Angkor Wat, Campuchia(tt)
Vũng
Tàu ngày nay cũng thuộc về Phù Nam. Ta hãy xem cái hoang dã của phần đất vào thế
kỷ XIII (13) như thế nào. Muốn biết điều ấy, ta đọc một đoạn văn trong quyển
Chân Lạp Phong Thổ Ký của Châu Đạt Quan- một người Trung Hoa làm sứ giả cho nhà
Nguyên sang Angkor trong phần cuối thế kỷ XIII, tả lại vùng Vũng Tàu ngay nay.
Bài này được ông Lê Bắc dịch và đăng trên diễn đàn Viện Việt Học năm 2005.
“Bắt đầu vào Chân-bồ (Tchen-p'ou, Vũng-tàu hay Bà-Rịa) hầu hết cả
vùng đều là bụi rậm của khu rừng thấp, những cửa rộng của con sông lớn chạy dài
hàng trăm lí, bóng mát um tùm của những gốc cổ thụ và cây mây dài tạo thành
nhiều chỗ trú xum xê. Tiếng chim hót và thú vật kêu vang dội khắp nơi. Vào nửa
đường trong cửa sông, người ta mới thấy lần đầu cánh đồng ruộng bỏ hoang, không
có một gốc cây nào. Xa hơn tầm mắt chỉ toàn là cỏ kê đầy dẩy. Hàng trăm hàng
ngàn trâu rừng tựu họp từng bầy trong vùng nầy. Tiếp đó, nhiều con đường giốc
đầy tre chạy dài hàng trăm lí. tại mắt loại tre nầy có gai mọc và măng thì có
vị rất đắng. Bốn phía có núi cao.
Trong núi có rất nhiều gỗ quí. Vùng nào không có cây là nơi u-tây
cùng voi tựu họp và sinh nở. Loại chim quí, loại thú lạ lùng có vô số. Sản phẩm
có giá trị là lông chim thằng chài, ngà voi, sừng u-tây, sáp ong. Về sản phẩm
thường có cây giáng-chân, đậu-khấu, cây vang-nhựa (họa hoàng), cây cánh-kiến,
dầu cây máu-chó (đại phong tử du)…”
Khi
vào đến cửa sông Cửu Long để lên Biển Hồ, Châu Đạt Quan lại tả:
“Đoạn, từ Chân-Bồ theo hướng
Khôn-Thân (Tây-Nam - 1/6 Nam), chúng tôi đi ngang qua biển Côn-Lôn
(K'ouen-Lonen, Poulo-Condór) và vào cửa sông. Sông này có hàng chục ngả, nhưng
ta chỉ có thể vào được cửa thứ tư (7), các ngả khác có nhiều bãi cát (8) thuyền
lớn không đi được. Nhìn lên bờ chúng tôi thấy toàn là cây mây cao vút, cổ thụ,
cát vàng, lau sậy trắng, thoáng qua không dễ gì biết được lối vào, thế nên các
thủy thủ cho rằng rất khó mà tìm đúng cửa sông.”
Dựa
vào đấy ta có thể hình dung sự hoang sơ của miền Nam Việt Nam thời ấy như thế
nào, huống hồ là hồi thế kỉ I. Qủa tình nơi đây đầy rắn.
Trong
khoảng thời gian thế kỷ I, tất cả vùng hạ lưu Cửu Long nằm dưới ngự trị của vua
rắn Nāga. Và sau đó có sự xuất hiện của một quốc gia tên là Phù Nam (Funan).
Sự
thành lập ra nước Phù Nam (Funan) có nhiều huyền thoại. Một trong các huyền thoại
ấy được ghi trong sử Bangladesh.
Theo
lịch sử Bangladesh, vào khoảng đầu công nguyên, một người lái buôn, mạo hiểm
tên Brahmin Kauṇḍinya (có sách ghi là: Hùntián) nằm mơ thấy một vị thánh. Vị thánh chỉ ông lập nghiệp bằng cách lấy một
cây cung thần, rồi đi đến vùng đồng bằng Cửu Long. Người này đã tìm kiếm cây
cung thần này khắp nơi và một hôm ông tìm thấy một cây cung ấy treo bên dứơi một
gốc cây thần ở vườn một ngôi đền. Brahmin Kauṇḍinya lập tức thi hành lời vị
thánh đã chỉ. Ông lên thuyền cùng đoàn tùy tùng vượt biển khơi. Sau nhiều phen
chống lại với phong ba bão tát, Brahmin Kauṇḍinya cuối cùng đã đặt chân lên
vùng Cambot- Hà Tiên ngày nay. Khi mới đặt chân lên đây, Brahmin Kauṇḍinya bị sự
kháng cự mãnh liệt của quân đội vua rắn Nāga. Lẽ dĩ nhiên, đạo quân này cũng
toàn là rắn. Bất chấp sự đe dọa, ghê sợ của đạo quân rắn Brahmin Kauṇḍinya và
đoàn tùy tùng đã đánh bại vua Nāga. Khi truy lùng đạo bại quân, Brahmin Kauṇḍinya,
một tối, bắt gặp một người con gái tuyệt đẹp tên Somā.
Kauṇḍinya
lấy Somā làm vợ và sáng hôm sau ông thấy bà vợ ông cũng là một con rắn khổng lồ.
Bấy giời ông mới biết Somā là công chúa con gái vua rắn Nāga. Nhưng Kauṇḍinya vẫn
thương yêu Somā và lên ngôi vua cai trị vùng này. Kauṇḍinya sau đó lần lần chiếm
đoạt tất cả vùng trải dài từ vùng đồng bằng Cửu Long- Cambot và 2/3 Thái Lan ngày nay. Kể từ ngày ấy một quốc
gia to lớn ra đời: Phù Nam.
Phù Nam
Vì
truyền thuyết này, các vị vua Cambot trước thời Pháp thuộc có tục lệ ngủ với vợ
rắn, trước khi ngủ với vợ người.
Trong
quyển Chân Lạp Phong Thổ Ký của Châu Đạt Quan cũng ghi lại như sau:
“Ban đêm, nhà Vua ngủ trên chót ngôi tháp bằng vàng ở giữa cung.
Tất cả dân chúng tin chắc rằng trong tháp có một vị Thần là con rắn chín đầu,
chủ tể cả giang sơn. Mỗi đêm Thần biến thành đàn bà đến ân ái với nhà Vua
trước. Các bà vợ Vua cũng không dám vào. Canh hai, nhà Vua ra khỏi phòng, bấy
giờ mới có thể ngủ với Hoàng-hậu hoặc các cung phi. Nếu đêm nào vị Thần không
xuất hiện đó là ngày chết của nhà Vua đã đến. Nếu nhà Vua vắng mặt trong một
đêm, chắc chắn ngài sẽ gặp một tai họa ..”
Nếu
bạn tới đất Cambot ngày nay, bạn sẽ gặp rất nhiều tượng rắn hổ. Đó là thần rắn
Nāga của thời Phù Nam xa xưa, huyền ảo ảnh hưởng tới đất nước ấy cho đến
nay.
Cùng
thời gian này Việt Nam ta vỏn vẹn là vùng đồng bằng sông Hồng Hà sau khi Nam Việt của
Triệu Đà bị nhà Hán xâm lăng và sự thất bại của hai bà Trưng. Lúc ấy nước ta chỉ
là một quận của Trung Quốc.
Sau
một thời gian, nước Phù Nam mở rộng hơn. Theo một cuộc họp nghiên cứu về Phù
Nam giữa hai phái đoàn Mỹ Việt đã đưa ra kết luận Phù Nam đã có thời gian lan rộng
thêm các phàn đất của Nam Dương và Phi Luật Tân.
Vào
thế kỷ IV và V, Phù Nam chịu ảnh hưởng văn hóa Ấn Độ. Rồi đạo Ấn lan tràn.
Lịch
Sử Bangladesh còn ghi rằng một người từ vùng này tên Lạc Long Quân sang đồng bằng
Bắc Bộ lập ra nước ta sau này. Thật là trái ngược với các kiến thức mà ta đã học
từ tiểu học lẫn trung học là lạc Long Quân từ vùng Động Đình Hồ. Đến các người
học đại học sử cũng chưa biết lịch sử ấy. Chắc bạn đọc rất ngạc nhiên về việc
này? Tôi cũng vậy. Trong khoảng 2007-2009 tôi có nêu câu hỏi trên diễn đàn Viện
Việt Học, Nam Cali, nhưng không ai trả lời được.
Đế
quốc Phù Nam sau đó suy tàn vào khoảng thế kỷ VI. Một vương quốc khác nổi lên
là Chân Lạp thay vào đây.
No comments:
Post a Comment