G- Tổ chức quân đội.
Nhà
Trần đã lo tổ chức quân đội, dù là chưa có hiểm họa Mông Cổ. Xin nhắc lại đoạng
trong quyển “Đại Việt Sử Ký Bản Kỷ
Toàn Thư”, trang 10 có viết vào năm 1241:
“Tân
Sửu, [Thiên Ứng Chính Bình] năm thứ 10,
(Tống Thuần Hựu năm thứ 1). Mùa xuân, tháng 2, chọn người có sức khoẻ, am hiểu
võ nghệ sung làm quân Túc vệ thượng đô.”…
Trong thời này,
chuyện luyện tập quân, chế tạo vũ khí và chiến cụ cũng được chú ý, trang 12 của
Đại Việt Sử Ký Bản Kỷ Toàn Thư ghi
tiếp:
“Tháng 3, xét duyệt các quan văn, võ, trong
ngoài.” Và năm 1253 “Muà thu, tháng
8, lập Giảng võ đường”
“Tháng 3 (1262), xuống chiếu cho các quân chế
tạo vũ khí, chiến thuyền. Quân thủy, lục tập trận ở chín bãi phù sa sông Bạch
Hạc.”
Quân đội được tổ
chức theo nhiều ngành, vì lịch sử ghi lại cũng chỉ sơ qua đại khái. Ta không
biết rõ nhiệm vụ của mỗi đạo quân đảm trách việc gì, nhưng vì có nhiều ngành
thì chắc cũng được sử dụng các vũ khí khác nhau. Đại Việt Sử Ký Bản Kỷ Toàn Thư,
trang 26, viết: Năm 1267 “Mùa thu, tháng
8, xuống chiếu định quân ngũ, mỗi quân 30 đô, mỗi đô 80 người, chọn người tôn
thất giỏi võ nghệ, tinh binh pháp để chỉ huy.”
….
“Loại bị đồ làm Lao thành binh thì thích vào
cổ 4 chữ, bắt dọn cỏ ở Phượng Thành, thành Thăng Long, lệ vào quân Tứ sương”
Đến
năm 1246: “Chọn người khoẻ mạnh
sung làm quân Tứ thiên, Tứ thánh, Tứ thần.
Đinh tráng lộ Thiên Trường và Long Hưng sung vào các quân Thiên thuộc, Thiên
cương, Chương thánh và Củng thần; lộ Hồng và lộ Khoái sung quân tả hữu Thánh dực; lộ Trường
Yên và lộ Kiến Xương sung vào Thánh dực, Thần sách. Còn các
lộ khác thì sung vào cấm quân trong Cấm vệ. Hạng thứ ba thì sung vào đoàn đội
trạo nhi (có sách chép là phong đội)….
Khi Nguyên sắp
tràn sang, Đại Việt đã sắp kế hoạch đánh địch như thế nào, tiến lui phải quy
củ, nên trong trang 18, Đại Việt Sử Ký Bản Kỷ Toàn Thư viết: “Tháng 9, xuống chiếu,
lệnh tả hữu tướng quân đem quân thủy bộ ra ngăn giữ biên giới, theo sự tiết chế
của Quốc Tuấn.
Mùa đông, tháng 11, lệnh truyền cả nước sắm
sửa vũ khí.
Tháng 12, ngày 12, tướng Nguyên Ngột Lương
Hợp Đài xâm phạm Bình Lệ Nguyên
.
Vua thân hành đốc chiến, xông pha tên đạn.”
Năm 1282: “Mùa đông, tháng 10, vua ngự ra Bình Than đóng ở vũng Trần Xá họp vương hầu và trăm quan, bàn kế
sách công thủ và chia nhau đóng giữ những nơi hiểm yếu.”
Cũng theo Việt
sử số quân Đại Việt là 20 vạn.
Quân Mông Cổ như
ta đã xem trước, thì quân Mông được chia theo đội ngũ rất quy củ và sự huấn
luyện của họ rất khó khăn. Số quân theo việt sử thì lần thứ hai là 50 vạn và
lần thứ ba là 30 vạn. Con số này theo Nguyên sử thì chỉ khoảng 10 vạn. Chúng
tôi sẽ trình bầy quan điểm cá nhân về hai con số này trong phần phụ lục kế tiếp
nói về các tranh luận. Tuy vậy, nhiều độc giả trên diễn đàn Viện Việt Học hưởng
ứng với ý kiến của chúng tôi.
Như phần phân
tích tổ chức quân đội trong chương 04 Chúng tôi đã ghi một điểm quan trọng khác
mà chúng ta nên để ý đến là thành phần quân đội. Một quân đội cùng một chủng
tộc, một tôn giáo sẽ mạnh hơn đội quân ô hợp. Chúng ta đã biết quân đội Đại
Việt toàn là người Việt. Một số các bộ tộc dân thiểu số hướng ứng với dân kinh
để chống lại quân xâm lược. Họ là các chí nguyện quân, tự động xung phong đánh
giặc chứ không ai ép buộc. Mặt khác quân Nguyên Mông hầu hết là do sự bắt buộc
gồm đủ sắc dân của Trung Quốc, nên trở thành ô hợp.
Một ý nghĩ chung
của nhiều người là quân Nguyên Mông sang đây rất mạnh, vì họ đều nghĩ tới
chuyện Mông Cổ đã dẵm nát từ Á sang Âu. Nhưng điều này không đúng. Quân Nguyên
Mông sang đây là quân tuyển mộ và bắt đi từ Trung Quốc, mà chính người Trung
Quốc đã không chống nổi Mông Cổ thì đám quân này mạnh sao được? Như phần phân
tích của tôi về quân đội đời Tống thì binh bị người Trung Quốc thời này rất
yếu.
Cứ như xét về “Tổ chức và Quân số” thì Nguyên Mông nắm
phần thắng. Ngược lại, Đại Việt cũng có tổ chức khá nhờ vào đạo quân thuần
chủng. Bên nào cũng chưa hoàn hảo nhưng nên chỉ được 1 điểm.
H-Tuyển quân- Huấn luyện.
Nhà
Trần đã lo tổ chức quân đội, dù là chưa có hiểm họa Mông Cổ (1246). Trong quyển
“Đại Việt Sử Ký Bản Kỷ Toàn Thư”
chúng tôi đã ghi phần trên và lập lại một chút để quý vị nhớ lại: “Chọn người khoẻ mạnh sung làm quân Tứ thiên,
Tứ thánh, Tứ thần.
Đinh tráng…Hạng thứ ba thì sung vào đoàn đội trạo nhi (có sách chép là phong
đội)….
Lại
có khúc:
“Tân Sửu… người có sức khoẻ, am hiểu võ nghệ
sung làm quân Túc vệ thượng đô.”…
“Tháng 3, xét duyệt các quan văn, võ, trong
ngoài.” Và năm 1253 “Muà thu, tháng
8, lập Giảng võ đường”
“Tháng 3 (1262), xuống chiếu cho các quân chế
tạo vũ khí, chiến thuyền. Quân thủy, lục tập trận ở chín bãi phù sa sông Bạch
Hạc.
Mùa thu, tháng 9, soát tù, kẻ nào khi giặc
Bắc sang mà đầu hàng quân Nguyên thì không tha.”
1267 “Mùa thu, tháng 8, …, mỗi đô 80 người,…tinh
binh pháp để chỉ huy.”
Tuy nhiên đọc
lịch sử Mông Cổ ta thấy họ luyện quân rất dữ dội, nhưng cách luyện quân người
Trung Quốc không đủ tài liệu. Căn cứ theo sử Việt quân Nguyên Mông đông hơn. Vì
vậy ở mục này hai bên gần tương đồng và Nguyên Mông hơn chút đỉnh nên cho họ
được 2 điểm. Đại Việt được 1.
J- Tinh thần.
Thủ Độ tàn ác,
nhưng xét ra cái tàn ác này là để bảo vệ Trần Triều. Ông cũng có nhiều cái hay
trong đời làm việc của ông. Khi Quân Mông sang xâm lấn đất nước lần đầu, và lúc
đang bị bại liên miên; Thái úy Trần Nhật Hiệu hết tinh thần và đã viết hai chữ
“nhập Tống” nếu Thủ Độ không nói câu: “Đầu
tôi chưa rơi xuống đất, xin bệ hạ đừng lo.” thì vua Thái Tông chắc không đủ
nghị lực đánh đuổi quân Mông lần đầu.
Câu nói của Hưng
Đạo Vương “Nếu Bệ hạ muốn hàng, xin hãy
chém đầu hạ thần trước. ” lần thứ hai làm vua nhà Trần phấn khởi chống
ngoại xâm.
Xem ra một câu
nói cứu nguy cho cả nước.
Như quý độc giả
đã đọc về phương diện tinh thần có ảnh hưởng rất lớn khi phải đấu tranh. Tất cả
chúng ta ai cũng biết trước khi có cuộc chống xâm lược của Nguyên Mông, Hưng
Đạo Vương đã phổ biến bài hịch tướng sĩ. Bài hịch đã nêu lên các gương sáng của
các người trước trên quan niện trung quân, ái quốc thời ấy, cùng răn đe tướng
sĩ bỏ đi sự ích kỉ tham lam, hay say mê vui thú quên đi nợ nước chưa đền. Dưới
đây là một đoạn trích trong bản dịch bài hịch tướng sĩ do Cử Bình[1]
diễn môn thành thể song thất lục bát:
“Khi gà chọi,
khi thời cờ bạc.
Cuộc vui chơi,
gỡ gạc đủ trò.
Ruộng vườn mưu
sự ấm no.
Vợ con vui thú
riêng cho một mình.
Ham lập nghiệp
quên tình nhà nước.
Mải đi săn, nhác
việc ngăn ngừa.
Rượu chè, hôm
sớm say sưa.
Hát hay, đàn
ngọt, sớm trưa thỏa lòng.
Đúng lúc có quân
Mông Thát tới.
Cựa gà không
chọc nổi áo da.
Những nghề cờ
bạc tinh ma.
Phải đâu kế
hoạch của nhà cầm quân?
Ruộng nương nào
đủ phần chuộc mạng?
Vợ con nào đủ
cáng quân nhu?
Của đâu chuốc
được đầu thù?
Chó săn đâu đủ
sức khua giặc trời?
Rựơu ngon khó
làm mồi bả giặc.
Hát hay không
làm điếc tai thù”
Câu chuyện
“Nam-Bắc Kiếm” để khích lệ chư tướng. Câu chuyện dưới đây chúng tôi viết lại
theo bài viết của người bạn trẻ NguoiConVienXu:
Nhưng ngay lúc
ấy, nhà Trần quyết định sống chết với Thát Đát và trao quyền Tiết Chế cho Hưng
Đạo Vương TRẦN QUỐC TUẤN. Song song với các chuẩn bị đã có kể từ Hội Nghị Bình
Than họp tháng 10 năm 1282 như : Chuẩn bị các kho lương thực, đúc thêm vũ khí ở
ngoại ô thành Thăng Long, tuyển mộ và huấn luyện quân sỹ, làm hịch tướng sĩ,
thao tập quân đội. Ngài cho vị con trai thứ 4 là Hưng Nhượng Vương Trần Quốc
Tảng rời thành Thăng Long dẫn Quân Tinh Nhuệ ra trấn thủ vùng đất Hạ Long.
Nhiệm vụ của Hưng Nhương Vương là hành quân càn quét và diệt cho hết các đám
cướp cạn và cướp bể ở đấy. Chúng từng lợi dụng địa thế hiểm trở của các đảo với
các hang ẩn khuất để ẩn nấp, cướp bóc dân chúng đã lâu. Dân quân không đủ để
làm việc này. Đám giặc ấy sẽ làm tay sai cho quân Mông Nguyên khi chúng kéo
qua. Mặt khác, Hưng Nhượng Vương còn phải nghiên cứu xem các hang động trong
Vịnh Hạ Long làm được gì khi quân giặc tràn sang.
Một hôm, Hưng
Đạo Vương viếng thăm xưởng đúc vũ khí thì được báo rằng có một khối kim loại
thật kỳ bí, đốt bao nhiêu than củi rồi mà cũng bị nóng chảy để đúc kiếm. Ngài
rất ngạc nhiên và muốn tìm cách trị khối cương thiết ấy. Ngài nghĩ nếu nấu được
chúng nóng chảy thì kiếm đúc ra rất phải cứng, sắc hơn kiếm khác hay nói khác
ra đây ắt phải là bảo kiếm. Ngài ra lệnh phải cố gắng hết sức để chinh phục
khối cương thiết ấy. Tuy nhiên, quân lính đã tốn bao nhiêu thì giờ ngày này
tháng kia vẫn chưa biết làm sao để nấu nó chảy, nên đành báo lên vị quan coi
xưởng vũ khí giữ riêng nó ra, rồi báo cho ngài để chờ ngài hỏi tội cứng đầu.
Nay lại quay
sang chuyện Hưng Nhượng Vương Trần Quốc Tảng. Sau khi hoàn tất, Hưng Nhượng
Vương báo tin về: “Nhiệm Vụ đã hoàn tất , có được về Thăng Long chưa ?”
Để trả lời con,
Hưng Đạo Vương sai con cả là Hưng Vũ Vương Trần Quốc Nghiễn, đem quân ra Hạ
Long, kiểm chứng lại tình hình cùng với một mệnh lệnh khác: “Ngươi nói với Hưng
Nhượng Vương lập tức dẫn quân lên biên giới, sát châu Tư Minh, khảo sát địa
thế, thiết lập và trấn giữ các trại tiền phương cùng liên hệ các dân tộc thiểu
số ở đấy. Nhượng Vương phải tuyệt đối theo chỉ dẫn của ta, nếu sai trái ta sẽ
không vì tình cha con mà dung tha cho nó đâu !”
Hưng Vũ Vương
vội thi hành. Một ngày, quân của ông dừng lại nghỉ ngơi ở Đông Triều. Chiều ấy
quân sỹ lo chuẩn bị bữa ăn chiều. Họ chất các tảng đá màu đen, cứ ba cục làm
một để làm ông bếp, rồi đốt củi nấu. Kỳ dị thay, các ông táo bén lửa, cháy sáng
nóng khủng khiếp, khiến một số nồi niêu
chịu không nổi sức nóng từ các cục đá đen ấy, có cái cạn nước, lính không hay
nên nồi niêu chảy bị nóng chảy.
Hưng Vũ Vương
vốn biết chuyện “khối cương thiết”, nên mừng rỡ cho quân sỹ chất thật nhiều
"Khối Đá Đen" lên xe sau khi cơm nước xong. Ngày sau, Hưng Vũ Vương
gấp rút kéo quân đi gặp em. Sau khi kiểm tra kỹ tình hình, và trao mệnh lệnh
của cha, ông dẫn quân về lại Thăng Long.
Hưng Đạo Vương
rất vui khi thấy mọi chuyện tốt đẹp, nhân có các khối đá đen do Hưng Vũ Vương
mới đem về, ngài liền cho nấu khối quặng cứng đầu kia. Quả nhiên, lần này, sau
một thời gian các khối ấy cũng chịu không nổi cái nóng khủng khiếp từ các cục
đá đen và nóng chảy.
Ngài liền sai
làm khuôn đúc và đúc thành 2 thanh bảo kiếm. Khi đem thử thì thấy cả 2 thanh
chém sắt như bùn, các vũ khí khác không cái nào chịu nổi. Để khuyến khích các
tướng nức lòng đánh giặc, ngài đặt tên cho 2 Bảo Kiếm ấy là "Chấn Bắc
Kiếm" và " Bình Nam Kiếm", rồi chuẩn bị tuyển lựa người sẽ được
trao cho 2 thanh bảo kiếm ấy.
Các Vương Hầu và
Tướng Suý ai cũng náo nức cầu mong làm chủ một thanh bảo kiếm kia, biết làm sao
cho được Công Bằng bây giờ?
Hưng Đạo Vương
mới nghĩ ra một giải pháp:
Ngài cho treo
một thanh Chấn Bắc Kiếm ở cửa bắc, còn thanh Bình Nam Kiếm thì được treo ở cửa
Nam thành Thăng Long, rồi truyền rằng :
“Hễ bất cứ ai,
tướng cũng như sỹ khẩn nguyện trong khi đi qua 2 cửa ấy, mà thấy bảo kiếm lay
động cùng bên trên cờ quạt reo mừng thì bảo kiếm về tay người ấy.”
Hôm hai kiếm
được treo, ai cũng nô nức đi qua đấy nhiều lần và khi qua mọi người khấn khứa
Trời Phật cho họ cái may mắn, kể cả các vương con của Hưng Đạo Vương đang có
mặt tại Thăng Long cũng làm vậy. Hôm ấy là một ngày trời yên gió lặng, nên
chẳng ai được cả. Mấy ngày trôi qua, người nào người nấy bớt đi cái hào hứng.
Một
hôm, con rể của Hưng Đạo Vương là Điện
Tiền Chỉ Huy Sứ Phạm Ngũ Lão đi qua cửa nam, thì đột nhiên một cơn lốc xuất
hiện; Bình Nam bảo kiếm reo vang, cờ
quạt phất phới tung bay. Điện Tiền Chỉ Huy Sứ họ Phạm vui mừng nhận bảo
kiếm.
Sau đó không
lâu, Hoài Vương Hầu Trần Quốc Toản, người thiếu niên anh hùng đã bóp nát trái
cam khi không được dự hội nghị Bình Than, hồi hộp qua cửa Bắc, thì đột nhiên
hiện tượng kỳ lạ lại xảy ra. Hoài Vương Hầu vô cùng hãnh diện, sung sướng nhận
bảo kiếm Chấn Bắc. Tuy nhiên vị anh hùng niên thiếu này, sau bao công trận hiển
hách đã hy sinh vì nước trong lần kháng Mông thứ hai.
Ai chắc cũng biết ở Đông Triều là nơi có mỏ than nổi
tiếng của Việt Nam. Khi qua đây chúng ta nhận ra liền vì đường phố, nhà cửa đều
phủ một lớp bụi đen. Nhưng vào thế kỷ XIII thì dân ta chưa biết dùng than đá và
các cục đá kỳ dị mà chúng ta xem trong câu chuyện vừa rồi chính là than đá vậy.
Với sự chú tâm
nâng cao tình thần tướng sĩ như vậy nên quân Đại Việt có tinh thần rất cao để
chiến đấu chống quân Mông Thát.
Lúc đem voi qua
sống Hương Hóa- Thái Bình để mở cuộc tấn công, voi bị lầy chết. Quân sĩ có vẻ
nản lòng, Hưng Đạo Vương chỉ xuống sông mà thề rằng: “Nếu không phá được giặc,
thề sẽ không qua dòng sông này nữa.”[2]
Câu này được đồn từ miệng ngừơi này qua miệng người khác làm binh sĩ hừng chí
phấn đấu.
Chắc hẳn các bạn
đọc còn nhớ việc nhà Trần cho xâm hai chữ “Sát
Thát” lên tay của lính Đại Việt. Sát là giết, Thát là Thát Đát
một tên gọi thứ hai của Mông Cổ. Đây chính là khẩu hiệu nung nóng tinh thành
chống giặc giữ nước mà lúc nào cũng bám theo người lính.
Ngược lại với
quân ta, quân Nguyên Mông ô hợp không có tinh thần chiến đấu. Họ chỉ chiến đâu
hăng lúc đầu với quân số đông đảo. Khi bị trải rộng, rồi thời tiết nóng nực,
cơm gạo không đủ thì từ tướng tới quân đã chán ngán chỉ muốn bỏ chạy. Quân
Nguyên Mông sang đây phần đông là quân tuyển mộ và bắt đi từ Trung Quốc, mà
chính người Trung Quốc lúc ấy đã không chống nổi Mông Cổ thì đám quân này mạnh
sao được? Để chia rẽ hàng ngũ địch, Hưng Đạo Vương cũng còn cho binh lính hò
hét “Đánh Mông, không đánh Tống.” làm lính người Hoa trong đội quân địch đào
ngũ hay không nhiệt tâm đánh mà chỉ chờ cơ hội là hàng.
Sau khi Trần
Khánh Dư diệt được đoàn thuyền chở binh lương ở Vân Đồn, Thượng Hoàng bàn với
Hưng Đạo Vương thả một số tù binh về trại của Thoát Hoan. Đó là một đòn công
tâm rất hữu hiệu, làm cho Thoát Hoan cùng tướng sĩ chỉ muốn chạy, hết còn tinh
thần chiến đấu.
Quân ta lại
thắng trong mặt “Tinh Thần”. Đại Việt
được trọn vẹn 2 điểm.
K- Kỷ luật.
Trong phần bài
hịch tướng sĩ trên ta cũng thấy Hưng Đạo Vương nhấn mạnh đến kỷ luật. Ngài cấm
không cho rượu chè, bài bạc, hát sướng ham mê…
Như ta đã xem
qua phần kỷ luật của Mông Cổ ở chương 01. Ta thấy Thành Cát Tư Hãn rất gắt gao
với quân sĩ. Về điểm kỷ luật hành quân thì cả hai bên Đại Việt lẫn Nguyên Mông
đều có.
Nhưng điểm kỷ
luật ở hậu phương thì VN có mà thôi. Còn phía Mông Cổ chính chủ tướng ra lệnh
đi ăn cướp thì đâu còn kỷ luật.
Nhà Trần trội
hơn Nguyên Mông về điểm này. Đại Việt 2, Nguyên Mông 1.
L-Thưởng-Phạt.
1. Thưởng:
Thưởng khi đã
đánh bại quân Nguyên lần đầu, tướng Lê Phụ Trần có công cứu vua khi quân MC bắn
đuổi ráo riết. Trang 17[3]
quyển Đại Việt Sử Ký Bản Kỷ Toàn Thư viết: “Định
công phong tước: cho Lê Phụ Trần làm Ngự sử đại phu; lại đem công chúa Chiêu Thánh
gả cho. Vua nói: "Trẫm không có khanh, thì đâu có ngày nay. Khanh hãy cố
gắng để cùng được trọn vẹn về sau"…
Mùa hạ, tháng 6, cho Nguyên Giới Huân làm
Đại hành khiển, Thượng thư tả phụ, Lê Phụ Trần làm Thủy quân đại tướng quân. ”
Nhà Trần thưởng
khi đã đánh bại quân Nguyên lần ba, Đại Việt Sử Ký Bản Kỷ Toàn Thư, trang 47,
viết: “Mùa hạ, tháng 4, định công dẹp
giặc Nguyên.
Tiến phong Hưng Đạo Vương làm Đại Vương,
Hưng Vũ Vương làm Khai Quốc công, Hưng Nhượng Vương làm Tiết độ sứ. Người nào
có công lớn thì được ban quốc tính. Khắc Chung được dự trong số đó, lại được
nhận chức Đại hành khiển. Đỗ Hành chỉ được phong Quan nội hầu, vì khi bắt được
Ô Mã Nhi không dâng lên quan gia,
lại dâng lên Thượng hoàng. Hưng Trí Vương không được thăng trật, vì đã có chiếu
cho người Nguyên về nước, các tướng không được cản trở, mà lại còn đón đánh
chúng. Cho Man trưởng Lạng Giang Lương Uất làm trại chủ Quy Hóa. Hà Tất Năng
làm Quan phục hầu vì đã chỉ huy người Man đánh giặc.
Việc thưởng tước đã xong, vẫn còn có người
chưa bằng lòng. Thượng hoàng dụ rằng:
"Nếu các khanh biết chắc là giặc Hồ
không vào cướp nữa thì nói rõ cho trẫm biết, dù có thăng đến cực phẩm trẫm cũng
không tiếc. Nếu không thế mà đã vội thưởng hậu, vạn nhất giặc Hồ trở lại, và
các khanh lại lập công nữa thì trẫm lấy gì mà thưởng để khuyến khích thiên
hạ".
Mọi người đều vui vẻ phục tùng.
Sĩ Chu người [xã] Cổ Liễu, Trà Hương. Khi
người Nguyên sang, vua sai Sĩ Chu bói. Sĩ Chu đoán rằng: "Thế nào cũng đại
thắng".
Vua mừng bảo; "Nếu đúng như lời đoán,
sẽ có trọng thưởng".
Giặc yên, vua nói: "Thiên tử không có
nói đùa". Do đấy, có lệnh này. Sĩ Chu là người trung hiếu, có tài văn
nghệ, làm quan đến Thiếu phó, hiệu là Tốn Trai tiên sinh.
Gia phong Nguyễn Khoái làm liệt hầu, ban cho
một quận thang mộc, gọi là Khoái Lộ?, sau đổi thành Khoai Lộ? (nay là phủ Khoái
Châu).
Định các công thần [đánh Nguyên] lần trước
và lần sau. Người nào xông lên trước phá trận giặc, lập kỳ công thì chép vào
tập Trung hưng thực lục lại sai vẽ hình.
2. Về phạt:
Đây là một câu
chuyện phạt Trần Khánh Dư. Ông này là người tài kiêm văn võ vua Trần rất yêu
mến, nhưng cũng có nhiều tật xấu: tham lam hiếu sắc. Lần đầu năm 1257, quân
Nguyên vào cướp nước ta, Trần Khánh Dư nhân sơ hở đánh úp quân giặc. Thượng
hoàng khen ông có trí lược, lập làm Thiên tử nghĩa nam (con nuôi).
Sau đó, ông lại đánh người Man ở vùng núi, thắng lớn, được phong làm Phiêu Kỵ
đại tướng quân. Chức Phiêu Kỵ tướng quân này nếu không phải là hoàng tử thì
không được phong. Vì Khánh Dư là Thiên tử nghĩa nam cho nên mới có lệnh đó. Rồi
từ trật hầu thăng mãi đến tử phục thượng vị hầu, quyền chức phán thủ. Sau Khánh
Dư thông dâm với công chúa Thiên Thuỵ, vợ của Hưng Vũ Vương Nghiễn, con
trai Trần Quốc Tuấn. Vua sợ phật ý Quốc Tuấn, nên phạt Khánh Dư và sai người
đánh chết Khánh Dư ở Hồ Tây. Theo quy luật đời Trần ông sẽ bị phạt 100 gậy,
hình phạt này là đánh cho đến chết. Nhưng vua lại dặn khi đánh thì chúc đầu gậy
xuống đất. Như vậy sức đánh một phần xuống đất một phần vào người. Khi hết 100
trượng, Trần Khánh Dư đau quá, nhưng không chết. Cũng theo luật đời ấy, nếu
không chết sau 100 trượng thì có nghĩa là được thần linh phò hộ và được tha
chết.
Ít lâu sau xuống
chiếu đoạt hết quan tước, quân tịch thu tài sản không để lại cho một chút gì.
Châu Chí Linh vốn là của riêng của Thượng tướng Trần Phó Duyệt, nên Khánh Dư
mới giữ lại được. Khánh Dư lui về ở Chí Linh, cùng đám hèn hạ làm nghề bán
than.
Ông đã có lúc
than thân:
Sợ mình lem luốc toan nghề khác.
Chỉ sợ người sau lắm kẻ bàn.
Khi vua Trần cho
tổ chức hội quân sự ở Bình Than, nhà vua đang cho thuyền đi trên sông Đuống vào
sông Thương qua vùng Chí Linh- Hải Dương thấy người chèo đò bán than. Vua biết
đó là Trần Khánh Dư, cho binh sĩ đến mời vào họp. Trong cuộc họp, Trần Khánh Dư
đã trình bày nhiều chiến lược hợp với ý hai vua, nên hai vua phong ông làm phó
tướng. Sau này Hưng Đạo Vương bổ nhiệm ông việc phòng thủ Hạ Long, Vân Đồn rồi
ta mới thấy trong lịch sử trận đánh lừng danh ấy.
Lúc Trần Khánh
Dư đánh Ô Mã Nhi bị thua, hai vua gọi về phạt. Trần Khánh Dư xin hoãn vì ông có
thể phá giặc ở trận kế tiếp. Quả thật ông lừa Ô Mã Nhi, rồi đánh thuyền lương
Trương Văn Hổ tan tành. Nhờ vậy đem đến trận Bạch Đằng.
Đại Việt Sử Ký
Bản Kỷ Toàn Thư, trang 22, viết: “Mùa
thu, tháng 9, soát tù, kẻ nào khi giặc Bắc sang mà đầu hàng quân Nguyên thì
không tha.”
“Trước kia, người Nguyên vào cướp, vương
hầu, quan lại nhiều người đến doanh trại giặc xin hàng. Đến khi giặc thua bắt
được cả một hòm biểu xin hàng. Thượng hoàng sai đốt hết đi để yên lòng những kẻ
phản trắc. Chỉ có kẻ nào đầu hàng trước đây, thì dẫu bản thân ở triều đình
giặc, cũng kết án vắng mặt, xử tội đi đày hoặc tử hình, tịch thu điền sản, xung
công, tước bỏ quốc tính. Như Trần Kiện là con của Tĩnh Quốc thì đổi làm họ Mai.
Người khác cứ theo lệ ấy mà đổi, như bọn Mai Lộng, Ích Tắc là chỗ tình thân cốt
nhục, tuy trị tội cũng thế, nhưng không nỡ đổi họ xóa tên, chỉ gọi là Ả Trần,
có ý chê hắn hèn nhát như đàn bà vậy. Vì thế, những ghi chép đương thời đều gọi
là Ả Trần, Mai Kiện...”
Tháng 5, trị tội những kẻ đã hàng giặc. Chỉ
quân lính và dân thường được miễn tội chết, nhưng bắt chở gỗ đá, xây cung điện
để chuộc tội, quan viên phạm tội [hàng giặc] thì tùy tội nặng nhẹ mà xét xử.
“Xử tội đồ quân dân hai hương Ba Điểm và
Bàng Hà, làm thang mộc binh,
không được làm quan, ban cho tể thần làm sai sử hoành.[4]
Có tên Đặng Long là cận thần của vua, rất
giỏi văn học, tước đến hạ phẩm, đã được ghi chú để cất nhắc. Vua định cho làm
Hàn lâm học sĩ, nhưng lâm học sĩ, nhưng Thượng hoàng ngăn lại. Hắn mang dạ bất
bình, đến giờ cũng hàng giặc. Giặc thua, hắn bị bắt, đem chém để răn bảo kẻ
khác.”
Vua Trần thưởng
phạt kể cả không phải nguyên do lúc kháng chiến mà lúc bình thường cũng vậy. Ấy
mới làm dân tin tưởng vao sự công minh, chính đại. Trang 50 quyển Đại Việt Sử
Ký Bản Kỷ Toàn Thư viết: “Lấy Phí Mạnh
làm An phủ Diễn Châu, giữ chức chưa bao lâu, có tiếng đồn là tham ô, vua triệu
về, đánh trượng, lại sai đi trấn trị. Sau được tiếng là công bằng thanh liêm.
Người Diễn Châu vì thế có câu rằng: "Diễn Châu an phủ thanh như thủy"
(An Phủ Diễn Châu trong tựa nước)”.
Cách phạt một
người dân lắm khi đem lại lợi ích chống giặc, Đại Việt Sử Ký Bản Kỷ Toàn Thư,
trang 5, viết: “Loại bị đồ làm Cảo điền
hoành thì thích vào mặt 6 chữ, cho ở Cảo xẵ (nay là xã Nhật Cảo), cày ruộng
côn, mỗi người 3 mẫu, mỗi năm phải nộp 300 thăng thóc.
Loại bị đồ làm Lao thành binh thì thích vào
cổ 4 chữ, bắt dọn cỏ ở Phượng Thành, thành Thăng Long, lệ vào quân Tứ sương.”
Qua
các dữ kiện trên, các vua Trần rất công minh thưởng phạt.
Đọc
lịch sử Mông Cổ thì thưởng phạt cũng rất công minh. Hai bên lại hòa nhau ở điểm
này và cùng đáng được 2 điểm.
[1] Trích từ
Việt Sử Toàn Thư trang 265.
[2] Vì câu
chuyên này, nên nhiều pho tượng Hưng Đạo Vương đã dựa vào, đem lên hính ảnh
ngài đang chỉ tay xuống nước.
[3] Các ấn
bản điện tử thay đôi số trang tuy theo người dùng down load theo khổ nào. Nếu
bạn dọc nào muốn kiểm chứng thì dùng cách tìm đoạn văn với cách nhấn ctrl+F.
[4] Hai
hương này đã hàng giặc.
No comments:
Post a Comment