Friday, March 14, 2014

Các ngôi đền-chùa nổi tiếng 12


Angkor Wat (tt)


Lịch sử ban đầu của Chân Lạp (Chenla) được ghi vào sử nước Ngô (vùng gần Thượng Hải ngày nay) cùng lịch sử trên bia Čăn Năk’ôn ở Basăk/Lào, nhưng không kém phần mơ hồ và rắc rối, vì lịch sử mỗi nước ghi lại 1 cách khách nhau.

Ta tạm chấp nhận lịch sử được ghi như sau:


Chân Lạp
Ngay khi sự kiểm soát của quốc vương Phù Nam tỏ ra yếu kém thì vua Vīravarman của một tiểu quốc vùng núi Dangrek đã nổi lên chiếm lấy vùng này và chống lại Phù Nam. Dangrek là dãy núi dài ngày nay nằm giữa biên giới Cambot- Thái Lan khởi đầu từ 3 biên giới Lào-Thái-Cambot. Vua Vīravarman cùng hoàng tử Bhavavarman I (550) lần lượt cai trị tiểu vương quốc này. Chân Lạp bấy giờ đã dùng vũ lực xung đột với Phù Nam ở phương nam và Chiêm Thành ở phía đông, dần dần mở mang bờ cõi.
Khi Bhavavarman I đang trị vì tại thủ đô Bhavapura, ở gần Thala Bŏrivăt ngày nay, thì người em cùng mẹ khác cha của ông là Zhìduōsīnà (Citrasena) lại chiếm lấy vùng bắc Chân Lạp cai trị và đặt kinh đô tại Īśānapura. Sau đó, vùng này lại đặt dứoi sự kiểm soát của Īśānavarman I (Yīshēnàxiāndài) vào năm 616.
Īśānavarman I đã dần dần thôn tính hết Chân Lạp và phần đất còn lại của Phù Nam và kể từ ngày ấy, đế quốc Phù Nam biến mất.
Cùng khi ấy, vùng đảo Java của Nam Dương ngày nay, một vương quốc khác tách ra khỏi Phù Nam, và lấy tên là Sailendra.
Thổ Chân Lạp và Thủy Chân Lạp
Chân Lạp cũng bộc phát mau chóng nhưng chỉ là phần đồng bằng Nam Bộ, Cambot, Hạ Lào và hầu hết đất Thái Lan ngày nay, so với Phù Nam thì vẫn nhỏ hơn nhiều.
Chẳng bao lâu sau, Chân Lạp lại bị chia cắt thành Thổ Chân Lạp và Thủy Chân Lạp.
Thủy Chân Lạp bấy giờ lại bị thủy quân của nước Sailendra xâm lăng, đánh phá.
Chúng ta hẳn còn nhớ phần đầu, thì vương quốc Phù Nam trải dài từ Miến sang cambot lan xuống Nam Dương và kéo một mạch các dãy đảo đến tận Phi Luật Tân ngày nay.
Nhưng rồi đế quốc này bị xóa sổ vào thế kỷ VII.

No comments:

Post a Comment