Angkor Wat, Campuchia(tt)
Bây
giờ ta quay lại lịch sử dựng nước Khmer.
Tuy
xuất thân từ Sailendra, Jayavarman II đã chống lại các đạo quân nước này để
mang độc lập cho Kambujia.
Jayavarman
II qua đời năm 834 và con ông là Jayavarman III.lên thay. Jayavarman III cũng theo cha năm 877 và
Indravarman I lên làm hoàng đế.
Indravarman
I tiếp tục mở mang bờ cõi mà không cần chiến tranh. Đế quốc Khmer trở nên phồn
thịnh nhờ vào thương mại và nông phẩm. Ông cho xây đền Preah Ko để thờ thần
Shiva thuộc Ấn Độ Giáo, và làm hệ thống
dẫn thủy nhập điền. Đền này cũng nằm gần Đế Thiên- Đế Thích. Ông nhường
ngôi lại cho con năm 889.
Đền Preah Ko
Theo
sau đó là hoàng đế Yasovarman I, nối ngiệp cha; ông cho lập thủ đô tại
Yasodharapura- thành phố đầu tiên của thời Angkor. Cũng dưới triều đại này, người
Kambuja xây hồ giữ nước khổng lồ Baray Đông, dài 7 cây số rưỡi, rộng gần 2 cây
số. Theo History channel thì đây là hồ giữ nước vĩ đại thứ hai cùng thời. Hồ có
mục đích dùng dẫn thủy nhập điền. Nếu nước chứa đầy đủ thì có thế tưới cho 13 đến
15 ngàn mẫu ruộng. Hồ nước lớn nhất Bayay Tây được xây thời Suryavarman I, hơn
100 năm sau. Đập này 8 cây số, dài 2 cây số 2. Khi nói đến nước này thì ai nấy
đều biết tới Angkor Wat nhưng hầu hết không biết đến cái vĩ đại thứ hai là các
đập nước nói trên. Đây là một thiếu sót kiến thức của chúng ta về nước Cambot.
Đầu
thế kỷ 10, đế quốc này chia làm hai. Jayavarman IV lập ra một quốc gia mà thủ
đô là Koh Ker, khoảng 100 km đông bắc
Angkor. Phần đất còn lại do Rajendravarman II cai trị mà thủ dô vẫn là
Yasodharapura từ năm 944 đến 968.
Rajendravarman
II tiếp tục công trình dở dang của các tiên đế cho xây các đền thờ vùng Angkor.
Một trong các công trình này là đền East Mebon, nằm trên đảo nhỏ của hồ chứa nước
Đông Baray. Đồng thời ông cũng cho xây một chuỗi các đền chùa Phật giáo.
Đền East Mebon.
Theo
sử Pre Rup, hoàng đế Rajendravarman II
là một người rất tài về quân sự và hiếu chiến. Thanh gươm của ông không
lúc nào làkhông nhuộm máu. Người ông cứng hơn kim cương hay văn hoa hơn nữa
theo kiểu Kim Dung thì ông là người kim cương bất toại thể.
Trong
năm 950, một cuộc chiến tranh giữa Khmer và Chiêm Thành. Đây là cuộc va chạm đầu
tiên giữa hai quốc gia này. Rajendravarman II đã đem quân sang vùng Kauthara, Nha
Trang ngày nay- chiếm tháp Bà, lấy đi pho tượng vàng của nữ thần Po Nagar, vị nữ
thần cai quản Kauthara. Lúc này là thời Ngô Quyền mới giành độc lập từ phương bắc,
tại TQ cũng đang chia năm sẻ bảy vì loạn Ngũ Đại Thập Quốc và quân Liêu xăm
lăng phương bắc.
Không
biết ông là người kim cương bất toại thể thế nào, nhưng 14 năm sau khi chiếm cứ
Kauthara và lấy pho tượng vàng đi thì ông qua đời, khi con ôn là hoàng tử
Jayavarman V lên ngôi lúc 10 tuổi, năm 968.
Jayavarman
V vì quá nhỏ nên sinh ra loạn tiếm quyền, các quan thi nhau lập thế dựa vào các
hoàng tử, công chúa khác.
Jayavarman
V theo học Yajnavaraha, chú ông, và là một người theo đạo Phật, thông thiên
văn, đạt địa lý. Năm 967 Yajnavaraha cho xây đền Banteay Srei, cách Angkor khoảng
100 km về phía tây bắc. Đền này được xem là công trình nghệ thuật bậc nhất của
đế quốc Khmer, tuy là không vĩ đại như đền Angkor.
Nhờ
Thầy hay, trò giỏi, Jayavarman V khi lớn lên đã thu gom các mối bất hòa, cai trị
làm quốc thái dân an.
Tuy
rằng thời thinh vượng này đi theo Jayavarman V, khi ông này khuất núi. Đất nước
Khmer lại rối loạn. Các vì vua kế tiếp chỉ lên ngôi vài năm là có sự thay đổi.
Mãi cho đến khi Suryavarman I, lên nhiếp chính (1010-1050). Đây cũng là thời
nhà Lý cực thịnh và mới dời đô từ Hoa Lư- Ninh Bình về Thăng Long, cùng có quốc
hiệu Đại Việt. Suryavarman I lập tức liên hệ với đế quốc Chola, ở phía nam Ấn Độ,
với quà là một chiến xa thật đẹp. Hoàng đế Rajaraja Chola I hết sức giúp đỡ ông
chống lại các kẻ thù.
Khi
Suryavarman I đã vững vàng, ông đem quân sang đánh Lopburi tức là vùng Bang Cốc
ngày nay, rồi tràn xuống đến Kra Isthmus, tức là chỗ thắt cổ chai trên bán đảo
Mã Lai (Nơi này đang có nhiều dự án làm kên đào nối biển Andaman và vịnh Thái
Lan.)
Nhờ
vào sự hậu thuẫn của Chola, kinh tế Khmer tái bộc phát làm quốc gia phú cường.
Ngay tại kinh đô Angkor, Suryavarman I cho làm hồ chứa nước lớn nhất Baray Tây.
Đến
thế kỷ 11 thì Khmer lại rơi vào cảnh máu đổ thịt rơi, vì sự tranh giành ngôi
báu giữa các hoàng thân, quốc thích. Mãi tới năm 1113, một ông vua mới lên cai
trị: vua Suryavarman II. Ông đã dẹp tan loạn sứ quân của các hoàng tử công chúa
khác. Sau khi trị an xã tắc, Suryavarman II cho quân tiến đánh vương quốc người
Mon thuộc trung bộ Thái Lan ngày nay. Với chiến thắng lừng lãy này, ông xua
quân sang tận Bagan, trung bộ Miến Điện, mà tôi dã có dịp nói tới khi bàn về
các chùa đền Miến trước đây. Và ông đã trải rộng đế quốc như bản đồ dưới đây.
Bản đồ đế quốc
Khmer.
Người
Cambot bất kì thời gian nào, ở đâu cũng hãnh diện với đất nước thời này.
No comments:
Post a Comment