Friday, September 7, 2012

Cao Nguyên Du Ký

Bên này đập
 
Dũng vào mua vé tham quan, xong lái xe đưa chúng tôi vượt qua đập. Đến bên kia là vùng núi non; xe bắt đầu xuống dốc. Dốc này dài khoảng vài cây số cặp theo mạn sông. Trên đường đi chúng tôi thấy nhiều nhân công đang làm việc để tu bổ công trình. Cuối cùng thì ngừng lại trước công vào đường hầm của đập.



Cổng vào

 
 
Bên kia đập
 
Chúng tôi đi bộ, vào đường hầm dài khoảng một cây sốdẫn vào các turbine phát điện. Đường này nằm bên dưới hồ nước mà chúng tôi vừa vượt qua. Alys theo LiLy chạy tứ tung chẳng bắt ai bế bồng. Cả hai cô xem chừng cũng hứng thú xem cảnh lạ này.
 
 
Công trình thủy điện Yaly là công trình thủy điện lớn thứ 2 của Việt Nam, sau nhà máy Hòa Bình, với công suất là 720mw.
 
 
 
Chiều tà, chúng tôi chạy loanh quanh trên đất Kontum để xem cảnh sinh hoạt trên tỉnh này. Tỉnh có diện tích là trên 9.600 km², với dân số 430 ngàn người. Kontum là tỉnh giáp với hai nước khác trong bán đảo Đông Dương là Campuchia và Lào. Phía đông tỉnh giáp với Quảng Ngãi và phía bắc giáp với Quảng Nam. Tỉnh này có ngọn núi Ngọc Lĩnh ở gần ranh giới Quãng Nam, là ngọn núi cao thứ hai của Việt Nam với độ cao 2600 m.
Chúng tôi về đến Pleiku thì trời cũng vừa tối.
Sáng hôm sau, chúng đi thăm biển hồ Tơ Nưng (T’Nưng) hay còn gọi là hồ Ea Nueng. Đây là hồ nước ngọt trên miệng núi lửa đã tắt. Vì hồ lớn nên những khi có mưa tó gió lớn, sóng nổi trắng xóa nên được gọi là biển hồ. Xung quanh hồ có nhiều buôn người thiểu số sinh sống và phương tiện lưu thông là thuyền độc mộc.
   
Vì các hình chụp hồ Tơ Nưng vô tình xóa mất. Đăng lại vài hình trên mạng mytour.vn

Theo truyền thuyết của đồng bào thiểu số, thì hồ này cũng có một câu chuyện buồn. Chúng tôi xin trích bài viết trên web site của tỉnh như sau:
Ngày xưa nơi đây là buôn làng sầm uất với những dòng suối nước trong veo. Hàng ngày tiếng chiêng, tiếng trống, tiếng đàn hòa vang thành những khúc nhạc rộn rã, âm vang khắp núi rừng. Thế rồi một năm nọ, trâu bò cả làng đều chết. Dân làng cho là Giàng (Yang) ghét bỏ nên cùng tộc trưởng vào rừng săn bắt nai đem về làm lễ cúng Giàng. Lễ xong, mọi người đang vui say, tin rằng Giàng sẽ phò trợ. Nào ngờ, mặt đất bỗng nhiên rung chuyển mạnh làm sụp đổ cả làng xuống vực sâu, nước tràn ngập, không còn một ai sống sót. Riêng có vợ chồng Mạc Mây bận đi thăm bà con ở xa nên đã tránh được tai nạn thảm khốc. Về làng, chỉ thấy toàn biển nước mênh mông, quá bàng hoàng, khiếp sợ bèn chạy đi báo các làng lân cận về tin khủng khiếp này. Cũng từ đó, người Gia Rai nhớ thương da diết những người đã khuất vì tai nạn trên và luôn luôn xem biển hồ T'Nưng là chứng tích của một sự kiện bi thảm khó quên được.”
Hồ này chỉ cách thị xã Pleiku có 7 km, nên đi đến đó không mất nhiều thì giờ. Bây giờ trên ven hồ người ta xây một nhà nghỉ mát đẹp để mọi người có thể lên lầu nhìn hết cảnh hồ.



No comments:

Post a Comment