Từ Tây An bay đi Thượng Hải rồi đi xe bus đến Tô Châu 24/8.
Ngày hôm sau, Jason đưa chúng tôi ra phi trường đi Thượng Hải. Trên xe tôi trao cho anh ta 1 copy và cô gái Đài Loan một copy. Hai người xem xong rồi chuyền cho mọi người cùng xem.
Cô gái Đài Loan nói:
- Đây là lẩn đầu tôi thấy bằng phát minh.
Đến phi trường Jason giúp chúng tôi qua trạm rồi mới dã từ. Lên máy bay chúng tôi mới biết đây là máy bay cánh quạt chứ không phải phản lực. Máy bay lăn bánh ra phi đạo đúng giờ, nhưng chưa cất cánh thì một cơn mưa kéo tới. Máy bay phải đứng một chỗ chờ tạnh mưa. Khoảng 1 giờ sau, mưa mới tạnh, phi cơ cất cánh bay đi Thượng Hải.
Người Việt biết Thượng Hải qua bộ phim nổi tiếng Máu Nhuộm Bãi Thượng Hải.
Thật ra Thượng Hải là một thành phố đông dân thứ nhì, nhưng hạng nhất về thương mại của TQ. (Thành phố đông nhất TQ là Trùng Khánh với 40 trịêu dân, Thượng Hải kể cả ngoại ô gần 30 triệu). Thành phố có con sông Hoàng Phố và có tháp TV cao thứ 4 trên thế giới với ba quả cầu là ba nơi nghỉ chân ngắm nhìn thành phố. Nơi đây đang tiến hành xây ngôi nhà cao có hạng thế giới.
Vì đến trễ nên anh chàng hướng dẫn viên mới Dave phải mua đồ ăn bỏ hộp cho chúng tôi ăn trên xe bus. Hộp đồ ăn là một loại bánh mì cá làm anh chàng Gary phải nhịn ăn. Gary có bao tử rất nhạy cảm, nên ăn uống rất chọn lọc. Nhiều khi anh ta chỉ uống nước rồi về phòng lấy đồ ăn mà anh ta mang theo từ Mỹ hay mua được ở một nơi dừng chân nào đó.
Sau đó ta đi xe đến Tô Châu, thuộc tỉnh Giang Tô, cách đây khoảng 140 km. Xe phải tốn khoảng 3 giờ để đên đó. Trên xe Dave cũng nói qua lịch sử Tô Châu vả them câu: “Tô Châu không quan trọng vể chính trị lắm nên chưa bao giờ làm kinh đô cả.” Nghe câu này tôi biết anh chàng này còn quá non trong nghề vì vậy đã không biết hết.
Tô Châu là kinh đô của nước Ngô thời Chiến Quốc. Khi Ngô Phù Sai đánh bại nước Việt bắt Việt Vương Câu Tiễn làm con tin; theo hầu Câu Tiễn có quân sư Phạm Lãi. Sau khi trả về, Phạm Lãi bầy mưu dâng nàng Tây Thi làm làm say mê Ngô Vương. Ngô Vương cho xây Cô Tô Đài để cùng người đẹp vui hưởng lạc thú. Sau này, Ngô Vương bê trễ việc nước, còn Việt Vương cho luyện tập quân sĩ phục thù thôn tính nước Ngô sau đó.
Người TQ có câu: “Trên trời có thiên đàng. Dưới đất có Tô Hàng.” tức Tô Châu- Hàng Châu. Ngụ ý nơi đây cảnh đẹp mà con gái cũng đẹp.
Các Hoàng Đế TQ đa số đóng đô tại Trường An, Lạc Dương, hay Khai Phong ở phía bắc, nhưng ai cũng muốn xuống Giang Nam ngoạn cảnh. Tô Châu và Hàng Châu là hai điểm đầu. Tùy Dạng Đế cũng vì chuyện này mà cho đào kinh Đại Vận Hà nối dài từ Yên Kinh (Bắc Kinh) xuống đến Hàng Châu.
Khi đến nơi thì trời đã ngả chiều, Dave đưa chúng tôi đi xem xưởng làm lụa lừng danh “Lụa Tô Châu”. Bản thân tôi, ngày nhỏ ở các làng Bồng, Thanh Hóa nơi đây dân chúng sống nhề trồng dâu nuôi tằm rất nhiều nên không mấy lạ. Bà xã cũng đã được xem khi đi thăm Hôi An năm 2005 nên duõc biết qua. Nhưng cái hay ở đây là lịch sử của nó. Trong đời nhà Hán (206 BC- đến 220 AD), các vua Hán mở rộng lãnh thổ về phía tây, cho các phái đoàn tiến đến tậy Tây Á, biển Caspian liên lạc với Đế Quốc La Mã. Từ đó, TQ và La Mã thường có trao đổi sản phẩm; TQ đem về tây phương tơ lụa Tô Châu và nhập lại bông vải của Âu Châu và rựơu nho của người Á Rập. Người TQ gọi rượu nho là “bồ đào mỹ tửu”. Đến đời Đường thi sĩ Vương Hàn làm một bài thơ liên quan đến rượu này và tâm trạng một người lính nơi chiến trận như sau:
Lương Châu Từ
涼州詞 Lương Châu Từ
葡萄美酒夜光杯,
Bồ đào mỹ tửu dạ quang bôi
欲飲琵琶馬上催。
欲飲琵琶馬上催。
Dục ẩm tỳ bà mã thượng thôi
醉臥沙場君莫笑,
醉臥沙場君莫笑,
Túy ngọa sa trường quân mạc tiếu
古來征戰幾人回。
古來征戰幾人回。
Cổ lai chinh chiến kỷ nhân hồi.
王翰 Vương Hàn
王翰 Vương Hàn
Bồ đào uống chén dạ bôi.
Vừa nâng li rượu, đàn thôi lên đường.
Đừng cười, say, ngã chiến trường.
Cổ kim, chiến sĩ quê hương khó về.
VHKT
Con đường buôn bán này bây giờ người ta biết quan tên là “Con đường tơ lụa” (The Silk Road)
No comments:
Post a Comment