Nghiên cứu CHIẾN HẠM 20
Hải quân thế giới sau thế chiến II
Cho đến ngày nay, trên thế giới không
còn nước nào sử dụng thiết giáp hạm. Duy chỉ Mỹ còn 4 chiếc thuộc lớp Iowa, có
khả năng tái tân trang đem vào sử dụng nếu cần. Còn tuần dương hạm thì hai nước
vẫn duy trì đó là Nga và Mỹ. Loại Hải Giám mà TQ vừa đưa là là loại tuần duyên.
Tuy nhiên, vì vẽ bản đồ lưỡi bò liếm trọn Biển Đông của ta, nên đường tuần
duyên quá xa làm nhiệm vụ của loại tàu này thành tuần viễn duyên hay tuần cận
dương.
Sau thế chiến thứ II đến 1990, thế giới ở
trong tình trạng chiến tranh lạnh giữa Tư Bản và Cộng Sản. Mỹ và Liên Xô đua
nhau sản xuất các tàu khổng lồ. Nay chiến tranh lạnh đã qua nhưng lại nảy sanh
một chàng khổng lồ, hiếu chiến muốn đánh lung tung làm thế giới nhất là Đông Á,
Đông Nam Á và Nam Á Châu tranh đua mua vũ khí. Lẽ đương nhiên, Mỹ, Nga cũng
không khoanh tay đứng nhìn. Ta lại xem một pha tranh đua sản xuất các con tàu
khổng lồ khác.
Tất cả loại tàu của hải quân trên thế giới
hiện nay được chia làm 7 loại chính:
- Hàng Không Mẫu Hạm- HKMH- Aircraft carrier.
- Trực Thăng Mẫu Hạm- TTMH- Helicopter carrier.
- Tuần Dương Hạm- Cruiser.
- Tàu ngầm- Submarine.
- Khu trục hạm- Guided Missile Destroyer.
- Khu trục hộ tống hạm- Frigate.
- Hộ tống hạm- Covette.
Các loại tầu nhỏ như tuần duyên, thả
mìn, vớt mìn...đã không được kể loại tàu chính.
- Hàng Không Mẫu Hạm- Aircraft carrier.
Loại thông thường là loại mà ta từ trước
đến nay vẫn thấy. Đó là loại chở các phi cơ chiến đấu tấn công bằng phi đạo
trên HKMH. Theo tiến trình khoa học và kỹ thuật, các HKMH này đã gia tăng trọng
tải rất nhiều. Trong số đó có những chiếc trọng lượng rẽ nước trên 75000 tấn được
gọi là supercarrier. Đặc biệt, một số trong những HKMH hiện đang sử dụng được
trang bị động cơ nguyên tử. Ngay chính trong loại HKMH nó cũng được chia làm 3
kiểu thiết kế:
- HKMH kiểu thông thường CATOBAR; B- kiểu ski jump STOBAR và C- kiểu cho phi cơ dùng phi đạo ngắn VTOSL.
Ba kiểu thiết kế:
- CATOBAR- HKMH loại thông thường
Kiểu này dùng Catapult Assisted Take-Off
But Arrested Recovery được gọi tắt là CATOBAR.
Dùng catapult lúc phóng
và dây bắt lại lúc đáp thì xuất hiện lâu và đã nói qua. Catapult từ lúc mơí
phát minh và cho mãi đến hết thế chiến II dùng thủy điều (hydrolic) đầy phi cơ
chạy tới trước trong lúc phi cơ cũng rồ máy chạy. Sau đó, máy ép hơi nước thay
thế làm việc này. Máy này to lớn nặng nề làm con tàu HKMH phải làm lớn hơn, tốn
tiền hơn. Sân bay loại này thì phẳng như sân bay thường, nhưng trên sân bay có
kẽ hẹp, dài, chạy dọc theo sân bay để một bộ phận máy thủy điều hay ép hơi nước
do một piston tạo ra chạy bên dưới. Đây là đường mà máy đẩy phi cơ tới trước.
Hệ thống catapult trên hàng không mẫu hạm
rất to lớn, kỹ thuật cao và tốn tiền. Trong thế chiến II, HKMH Mỹ USS Enterprise
đã phóng các oanh tạc cơ B-25 mà trọng lượng của phi cơ cộng thêm bom và nhiên
liệu lên đến 16 tấn. Như vậy ta thấy ngay sức mạnh của máy như thế nào. Hiện
nay, các HKMH Mỹ thường chở các máy bay F/A-18A Hornet, của McDonnell Douglas cũ và bây giờ là của Boeing, cũng nặng tới
trên 9000 kg.
Có một điều nhắc nhở bạn đọc là có thể
có hai hay ba HKMH cùng tên; như USS Enterprise cò 2 chiếc, nhưng một loại là
thời chiến tranh thứ II chạy bằng máy hơi nước; một loại là thời mới đây, dùng
nguyên tử năng. Hai chiếc này chỉ khác nhau ở mã số. Chiếc thời chiến tranh thứ
II có mã số, dựa theo cách thiết kế sườn thân tàu (hull classification symbol),
CV-6 còn chiếc mới đây có mã số là CVN-65. Con số sau càng lớn thì tàu càng mới.
Vậy 65 phải mới hơn 6. Có bạn sẽ đặt câu hỏi tại sao cái cũ là CV mà chiếc mới
CVN. dạ thưa chữ N là Nuclear propulsion - nguyên tử năng. Hải quân Mỹ căn cứ
vào vỏ tàu mã số mà biết tàu loại gì. CV nói chung là HKMH; CVA là HKMH tấn
công (attack aircraft carrier; A do Attack), CVB HKMH lớn (large aircraft
carrier), CVL HKMH nhẹ (light aircraft carrier), CVN là HKMH nguyên tử
(aircraft carrier (nuclear propulsion)) và CVAN là HKMH tấn công nguyên tử
(attack aircraft carrier (nuclear propulsion)).
Trên thế giới ngày nay có ba nước dùng
loại này. Đó là chiếc NAe São Paulo của Brazil, chiếc Charles De Gaulle của Pháp
tất cả HKMH của Mỹ. Ngay cả các các siêu hàng không mẩu hạm nguyên tử lớp
Nimitz của Mỹ mà chiếc USS Washington là một cũng trang bị catapult hơi nước.
Chiếc này đang đóng đô tại Nhật và thường xuyên đến Biển Đông cùng Việt Nam tập
dượt cứu nạn, mà mục đích làm nản lòng kẻ xâm lăng phương bắc.
Ngoài chiếc NAe São Paulo của Brazil, một chiếc mua của Pháp năm 2000, tất cả các
chiếc khác đều trang bị với động cơ nguyên tử. Loại HKMH nguyên tử ra đời từ
năm 1961, mà chiếc đầu tiên có tên là USS Enterprise. Pháp cũng tìm cách sản xuất
chiếc Charles De Gaulle dùng năng lượng nguyên tử, nhưng kích thước rất kiêm tốn
so với các HKMH của Mỹ.
Vì USS
Enterprise là chiếc chạy bằng nguyên tử năng đầu tiên, nên có sự chú ý rất nhiều
ở khắp thế giới. Chiếc này trọng lượng rẽ nước 95000 tấn gần 4 lần so với các
KHMH đầu thề chiến thứ II, dài 342 m, chứa được 90 phi cơ. Các HKMH hay bất kỳ
con tàu nào họat động cũng phải về bến để tu bổ, lấy tiếp liệu. Nhưng đối với chiếc
Enterprise thì muốn đi bao nhiêu cũng được và nếu cần nó di chuyển liên tiếp 20
đến 25 năm. Các HKMH kiểu này được gọi là siêu HKMH.
Có bạn hỏi, nếu
máy chạy tàu bị gãy một hai vài bộ phận thì sao? Nó phải quay về bến thì làm gì
có chuyện 25 năm được. Hay chắc phải cho phi cơ bay trong đất liền ra mà chở
theo các bộ phân thay thế. Thưa không. Trên siêu HKMH có một xưởng với đầy đủ
máy móc để tiện, cưa, đục dũa các bộ phận ấy.
Nếu bạn muốn
xem sự so sánh các KHMH với nhau để xem chúng thay đổi như thế nào thì chắc ta
phải so sánh các con tàu của Mỹ với nhau vì hình như cho đến năm 2020 này thì
USA vẫn là bá chủ của ngành HKMH. Dưới đây là bảng so sánh các con số từ sau thế
chiến II.
So sánh HKMH MỸ- trước & sau thế chiến II | |||||||||
Lớp | Hạ
thủy Lần đầu |
Lượng
rẽ nước (tấn) |
Chiều
dài m |
Chiều rộng m |
Vận
tốc km/h |
Năng Lượng | Hoạt tầm km |
số tàu hạ thủy |
số phi cơ chở |
Essex | 1941 | 36400 | 270 | 45 | steam turbine | 37000 | 24 | 100 | |
Midway | 1945 | 45000 | 295 | 34 | 61 | steam turbine | 3 | 137 | |
Forrestal | 1954 super carrier |
75000 | 300 | 39.42 | 63 | steam turbine | 4 | 90 | |
Kitty Hawk | 1961 super carrier |
81700 | 326 | 40 | 59 | steam turbine | 4 | 90 | |
Enterprise | 1961 super carrier |
94800 | 342 | 40.5 | 62.2 | Nguyên tử | không giới hạn | 1 | 90 |
Nimitz | 1975 super carrier |
105000 | 333 | 76.8 | 56 | Nguyên tử | không giới hạn | 10 | 90 |
Mới đây Hoa Kỷ cho hạ thủy một chiếc
HKMH nguyên tử đời mới lớp USS Gerald R. Ford. Chiếc nay đang trong thời gian
làm chi tiết, cùng để thủy đoàn tập tành làm quen, nên chưa cho ra phục vụ. Chiếc
này không dùng máy phóng catapult cũ nữa mà máy mới hoạt động bằng điện từ. Các
hệ thống rada, máy vi tính cùng các bộ máy nhạy cảm đều là các thứ thật tối
tân. Mỹ dự định hạ thủy 3 chiếc lớp này trong những năm gần đây, để
thay thế các chiếc lớp Nimitz tương đối đã cũ.
Và đây là khích thước so sanh hai HKMH nguyên tử mới
nhất của Mỹ mà hoạt tầm không giới hạn
Năm Rẽ Dài vận số
hạ Nước m tốc máy
thủy tấn km/h bay
Nimitz 1975 105000 333 56 90
Gerald R. Ford 2013 112000 337 56 90
Gerald R. Ford 2013 112000 337 56 90
Dù là to lớn hơn, nhưng chiếc Gerald R.
Ford có con số thủy thủ đoàn giảm gần 2000 người, nên đã tiết kiệm cho ngân
sách quốc gia. Sở dĩ có nghịch lý ấy là vì nhiều bộ phận trước kia do người điều
kiển thì nay do máy vi tính làm. Với kích thước lớn hơn, nhưng số phi cơ vẫn
không hơn. Tại sao vậy? Đó là tại vì các lớp máy bay sắp ra đời càng ngày càng
nặng hơn.
Máy phóng catapult dùng điện từ-
Electromagetic- nhẹ hơn, sạch sẽ hơn, ít phải bảo tồn và quan trọng nhất là chu
kỳ cho sự tái hoạt động nhanh hơn. Với chu kỳ ngắn hơn nên họ có thể phóng nhiều
phi cơ lên không nhanh hơn. Đây là một yếu tố quan trọng trong kỹ thuật tác chiến.
No comments:
Post a Comment