Wednesday, September 17, 2014

Hải quân thế giới sau thế chiến II (tt)


C– STOVL

Chữ STOVL là gọi tắt của Short Take-Off and Vertical Landing aircraft.

Đây là kiểu thiết kế cho các quốc gia dùng phi cơ harrier của Anh sản xuất. Loại Harrier có thể bay thẳng lên không mà không cần phi đạo. Tuy nhiên, nếu có 1 phi đạo ngắn, nó vẫn dể dàng cất cánh hơn. Trong trường hợp ấy nó có thể mang thêm một số vũ khí để tăng cường khả năng chiến đấu.

Vì lý do ấy, chỉ có các nước trong liên hiệp Anh hay khối Bắc Đại Tây Dương là có kiểu HKMH này. Ta thấy các nước sau đây đã có kiểu HKMH STOVL:

Anh- Ấn Độ- Ý- Tây Ban Nha và Hoa Kỳ.


II-                   TRỰC THĂNG MẪU HẠM (TTMH)

Đây là loại tàu đươc coi như giữ nhiệm vụ hỗ trợ và đổ bộ lên các bờ biển. Đầu tiên người ta chỉ nghĩ tới loại này chỉ chở hay làm bãi đáp cho trực thăng, nhưng dần dần nó có thể áp dụng cho các loại máy bay STOL.


Vì nếu không có sự xuất hiện của trực thăng thì chẳng cần làm Trực Thăng Mẫu Hạm. Phần viết này liên quan đến trực thăng nên ta tìm hiểu sơ qua loại máy bay này. Trực thăng có một nguồn cội lịch sử thật lâu rồi, cách đây đến gần 2400 năm. Nó xuất hiện như là một loại đồ chơi của trẻ con ở các nước Đông Phương. Đồ chơi này chỉ vỏn vẹn một cái cán và bên trên là một miếng tre dẹt, mỏng, giống như chong chóng. Đứa bé kẹp cán giữa hai bàn tay, rồi xoa tay ngược chiều và thả ra thì vật ấy bay lên trời.
                                                                   

Mona Lisa
Tuy nhiên, Tây phương lại áp dụng ý niệm này để tạo ra các vật to lớn chứa được người và nhiều thứ mà ngày nay ta gọi là “trực thăng”.
Chuyện người Âu Châu phát triển được trực thăng cũng chẳng phải một sớm một chiều mà cũng đã trải quan mấy trăm năm. Người đầu tiên đã làm bùng lên phong trào nghiên cứu trực thăng là thiên tài người Ý- Leonardo di ser Piero da Vinci - một họa sĩ, một kỹ sư, một nhà toán học, một nhà phát minh.
Nhưng thông thường, người ta biết đến ông là một họa sĩ tài ba qua bức tranh Mona Lisa.
Nếu các người theo Thiên Chúa Giáo thì chắc không thể không biết tới bức tranh dứơi đây.
Bức tranh này cũng do Leonardo di ser Piero da Vinci vẽ ra.
Trong thập niên 1480, ông đã thiết kế một vật bay lên trời với các chong chóng. Và theo ghi chú của ông thì ông đã làm một vật mẫu (prototype), nhưng đến nay người ta vẫn chưa có một chứng cớ cụ thể về việc này.
Thiết kế của Leonardo di ser Piero da Vinci .
Thêm vài trăm năm sau, các kỹ sư Nga, Pháp thi nhau tìm hiểu, đưa ra các mẫu nhỏ, nhưng phải đợi dến năm 1861 một nhà phát minh Pháp, Gustave de Ponton d'Amécourt, đã trình bày một vật mà ông gọi la Helicopter. Nhưng kết quả vật này cũng không thể bay lên khỏi mặt đất.
Tiếp theo đó, một thiên tài người Mỹ- Thomas Alva Edison- người đã có những bằng phát minh về điện, cũng cố gắng làm việc này vào cuối thế kỷ XIX và rồi cũng thất bại.
Năm 1906,hai anh em Jacques và Louis Breguet, người Pháp đã làm một vật chở theo một phi công bay lên khỏi mặt đất nửaa thước trong 1 phút. Đây là lần đầu mà người ta thấy được sự khả thi chế ra trực thăng.
Năm 1907, một nhà phát minh người Pháp khác: Paul Cornu đã design và làm ra một chiếc trực thăng thật sự "Cornu helicopter" bay cao 2 m, nhưng phải hủy vì không an toìan cho pilot.
Cornu helicopter
Trong thập niên 1920, một kỹ sư người Argentin - Á Căn Đình, làm việc tại Âu Châu- Raúl Pateras-Pescara de Castelluccio, đã trình bày chiếc trực thăng đạp máy như xe đạp bay, nhưng không kết quả. Sau này chính phủ Anh bỏ vốn để Pescara nhiên cứu tiếp. Ông đã dùng động cơ 250 mã lực đưa máy bay lên 10 phút.
Ngày 14 tháng 4 năm 1924, một kỷ sư Pháp Étienne Oehmichen đã thực hiện một chưyến bay dài 360 m. Chuyến bay được công nhận bởi hiệp hội hàng không quốc tế Fédération Aéronautique Internationale (FAI), là một trực thăng thật sự. Nhưng 4 ngày sau Pescara phá kỷ lục bằng cách bay 1 km ở độ cao 1,8 m.
Trực thăng Oehmichen
Trong khi ấy, ở Mỹ, quân đội đã lập chương trình sản xúât trực thăng cho lục quân, nhưng rồi chương trình bị bãi bỏ.
Đến năm 1928, Arthur M. Young, một nhà phát minh người Mỹ cộng tác cho hãng Bell đã làm việc trong 6 tháng và cho ra đời hai chiếc Bell 30 và Bell 47. Hãng Bell nay ở Texas, và là hãng đã chế tạo ra chiếc máy bay trực thăng mà người Việt chẳng thấy gì xa lạ: UH-1 Huey và AH-1 Cobra.
UH-1 Huey

Kể từ thập niên 30 về sau thì trực thăng đã trở thành quen thuộc và quân đội các nước tiên tiến đã áp dụng trực thăng càng ngày càng nhiếu. Và lẽ dĩ nhiên nước áp dụng nhiều nhất là Mỹ.

Nay ta quay lại với TTMH

Vì sự thay đổi liên tục cách áp dụng TTMH, nên bây giờ người ta lại chia TTMH ra làm bổn tiểu loaị. Tùy theo nhiệm vụ mà thay đổi thiết kế chút đỉnh.

a-      ASW- Anti Submarine Warfare carrier.

Đây là loại chở trực thăng hay các loại dùng phi đạo thật ngắn như F-35C, V-22 Osprey. Hải quân Nhật mới hạ thủy năm 2013 một chiếc có tên IZUMO Đây là loại chở trực thăng hay các loại dùng phi đạo thật ngắn như F-35C dùng tiêu diệt tàu ngầm và bảo vệ  hạm đội, đánh phá các mục tiêu gần. Họ dư dịnh hạ thủy hai chiếc. Mỗi chiếc có trọng lượng rẽ nước 19500 tấn, dài 248 m, vận tốc 59 km/h và chỏ 24 máy bay.

ASW- IZUMO

a-      AAS - Amphibious Assault Ships.

Tàu há Mồm- Landing craft.

Loại này mới xuất hiện sau này khi nhận thấy cần chở Thủy Quân Lục Chiến (TQLC) đổ bộ. Trong chiến tranh thứ II, quân đội và trang bị được đổ bộ bởi các tàu nhỏ gọi là tàu đổ bộ, hay Việt Nam ta gọi là tàu há mồm- landing craft. Nếu chúng ta xem phim The Longest Day trong thập niên 70 thì thấy vô số loại tàu này.

Cách này bây giờ hầu như ít được dùng bởi các nước tiên tiến vì chậm chạp nguy hiểm. Họ chỉ dùng nó để chuyên chở phụ thuộc. Các nước này, ngày nay đổ TQLC và cả đại bác vào bờ bằng trực thăng. Khi bãi biển đã an toàn thì các con tàu cũ landing craft mới được dùng tới. Nhiệm vụ khác của loại tàu này là tuần tra và hộ trợ các lực lượng trên bờ hay dưới nước với trực thăng. Vì vậy, nó còn được coi như là hộ tống hạm đội, bảo vệ HKMH khi chiếc này chuyên lo việc phóng các phi cơ lên không.

Vì nhu cầu này, các quốc gia ấy phải chế ra một loại tàu đặc biệt chở trực thăng thông thường cùng phi cơ lên thẳng như Sea Harrier (STOVL) và sau này sẽ chở F-35C, V22 Osprey.

Sea Harrier do British Aerospace Sea Harrier chế tạo cho Hải Quân 1978.

Sea Harrier

F-35 là một loại phi cơ phản lực dùng cho cả ba binh chủng Hải, Lục và Không Quân do hãng   Lockheed Martin Aeronautics chế tạo.
Đương nhiên là vì để tấn công cùng đổ bộ, nên loại này phải có chỗ chứa cho trên 1 tiểu đoàn TQLC.

Thông thường thì trực thăng bay chậm vì động cơ chỉ nghiêng về trước một góc nhỏ khi bay tới trước. Muốn bay nhanh hơn thì góc phải lớn hơn. Nên người ta nghĩ tới việc làm góc lớn cực đại và chiếc V-22 ra đời. V22 Osprey, là một loại phi cơ chuyên chở, cánh quạt do Bell & Boeing làm. Mục đích là để phi cơ lên thẳng như trực thăng và bay nhanh như máy bay thường. Muốn như vậy, các kỹ sư đã thiết kế lúc cất cánh, động cơ được quay lên trời. Khi đã an toàn trên không hai động cơ từ từ quay lại 90 độ để tạo sức manh cho phi cơ bay nhanh hơn.
Quả thật họ đã làm đúng hướng. Với các trực thăng vận tốc trung bình khoảng 250 km/h và V-22 có vận tốc trung bình là 446 km/h.

Nếu được chở thêm các phi cơ lên thẳng như trên thì nó còn làm nhiệm vụ tấn công các mục tiêu không quá xa nơi đậu lắm.

Dù rằng trong thế chiến thứ II, quân đội Mỹ đã nhận thấy khi đổ bộ ở các trận đánh lên Normandi và các đảo ở Thái Bình Dương, nhưng phải đợi đến sau thế chiến thì các loại tàu này mới được làm ra. Lúc đầu, các tàu này là do sự biến cải từ các HKMH nhẹ hay các tàu chiến lớn.

Nước đầu tiên áp dụng loại tàu này là Anh trong trận kênh Suez ở Ai Cập năm 1956. Hải quân Anh đã biến cải hai HKMH hạng nhẹ Ocean và Theseus (13000 tấn) để chuyên chở thủy quân lục chiến và trực thăng. Nhưng nước nghiên cứu kỹ và áp dụng nhiều nhất là Mỹ trong chiến cuộc Việt Nam. Họ đã biến đồi nhiều chiến hạm thành loại này, gồm 3 chiếc HKMH nhẹ lớp Essex, và chiếc USS Thetis bay, trước khi thật thụ thiết kế một chiếc đúng nghĩa ngay từ đầu. Đó là chiếc Iwo Jima.

Cái lợi trước mắt là kiểu này không cần phải làm thật to, ít tốn tiền, nhiều chỗ chứa phi cơ hơn. Không nói tới máy móc trang bị cho một HKMH, cái sân bay muốn được dùng bất kì lúc nào thì phải tu bổ thường xuyên. Tiền tu bổ tùy theo diện tích. Như vậy, sân bay càng lớn thì càng tốn tiền. Một bất lợi của nó này là hiện nay chỉ chở được trực thăng, nên không được coi như một HKMH, mà coi như loại tàu đổ bộ tấn công. Muốn thành loại tấn công thì phải đợi F-35C Lightning cuả Mỹ. Nhưng điều này không cần thiết như các bất lợi sau:

-          Máy bay lên thẳng không chở được nhiều vũ khí, nhiên liệu như máy bay tương đương, cất cánh có phi đạo. Vì việc này làm hoạt tầm phi cơ g ần hơn và ở thế hạ phong về vũ khí.

-          Sự cất cánh chậm hơn so với máy bay khác. Khi ở thế lâm chiến, vấn đề thời gian để phi cơ được đưa lên bầu trời cũng là một việc quan trọng. Lúc ấy, phi cơ mới thật sự ở vị thế tấn công.

HMS Ocean

USS Iwo Jima

Tuy nhiên, mục đích của loại này là chở TQLC cùng các phương tgiện đổ bộ thì nó đạt mục tiêu.




No comments:

Post a Comment