Ngày 15,tháng 12, 2009, tôi rời nhà mẹ vợ ở Tân
Thiềng- Chợ Lách từ 6 giờ sáng để lên Tân Sơn Nhất. Xe đến Sàigòn lúc 10 giờ sáng
và xe Honda trung chuyển đưa tôi đi ra phi trường lúc mới 10 rưỡi. Tôi vào
phòng vé khai tên tuổi, chuyến bay, và code vé thì họ cho tôi boading pass vì
công ty du lịch OneTravel International đã mua vé sẵn cho tôi. Ngày xưa muốn đi
từ đây lên Saigòn phải mất một ngày, nay chỉ còn vài tiếng.
Tôi đợi thêm 3 giờ nữa lên chiếc Boeing 777, rồi phi
cơ cất cánh và bay hai giờ thì đến phi trường Nội Bài. Nhưng về đến Hà Nội lúc
tối hẳn vì tại cầu Long Biên đang sửa chữa nâng cấp, nên kẹt xe dữ dội. Tại
đây, ngoài các ông Nguyễn Hữu Tửơng viện Hán Nôm Hà Nôi, Dương Tất Thắng giám
đốc nhà xuất bản Từ Điển Bách Khoa, nơi sẽ xuất bản quyển sử Đại Việt Thắng
Nguyên Mông của tôi, tôi còn gặp các ông Trịnh Tất Đạt, tiến sĩ toán; Niệm,
tiến sĩ vật lý; họa sĩ Hiệu và một đạo diễn điện ảnh.
Họa sĩ Hiệu
Mấy ông này mời tôi ăn một bữa cơm tối mà phần chính
là một mẹt lòng lợn vả nhậu rượu đế. Tôi thì không thích nhậu và chỉ phá mồi.
Quán này nhìn có vẻ cổ kính chứ không tân kỳ như các quán ở Saigòn. Thực khách
được đưa lên lầu và ngồi xuống sàn chứ không có bàn ghế. Chẳng biết tại món ăn
ngon hay quá đói bụng nên tôi ăn một chầu khoái chí.
Nhà đạo diễn điện ảnhNgay tối hôm ấy, tôi làm việc với nhà xuất bản về cách
thức xuất bản sách. Ông Dương Đức Thắng hứa với tôi trước mặt ông Nguyễn Hữu
Tưởng và ông Đạt là khi xuất bản xong thì tiền bán sách sẽ đưa vào chương mục
mà tôi ấn định.
Sáng hôm sau, ông Tưởng và ông Niệm cùng tôi thuê tắc
xi đi Lạng Sơn.
Xe theo quốc lộ 1A vượt sông Hồng qua Bắc Ninh. Đây là
khúc đường chúng tôi đã qua trong cuộc du lịch năm 2005. Qua khỏi thị xã Bắc
Ninh nơi quốc 18 gặp 1A, thì hoàn toàn mới lạ với tôi.
Xe vượt sông Cầu qua Bắc Giang. Tỉnh Bắc Giang có diện
tích 3822 km2, và dân số khoảng 1 triệu rưỡi. Tỉnh này nhiều rừng
núi với ba con sông nổi tiến là sông Cầu, song Thương và sông Lục Nam . Cả ba con
sông đều hội tại Vạn Kiếp (Kiếp Bạc), nơi Hưng Đạo Vương đã đóng quân kháng
Mông thế kỷ XIII. Tuy nhiên, đường đi từ Hà Nội lên thị xã Bắc Giang tên cũ là
Phủ Lạng Thương thì bằng bặn. Với mùa này, đất đai khô ráo làm cho sự di chuyển
dễ dàng. Thảo nào lúc quân Nguyên Mông đã vào đến đây thì tiến nhanh như gió
cuốn để đến hạ thành Thăng Long.
Bắc giang còn là nơi lừng danh trong thời Pháp thuộc
với anh hùng Đề Thám tức Hoàng Hoa Thám. Dân địa phương đã có câu ca giao về vị
anh hùng này như sau:
“Ở đây là đất ông Đề.
Tây vô thì có, Tây về thì không.”
Tỉnh có hồ Cấm Sơn nổi tiếng. Trong mùa mưa hồ dài tới
30 km và chỗ rộng nhất tới 7 km. Nó sẽ là trung tâm du lịch của tỉnh. Ngoài ra
còn một số di tích lịch sử và thắng cảnh khác. Tại huyện Lạng Giang có cây dã
hương 1000 tuổi và 8 người ôm mới hết.
Bắc Giang
Bắc Giang- Suối Mỡ hữu tình.
Cấm Sơn hồ rộng, thêm đình Phúc Long.
Thổ Hà đình lợp mái cong.
Lễ hội Yên Thế nhắc lòng dân quê:
“Ở đây là đất ông Đề.
Tây vô thì có Tây về thì không.”
No comments:
Post a Comment