Trong phần đối
đáp về khói thuốc, tôi đặt câu hỏi nếu là khói thuốc thì thuốc chắc phải là thuốc
Lào, chứ thuốc lá thì không thể xảy ra, vì thuốc lá là do người Âu Châu nhập
vào nước ta mãi về sau này, khi họ đi tìm thuộc địa. Mà thuốc Lào thì tên này lấy
từ nước Lào, mà thời Trần nước này còn tên là Lan Xăng.
Nhưng chữ Laos
có từ thời nào? Chuyện này lại liên quan đến lịch sử Laos. Nay ta tìm hiểu sơ
qua về nước Lào.
Thuốc Lào như
cái tên gọi của nó, là loại thuốc hút xuất phát từ nước Lào, một nước trong
vùng Đông Nam Á, và chẳng gì xa lạ với nước ta. Chữ Lào là tên gọi thông thường,
tên của nó là do là chữ Pháp: Laos mà đọc
trại ra.
Trước khi Khmer
trở thành Đế quốc vào đầu thế kỷ IX (9), thì phần nước Lào ngày nay là một tổ hợp
những bộ lạc độc lập của các giống người Lào, Tày, Mường, Shan, Khmer, Chiêm
Thành...không có một chính thể nào đại diện chính thức. Người Lào là một gốc
thiểu số tương tư như người Tày, nhưng phần nhiều sống vùng Vân Nam, Lào và Cambot.
Người Shan là một giống người thiểu số sống rất nhiều vùng bắc Miến Điện ngày
nay, dưới chân núi của các ngọn cuối cùng dãy Hỹ Mã Lạp Sơn. Đất Lào là chốn
tung hoành của các bày voi cùng rất nhiều loài thú dữ. Lúc ấy, nước ta còn là
An Nam Đô Hộ Phủ thuộc nhà Đường.
Vì thế ta thấy
các vùng núi Trường Sơn giữa Việt Lào có nhiều người Lào, Tày, Mường, và các bộ
lạc nói tiếng Khmer. Cũng chính vì gốc người Khmer mà vùng Cao Nguyên nam Trung
Việt đã có các cuộc nổi dạy của sắc dân này, ngay từ trước 1975 với khẩu hiệu
là phục hồi Khmer Krom.
Thời cực thịnh của
đế quốc Khmer thì các bộ lạc này nằm dưới sự kiểm soát của đế quốc này. Tuy
nhiên sự kiểm soát ấy cũng chẳng mấy chắc chắn.
Riêng tại vùng trung
tâm bắc Lào ngày nay, ngang vĩ tuyến với Thanh Hóa được biết là nơi ngự trị của
tiểu quốc Muang Sua.
Muang Sua do một
hoàng tử người Tày tên Khun Lo lập ra vào năm 698.
Khoảng hậu bán
thế kỷ VIII (8), nước Nam Chiếu (Vân Nam) trở nên hùng cường; phía bắc và đông
đánh nhà Đường; phía đông Nam chiếm Thăng Long; phương Nam xâm lăng Muang Sua.
Kể từ đấy tiểu quốc này bị Nam Chiếu đô hộ.
Đến những năm
1128-1169, vùng này cai trị bởi tướng Khun Chuang, của một bộ lạc thiểu số. Sau
đó Muang Sua trở về sự thống trị của người Siêm. Ngừơi Siêm đã từng cai trị
vùng này trong thế kỷ VII.
Cuối thế kỳ XII,
Muang Sua được biết dưới tên là tiểu quốc Sri Sattanack mà chúa tể lại có nguồn
gốc từ thần rắn Naga.
Đầu thế kỷ tiếp
theo, hoàng đế Indravarman I của đế quốc Khmer thôn tính nhập vùng này và nhập
vào đế quốc của ông ta. Vào năm 1180, Sipsong Panna nổi lên giành độc lập từ sự
cai trị của đế quốc Khmer. Trong lúc ấy, nước Chiêm Thành bành trướng đến lãnh
thổ Nam Lào ngày nay.
Năm 1238, đế quốc
Khmer trở nên yếu đuối hơn, phía bắc Sukhothai nổi lên chiếm lại đất đai cũ của
họ. Nhưng ngược lại Mông Cổ đã bắt đầu bành trướng về phía TQ. Sau khi Hốt Tất
Liệt và Lương Ngôn Hợp Đài chiếm Đại Lý tức Nam Chiếu năm 1254, đổi quốc gia
này thành tỉnh Vân Nam. Rất nhiều người Thái, người Bạch đã bỏ Đại Lý chạy sang tỵ nạn tại Lào và vùng bắc đế quốc
Khmer (Thái Lan) tức là các quốc gia Chiang Mai và Sukhothai. Tại đây số ngừơi
Đại Lý tỵ nạn còn đông hơn cả người bản xứ.
Kể từ đó vùng
Muang Sua và các bộ lạc quanh sông Cửu Long bị ảnh hưởng nặng nề của Mông Cổ.
Năm 1271, Panya Lang một người vùng này đã chiếm lấy đất đai lập ra một tiểu quốc
tự trị.
Năm 1282-84, Ram
Khamhaeng, một vua mới của Sukhothai chịu ảnh hưởng Nguyên Mông đã loại ảnh hưởng
của Khmer và Chiêm Thành khỏi vùng Trung và nam Lào, đồng thời được sự hứa hẹn trung thành
của Muang Sua.
Đế quốc Khmer đã
trở thành tồi tệ, năm 1285, hoàng đế Jayavarman Paramesvara đã thần phục Nguyên
Mông.
Nhưng năm 1286,
lúc nhà Trần đang chống giặc Nguyên Mông lần thứ ba, thì một hoàng tử tên Panya
Khamphong làm đảo chánh chiếm lấy quyền từ vua cha Panya Lang. Các sử gia cho rằng
cuộc đảo chánh này là do nhà Nguyên đứng sau lưng giật dây. Cho đến năm 1316,
Panya Lang qua đời thì Panya Khamphong chính thức lên ngôi và làm chư hầu cho
Sukhothai như vừa viết trên.
Có một điều mà
người Việt mình không am tường lắm mà chỉ biết sơ sơ là người Lào xâm lăng nước
ta nhiều lần. Sự thực ra là vào khoảng năm 1297-1301 quân đội Muang Sua dưới sự
điều động của quân Nguyên Mông đã sang xâm chiếm phía tây nhiều lần nhưng bị đẩy
lui.
Từ năm 1307, nhà
Nguyên đặt dưới sự trị vì của Hoàng Đế thứ 3 Vũ Nguyên Tông, một vì vua ăn
chơi, dâm dật. Kể từ đấy, nhà Nguyên càng ngày càng yếu kém, nên sự ảnh hưởng đến
các vùng rừng núi không còn mãnh liệt như trước đặc biệt là vùng Muang Sua.
Trong triều đình
Muang Sua có nhiều cuộc nổi dạy chống đối lẫn nhau. Sự triều chính tỏ ra bất
an. Vua Panya Khamphong định nhường ngôi cho cháu là Fa Ngieo, nên đầy hoàng tử
Fa Phi Pa đi xa.
Nhưng triều đình
Fa Ngieo lại bị rất nhiều chính biến khác, vì ảnh hưởng những nhóm theo Nguyên
Mông. Để tránh sự liên hệ với Nguyên Mông Fa Ngieo, năm 1330, Fa Ngieo cho hai
hoàng tử vào một tu viện Phật Giáo ở vùng rất xa ảnh hưởng này. Chẳng may hai
hoàng tử này bị bắt cóc, đem về tiễn dẫn lân Hoàng Đế Khmer ở Angkor.
Nhưng một may mắn
tiếp theo là hoàng tử em tên Fa Ngum, lớn lên rất thông minh, thao lược và được
Hoàng Đế Khmer gả một công chúa làm vợ, trong sự suy tàn triều đình.
Năm 1349, Fa
Ngum điều động một đội quân 1 vạn người Khmer tiến lên phía bắc của đế quốc, nơi đang chịu ảnh hưởng của Sukhothai và Chiêm Thành.
Đầu tiên ông đẩy
lùi ảnh hưởng Chiêm Thành tại Attapeu (Vùng mà các trận Hạ Lào đã diễn ra
1971-1972) cùng ảnh hưởng Sukhoithai tại Huoixai ven sông Cửu Long. Đây là các
vùng cực nam Lào. Càng tiến lên phía trên thì đạo quân của Fa Ngum cành bành
trướng lớn hơn. Đạo quân này đánh đến trung Lào và tiến chiếm nhiều làng mạc của
Đại Việt. Lúc này Đại Việt ở dưới triều đại vua Trần Dụ Tông, một ông vua ăn
chơi, dâm dật, xa hoa, nên đất nước yếu kém sợ cả Chiêm Thành do going họ Chế
thống lãnh. Rất may, triều Nguyên cũng đang dần dần bế mạc nên nước ta mới còn
đến nay.
Đại Việt phải
xin lập lại biên giới.
Quân Fa Ngum tiến
lên Xiên Khoảng giúp cho một hoàng tử tiểu quốc này đang trên đường bị đày. Fa
Ngum phục hồi ngôi vị cho hoàng tử Xiên Khoảng. Lẽ dĩ nhiên, Xiêng Khoảng phải
nằm trong quỹ đạo Fa Ngum. Từ đây đạo quân của ông tăng đến 50000, tiến đánh
các vùng bắc Lào và nhắm tới Muang Sua, quê hương ông. Gải phóng Muang Sua, ông
đưa cha ông trở lại ngai vàng và lên ngôi sau khi cha ông băng hà.
Tham vọng Fa
Ngum chưa chấm dứt nơi đây. Phía đông là Đại Việt chẳng hiểu mạnh yếu ra sao,
đã có hiệp ước biên giới, và hơn nữa quốc gia này đã từng làm Nguyên Mông kinh
hãi, lại thêm có núi Trường Sơn ngăn cản nên ông ngừng lại. Phía tây là sông Cửu
Long dễ vượt qua. Ông cho tiến đánh Chiangrai, Chiangsaen ở bắc Thai Lan. Tiến
xa hơn, ông đem quân vây Chiangmai. Nhưng chúa Chiangmai là cháu ông xin thần
phục nộp quân chinh phục nơi khác. Đạo quân đông đảo của ông, nay có thêm 6000
con voi trận.
Ông tiến đánh
Sukhoithai ở trung tâm Thái Lan, chiếm một số thành phố phía đông của thủ đô nước
này. Sau đấy, ông đánh nước Ayutthhaya phía nam, một quốc gia rộng lớn người
Siêm. Lúc ấy, vua U Thong của Ayutthhaya cũng đang rục rịch tách khỏi ảnh hưởng
của đế quốc Khmer, nên lọ sợ xin dâng một số đất cùng một công chúa.
Fa Ngum quay ngược
về Vientiane. Ông nay đã chiếm trong một vùng rộng lớn gần bằng 2 lần Đại Việt ngày
ấy và gần bằng Việt Nam ngày nay. Quốc gia do Fa Ngum làm chúa trở thành tên là Lan
Xang (Sang hay Xang tiếng Siêm có nghĩa là con voi).
Năm 1368, vợ
ông, hoàng hậu người Khmer qua đời, ông lấy thêm một công chúa nước Sukhoithai,
con gái vua Ayutthhaya. Theo sử ghi lại bà này rất đẹp và hiền làm ảnh hưởng tới
chồng. Fa Ngeo vốn theo đạo Phật ngành Hy Mã Lâp Sơn, thấy vợ đẹp cho nghệ nhân
tác tượng theo không mặt hoàng hậu mới. Đây là tượng Phật Prabang. Từ đó Muang
Sua đổi tên thành Luang Prabang, mà ta gọi là Vạn Tượng. Hai chữ Vạn Tượng cũng
đã nói lên đây là lãnh thổ của vạn con voi.
Quốc gia này tồn
tại thêm vài trăm năm sau như là một quộc gia bán độc lập, và quân Đại Việt dưới
triều Lê Thánh Tông đã từng đến xâm lăng. Tên nước Lan Xang đã đi vào lịch sử
vào cuối thế kỷ XVII (17). Các câu chuyện của nước này ở thế kỷ 18 thì phải nhờ
bài viết của bác Hữu Danh.
Bác Nguyễn Hữu
Danh- một Việt kiều định cư ở Pháp, sau khi tìm hiểu, đã viết:
“ Nước Lào (cũng như Cao Miên) một phần
ngày xưa là thuộc quyền cai quản của Việt Nam (nhà Nguyễn), phần kia là thuộc
Xiêm. Từ khi Pháp chiếm được Đông Dương mới dựng ra nước Laos (tức Ai Lao),
chia Đông Dương thành ba phần: Việt Miên Lào. Nước Lào hiện nay có chừng 6, 7
triệu dân nhưng chỉ có phân nửa là nói tiếng Lào, nửa kia nó tiếng Thái, ngược
lại bên Thai Lan thì có chừng hơn chục triệu người nói tiếng Lào chuẩn.
Năm 1694, Vạn Tượng rơi vào cảnh tranh
giành ngai vàng, và kết quả là nó đã rơi vào giai đoạn suy tàn. Lãnh thổ Lan
Xang bị chia thành ba quốc gia phụ thuộc lẫn nhau với quốc gia lớn nhất Luang
Prabang ở phía bắc, Vientiane ở trung tâm, và Champasak ở phía nam vào năm
1707. Khu vực tỉnh Houaphan có địa vị bán độc lập và tự trị do kết quả của cuộc
sáp nhập bởi quân đội Đại Việt cuối thế kỷ 15, đây cũng là sự khởi đầu cho quan
hệ triều cống cho các triều đại tại Việt Nam sau này."
No comments:
Post a Comment