì cúi đầu chịu đòn không dám cử động chút nào. Đàn ông và đàn bà bọn
chúng ăn ở với nhau, không bao giờ chủ nhân muốn kết tình với chúng.
Nếu ngẩu nhiên một người Tàu đến đó,
sau thời gian dài sống cô đơn, lỡ vô ý "giao tiếp một lần" với một
trong đám phụ nữ ấy và bị người chủ biết được thì hôm sau ông này từ chối không
ngồi chung với anh ta nữa vì anh ta đã giao tiếp với dân man rợ.
Nếu người đàn bà nô-tì có thai cùng kẻ
lạ với nhà chủ và sanh con thì người chủ không cần tìm hiểu kẻ nào là cha của đứa
bé vì người mẹ không thuộc giai cấp thường dân và chính ông ta có lợi được thêm
đứa nhỏ, đó là những tên nô-lệ trong tương lai.
Nếu bọn nô-tì bỏ trốn và bị bắt thì
người ta xâm màu xanh trên mặt, hoặc tròng vào cổ một cái vòng sắt để giữ, có kẻ
mang vòng ấy trên cánh tay hay ở cổ chân."
Về các ngày lễ hội,
nước Khmer ảnh hưởng nhiều với văn minh Ấn Độ. Ta cũng thấy được ghi lại trong
Chân Lạp Phong Thổ Ký.
Những người nầy (Khmer) luôn luôn
dùng tháng mười của Trung-Hoa làm tháng thứ nhứt của họ. Tháng ấy gọi là Giai
đắc (Kia-to). Trước hoàng thành, người ta cất một cái rạp lớn có thể chứa hơn
ngàn người, và treo đầy đèn, hoa. Phía trước, cách khoảng hai chục trượng,
người ta dùng những miếng cây sắp nối tiếp nhau cất một cái rạp cao giống sàn xây
các ngôi tháp bề cao hơn hai chục trượng. Mỗi đêm người ta cất ba hoặc bốn,
hoặc năm, hoặc sáu cái. Trên nóc người ta để pháo thăng thiên và pháo nổ. Tổn
phí này do các tỉnh và các nhà quý phái gánh chịu. Tối đến, người ta thỉnh nhà
Vua ngự ra dự lễ. Người ta đốt pháo thăng thiên và pháo nổ. Pháo thăng thiên
bay cao dù ở ngoài trăm dặm cũng ngó thấy; pháo nổ lớn bằng súng bắn đá và
tiếng nổ làm rung chuyển cả thành phố. Các quan chức và nhà quý phái góp phần
đèn cầy và cau, số tiền tổn phí thật to tát.
Nhà
Vua cũng có mời quý vị Sứ thần ngoại quốc tham dự. Cuộc lễ cử hành như thế
trong mười lăm ngày rồi ngưng hết.
Mỗi
tháng có một cuộc lễ. Tháng tư "người ta liệng trái cầu". Tháng chín
là lễ Áp-lạp (Ya-lie) lễ này gồm có việc tựu họp dân chúng khắp lãnh thổ vào
thành phố diễn hành trước hoàng cung. Tháng năm người ta "đi rước nước của
Đức Phật"; người ta tập trung tất cả tượng Phật ở khắp các chùa trong lãnh
thổ rồi đem nước đến cùng với nhà Vua tắm các tượng ấy. Tháng sáu, người ta
"chèo thuyền trên mặt đất"; nhà Vua ngồi trên lầu cao dự lễ. Tháng
bảy người ta "đốt lúa". Lúc ấy lúa vừa chín, người ta ra ngoài cửa
thành hướng Nam gặt lúa và đốt để cúng Phật. Vô số phụ nữ ngồi xe hoặc cởi voi
đến dự lễ nhưng nhà Vua vẫn ở trong cung. Tháng tám là lễ Ai-lan (ngai-lan)
nghĩa là nhảy múa, người ta chỉ định những kép hát và nhạc sĩ mỗi ngày đến
hoàng cung trình diễn, ngoài ra có những cuộc đấu voi hoặc đấu heo. Nhà Vua
cũng mời quý vị Sứ thần ngoại quốc đến dự. Cuộc lễ kéo dài mười ngày. Tôi không
thể nhớ rõ ràng những lễ gì trong mấy tháng khác.
Trong
xứ này có người tinh thông khoa Thiên-văn như chúng ta và có thể tính toán nhật
thực và nguyệt thực. Tuy nhiên đối với tháng dài và ngắn, họ có một phương pháp
tính khác với phương pháp của chúng ta. Trong những năm nhuận họ cũng bị bắt
buộc phải có một tháng nhuận, nhưng họ chỉ chen vào tháng chín, đó là điều tôi
không biết gì cả.
Mỗi
đêm chỉ chia làm bốn canh. Bảy ngày là một tuần, cũng tương tự ở Trung Hoa
người ta gọi Khai, Bế, Kiến, Trừ (K'ai, Pi, Kien, Tch'ou) ).
Vì
lẽ người bổn xứ không có tên gia đình (họ), không có tên người và không ghi nhớ
ngày sanh nên phần đông đặt một "tên người" theo ngày trong tuần mà
họ chào đời. Có hai ngày trong tuần thật tốt, ba ngày bình thường, hai ngày
thật xấu; ngày nào người ta có thể đi về hướng Đông, ngày nào người ta có thể
đi về hướng Tây. Phụ nữ cũng biết tính toán xem ngày tốt xấu. Mười hai con thú (con
giáp) của chu kỳ cũng giống với mười hai con thú của Trung Hoa nhưng tên gọi
khác nhau. Con ngựa (ngọ) gọi là “pou-sai”, con gà (dậu) gọi là “man”, con heo (hợi)
gọi là "tche-tou", con trâu (sửu) gọi là "Ko"…”
Về việc mai
táng, quyển sách này ghi lại:
"Đối với người chết, người ta không
dùng quan tài, chỉ dùng một loại chiếu và bó bằng vải. Trong đám táng, họ cũng
cầm cờ, phướng và có giàn nhạc đi đầu. Ngoài ra, họ bưng hai mâm gạo rang nổ
vãi từng nắm hai bên đường. Họ khiêng xác chết ra khỏi thành phố, đến nơi vắng
vẻ không có người ở rồi bỏ đó trở về. Họ đợi kên kên, chó và các thú vật khác đến
xé xác. Nếu xác chết bị ăn hết mau chóng, họ nói rằng cha, mẹ họ có phước đức mới
được hưởng điều quả báo ấy, nếu xác không bị thú ăn hoặc ăn từng miếng, họ nói
rằng cha, mẹ họ mang vài tội lỗi mới có hậu quả như vậy. Hiện thời, dần dần
cũng có người hỏa thiêu người chết, đó là đối với phần đông con cháu của người
Trung-Hoa. Khi cha hoặc mẹ chết, con không mặc quần áo tang, nhưng con trai cạo
đầu và con gái cắt tóc phía trên trán lớn bằng đồng điếu, đó là lối để tang cha
mẹ. Nhà Vua được chôn trong ngôi tháp, nhưng tôi không biết người ta chôn thân
mình hay chỉ chôn bộ xương ."
Việc canh nông,
người khmer có lối độc đáo riêng về cách là lúa tốt. Ta hãy xem Châu Dạt Quan tả
lại:
"Họ không dùng một thứ phân nào để bón
ruộng và trồng rau vì họ chê dơ dáy. Người Trung-Hoa đến đây không bao giờ cho
họ biết lối rải phân (3) ở nước mình vì sợ họ khinh bỉ. Hai hoặc ba gia đình
đào chung một cái hố (4) dùng cỏ che ở trên, khi nào đầy họ lấp đất và đào chỗ
khác. Sau khi đi sông rồi, họ luôn luôn vào hồ nước rửa, nhưng chỉ dùng bàn tay
trái; tay mặt để cầm thức ăn. Khi họ thấy người Trung Hoa đi sông và chùi bằng
giấy thì họ chế nhạo đến nỗi không muốn cho người đó vào nhà họ nữa. Trong giới
phụ nữ có người đi tiểu đứng thật là đáng cười vô cùng.”
Nay ta xem lại
việc tắm rửa của dân tộc ấy thời xưa để rồi lien tưởng đến dan mình cung thời.
"Xứ này nóng dữ dội, người ta không thể
nào chịu nổi một ngày mà không tắm nhiều lần. Ban đêm cũng vậy, người ta không
thể nào không tắm một hoặc hai lần. Không có nhà tắm, không có thau, không có
thùng nhưng mỗi gia đình có một cái ao, nếu không hai hay ba gia đình xài chung
một cái. Tất cả đàn ông và đàn bà vào tắm trần truồng, chỉ khi nào cha mẹ hoặc
người lớn tuổi ở trong ao thì con trai, con gái hoặc người trẻ tuổi không vào.
Khi bọn trẻ ở trong ao thì người lớn tránh ra nhưng nếu cùng một tuổi thì người
ta không chú ý; đàn bà che chỗ kín bằng tay trái trầm mình xuống nước và thế là
hết.
Luôn luôn ba hay bốn, năm hay sáu
ngày, các phụ nữ trong thành phố đi từng đoàn ba hoặc năm người ra khỏi chợ tắm
dưới sông. Đến bờ sông, họ cổi miếng vải quấn ngang mình rồi đi xuống nước.
Hàng ngàn người tựu họp dưới sông như thế. Cả đến các bà thuộc gia đình quí
phái cũng tham dự vào và không có ý thẹn thùa chút nào. Mọi người đều có thể ngắm
họ từ đầu tới chân. Trên giòng sông lớn ngoài thành phố, không ngày nào không
có cảnh ấy. Người Trung-Hoa vào ngày rảnh rỗi thường hoan hỉ đến đây xem chơi
cho vui. Tôi nghe nói có kẻ lặn dưới nước thừa cơ hội làm xằng.
Nước luôn luôn nóng như ở trên lửa, chỉ
đến canh năm mới mát một chút, nhưng khi mặt trời mọc thì nóng lại như thường."
Cuối cùng ta hãy
xem một đoạn văn viết về sự đi lại của nhà vua:
“Tôi
nghe nói rằng dưới triều các Vua trước, dấu bánh xe của các Ngài không bao giờ
in khỏi cửa cung, đó là để đề phòng những trường hợp bất trắc. Tân Vương là rễ
của nhà Vua trước. Xưa kia, Ngài giữ chức chỉ huy quân đội. Ông cha vợ thương
con gái, đứa con gái ăn cắp cây gươm vàng
của cha đem cho chồng. Người con ruột sau nầy không được lên ngôi. Ông
ta âm mưu chiêu mộ quân sĩ nhưng Tân Vương biết được bắt chặt ngón chân và nhốt
trong ngục tối. Trên thân thể Tân Vương có khảm
một miếng sắt thiêng dù dao và tên chạm vào cũng không thể gây thương
tích. Tin chắc như vậy nên Ngài mới dám ra khỏi cung.
Tôi
ở trong nước hơn một năm và tôi thấy Ngài đi ra bốn hay năm lần.
Khi
nhà Vua du hành, quân đội đi đầu để hộ tống, kế đến là cờ của kỵ binh, cờ hiệu,
giàn nhạc. Các thị nữ trong cung từ ba đến năm trăm, mặc hàng vải thêu cành lá,
dắt bông trên đầu tóc, tay cầm đèn cây, họp thành một toán riêng, mặc dù giữa
ban ngày đèn cầy vẫn đốt cháy. Tiếp đó là các thị nữ bưng vật dụng của nhà Vua
bằng vàng, bằng bạc, và tất cả bộ đồ trang hoàng với kiểu mẩu hết sức đặc biệt
mà tôi không biết cách dùng. Kế đến các thị nữ cầm khiêng, vác giáo là đoàn
canh phòng riêng biệt trong cung; các thị nữ này cũng họp thành toán riêng.
Tiếp theo là xe do dê kéo, xe ngựa tất cả đều trang hoàng bằng vàng.
Các
quan, các vị Hoàng Thân đều cởi voi, trước mặt quí vị người ta thấy những cây
lọng đỏ của quí vị từ xa, nhiều vô số.
Sau
quí vị là các bà vợ và cung phi của nhà Vua ngồi kiệu, ngồi xe, cởi ngựa, cỡi
voi, các bà có hơn trăm cây lọng thêu chỉ vàng lóng lánh. Sau quí bà là nhà vua
đứng trên lưng voi, tay cầm gươm báu. Ngà voi cũng đuợc bọc trong bao vàng. Có
hơn hai chục cây lọng trắng thêu chỉ vàng lóng lánh và cán bằng vàng. Rất nhiều
voi đi xung quanh Ngài và có thêm toán quân lính hộ vệ Ngài.
Nếu
nhà Vua đến một vùng láng giềng, Ngài chỉ dùng kiệu vàng do các cung nữ khiêng.
Thường
thường Ngài ra ngoài để viếng ngôi tháp vàng nhỏ, trước tháp có một tượng Phật
vàng. Người nào thấy nhà Vua phải quỳ gối và dập đầu xuống đất, người ta gọi đó
là "tam bãi" (san-pa), nếu không họ sẽ bị các ông thầy lễ bắt mà
không khi nào được tự do không.
Mỗi
ngày, nhà Vua thiết triều hai lần để xét đoán các việc quốc gia. Không có giấy
tờ, công văn qui định. Công chức hoặc dân chúng muốn triều kiến nhà Vua đều
ngồi dưới đất chờ. Một lát, người ta nghe một điệu nhạc văng vẳng trong cung và
ở ngoài người ta liền thổi vỏ ốc như đón
chào nhà Vua.
Tôi
nghe nói rằng nhà Vua chỉ ngồi trên một cái kiệu vàng đến đó. Ngài dừng lại
cách xa chúng tôi. Lát sau, người ta thấy hai cung nữ đưa ngón tay thon nhỏ vén
màn, và nhà Vua tay cầm gươm xuất hiện đứng trong cửa sổ vàng. Các quan và dân
chúng chắp tay, dập đầu xuống đất. Khi tiếng vỏ ốc ngừng thổi, họ mới có thể
ngửng đầu lên. Liền khi ấy, nhà Vua ngồi xuống. Nơi Ngài ngồi có một miếng da
sư-tử là bảo vật của Hoàng triều truyền lại. Khi các việc thương nghị chấm dứt,
nhà Vua trở về cung, hai cung nữ bỏ màn xuống, mọi người đứng dậy. Theo đó,
người ta thấy rằng mặc dầu là một nước man rợ, những người nầy không phải không
biết thế nào là một vị Quốc Vương.”
Cũng ở phần văn hóa, ông Nguyễn Hiến
Lê viết trong quyển Đế Thiên Đế Thích tả lại một cảnh đi coi hát Miên như sau:
“Khi màn cuốn, non hai chục đào kép xếp hàng theo hình bán nguyệt, đào một bên,
kép một bên, cúi đầu chào khan giả, bài hát Madelon rồi mới bắt đầu diễn. Nghệ
thuật của họ cũng phảng phất như nghệ thuật hát bộ của ta. Quần áo của họ cũng
như quần áo thường của người Miên nhưng hào nhoáng hơn, tuy không sạch hơn. Nhiều
đồ rách vá.”
No comments:
Post a Comment