Bêu riếu lãnh tụ
chính trị tôn giáo đối phương để làm gì?
Ở Mỹ và Âu châu họ
có truyền thống tôn trọng tự do. Tôi cũng rất thích tự do, tuy nhiên có nhiều tự
do gây ra sự giết chóc. Vậy sự tự do này
lợi hay hại?
Năm 1988, Salman Rushdie- một nhà văn người Ấn gốc Anh đã xuất bản quyển tiểu thuyết The
Satanic Verses (Những vần thơ của quỷ Sa-Tăng). Quyển
này được xuất bản ở Anh quốc. Nội Dung của quyển tiểu thuyết viết về nhà tiên
tri Muhammad và
đã gây ra các cuộc biểu tình chống đối khắp nơi trong thế giới A Rập.
Tháng 7 năm 2012, một
nhà làm phi đã đưa lên You Tube cuộn phim “Innocence
of Muslims”.
Phim có tính
cách tiêu cực về nhà tiên tri Muhammad của
đạo Hồi.
Tuy nhiên, bài học vẫn không cho người ta thấy
cái dở của tự do quá trớn.
Charlie
Hebdo, tạp chí trào phúng tại Paris, là một tờ bào rất hay đang bài hình vẽ
châm biếm Hồi Gáo. Năm 2006, tờ này đã đăng bài liên quan đến đạo này khiến Tổng
Thống Pháp Jacques Chirac đã phải lên án là hiển nhiên kiêu khích. Đây
phải nói rằng ông Tổng Thống này đã có sự suy luận và cảnh cáo tờ báo. Năm
2011, tờ báo này đã bị tấn công bằng bom xăng.
Năm 2012 vào tháng 9, tờ báo đã xuất
bản một chuỗi chuyện hoạ hình về nhà tiên tri Muhammad trong đó có các hình khỏa thân. Việc này đã
đưa tới việc tấn công tòa báo này ngày 7 tháng 1- 2015 kiến 12 người chết trong
đó gồm các người đã liên quan đến việc vẽ và xuất bản.
Nhiều người lý luận: “Người ta chỉ vẽ hình thôi,
thì có gì đâu”. Xin thưa rằng vì mình là người ngoài cuộc, nên ta không thấy
xúc cảm. Bạn thử thưởng tượng bức hình ấy lại đưa ra hình ảnh của vị đứng đầu
trong tôn giáo bạn thì bạn sẽ thấy. Ta cảm thấy bị sỉ nhục lúc ấy ta sẽ có phản
ứng.
Trong năm 2014, hãng Sony đã phát hành cuốn phim
The Interview , với
nội dung châm biếm Kim Jong- un. Ngay lập tức, bắc Triều Tiên có thái độ cứng rắn
nếu phim được chiếu. Tháng 12, 2014, nhiều rạp chiếu phim phải hủy bỏ việc chiếu
phim này. Dân Mỹ nghiều người chống lại trong đó có cả Tổng Thống Mỹ Obama.
Phim lại được đem chiếu.
Qua các việc trên ra thấy thế nào?
Theo thiển ý, sự tự do ngôn luận rất tốt, nhưng
phải giới hạn giới hạn. Nhiều người sẽ lý luận: “Đã nói tự do thì tại sao lại gới
hạn.” Xin thưa rằng các tự do đã giới hạn rồi. Chẳng hạn nói tự do đi lại thì
chỉ có nghĩa là ta đựơc đi lại nơi nào cho phép. Một ông nào mà lang thang trên
một lane của Freeway chắc chắn sẽ bị mấy ông Cop hỏi thăm ngay. Một cô nào mà tự
ý đi vào tòa Bạch Ốc, lúc không phải giờ mỏ cửa thì sẽ có chuyện. Tư do buôn
bán cũng vậy. Ta chỉ được tự do buôn bán các mặt hàng được phép chứ không được
buôn bán hàng quốc cấm.
Vậy tự do ngôn luận sao không đưa ra một giới hạn?
Tự do ngôn luận thì được nhưng phải tôn trong người khác chứ? Nếu cứ lạm dụng
hai chữ tự do để làm nhục, bêu riếu lãnh tụ tôn giáo, chính trị đối lập thì nên
có đạo luật ngăn cấm.
Thế ngới này nay, đã quá nhiều người cuồng tín,
mà ta lại đem các tài liệu thông tin tuyên truyền để làm họ phẫn uất thì đúng
là việc lấy dầu đổ vào lửa.
Trong khi, nhiều lãnh tụ tôn giáo và chính trị
kêu gọi hòa bình, nhân ái mà ta lại làm các việc này thì quả tình không tốt. Các
việc phỉ báng trên cũng còn là các nguyên nhân chiến tranh nữa. Các chính phủ
trên thế giới nên vạch ra một giới hạn trong tự do ngôn luận và báo chí, tuyền
thông để bảo đảm an toàn cho dân chúng khỏi bị chết oan.
VHKT
No comments:
Post a Comment