Tuesday, August 26, 2014

Đại Việt thắng Nguyên Mông bài 63


CHƯƠNG 04

 
 

 
 

 
G- Vũ khí-Quân trang.

1. Vũ Khí. (TT)

c- Nhân Tạo.

Người Âu Châu sang xâm lăng Á Châu đã xẩy ra từ thời Alexander the Great trước 330 BC. Nhưng kể từ thế kỷ 16, thì họ chia nhau tìm thuộc địa. Ngày 27 tháng 4 năm 1521, nhà hàng hải người Bồ Đào Nha tên Ferdinand Magellan đặt chân lên Phi Luật Tân. Kể từ khi ấy, các nước Tây phương sang Á Đông càng ngày càng nhiều, đem theo các vũ khí quá mức chênh lệch nên các nước Á Châu đã đã bị lép vế rõ rệt. Đầu tiên là các nước Mã Lai, Phi Luật Tân, Ấn Độ, Nam Dương...bị họ chinh phục.

Trong thế kỷ 19, các đế quốc Âu Châu xuất hiện khắp nơi ở Á Châu, rồi nhà Thanh một đế quốc to lớn đã ngã quỵ trước các nứơc Đức, Nga, Anh, Pháp, Mỹ… Năm 1853-1854, các võ sĩ đạo Phù Tang lừng danh dũng cảm, võ nghệ tuyệt luân cũng đầu hàng trước các khẩu thần công của các chiến hạm Mississippi, Saratoga, Susquehana và Plymouth của Đô Đốc Matthew Perry. Và chỉ cần vài trăm lính Pháp đã hạ nổi một thành trì của Việt Nam. Mới đây, Mỹ đánh Iraq và Afganistan với các vũ khí tối tân làm quân đội các nước này tan rã mau lẹ. Bây giờ họ chỉ còn đương đầu với nhân tâm thôi. Nhưng câu chuyện vũ khí chiếm ưu thế tuyệt đối là 2 quả bom nguyên tử của Mỹ ném xuống Nhật vào tháng 8, 1945.

Trong một tương lai gần đây vũ khí nguyên tử, khinh khí sẽ trở thành chuyện bình thường. Thay vào đó ta sẽ thấy vũ khí rất tân kì như tia sáng laser (light amplification by simulated emission of radiation), súng bắn bằng microwave hay E bom (Electromagnetic bom).

Xét như vậy ta thấy rằng Vũ Khí tối tân cũng giữ một địa vị quan trọng trong sự chiến thắng.

2.Trang bị.

Trang vị cá nhân cũng là phương tiện để chiến thắng. Ta đã thấy cuộc đấu giữa Mông Cổ với các hiệp sĩ tây phương thì biết cái quan trọng của trang bị như thế nào. Một người lính chiến đánh được lâu dài là nhờ vào trang bị (không nói tới cái bao tử). Nếu hành trang mang trên người một chiến sĩ vừa vững chắc bảo vệ cho thân thể lại nhẹ nhàng thì họ sẽ chịu đựng được lâu dài hơn.

Bây giờ ta đặt vấn đề như sau: lấy một mẫu người trung bình nếu tất cả hành trang trên người là 15kg thì người ấy chỉ có thể vừa di chuyển vừa chiến đấu trong 5 giờ liên tiếp. Nếu  phía địch có một người lính có đầy đủ thể lực như người kể trên và cũng có các trang bị tương đương về phẩm chất nhưng trọng lượng các vật dụng là 10kg, thì người này có thể chịu đựng trong cùng hoàn cảnh đến 7 giờ liên tiếp. Vậy khi tác chiến ai chiếm ưu thế?

Vì lý do ấy, ngày nay các nước đều nỗ lực trong việc phát huy những hợp chấp vừa nhẹ vừa chắc để làm áo giáp, giày dép, mũ trụ. Khi phát minh ra súng cá nhân, người ta lúc đầu chỉ nghĩ tới khẩu súng bắn mạnh, xa. Nhưng bây giờ họ phải phát triển súng nhẹ và hữu hiệu hơn trước nhiều. Trong thế chiến thứ hai, các súng cá nhân như Garant MI, Thompson nặng tới 4 hay 5 kg, nhưng các khẩu súng mới bây giờ bắn nhiều phát hơn trong một phút; tầm bắn xa hơn và đặc biệt nhẹ bằng phân nửa các súng cũ. Trong tương lai người ta sẽ để bảo vệ người, vũ khí bằng cách dùng các chất Plastma.

H- Chọn Tướng.

Chọn người làm tướng là một việc quan trọng cho một quốc gia.

Uý Liêu[1] là một nhà quân sự tài ba vào cuối đời Chiến Quốc. Ông chủ trương: Muốn giành được thắng lợi, vấn đề căn bản phải có đường lối sáng suốt trị dân, luyện quân, chọn tướng soái ưu tú, phòng bị kiên cố ở trong quốc nội, rồi tấn công địch quân. Khương Tử Nha Khi trả lời Chu Vũ Vương về cách tuyển tướng nói: “làm tướng nhất định: trên phải biết đạo trời, dưới phải biết địa lí, giữa phải biết việc người.[2] Tôn Vũ nói: “Một là đạo, hai là thiên, ba là địa, bốn là tướng, năm là pháp.

Muốn chọn tướng thì nên chọn ai?

Câu chuyện Ngô Lạp Hư chọn tướng được chiếu trên History channel. Thời Chiến Quốc các nước tranh giành quyền hành. Sở là nước lớn hay đánh phá Ngô. Ngô Vương Ngô Lạp Hư muốn chống Sở, nhưng thiếu tướng tài. May đâu Tôn Vũ ở Tề đến. Lạp Hư hỏi: “Thế nào là một tướng tài?” Tôn Vũ nói: “Tướng thì phải: nhân, trí, tín, dũng, nghiêm.” Khi bàn về nghiêm Tôn Vũ nói lệnh tướng đưa ra thì ba quân phải thi hành, nếu không bị hành hình. Nhưng muốn thử tài, Lạp Hư bèn hỏi: “Đánh giặc thì đàn bà con gái làm nổi không?”. Tôn Vũ đáp: “Dạ được.” Lạp Hư lại hỏi: “Các phi tần của trẫm đánh giặc được không?” Vũ đáp: “Dạ được, nhưng phải luyện tập.” Lạp Hư cho chọn một tá cung phi đẹp, yêu kiều ra cho Vũ luyện tập.

Vũ ra lệnh các cung phi cầm kiếm xếp hàng. Khi ông ra lệnh các cô đưa kiếm lên đầu tiến tới. Các cô cười rũ rượi chẳng nghe lời. Ông nói: “Đây là lần đầu tat ha, nhưng nếu không nghe ta phạt rất nặng. Có thể là tử hình.” Cả Lạp Hư, lẫn cung phi cho đây là câu chuyện đùa. Ông lại ra lệnh như trước, các cung phi lại cười. Hai cô cười nhiều nhất chống kiếm cho khỏi ngã. Ông liền ra lệnh lôi hai cô chém đầu. Lạp Hư cản ông không nghe. Kết quả hai cô bị chém thật. Gông lại ra lệnh cho các cô làm và tất cả nghe nghe lệnh răm rắp.

Câu chuyện này cho thấy cái nghiêm của một tướng.

Chu Dịch với Binh pháp viết ở trang 15: “Tuyển chọn tướng soái chỉ huy quân đội, phải bổ nhiệm người hiền, không thể bổ nhiệm người thân. Bổ nhiệm người hiền thì thắng, bổ nhiệm người thân thì bại” quan điểm này phù hợp với đường lối cải cách của Thương Ưởng nước Tần. Nhờ vào đó mà nước Tần có nhiều tướng tài.

Một nước có tướng tài, biết áp dụng quân kỷ duy trì sức mạnh của đạo quân, lại biết phối hợp thiên thời, địa lợi, nhân hòa để tạo ra những mưu lược đánh địch thì nước ấy có cơ thắng trận. Nhưng muốn, mọi người tuân theo luật pháp thì đầu tiên là giới lãnh đạo quốc gia, và các tướng tá phải tôn trọng kỷ luật. Khi nói đến tài giỏi thì kiếm ra được không phải dễ, nhưng muốn kiếm ra người vừa giỏi vừa có tư cách thì càng khó hơn nhiều. Cái giỏi làm binh sĩ và các tướng dưới quyền khâm phục. Cái tư cách làm cho mọi người kính trọng. Giữ kỷ luật là một việc để duy trì sức mạnh của quân đội. Muốn có kỷ luật của binh sĩ thì người làm tướng phải biết tuân thủ kỷ luật đầu tiên. Phàm làm người thì ai thấy quần áo đẹp thì thích mặc; thấy món ngon thì thích ăn; thấy nhà đẹp muốn ở; thấy tiền nhiều muốn chiếm, và thấy người đẹp thì hết nói… Hơn nữa, bản tính chung của con người là thấy nặng ngọc thì ngại, bị cực khổ thì chịu không nổi, thấy vui thú thì ham muốn. Người tránh được các thứ này, sẽ giữ được kỷ luật, không cướp của người khác, không tham nhũng hối lộ. Có người sẽ nói muốn có người như vậy thì chắc phải chọn người tu sĩ chính cống và chưa chắc được người như vậy. Theo chúng tôi nên chọn ai có thể tránh các cái trên càng nhiều càng tốt. Đến như Hưng Đạo Vương mà cũng chưa hoàn thiện huống hồ người khác.

Nếu một người tướng làm bậy thì sĩ quan cấp dưới làm theo và binh sĩ trở thành trộm cướp. Từ đó chính nghĩa cuộc đấu tranh không còn và phá hoại hết cuộc chiến tranh nhân tâm. Chỉ người có tư cách mới làm được việc này.

Trong các danh tướng, ai ai cũng là những nhân tài năng quán thế, nhưng đọc đến Ngô Khởi, Điền Đan chúnh tôi cảm thấy các ông là mẫu người tướng lý tưởng.

Trên phương diện quân sự Ngô Khởi là một tướng đáng làm gương cho người tướng về sau. Dù rằng ông đã giết vợ ông người nước Tề để cầm quân đánh Tề là một điều khó tha thứ. Đây ta chỉ xét tư cách làm tướng mà thôi. Lúc làm tướng chỉ huy mấy chục vạn quân, ông vẫn mặc như một người lính, ăn uống chung với lính và ngủ cùng chỗ với lính. Khi di chuyển ông đi bộ cạnh lính. Dù rằng ông giữ luật rất nghiêm minh, nhưng tất cả binh lính thương ông vô cùng. Khi Ngụy Vũ Hầu đi thuyền với ông tỏ ra rất thích địa thế sông Tây Hà vì có núi non bao bọc để bảo vệ đất nước. Ông đem chuyện vua Kiệt nhà Hạ có Hoàng Hà, Thái Sơn bao bọc rồi cũng bị mất nước vì không được lòng dân. Vua Trụ nhà Ân có các núi Thái Hằng, Trường Sơn, Mạnh Môn và sông Đại Hà bảo vệ rồi cũng diệt vong vì không thắng nhân tâm. Ngụy Vũ Hầu nghe vậy cho là phải. Tóm lại ông cũng công nhận dù lợi địa bao nhiêu mà thua nhân tâm thì thua tất cả.

Còn Điền Đan là tướng Tề chống Yên. Ông cũng ăn, ở chung với binh sĩ, hòa đồng với dân, tất cả mọi người đều yêu mến ông. Đến khi khi Tề sắp bại, thì ông là người cứu vãn tình thế.

Bên cạnh các yếu tố liên quan đến sự chỉ huy, người làm tướng phải có một lòng quả cảm vô bờ, phải có một ý chí sắt đá, để đưa ra các quyết định sang suốt và kịp thời. Chu dịch với binh pháp” trang 15 đã viết: “…mà nhất định phải có vị tướng soái trí dũng song toàn, hiểu được chiến lược chiến thuật trong chiến tranh, xây dựng một đội quân có đủ sức chiến đấu mới có thể đánh bại địch giành thắng lợi.”

Ngoài các yếu tố cơ bản, một vị tướng có đầu óc bén nhạy, đoán trước được tâm lý đối phương cũng giúp vị tướng dễ dàng thắng trận. Người chỉ huy có thể nghiên cứu địa thế, thời tiết cùng tâm lý người tướng bên đối phương mà đoán ra chiến thuật của giặc. Rồi từ đó trương kế tựu kế ta bầy thế trận cho giặc vào tròng. Chẳng hạn như Tôn Tẫn là bạn của Bàng Quyên, nên ông biết rất nhiều tính tình của bạn mình. Vì thế khi trở thành địch thủ ông đoán đúng những gì mà Bàng Quyên nghĩ và làm. Chuyện Vua Solomon là một thí dụ khác về việc này.

Trong truyện Tam Quốc Chí- có phần thực, có phần hư- ta không khỏi thán phục nhân vật Khổng Minh. Một người có tài nhận xét tâm lý và đoán biết được ý nghĩ của đối phương. Để rồi từ đó ông biết nếu cho quân đánh phía nào thì giặc chạy về đâu. Khi cho quân đánh Tào Tháo, ông biết khi thua Tào Tháo sẽ chạy về vùng nào. Vì tính đa nghi, Tào Tháo sẽ bỏ đường nhỏ, tránh nơi không nghi binh vì sợ phục binh mà sẽ vào chỗ có nhiều nghi ngờ cờ quạt phất phới, chiêng trống inh tai. Cuối cùng Tào Tháo bị bít đường gặp Quan Vân Trường và được tha chết.

Một người tướng hay cả các người cầm vận mệnh quốc gia phải dùng lý trí để quyết định đánh hay không đánh. Nhiều khi một người vì các xúc cảm nay vì tình mà quyết định sẽ đưa trận đánh hay quốc gia vào chỗ thập phần nguy hiểm. Ta thấy Hittler một phần quyết đánh thành phố Stalin vì gét Stalin nên cuối cùng đã thảm bại. Ta quay lại câu chuyện Tam Quốc Chí. Ba anh em Lưu, Quan, Trương đều cuối cùng chết vì dùng tình cảm để quyết định. Quan Vân Trường thì khinh khi Tôn Quyền, nên bị Tôn Quyền diệt. Trương Phi thì muốn phục thù cái chết của Quan Vân Trường, nên uống rượu đánh cấp dưới, bị cấp dưới chặt đầu. Lưu Bị thì vì cái chết hai em mà quyết tâm đánh Ngô bất chấp lời khuyên của Khổng Minh và Triệu Tử Long, cuối cùng thất bại và bịnh rồi chết.
Xem ra như vậy, cà ba đều chết vì để sự quyết định không do lý trí mà bởi con tim.
Âu đó là cái gương cho người làm tướng.

Nhiều khi sự suy đoán phản ứng đối phương cũng làm cho chính phía mình bị nguy hiểm trước, nên đòi hỏi những binh sĩ thật can đảm. Nếu tính lầm một chút là ván cờ hoàn toàn đổi ngược. Chuyện con ngựa gỗ thành Troy khoảng năm 1700 BC là một đơn cử. Thí dụ nếu bên địch tò mò cho người lục lọi thì thật nguy hiểm cho các binh lính trong con ngựa. Tuy nhiên, tôi vẫn phục mưu kế của Nguyễn Nhạc trong cuộc tấn công thành Qui Nhơn hơn. Tôi chưa từng nghe chuyện một chủ tướng tự ngồi vào cũi để lính đem nộp cho giặc. Ông quả là can đảm phi thường.hư vậy việc lựa tướng là việc quan trọng của nguyên thủ quốc gia. Nước còn hay mất, thắng hay bại là một phần do sự lựa tướng. Các câu chuyện Bạch Khởi tránh Liêm Pha và đánh Triệu Quát; rồi Điền Đan tránh Nhạc Nghị đánh Kỵ Kiếp, đều là tránh tướng tài mà ra vậy.




[1] Có thuyết cho rằng ông là người nước Lương, lại có thuyết cho ông là tướng Tần.
[2] Trích từ Chu Dịch với binh pháp. Câu này cũng ám chỉ tới thiên thời, điạ lợi và nhân hòa.

No comments:

Post a Comment