VII- Ain
Jalut
A- Thiên thời.
Cho đến bây giờ
chúng ta mới có dịp bình luận cái khuyết điểm thuộc về Mông Cổ. Nói về thời
gian và thời tiết thì không có gì đáng nói, nhưng nói về “thời cơ” thì lần này Mông Cổ không có.
Chắc hẳn quý đọc
giả nhớ chuyện hãn Hülagü nghe tin anh ruột là Mongke đang làm đại hãn qua đời
và người anh kế là Hốt Tất Liệt cùng người em út là Arige- Boke, đang tranh
nhau cái ghế đại hãn. Hülagü vội vàng đem đại quân về Krakorum chỉ để lại cho
Ketbugha 1 tjumen. Tuy với 10000 quân ô hợp trong tay, Ketbugha vẫn tiếp tục
công việc mở mang đế quốc. Đây chính là không có thời của Mông Cổ. Cùng chính
lúc ấy lại có hục hặc giữa Mông Cổ ở trung đông và Mông Cổ ở Nga.
Trong khi ấy
Mamluk thì trái lại, họ đang ở vào thời xung mãn nhất.
Vậy chuyện “Thiên Thời” này Mông Cổ đã thua.
B- Địa lợi.
Một điểm nực
cười là chính Ketbugha đã lựa chọn địa điểm thích hợp cho một trận chiến kị
binh. Tuy nhiên, quân Mamluk lại cũng dùng toàn kị binh nên không ai có lợi thế
trong địa lợi cả. Cả hai cùng có lợi địa nên cùng được 2 điểm.
C-Nhân hòa.
Chúng ta đã biết
sau khi Orda và Batu qua đời thì Becke lên nắm quyền và gom cả hai horde vào
làm một tạo ra Golden Horde vào năm 1257. Golden Horde kiểm soát tất cả các
vùng thảo nguyên rộng lớn nam Nga và Kazakhstan. Cùng năm ấy, Becke ra nhập đạo
Hồi liên hệ mật thiết với các nước vùng Trung Đông và Ai Cập.
Khi Hülagü cho
tấn công kinh đô Hồi Giáo, Becke rất phẫn nộ. Ông đã từng tuyên bố sẽ bắt
Hülagü giải thích trước “thượng đế”
về việc này.
Cánh quân của
Ketbugha là 10000 ngừơi ô hợp, mới tuyển từ Georgia, Armenia và Seljuk Rum gốc
Anatolia mà thành phần tôn giáo cũng phức tạp. Trong khi ấy, quân Mamluk, cũng
ô hợp, nhưng đa số là người gốc Thổ Nhĩ Kỳ, và cùng một tôn giáo là đạo Hồi,
lại được huấn luyện lâu hơn. Họ lại được trả tự do và có quyền làm tướng sau
giai đoạn học giáo lý, nên đồng lòng giết giặc.
Điều này Mông Cổ
cũng thua về “Nhân Hòa”. Mamluk được
2 điểm, MC được 1 điểm nhờ vào kỷ luật gò bó tất cả phải nghe lệnh thượng cấp.
D- Chiến Thuật và Tổ chức
Vì hai bên dung
kị mã nhanh nhẹn như nhau và cùng không thấy đưa ra chiến thuật nào đặc biệt
nên chiến thuật đồng đều là 0 điểm.
Tổ chức quân đội
cũng tương tự nhau, nên tổ chức cũng đồng đều 1 điểm.
E- Vũ Khí.
Theo một số sử
liệu thì quân Mamluk trong trận này đã biết dùng chất nổ do các nhà hóa học Á
Rập phát minh. Chính vì vũ khí này làm ngựa của Mông Cổ hoảng vía không di chuyển như ý các kị mã và như vậy làm hư
đội hình.
Vì đây là trận
đánh toàn kị mã, nên Mông Cổ
không thể dùng loại nỏ khổng lồ công thành. Với vũ khí hóa học, chất nổ nên Mamluk
đã được 2 điểm. Cung của Mông Cổ
vẫn lợi hại nên được 1 điểm. Vậy Mông Cổ cũng thua về “Vũ Khí” nốt.
F- Tướng.
Về điểm tướng
tài, thì hai bên đều không đưa ra một đặc điểm nào đáng chú ý, nên coi như đồng
đều. Dù sao ta thấy lúc cần phải quyết tử thì tướng Mamluk đã hô câu thượng đế
ngài hãy giúp các đầy tớ của ngài giết giặc. Ông ấy đã biết dùng tâm lý chiến
nên phải cho ông ta 1 điểm.
|
Mamluk
|
MC
|
A- Thiên thời.
|
2
|
0
|
B- Địa lợi.
|
2
|
2
|
C- Nhân hòa
|
2
|
1
|
D- Chiến thuật
|
1
|
1
|
E- Vũ khí-trang bị
|
2
|
1
|
F- Chọn tướng
|
1
|
0
|
Tổng số điểm
|
10
|
5
|
G- Phục thù.
Thông thường khi
Mông Cổ đụng độ lần đầu, mà các nhà phân tích gọi là trận thăm dò, trinh sát
thì quân số chỉ chừng 10000 đến 20000 ngàn. Lúc đánh Tây Liêu, Nga đều như vậy.
Tất cả các trận này quân số của Mông Cổ không quá ba vạn quân. Thắng thì họ
đánh tiếp, thua thì họ quay về chuẩn bị mang đại quân phục thù. Với cái kinh
nghiệm vừa thua họ chuẩn bị môt chiến pháp mới. Các trận tiêu biểu như Jebe,
Subutai tấn công Georgia, nhưng bị thua. Họ rút lui, nhưng biết chiến thuật đối
phương, nên sau đó bổ xung quân số họ quay lại và diệt đạo quân Georgia. Nếu
thấy không kham thì Jebe và Subutai sẽ quay theo đường cũ trở về với Thanh Cát
Tư Hãn.
Trận chiến khác
là lúc cánh quân này bị phục kích trên đèo dãy Ural năm 1223, họ vẫn tiếp tục
rút dù bị thiệt hại, nhưng sau họ quay lại năm 1240 và trả thù tàn nhẫn. Khi
đánh Nga, Ba Lan, Hung họ cũng nhiều lần làm như vậy.
Tuy nhiên, tại
sao họ không trả thù vụ Ain Jalut?
Khi Hülagü quay
lại vùng Trung Đông, ông không thể trả thù vì cái cản trở lớn nhất không phải
là Mamluk mà là quân Mông Cổ của Golden Horde. Như ta đã thấy nói về trận Ain
Jalut, thì sau khi vừa đặt chân lại phần đất Á Rập, thì Hülagü phải đương đầu
ngay với các cuộc tấn công của Berke.
Như vậy Hülagü
làm sao có cơ hội trả thù Ai Cập Mamluk.
Sự can thiệt của
Berke đã cứu thoát các phần đất Hồi giáo khác, và cũng ngăn quân Mông xuống Ai
Cập trả thù.
Nói như vậy thì
Ai Cập Mamluk đã gặp thời cơ, tránh được các cuộc tấn công khác đẫm máu của
Mông Cổ và chẳng biết kết quả ra sao.
Tóm lại quân
Mông Cổ ở đất Á Rập đã chịu nhịn nhục thua vì quân Mông Cổ của Golden Horde.
Hay Mông Cổ thua bởi Mông Cổ.
VIII- Cao
Ly.
A- Thiên Thời.
Thiên thời nghĩa
thời tiết thì hai bên bằng nhau. Vì Mông Cổ và Cao Ly có khí hậu lạnh và hai
bên đều quen với cái giá buốt mùa đông. Nếu nhìn kỹ hơn về địa lý thì đất Mông
Cỗ còn lạnh hơn cả Cao Ly tại Cao Ly còn biển bao 3 phía.
Mông Cổ đánh lần
ba đã thắng lợi vì “Thời Cơ”. Lúc ấy
Cao Ly bị bất ổn chính trị. Như ta biết khi đang lo chống giặc thì một trong
các tướng của dòng Ch’eo đột nhiên bị ám sát năm 1258. Lòng dân quân xáo trộn.
Hơn nữa triều đình không mấy quyết tâm chống giặc. Đây là một điểm để ta thấy “Thiên Thời” MC đã được 1 điểm.
B- Địa lợi.
Bán đảo Cao Ly
đầy núi đồi chập chùng, chỉ có miền tây nam là bằng bặn. Nhưng đến đây thì phải
vượt nhiều ngọn núi, nhất là dãy Trường Bạch ngăn Nãm Châu và Cao Ly. Muốn đến đây
dễ dàng thì Mông Cổ phải xuất phát từ Sơn Đông bằng thủy quân.
Nói như vậy thì
Cao Ly chiến ưu thế về địa lợi.
C- Nhân Hòa
Cũng trong lần
thứ ba thì Cao Ly hoàn toàn sụp đổ cũng chỉ tại tinh thần chiến đấu và ông phò
mã rể quý của Hốt Tất Liệt chủ trương dâng đất cho kẻ thù. Trong quyển “Cuộc kháng chiến chống xâm lược Nguyên Mông thế
kỷ XIII” của ông Hà Văn Tấn và bà Phạm Thị Tâm trang 320 có ghi: “Vua Triều Tiên là Cao Tông Triệt buổi đầu đã
dời đô ra đảo Giang Hoa chống lại kẻ thù. Nhưng khi con trai của ông ta là Diển
làm con tin ở triều đình Mông Cổ về nước thì tình hình đổi khác. Điển biến
thành tay sai cho kẻ thù và Triều Tiên thực sự trở thành một thuộc quốc của MC.”
Tướng Ch’eo bị
ám sát đã góp thêm vào việc Cao Ly thua về nhân hòa.
Vậy Nhân Hòa MC cũng chiếm thượng phong và
được 2 điểm.
D- Vũ Khí
Tuy vũ khí MC
với các súng phóng đá, bom nhưng các tướng Cao Ly cũng rất nhiều sáng kiến bằng
cách dùng rơm làm đốt lửa, kim loại nóng chảy…
Mông cổ 2 điểm;
Cao Ly được 1.
E- Tinh Thần
Trong ba cuộc
tấn công của Mông Cổ vào Cao Ly, ta thấy tinh thần chiến đấu họ lên rất cao.
Trong lần đầu quân Cao Ly đã đẩy lui quân Mông với Pak So, Kim Yunhu ỡ phương
bắc, Lý Long Tường ở phương nam và với một lòng quyết chiến của dân Cao Ly.
Nói về phần này
ta thấy dân Cao Ly thắng trong “tinh thần”
.
Ngay trong lần
đầu, khi Mông Cổ gần tới Kinh đô thì triều đình đã đầu hàng và phải cống “10000 tấm da rái cá, 20000 con ngựa và 10000
tấm lụa cùng quần áo cho 1 triệu lính.”
Như vậy tinh
thần của triều đình không có nên chỉ được 1 điểm. Cùng khi ấy, quân Mông Cổ vẫn có tinh thần cướp phá,
nên Mông Cổ được 1 điểm.
Các điểm khác
không có gì đáng nói.
Cao Ly đã thua
trận vì triều đình thiếu “Thiên Thời”
, “Nhân Hòa” và “Vũ Khí”.
F- Tướng.
Trong phần so
sánh tướng hai bên ta thấy nhiều điểm thú vị.
Bên Cao Ly có
nhiều tướng vũ dũng như Pak So, Kim Kyongson trấn thủ thành Kuju; Lý Long Tường
đánh nhau với MC cho đến già; tướng Song Munju tử thủ trên đồi “sansong”
và nhà sư tướng quân Kim Yunh bắn chết tướng MC. Bên Mông cũng có tướng
giỏi, nhưng công tâm mà nói tướng bên Cao Ly có phần trội hơn.
Thảo Nguyên-
Vùng tung hoành
của chiến mã
|
Cao Ly
|
MC
|
A- Thiên thời
|
0
|
1
|
B- Nhân hòa
|
0
|
2
|
C- Địa lợi.
|
2
|
0
|
D- Vũ khí
|
1
|
2
|
E- Tinh thần.
|
1
|
1
|
F- Chọn tướng
|
2
|
1
|
Tổng số điểm
|
6
|
7
|
Xem thế hai bên
gần tương đương nhưng bên Cao Ly nhân hòa giữa dân chúng và triều đình không
có, nên bị thua.
No comments:
Post a Comment