Từ lúc xe vượt cầu Chương Dương bắc qua sông Hồng cho
đến lúc vượt Bắc Ninh, Bắc Giang đoạn đường chạy giữ đồng bằng. Vào mùa này,
đất đai khô ráo, rất thuận tiện cho việc di chuyển. Tuy nhiên, đó cũng là lợi
địa cho quân xâm lược.
Chương Dương bắc qua sông Hồng
Trong thế kỷ XIII, quân Nguyên đả ba lần xâm lăng nước
ta vào mùa khô, lạnh này. Chúng đã nắm được thiên thời và địa lợi đẩy quân ta
lùi xuống phương nam và vào thành Thăng Long. Tuy nhiên, Hưng Đạo Vương lại áp
dụng chiến thuật lui binh để bảo toàn lực lượng. Đến mùa hè, khí hậu ẩm ướt,
nóng nảy, các cánh đồng nơi đây đầy nước khiến việc di chuyển khó khăn, Ngài ra
lệnh phản công và dành thắng lợi.
Lúc xe vào đến tỉnh Lạng Sơn và cảnh vật thấy khác
liền với núi non trùng điệp. Tỉnh này có diện tích 8.305 km² và đồi
núi chiếm đến 80%. Tỉnh có số dân cư khoảng gần 1 triệu. Tuy là nhiều núi, nhưng không có ngọn nào cao
lắm. Ngọn Mẫu Sơn phía đông của thị xã Lạng Sơn cao khoảng 1540 m
Tỉnh này ráp gianh với tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc, và
có hai cửa khẩu là Đồng Đăng và Hữu Nghị. Cửa Hữu Nghị thì lừng danh với tên ải
Nam Quan nơi cũng đang tạo tranh cãi trong cộng đồng Việt Nam khắp thế giới.
Dân Lạng Sơn thì ai cũng biết câu ca dao:
“Lạng Sơn có chợ Kỳ Lừa.
Có núi Tô Thị, có chùa Tam Thanh.”
Từ trái sang phải: TS Niệm, tác giả, nhà nho Nguyễn Hữu
Tưởng ở Lạng Sơn.
Xung quanh quốc lộ 1A ta thấy những núi đá vôi hình
thù đẹp mắt nhưng cũng tạo ra rất nhiều nơi hiểm yếu với các ải Nội Bàng, Khưu
Cấp, Khả Lợi, nhưng nổi danh nhất là ải Chi Lăng. Núi Tô Thị tức là hòn Vọng
Phu. Tuy nhiên, hòn Vọng Phu này nhỏ lắm. Ở Bình Định cũng có hòn Vọng Phu,
nhưng nhìn không được đẹp.
Chúng tôi ghé xem Ải Chi Lăng.
Quỷ Môn Quan
Chúng tôi cũng dừng tại Quỷ Môn Quan, nơi có đền thờ
Quỷ. Quỷ này là quỷ đối với phương Bắc khi qua xâm lược nước ta. Vì vạy dân ta lại
coi là thần hộ mạng. Nơi đây, quant a đã bao lần đánh bại quân phương bắc xâm
lăng. Từ Lê Hoàn đánh bại quân Tống đến Lê Lợi đánh tan Minh. Theo tục truyền
Liễu Thăng bị tướng Lê Sát chém, trọng thương ở Chi Lăng. Họ Liễu chạy đến đây
thì đầu văng xuống đất.
Chỉ hòn núi Nhồn Đông Sơn Thanh Hóa có hòn Vọng Phu
rất giống người mẹ ôm con, nêú đứng nhìn từ làng Nấp. Năm 2005, chúng tôi có
dịp quay về thì thấy đã bị sửa đổi, không còn có vẻ buồn và thơ mộng của ngày
xưa
No comments:
Post a Comment