Câu
chuyên con quái vật là do tấm cẩm nang mà Hưng Đạo Vương trao cho hai con.
Trong bí kíp dặn, khi đến nơi chia
binh và loan tin con số phục kích gấp mười lần rồi lo việc đóng hàng cừ.
Cừ chỉ đóng làm khó đi và cao hơn
mặt nước lúc triều cao nhất khoảng 2 xích (gần 1 mét) và cây cừ này cách cây cừ
kia cách nhau độ 1 gang tay. Như vậy, địch thấy có chướng ngại vật, đồng thời
có thể nhìn sang phía kia mà không thấy gì khả nghi. Hàng cừ phải cách ngã ba
sông độ trên 100 trượng (khoảng nửa cây số) và chỉ ra đến nửa sông.
Sau hàng cừ, để một khúc cây dài cỡ
hơn 1 trượng (độ 4 hay 5 mét), to hơn 1 người ôm, một đầu vát nhọn. Đầu này
hướng ra giữa sông. Gần đầu nhọn, cột một dây chão thật to dài qua bờ sông đối
diện khoảng 16 trượng (trên 40 m). Buộc một cục đá trên dây chão, cách đầu nhọn
độ từ 1 tới 2 trượng, làm dây luôn luôn chìm. Đầu còn lại của khúc cây, được
cột một cục đá khá nặng làm đầu này chìm sâu dưới nước. Từ bờ sông bên đối diện
với hàng cừ, vào sâu 2 trượng, cây cối phải để tự nhiên, rậm rạp, nhưng sau đó
là một đường dài bằng nửa bề ngang con sông, rộng 1 trượng ( 3,3 m), tương đối
dễ đi. Con đường này phải làm thẳng góc với con sông.
Đầu dây trên bờ sẽ cột vào một đàn
voi khoảng 8 hay 10 con. Phía sau đàn voi là cả trăm lính túm vào các dây nhỏ
hơn nối vào dây cái. Lính sắp hàng cả hai bên sợi dây này mà chạy.
Khi thuyền địch ngang tầm, thì các
nài thúc voi chạy ra xa. Lính túm dây chạy theo. Vì vậy khúc cây chạy rất nhanh
và húc vào thuyền địch. Khi đầu nhọn đâm vào thuyền nó sẽ kẹp trong thuyền và
kéo thuyền đi theo một đoạn dài. Mải đến khi đàn voi ngừng vì hết đường thì
thuyền mới ngừng.
Một số cừ làm dở dang, khi có lệnh
lên làm tiếp. Lúc địch đến sẽ bỏ vào rừng cây, lo phục kích. Vì vậy địch mới
nghĩ là quân Đại Việt định rào sông nhưng chưa kịp hoàn tất.
Bên ngoài hàng cừ cứ 5 trượng lại
làm đường tương tự như trên, nhưng ở cả hai bên sông.
Tại sao lại cột cục đá ở cuối gốc cây? Vì lúc voi
kéo dây chạy thì con thuyền địch đi ngang sợi dây, và đè dây xuống đáy thuyền,
mũi nhọn sẽ có khuynh hướng đâm xuống đất. Nhờ cục đá mà mũi nhọn vẫn hướng lên
trên tạo ra sự va chạm làm thủng thuyền.
Với khúc cây dài trên 4 m, to như đã viết (60 đến 70
cm) thì có trọng lượng gần 700 kg. Nếu như voi và người kéo khúc cây chạy độ 12
km/h thì khúc cây sẽ có năng lượng khoảng 50000 joule. Nó sẽ húc thủng thuyền
như chơi.
Bây giờ ta giải thích lý do người Thập phu trưởng té
xuống sông dù là y mới giữ được thăng bằng, nhưng thuyền bị lắc lần sau. Việc
này xảy ra là vì cục đá cột ở đuôi khúc cây. Khi khúc cây bị kéo chạy, cục đá
chạy phía sau đuôi khúc cây. Đến lúc khúc cây đâm thuyền thủng, cục đá chưa tới
thuyền. Một giây sau thì nó mới vượt qua chỗ cột và đến khi dây căng hết sức,
nó mới làm thuyền lắc.
Một số khúc cây lớn khác thì được
vát nhọn hai đầu. Các khúc cây này cũng được cột dây như thế nhưng ở cả hai đầu.
Vì lý do ấy, lúc khúc cây húc thuyền đợt một thì voi
người cùng kéo dây chạy. Lúc phải chạy ngược thì không thể sắp voi cho nhanh
nên chỉ có người bờ sông đối diện kéo. Dù là thêm vài chục lính, thì sức vẫn
chưa bằng voi, nên chạy chậm hơn.
Vì tháng này không mưa nên sông cạn, việc đóng cừ, đập
tương đối dễ dàng. Như vậy là mới lên đài dạo quyền sơ sơ thì gần 400 lính
Nguyên đã tử vong. Bị tổn thất và bất lợi vỉ sông nhỏ lại có phục binh, chúng
đành rút lui.
Kể từ ngày 6 tháng Mậu Tý (7 tháng 4,1288), khi trời
về chiều, họ Ô ra lệnh bên cạnh mỗi thuyền cho cắm 1 cây sào. Trên cây sào phải
có ngọn đèn, hay một bó đuốc đốt cháy suốt đêm.
Hai ngày sau, 8 tháng 3 vào lúc canh ba, trăng đã lặn,
trời tối đen như mực, Ô Mã Nhi ra lệnh cho đoàn chu sư âm thầm nhổ neo xuôi
dòng, sau một đêm yên tĩnh. Tất cả đèn, đuốc trên cây sào vẫn giữ y nguyên,
không được nhổ hay đem đi. Trong khi ấy, doanh trại của Thoát Hoan trên bờ vẫn
sáng trưng. Với chiến thuật này, nếu quân Đại Việt có nhìn sang từ bờ sông bên
kia vẫn thấy không có gì thay đổi, lại tưởng đèn đuốc trên các thuyền vẫn bất động.
Đây chính là kế kim thiền thoát xác (ve sầu lột vỏ).
Tuy vậy, chiến thuật này không qua mắt được gián điệp
ta. Họ thường giả dạng làm ngư phủ chài lưới bên dưới trại thủy trại họ Ô độ
vài dặm. Vì là thuyền nhỏ, nên các gián điệp ta thấy được thuyền lớn của địch
hiện lên nền trời dù là tối mấy cũng vậy. Khi thấy đoàn thuỳên hiện lên, họ
chèo thuyền vào bờ báo động ngay.
Theo sông Kinh Thày đến ngang khúc sông Kinh Môn thì
đoàn chu sư không thể vào để sang phía cửa Hải Phòng ngày nay ngay, vì sợ gặp
các thủy quái như ở sông Thái Bình. Phạm Nhan rất ức vụ bị phục kích nên xin
cho một đội quân đi tìm hiểu khúc sông này. Phàn Tiếp ưng thuận. Vì lúc này nước
đang lớn nên dòng nước chảy lên. Để đánh lạc hướng quân Đại Việt, đoàn chu sư cứ
thẳng tiến. Đi qua cửa vàm vài dặm, Phạm Nhan cùng 20 quân cảm tử nhảy xuống
sông theo dòng nước đi ngược sông, đội mảng bèo vào bờ. Ô Mã Nhi cho đoàn chu
sư ngừng chờ kết quả. Trời mới hừng hừng, Phạm Nhan và đội cảm tử đã đến chỗ
quân ta phục khích. Nhưng lính ta canh ỷ y vì thấy đoàn thuyền giặc đã qua, nên
lơ là. Toán lính Phạm Nhan xông bắt đi 5 lính ta rồi bơi ra sông chờ thuyền
chúng tới.
Lên thuyền Phạm Nhan cho trói tay, tra hỏi 5 người
lính này. Để tránh việc sai lầm, y tra khảo từng người dưới hầm thuyền, số còn
lại bị giữ trên sàn. Cách tra tấn đã man làm người lính rên la khủng kiếp. Các
lính trên sàn nghe thấy đã toát mồ hôi. Khi hỏi số quân thì các lính đều khai 4
vạn, dù là đao kề cổ. Y biết rất mù mờ về việc phục binh nên lần lượt giết lính
ta. Để uy hiếp tinh thần các tù binh còn lại, chúng mang các tù binh vừa lấy khẩu
cung lên lại sàn tàu, trói chặt từ đầu đến chân, rồi đạp xuống sông. Khi chúng
đang ra tay giết tù binh thứ ba, người lính thứ tư lộn ngược ngừơi rơi xuống
sông, làm đám lính Nguyên không thể ngờ tới.
Viên bách phu
trưởng chỉ huy thuyền ra lệnh lấy cung bắn loạn xạ thành một màn tên xuống nước.
Hắn hy vọng người lính kia không chết cũng bị thương và bị trói thì cũng chết
đuối. Nhưng người lính này thông minh. Khi vừa chìm xuống nước anh ta bơi ngược
vào đáy thuỳên, nằm im chờ một lúc. Khi thấy thuyền địch di chuyển, anh ta mới
lặn về bờ, chỗ lính ta đóng quân. Người này có tài lặn lâu chẳng kém Yết Kiêu
bao nhiêu. Nhờ trời còn tôi tối và dù là tay bị trói nhưng người này lâu lâu
ngoi lên thở dưới các mảng bèo nên trốn thóat về với đoàn phục kích, thuật lại
cho chủ tướng.
Thấy tình trạng y hệt lúc gặp sông Thái Bình, đoàn
chu sư lại tiến về phía Bạch Đằng giang. Chúng đã đi vào cuộc phục binh thực sự.
Ô mã Nhi, nghĩ nếu mỗi nơi số quân phục kích lớn như vậy thì số quân Đại Việt
trải ra các đường rút quân chẳng còn bao nhiêu.
Hưng Đạo Vương biết chắc rằng quân Nguyên sẽ không
vào sông Kinh Môn nên ông cho đạo quân này ít hơn đạo quân thứ nhất.
Trời đã sáng hẳn, trên mặt sông rộng mênh mang, đoàn
thuyền họ Ô hùng dũng, vĩ đại trải rộng tiến ra cửa biển. Thuyền giặc đã vào Bạch
Đằng. Lúc này, Hưng Đạo Vương và ban tham mưu trên đỉnh núi Tràng Kênh ra lệnh
bộ bịnh, kỵ binh và tượng binh chặn đánh quân Trịnh Bằng Phi. Trong khi thủy
quân hai cánh ra đánh chặn, dụ địch với các thuyền nhỏ. Tùy theo sức nước chảy
khi ròng mà cuộc đánh dụ địch này mạnh hay yếu. Mục đích là tính sao cho thuyền
địch qua bãi cọc thì nước phải cao hơn mũi nhọn khoảng 3 xích (1 mét) và thời
điểm nước đang ròng thì trận thế mới hiệu nghiệm. Trường hợp quân Nguyên qua
đúng thời điểm ấn định thì đạo quân này không cần đánh. Duy một điểm còn may
cho đạo chu sư Nguyên Mông là chúng rút lui vào ngày 8 âm lịch nên nước ròng
không mạnh bằng các ngày con nước mạnh.
Trịnh Bằng Phi thấy cờ quạt chiêng trống trên núi
Tràng Kênh thì biết rằng nơi ấy bộ chỉ huy nhà Trần làm đại bản dinh. Y cố sức
sua quân đến đó để tiêu diệt đầu não của trận thế. Nhưng đoàn kỵ bịnh của
Nguyên Mông xuống gần đến bãi cọc thì bị đánh rát, lại thêm sông ngòi, kênh rạch
chặn ngang mỗi lúc một lắm. Đây không phải là địa bàn của kỵ binh. Hơn thế nữa,
núi Tràng Kênh nằm trên môt hòn đảo thì chúng làm sao qua sông được. Lẽ dĩ
nhiên, Hưng Đạo Vương đã nghiên cứu biết điều này trước, nên mới chọn làm bản
dinh. Trịnh Bằng Phi thấy hao binh tổn tướng nên đành ra lệnh rút binh.
Ô Mã Nhi thấy nước vẫn chảy ngược dòng, nên lợi dụng
chiều nước cho hậu quân đánh rát cánh quân cánh thượng của Trần Khánh Dư. Trên
núi Tràng Kênh, Hưng Đạo Vương thấy cờ toán kiểm soát dòng nước cho biết nước
đang chảy lên bèn phất cờ hiệu hiệu cho Khánh Dư rút lui. Đoàn thuyền của quân
Nguyên đang giao tranh dữ dội bỗng thấy quân Việt rút, liền đuổi theo ráo riết
ngõ hầu tiêu diệt đạo thuyền này. Nhưng chỉ một thời gian ngắn, chúng tiến lên
vài dặm, các thuyền Việt biến hết vào các kinh rạch nhỏ. Cùng khi ấy, cánh hạ của
Đỗ Hành theo lệnh tiến ra tấn công tới tấp. Quân ta có lợi thế vì theo chiều nước.
Ta chẳng chèo thuyền vẫn tới, nên chỉ vài người lo chèo giữ vị trí, còn tất cả
đều dùng vũ khí tấn công. Trong khi ấy, giặc không chèo thì bị thụt lùi, đụng với
thuyền phía sau, mà chèo tiến tới phải bỏ ra nhiều nhân lực làm giảm sức chiến
đấu. Một cái bất tiện thứ hai vì đây là sông, nên số thuyền lên nghinh địch
cũng chỉ giới hạn. Số còn lại chỉ chèo sau trợ chiến bằng cách la hét cổ vũ.
Hậu quân của quân Nguyên chưa biết tiến thối ra sao,
thì nghe tù và báo cho biết tiền quân đang gặp giặc. Chúng đành rút về cố thủ,
bảo vệ trung quân.
Thuyền quân
Nguyên to lớn, vũ khí mạnh nhưng xoay chuyển chậm chạp. Thuyền binh Việt nhỏ vũ
khí nhẹ nên di chuyển xoay trở lẹ làng. Cứ cái này phóng tới các khác đi ra làm
chúng khó lòng chiến thắng.
Đội hậu quân của Tích Lệ Cơ mới về đến nơi, thì lại
thấy một bày thuyền nhỏ như ong, tiến xuống đánh nữa. Đây cũng là đạo binh cánh
thượng.
Đánh nhau cho đến trưa, vẫn bất phân thắng bại. Đạo
thủy binh của ta, với các thuyển nhỏ hơn nửa, hay một phần ba, thậm chí có cái
đến một phần tư của giặc, lúc phía trên đánh xuống, lúc phía dưới đánh lên, hai
bên bờ, cung nỏ, tên lừa bắn ra như mưa. Ô Mã Nhi thấy kỵ binh vắng bóng, biết
là nguy hiểm vô cùng. Đến giờ nước xuống, nếu xuống tận đáy thì có thể khó
khăn. Y lo lắng vô cùng. Khi đoàn quân của y đến đây lúc nước đang lớn làm vận
tốc thuyền chậm lại, định qua thì bị phục binh, nên quay lên, quẹo xuống mấy lượt.
Đến trưa, chính ngọ, nước ngừng, rồi bắt đầu ròng. Ô
Mã Nhi càng lo hơn.
Xế chiều, con nước đã đúng giờ. Hưng Đạo Vương ra lệnh
phất cờ để quân phía dưới rút lui. Vừa rút vừa bắn trả. Ô Mã Nhi nghi cánh quân
này đã yếu, nên sua đoàn thuyển tiến thật nhanh, cộng thêm sức nước chảy nên
chúng đi nhanh như bay. Trong khi ấy cánh quân của Đại Việt phía trên đánh đáo
ríêt.
Đột nhiên đoàn thuỳên gần đầu của họ Ô bị khựng lại
rồi quay ngang. Trong khi một số khác phía trước vẫn tiếp tục truy đuổi. Nhưng
số thuyền này trở nên quá ít so với thuỳên của Đại Việt.
Sự khựng lại rồi quay ngang là vì mũi thuyền húc nhằm
một cọc làm nó quay quay ngang húc phải cọc khác và bị chọc thủng vài nơi, nước
tràn vào ào ạt. Có nhiều thuyền tránh được các cột nghiêng dài nên kông bị chặn
lại, nhưng chúmg lại đâm vào hàng cột thứ hai. Chúng không quay ngang như những
cái trước mà bị kèm bởi hai cột dài. Các thuyền này tiến không được vì cọc chắn,
mà lui không xong vì các thuyền khác đang lao đến kẹt cứng mặt sông. Một thời
gian sau, nước rút thêm thì các thuyền này bị các cột ngắn đâm thẳng đứng từ dưới
lên, thuyền sẽ thủng ở đáy phía mũi. Nêú không thủng thì mũi thuyền càng lúc
càng đưa lên cao; nước sẽ tràn vào từ đuôi thuyền. Các thuyền trên bãi cọc
nghiêng ngả thì lính tráng đâu có thăng bằng mà chiến đấu.
Đám lính đang hoảng hốt, thì lớp tàu thứ hai không
kìm nổi đâm sầm vào chúng. Bây giờ đến phiên đợt hai cùng chung số mạng. Chỉ
trong vòng chưa tới nửa giờ đoàn thê của Ô Mã Nhi kẹt cứng như nêm. Một số ít
khác may nắm chạy qua. Quân Đại Việt phía dưới đánh thật rát nhưng mở lối cho
thuyền giặc tốp đầu chạy thoát, sau khi bị tổn thất khá nặng. Tốp này biết đã lọt
ổ phục kích, nên cắm đầu chạy thẳng ra vịnh Hạ Long rồi về Quảng Châu. Đây là một
đòn tâm lý, đám này chạy về đến nơi sẽ đem chuyện thảm bại của đạo thủy quân
cho giới chức quân sự Nguyên Mông. Tin này truyền đến Thoát Hoan, y sẽ điếng hồn,
chư tướng hoang mang. Lúc rút đường bộ, chúng sẽ giảm đi tinh thần chiến đấu.
Đoàn thuyền này bị máng cọc cao ở dưới cuối bãi. Nước
còn đủ để cho nhiều chiếc khác vào sâu trong trận thế và như vậy sự tổn thất mới
cao.
Rất may mắn cho Ô Mã Nhi, thuyền y cũng bọ cọc chặn
nhưng nằm giữa hai cây cọc bên nên không bị húc thủng như các thuyền khác. Tuy
nhiên, thuyền y nằm ngay bên trên cây cọc ngắn. Giả sử là thuyền thường thì nước
ròng, thuyền sẽ bị chọc thủng vì sức nặng của thuyền đè lên mũi nhọn. Nhưng
thuyền y là thuyền chủ soái rất dày, vững chắc nên chẳng hề hấn gì. Nước mỗi
lúc một thấp, nên làm thuyền y đầu cao hơn đuôi. Lại một may mắn khác, cách thiết
kế thuyền cho chủ tướng có phần cuối như một ngôi nhà, vách chắn nước lại không
vào thuyền được. Tuy nhiên rất khó di chuyển vì sự cao thấp bất thường.
Ô Mã Nhi ra lệnh bình tĩnh chống lại thuyền ta phía
trên. Các thuỳên chưa bị máng cọc được lệnh cắm sào đánh trả. Chúng nối các
thuyển đã vào bãi cọc với nhau để thành thế liên hợp, tạo ra một sân rộng, dùng
súng bắn đá bắn trả làm thuyền ta một số bị chìm. Kể ra thì quân Nguyên rất
bình tĩnh trong lúc rối rắm.
No comments:
Post a Comment