Đầu tuần tới tôi sẽ khởi đăng câu
chuyện Nhửng Ngày Không Mặt Trời, một tự truyện bao gom nhiều thể loại haọt động lẩn tình cảm
xã hội. Khi viết gần xong, tôi đưa bản thảo cho nhiều người xem, trong đó có bồ
mẹ tôi là người chứng kiến các hoạt động trước 1967, các học sinh tôi cùng đồng
nghiệp là các đã chứng thời gian tôi dạy học cho đến 1975. Ngoài ra, còn một số
người mới quen đẽ xem phản ứng. Dưới đây là các lời phê bình.
VÀI Ý NGHĨ CỦA
ĐỘC GIẢ
Các con sinh ra
trong thời ly loạn, Thế Chiến Thứ II vừa chấm dứt, đã có chiến tranh Quốc Cộng
tại Trung Hoa, kế đó là cuộc chiến Triều Tiên và Việt Nam , nên phải chịu khổ ải từ tấm
bé. Bố tuy làm việc với thực dân Pháp hơn 10 năm, nhưng sẵn lòng yêu nước, gia
nhập Mặt Trận Việt Minh từ ngày bí mật và đi kháng chiến tới năm 1953 mới rút
lui, sau khi bị bệnh trầm kha và sợ bị đấu tố lầm.
Suốt 9 năm chống Pháp và mấy chục năm sống ở miền Nam , trong sự
nghi kỵ của các chế độ VNCH, Bố đã không tạo được cuộc sống đầy đủ cho vợ con,
nên các con phải tận lực phấn đấu để vươn lên. Riêng con, tuy chỉ mới 7, 8 tuổi
cũng đã phải vất vả nhọc nhằn trong công việc hàng ngày nơi trang trại hẻo lánh
ở thôn Tân Phúc. Nhưng cũng chính thời gian này, các con cực khổ, thiếu thốn
trong kháng chiến đã tôi luyện các con để sau đó có đủ nghị lực, can trường,
chịu đựng, khắc phục mọi trở ngại và nguy hiểm trên đường đời.
Đọc quyển tự truyện của con, bố mới biết con đã nhiều phen can đảm đương
đầu với các uy quyền bất chính và dũng cảm xông vào các nguy hiểm cứu giúp
người bần hàn, thấp cổ bé miệng. Con đã ứng xử như một Hiệp Sĩ. Con có thể tự
hào, bố mẹ cũng tự hào về con. Tập truyện này cho ta thấy một giai đoạn đen tối
của nước nhà.
Bố: Võ Toàn
(Tác giả: Thầy giáo làng, Thái tử ưu sầu.)
Biết tính con
cương trực, khí khái, can đảm có tinh thần tự lập từ thủa nhỏ...xong nay đọc
tập tự truyện của con, mẹ mới rõ con còn hơn thế nữa. Con có tấm lòng nhân ái,
sẵn lòng cứu giúp người trong cơn hoạn nạn, bất kể nguy hiểm như trường hợp
xông xáo chữa cháy nhà bà già nuôi heo...Can đảm đương đầu với những kẻ ỷ quyền
cậy thế, con không hề khiếp nhược trước bạo quyền. Mẹ cảm thấy hãnh diện về
những việc làm phải của con, xong có "Cương" cũng cần có
"Nhu". Nhiều thái độ bất khuất cứng rắn quá có thể nguy hại đến thân;
nhiều đoạn, đọc xong mẹ giật mình lo sợ. Nhưng nay, mọi việc đều qua rồi. ngoài
thời giờ làm việc cặm cụi ở hãng, con dành lúc rảnh rỗi ôn lại dĩ vãng viết tập
lưu bút văn phong giản dị, mạch lạc, thỉnh thoảng chen vào những vần thơ đầy
xúc động. Mẹ khen con có trí nhớ thật tốt.
Mẹ: Đinh Thị Việt Liên.
(Nữ Sĩ Việt Liên hội Quỳnh Dao.Tác
giả cách tập thơ: Lửa bi hùng, Tiếng thơ thời sự, Thoảng chút hương liên I và
II.)
Quyển truyện đã,
khơi động lại ký ức của tôi lúc thơ ấu. Lúc ấy anh em chúng tôi đã phải làm tất
cả các việc cực nhọc, nặng nề của ngừơi lớn, và thiếu thốn vật chất; cuộc sống
thật kham khổ. Nhưng chúng tôi rất hãnh diện là những công dân tí hon đã góp
phần vào cuộc kháng chiến chống Pháp.
Tháng 3, 2003.
Võ Thị Thanh Mai.
Em ruột.
Quyển hồi ký tiểu thuyết của tác giả VHKT
đã làm chúng tôi xúc động mãnh liệt vì sự gian chuân của tác giả từ thủa thiếu
thời. Ông VHKT là một người chân thành, thẳng thắn, giúp đã hay ngừơi bị khó
khăn. Một đồng nghiệp khó lòng tìm thấy.
Trần
Chu Đức- Cựu Giáo Sư Pháp Văn (GV cấp 3).
Phạm
Thị Thu- Cựu giáo sư Quốc Văn (GV cấp 2).
Quyển tự truyện của VHKT là một cuộc
phiêu lưu đầy hiểm trở và cũng thật là thú vị. "Những Ngày Không Mặt Trời" mô tả sự vật lộn với cuộc sống hàng
ngày và chiến tranh. Sách được viết một cách thực tế và sinh động. Có lúc tôi
cảm thấy hồi hộp, gay go; có lúc tôi phải phì cười ra tiếng, và cũng có những
lúc tôi được thả hồn theo những chuyện tình học trò hồn nhiên cùng lãng mạn.
August, 2001.
Đào Ngọc Tố Như
Graduated
Student UCI.
Pharmaceutical
Student, USC.
Một quá khứ được ghi lại một cách sống
động và thu hút với những nét bút khác nhau từ chính trị, trinh thám đến võ
hiệp kỳ tình, thi, họa, và lắm khi xen lẫn những nụ cười chua chát về xã hội
của những người "Gà cùng một mẹ...tối ngày cắn nhau."
Nguyễn Quang Duẩn
Computer Programmer.
* Đọc tiểu thuyết hồi ký của tác giả
Võ Hiệp Kỳ Tình để thấy thân phận của những đứa trẻ sinh ra và lớn lên trong
một đất nước lầm than vì chiến tranh.
* Đọc để thấy những người tuổi trẻ đã
dám sống cho lý tưởng trong một giai đoạn lịch sử rối ren.
* Và cũng đọc tác phẩm để hiểu vì sao
những người Việt Nam lưu lạc đã thành công rực rỡ trong mọi lãnh vực khắp bốn
phương trời.
Tiếng, Lê quang,
PHD- PCC Math teacher (Cựu GS ĐHSP).
Lê Kim Anh QGHC-
cựu Đốc Sự.
Superviser,
Social Worker.
Quyển sách làm tôi quên ăn quên ngủ,
nhiếu lúc bật cười, và nhiều khi chảy nước mắt.
Kimberly, Đỗ Thị
Tiệp
Cựu học sinh của
tác giả
Owner
"ILLUSION" Beauty Salon-
Irvine , CA .
Em có chút ý kiến thô thiển về tập tự
truyện của Thầy như sau:
Lời văn giản dị
dễ hiểu, tình tiết rõ ràng, cảm động và trung thực. Nhờ đọc cuốn truyện đó mà
học trò thầy càng kính phục Thầy hơn, vì lòng cương trực, ý chí kiên cường cộng
thêm sự chịu đựng dẻo dai, và đặc biệt là lòng chung thủy vô biên.
Tập truyện này
có một giá trị độc đáo về mọi khía cạnh: chính trị, văn hóa, xã hội, mà còn cả
giá trị văn chương nữa. Tập truyện thật xứng đáng được xuất bản để cho thế hệ
này và cả thế hệ sau nữa. Để từ đó, mọi người mới tiến bộ và xây dựng một nền
tảng tốt về mọi phương diện.
Hưởng, Trần Kim
(Kim, Đoàn)
Cựu học sinh của
tác giả
Cựu giáo học bổ
túc (GV cấp 1).
MIS agent
Tôi đã đọc rất nhiều hồi ký, nhưng bộ tự
truyện của tác giả Võ Hiệp Kỳ Tình đã làm tôi xúc động mãnh liệt. Tất cả lịch
sử cận đại đã hiện lên rõ ràng và linh hoạt. Một quyển sách nên đọc và lưu lại
cho các thê thệ tương lai.
Lê
Thị Thủy Thanh
Cựu
giáo sư quốc văn (GV cấp 2).
No comments:
Post a Comment