Trên đường đi Hàng Châu
Kinh này chính là Đại Vận Hà. Tùy Dạng Đế nghe nói Giang Nam có nhiều cảnh đẹp nhất là nhiều giá đẹp nên muốn du ngọan thường xuyên, nhưng thời này phương tiện đi lại khó khăn nên chỉ có đi thuyền là êm ả nhất. Tuy nhiên, muốn đi từ Trường An xuống Giang Nam thì nhà vua phải đi thuyền xuôi theo sông Vị Thủy sang Hoàng Hà rồi xuôi dòng ra Đông Hải; sau đó ngược dòng Dương Tử Giang mà đến Thượng Hải hay sông Tiền Đường mà đến Hàng Châu. Để tránh mệt, nguy hiểm khi vượt biển Tùy Dạng Đế ra lệnh đào con sông nhân tạo hồi đầu thế kỷ thứ 7 để du ngoạn Giang Nam và còn thêm mục đích chiến lược. Nó nối liền Hoàng Hà và Dương Tử Giang rồi kết thúc tại sông Tiền Đường- Hàng Châu. Thật ra giữa Hoàng Hà và Dương Tử cò những hồ, đầm và một vài con kinh nhỏ do các nước Ngô Việt đào vào thời Chiến Quốc. Tùy Dạng Đế chỉ cho nối lại với nhau và chắp thêm vài khúc. Đây là công trình vĩ đại thứ 2 của TQ sau Vạn Lý Trường Thành. Tùy Dạng Đế đã huy động tới 2 triệu rưởi người dân để hoàn thành con kinh này. Mục đích chính của nhà vua xa hoa, độc tài là hưởng lạc thú, nhưng Đại Vận Hà đã trở thành một huyết mạch vận chuyển của TQ trong các triều đại kế tiếp và đã được tân trang nhiều lần nhất là vào thời nhà Nguyên. Theo sử thì lúc ông vua này đi du lịch Giang Nam thì ngoài thuyền rồng cực kỳ diễm lệ ông còn cho kéo theo một đoàn thuyền hộ tống gồm cả trăm cung nữ và hàng ngàn ngư lâm quân. Đoàn thuyền dài tới 10 dặm. Riêng thuyền rồng thì phải được kéo bởi cả trăm thiếu nữ xinh đẹp ăn mặc lộng lẫy.
Đại Vận Hà
Đời nhà Tùy TQ rất giàu, như sự chi tiêu phung phí cùng kéo một đạo quan khổng lồ 1 triệu người đánh Cao Ly nên đã sụp đổ sau một thời gian ngắn.
Ngày nay con kinh rất bận rộn, nhưng không còn giữ vai trò hệ trọng như ngày xưa vì các phưong tiện giao thông khác như đường hàng không, đường xe lửa, xe hơi…
Chiều tối chúng tôi tới Hàng Châu.
Hàng Châu vài nét:
Hàng Châu đến đó bây giờ,
Thật tin hỏi được tóc tơ rành rành.
Đây là hai câu thơ trong chuyện kiều của Nguyễn Du, nói tới Thành Phố này.
Nhà Tống thống nhất TQ năm 960 lấy Khai Phong- Nơi Bao Công sử án, làm kinh đô. Nhưng kể từ năm 1127, nước này bị người Kim xâm lược phía bắc và chiếm Khai Phong. Nhà Tống phải lui về phía nam sông Dương Tử (Trường Giang) và lập kinh đô tại Hàng Châu. Từ lúc này mới sinh ra câu chuyện Nhạc Phi bị Tần Cối hãm hại.
Xế chiều, xe chạy qua các đồi trà liên tiếp. Họ đưa chúng tôi đi thăm các nơi sản xuất trà nổi tiếng của TQ. Nói tới các vườn trà thì ta phải nói tới Trà Viên Các- nơi nổi tiếng về nghệ thuật uống trà Long Tỉnh Trà. Tỉnh có nghĩa là cái giếng, vậy trà nấu với nước giếng rồng. Ở Hàng Châu còn chùa Hổ Bảo Tuyền, một ngôi chùa có truyền thuyết về một nhà sư định rời chùa vì không có nước. Nhưng đêm ấy ông mơ có hai con hổ cào đất biến thành suối cho sư sãi trong chùa. Ngày hôm sau, quả tình có hai con hổ đến và cào thành giòng suối. Nước suối này nấu trà uống rất ngon. Tôi nghĩ đây cũng chỉ là một lối quảng cáo du lịch, chẳng hiều xưa kia có các chuyện này không? Có hay không đều mang tính chất hoang đường.
Đồi trà
Việc đầu tiên anh chàng Dave giới thiệu với chúng tôi một hướng dẫn viên mới cho khu Hàng Châu, đó là một cô gái địa phương. Cô dắt chúng tôi vào phòng khách đặc biệt của một trà gia trang mời uống trà (Đương nhiên là của chính phủ). Tôi nghĩ họ cũng tốt thật. Trong phòng có một bàn lớn đủ chỗ ngồi cho 30 người. Khi mọi người yên vị thì họ đem trà ra cho uống thử. Không phải là một chén mà nhiều chén, và nhiều thứ trà. Uống được nửa chừng thì có một cô ra mời mua trà. Cô giảng mỗi thứ trà có một công dụng và có thứ làm thuốc chữa bịnh. Có trà vài chục đô 1 ký, nhưng cũng có thứ cả trăm đô. Ai mua trà thì họ gói và có túi sách hẳn hoi. Đương niên, vợ chồng tôi chẳng tốn xu nào.
Sau đó, họ đưa ra sau vườn coi cách làm trà. Tòa nhà này bao quanh một sân với tượng người tìm ra trà đầu tiên. Giữa sân là một cái hồ mà giữa hồ có ấm nước trà chảy suốt ngày. Chơi đây một thời gian chúng tôi đi ra cửa khác có nhà bán các vật lưu niệm của Hàng Châu.
Vua trà và phu nhân
Tham quan xong, thì cũng vừa chiều, chúng tôi về khách sạn rồi đi ăn tối.
No comments:
Post a Comment