Tuesday, July 24, 2012

Thơ chữ Hán tác giả Việt Nam: Chu Văn An

江亭作                  Giang Ðình Tác


江亭獨立數歸舟      

Giang đình[1] độc lập sổ[2] quy châu
風急灘前一笛秋

Phong cấp than[3] tiền nhất địch thu
斜日吟殘紅淡淡      
Tà nhật ngâm[4] tàn hồng đạm[5] đạm   
暮天望斷碧悠悠      

Mộ thiên vọng đoạn[6] bích du du .
功名已落荒唐夢      

Công danh dĩ lạc hoang đường mộng
湖海聊爲汗漫遊      

Hồ hải lưu[7] vi hãn[8] mạn du .
自去自來魂不管      

Tự khứ tự lai hồn bất quản,
滄波萬頃羨飛鷗      

Thương[9] ba vạn khoảnh[10] tiện[11] phi âu

朱安         Chu An[12]  

Đứng đếm thuyền, mình ta trên bến.              

Gió nổi lên mang tiếng sáo thu.                     

Ngâm nga trong bóng chiều mù.                    

Nhìn chiều man mác, cho dù trời xanh.         

Phù du mộng công danh là thế.                     

Cớ vì sao vô kế thanh nhàn ?                         

Tự đi, tự lại thảnh than.                                 

Như chim âu lượn theo làn nước trong          

                                      VHKT                                                                    



Trên bến mình ta đứng đếm thuyền.

Gió thu đưa tiếng sáo triền miên.

Chiều tà ngâm vịnh trời mầu nhạt.

Sáng sớm ngắm nhìn mây sắc huyền.

Giấc mộng công danh là ảo vọng.

Niềm mơ du ngoạn thật thần tiên.

Tự đi, tự đến không gò bó,

Như cánh hải âu lựơn sóng triền.

VHKT



[1] Đình: cái nhà nhỏ
[2] 1. Sổ: 1. một vài. 2. đếm. 3. kể ra, nêu ra. 2. Số: số lượng.
[3] Than: thác nước, ghềnh.
[4] Ngâm: ngâm thơ.
[5] Đạm: 1. nhạt (màu). 2. hơi hơi.
[6] 1. Đoạn: 1. đứt. 2. cắt đứt. 2. Đoán: 1. phán đoán. 2. quyết đoán
[7] Lưu hay Liêu: 1. tạm thời. 2. dựa vào, trông vào. 3. tán gẫu. 4. tai ù
[8] Hạn hay Hãn: mồ hôi
[9] Thương:  1. rét lạnh. 2. biển khơi, mênh mông. 3. chất lượng
[10] Khoảng: 1. phúc chốc, nhanh chóng. 2. nửa bước chân
[11] Tiện: ham muốn, thích
[12] Ông tên thật là Chu An (朱安), sinh năm 1292 mất năm 1370, hiệu là Tiều Ẩn (樵隱), tên chữ là Linh Triệt (靈澤).
Quê ông ở làng Văn Thôn, xã Quang Liệt, huyện Thanh Đàm (Thanh Trì), nay thuộc xóm Văn, xã Thanh Liệt, huyện Thanh Trì, Hà Nội. Ông là người quang minh, chính trực, đỗ Thái học sinh nhưng không ra làm quan mà làm nghề dạy học. Vì việc ấy mà nhiều nơi chọn tên ông làm tên trường trung học phổ thông sau này. Cả Hà Nội Lẫn Saigòn học sinh tốt nghiệp nơi đây đã thành công rất lớn trên mọi phương diện. Khi vua Trần Minh Tông lên ngôi năm 1314 đã vời ông ra làm tư nghiệp Quốc tử giám, dạy cho Thái tử Trần Vượng. Nhà Trần phong tước cho ông là Văn Trinh Công nên đời sau quen gọi là Chu Văn An朱文安;). Ông có công lớn trong việc truyền bá, giáo dục tư tưởng đạo đức Khổng giáo vào Việt Nam. Đến đời Dụ Tông nhà Trần đã vào lúc suy vong, gian thần lộng quyền. Ông thấy nhiều điều vô đạo nên dâng Thất Trảm S xin chém 7 gian nịnh, nhưng vua không thi hành. Ông chán nản, bèn từ quan về Chí Linh, Hải Dương dạy học viết sách cho tới khi mất. Hiện nay ở Hai Dương cũng có đền thờ ông. Hỉện nay, ôn được công nhận là danh nhân văn hóa thế giới.

No comments:

Post a Comment