XI- Bagan
(Miến Điện)
A- Công Tâm
Như ta đã thấy,
vua Narathihapate sùng đạo đi đến quá thái. Ông
cho xây rất nhiều chùa vĩ đại Riêng chùa Mingalazedi này được xây bằng gạch lợp
ngói Jataka và có các lọng giát ngọc làm cho ngân quỹ quốc gia tốn kém, dân
chúng đói khổ oán than. Ông này lại rất xa xí, ăn uống xa hoa với 300 món cà ri
hàng ngày, rồi lại có tới 3000 bà quí phi phục dịch. Chẳng biết sức phóng đại
là bao nhiêu, nhung có một diểm chắc chắn là rất hoang phí.
Cùng khi ấy ông
đem quân đánh Nguyên Mông trước gây ra không nhiều thì ít người dân thấy đó là
việc chẳng nên làm. Chuyện này làm cho Nguyên Mông có cớ sang đánh lại.
Trong tình trạng
đó, vua Narathihapate đã không thắng được trong
việc “Công Tâm”.
Bên Nguyên Mông
đã được bàn nhiều nên hai bên cũng chẳng được điểm nào.
B- Công lương
Bản chất Mông Cổ
là cướp lương thực của các nước nuôi quân. Khi Nguyên Mông tràn sang Bagan, vua
quan nước này cũng như Âu Châu đã không có biện pháp ngăn ngừa.
Nguyên Mông lại
được 1 điểm
C- Thiên thời
1. Thời tiết-
Khí hậu
Thời tiết, khí
hậu của Bagan ( Miến) rất khó chịu, nó cũng nóng ẩm như các quốc gia vùng Đông
Nam Á. Theo các nghiên cứu thời tiết của ngành du lịch trên internet về Miến
thì nhiệt độ cao nhất từ tháng 3 đến tháng 4 dương lịch. Ở vùng trung châu
(vùng Mandalay và cổ thành Bagan) vào khoảng có thể lên tới 43.3 ° C (110 ° F).
Vùng cao nguyên Shan ở bắc Miến giáp ranh với Vân Nam tương đối mát hơn, và
nhiệt độ trong cùng các tháng ấy thay đổi từ 29.4 ° C (85 ° F) đến 35 ° C (95 °
F).
Trong khi ấy mưa
nhiều từ tháng 5 đến cuối tháng 10. Ở trung châu lượng mưa hàng năm khoảng gần
30 cm và ở các vùng miền nam trên các đồng bằng và duyên hải lượng nước mưa có
thể đến 500 cm.
Căn cứ vào các
nghiên cứu này thì khí hậu Miến còn khắc nghiệt hơn nước mình vì theo phổ biến
của tòa đại sứ Việt Nam tại Luân Đôn thì ta thấy bảng phân chia nhiệt độ sau:
Và lượng nước
mưa trung bình là 100 cm/năm. Một vài vùng ven biển lượng nước mưa có thể lên
tới 250 cm/năm
Với các nghiên
cứu ấy ta thấy “ThờiTiết” thuộc về
quân, dân Miến vì người Mông Cổ chịu nóng rất kém.
2. Thời cơ.
Như đã viết ở
trên, quân Nguyên Mông sang đánh đúng lúc kinh tế nước này kiệt quệ, dân tình
đói khổ, không mấy ủng hộ triều đình vua Narathihapate.
Dù theo bài viết
của Stephen Turnbull hay của ông Tấn và bà Tâm, Nguyên Mông sang lần sau cùng
khi Miến có xáo trộng chính trị.
Quân Mông cổ đã
chiếm được “Thời Cơ”.
Tóm lại, Miến
được 1 điểm về thời tiết, Mông được 1 điểm về thời cơ.
D- Địa lợi.
Bàn về địa lợi
thì ta đã thấy khi xem phần nói về địa lý của Miến. Đây là đất rất tốt cho
chiến tranh du kích, vậy mà người Miến đã để mất cơ hội. Dù sao Miến chiếm ưu
thế về “Địa Lợi” vì đây không phải là
đất của kị binh. Kết quả là 1-1.
E- Nhân hòa.
Dựa vào phần
công tâm và ở phần lịch sử Miến Điện, ta thấy trong thời gian Mông Cổ sang thì
cả nước không đồng tâm diệt giặc. Vua Narathihapate đã bỏ chạy mà không chống cự
để đến nỗi dân Bagan gọi ông là vua “Tarokpyemin”, tiếng Miến có nghĩa
là “Ông vua chạy trốn Trung Quốc”. Thêm vào đó sự tham lam ích của hoàng tử
Thihathu (Sihasùra) đã đầu độc ông chết.
Trong quyển
“Cuộc kháng chiến chống xâm lược Nguyên Mông thế kỷ XIII” của ông Hà Văn Tấn và
bà Phạm Thị Tâm cũng ghi vào văm 1284, khi bị MC tấn công, vua Miến là
Narasìhapati đã bỏ thành chạy. Sau khi Narasìhapati chết, con trai là Sihasùra
đã giết anh là Urzanà để đoạt ngôi. Sau đó năm 1287, quân Mông Cổ đã chiếm được kinh đô Pagan, vương
triều Pagan đổ.
Quân Nguyên Mông sang đây đồng lòng cướp phá,
nhưng dân Bagan không ưa họ.
Vậy Nguyên Mông
đã thắng trong trận chiến “Nhân Hòa” với
1 điểm.
F- Tổ chức quân đội.
Ta không biết
thực sự quân đội nước này là bao nhiêu. Căn cứ vào cái bia ở chùa thì vua
Narasìhapati điều khiển một đạo quân đến 36 triệu. Khi quân Mông sang họ lại
viết đạo quân Nguyên Mông ấy là 6 triệu làm tất cả các sử gia cho là quá hư
trương. Có thể con số đã dịch thành đơn vị hàng triệu là sai chăng. Quân Bagan
có đội tượng binh, chiếm ưu thế so với kị binh. Dù sao quân Bagan vẫn đông,
nhưng cách tổ chức đội ngũ thì chắc không bằng Nguyên Mông.
Vậy phần lại hòa
1-1.
G- Huấn luyện.
Phần này ta
không biết nhiều về cách huấn luyện quân đội của Bagan nên bỏ qua.
H- Chiến Thuật.
Quân Miến không
thấy đưa ra một chiến thuật nào hay trong khi địa lợi họ giữ, thời tiết họ nắm,
tượng binh hùng hậu. Ngược lại các tướng Mông Cổ lại lợi dụng rừng núi với cây
cối chằng chịt để làm bẫy bắt voi. Đáng tiếc địa lợi bị chiến thuật Nguyên Mông
nắm lấy.
Về yếu tố “Chiến Thuật” Nguyên Mông đã thắng với 2
điểm.
I- Tinh thần.
Mặt tinh thần ta
cũng không thấy rõ vấn đề giữa hai bên.
J- Vũ Khí-trang bị.
Trong các phần
lịch sử của Miến- Mông ta không thấy nói gì tới pháo. Như vậy có thể quân
Nguyên Mông không đem nổi các khẩu trebuchet khổng lồ vượt núi cao, đèo sâu qua
đây. Như vậy quân đội Nguyên Mông sang đánh miến chỉ có kị binh và bộ binh
thôi. Đạo quân này giỏi hơn về kị binh, trong khi Miến có tượng binh vậy kể như
hòa.
K- Kỷ luật-Tình báo.
Hai phần kỷ luật
và tình báo ta cũng chẳng biết nhiều về hai bên, nên kể như huề nhau.
L- Chọn Tướng.
Tướng Nguyên
Mông như Neser ad-Din can đảm, mưu lược. Tướng Miến hay bỏ chạy không thể so
sánh được với tướng Nguyên Mông.
Về “Chọn Tướng” Nguyên Mông thắng.
Kết luận:
Khi đọc một số
sử về cuộc chiến giữa Miến và Nguyên Mông, vài tác giả viết Nguyên Mông thua vì
không kiểm soát được toàn thể Miến Điện. Trong khi ấy, một số khác lại cho rằng
Nguyên Mông thắng.
Riêng cá nhân
của chúng tôi, chúng tôi nghĩ Nguyên Mông đã thắng vì các lí do sau đây:
* Nguyên Mông đã
áp đặt được một triều đại bù nhìn triều cống Mông Cổ.
* Vua Miến đã phải cho con trai sang chầu. Theo
quyển sử “An Nam Chí Lược” của Lê Tắc (Do Viện Đại Học Huế dịch và ấn hành
trang 30) có nhắc lại lời nói của sứ giả Trương Đạo Lập với vua Trần câu sau
đây: “…vua Diến cảm phục, đầu hàng rồi
sai người con trai đúng kỳ hạn vào chầu và cống hiến…”
* Đệ nhất đế quốc Miến Điện đã sụp đổ sau cuộc xâm
lăng này.
XII- Java
A- Công Lương
Cũng như Nhật Bản, Java ở xa lục địa, nên việc
chuyển vận lương thực. Vì khoảng đường đường từ Khâm Châu đến Java xa hơn từ
Cao Ly đến Nhật rất nhiều, nên ưu thế của Java còn tăng hơn so với Nhật. Nếu
như quân Nguyên Mông muốn xin viện binh, hay thêm lương thực thì chắc là đạo
quân ấy bị tiêu diệt mà viện binh, lương thực chưa tới. Từ khi có lịch sử cho
đến thế kỉ XIII, Trung Quốc chưa bao giờ có thể đi xâm lăng một nước xa bờ như
vậy.
Phần này Java thắng thế.
B- Thiên thời
1. Thời Tiết
Dưới đây là bảng phân phối nhiệt độ ở Jakarta-
Java, nơi quân Nguyên Mông sang xâm lăng.
Bảng
nhiệt độ trung bình hàng năm ở Jakarta.
Trích từ website :
Weather.com/travel
Nhìn vào biểu đồ
này ta thấy nhiệt độ quanh năm nơi đây biến thiên từ 24 độ C (73 độ F) đến 34 độ C (90 độ F). Như vậy còn
mát mẻ hơn Việt Nam ta. Vì mưa quanh năm, nên đất đai lắm sình lầy. Không phải
địa bàn cho kị binh.
Khí hậu này Mông
Cổ không có lợi. Java được 1 điểm.
2. Thời Cơ:
Khi quân Nguyên
Mông sang xâm lăng thì nước này đang có xáo trộn chính trị vì quân phản loạn.
Nguyên Mông lại
chiếm tiên cơ, nên được 1 điểm.
C- Địa lợi.
Java là xứ nhiệt
đới với rừng già chi chít, sầm uất, không có lợi cho kị binh. Thêm vào đó xứ
này có nhiều kinh rạch nhỏ nên không lợi cho thuyền bè lớn của Mông Cổ. Người
Java đã biết lợi dụng địa thế để chống quân thù.
Phần địa lợi
thuộc về Java.
D- Nhân hòa.
Vì có đám phản
loạn, đất Java không hoàn toàn dưới quyền kiểm soát của triều đình Kertanagara.
Bên Nguyên Mông lại gồm quân ô hợp Hán
Mông nên cũng chẳng mấy đồng tâm. Cả quân xâm lược lẫn nước chống đều không ai
chiếm ưu thế
E- Tổ chức quân đội.
Quân Java bị loạn
quân vây hãm khốn cùng, chứng tỏ quân tổ chức đã đến lúc tan rã, may nhờ Nguyên
Mông cứu họ. Quân Nguyên Mông có tổ chức chu đáo từ thủy đến lục nên họ nắm ưu
thế. Nguyên Mông được trọn 2 điểm.
F- Huấn luyện.
Như phân tích
mục trên, huấn luyện của quân Java không bằng Nguyên Mông. Vì vậy họ thắng thế
mãi cho đến khi bị lừa.
G- Chiến Thuật.
Về phương diện
chiến thuật, ta thấy phò mã Jijaya đã gạt được Shi-bi, không những phục kích mà
còn dùng quân Nguyên Mông đánh phản loạn. Như vậy Java thắng thế trong chiến
thuật.
H- Vũ khí.
Theo lịch sử ta
không thấy nói Nguyên Mông mang súng catapult, chỉ có bộ binh, kị binh. Dù kị
binh không được dùng nhiều, nhưng vũ khí Nguyên Mông vẫn mạnh hơn chút đỉnh nhờ
vào các chiến thuyền mạnh mẽ.
I- Tinh thần.
Trong phương diện
tinh thần, ta không thấy lịch sử nói nhiều, nên ta bỏ qua phần phân tích này.
J- Tướng.
Phần tướng ta
thấy Mông Cổ tướng cũng giỏi đánh thắng khắp nơi. Cuối cùng bị phục kích nên
phải rút về. Dù sao đi nữa, Jijaya biết áp dụng chiến thuật du kích để đánh kẻ
thù mạnh. Java đã thắng được Nguyên Mông 1 điểm.
K- Tại sao Mông Cổ không trả thù?
Nhận
xét theo thông thường, ta thấy với lần đánh đầu tiên của Mông Cổ chỉ là trận
thăm dò như chúng tôi đã phân tích trận Ain Jalut. Và sau này, khi Nguyên Mông
đánh Đại Việt năm 1257 cùng Nhật năm 1274 đều có quân số tương tự. Sau các lần
đó, Nguyên Mông đem quân số cả chục vạn trở lên đánh trả thù.
Khi đoàn quân do
tướng Shi-bi thất bại trở về thì tướng này đã bị đánh đòn. Hốt Tất Liệt chắc
chắn muốn trả thù, nhưng ngay năm sau 1294, ông ta qua đời. Rồi cháu nội[1]
là Esen Temur lên thay, hủy bỏ tất cả các cuộc viễn chinh vào Đại Việt lẫn
Java. Nếu Hốt Tất Liệt vẫn còn thì chắc Java sẽ nếm mùi tàn phá của ít nhất là
10 vạn quân Nguyên Mông. Đến lúc ấy ta mới có thể thấy Jijaya có thật sự tài
ba, dũng cảm và nhân dân Java có thật sự đoàn kết sau lưng vị lãnh đạo hay
không.
Ta cũng nên nhớ
rằng Esen Temur là người đã từng cầm quân đánh Bagan. Ông ta đã nếm mùi khí
hậu, địa thế rừng già cùng đồng nước mênh mông và các cuộc phục kích. Ông nhận
ra rằng đánh các nước ở Đông Nam Á và các nước đảo không lợi, nên mới bỏ hẳn
các cuộc xâm lược. Hốt Tất Liệt thì chỉ nhìn thấy ông đã thôn tính được nước
Tống khổng lồ, nên nghĩ rằng các nước nhỏ khác dễ nuốt hơn. Ông đã lầm.
XIII-
Tổng kết.
Nhìn lại các
trận đánh của Mông Cổ, ta thấy họ thắng rất nhiều và thắng rất lớn. Tuy vậy, họ
cũng đã thua và ta xem thử họ thua như thế nào:
1/. Thua quân
Georgia của vua Vua Giorgi IV Lasha, đông hơn gấp ba.
2/. Thua Cuman ở
thảo nguyên. Trận này lịch sử không nói rõ diễn biến nên không thể kết luận rõ
ràng.
3/. Trận thua
liên quân Nga gồm Cuman và Volhynia tấn công họ bằng nỏ ở sông Kalka.
4/. Trận này
thua là bị phục khích ở Khi vượt sông Volga thì bị phục kích gần Samara Bend bởi quân của iltäbär (vua) Ghabdulla Chelbir của xứ
Bulgar, cộng thêm quân của inäzors
(hoàng tử) Mordvin là Puresh và Purgaz làm thiệt hại quân Mông.
5/. Trận thua ở
Hung Gia Lợi, khi bị tấn công bất ngờ ban đêm bởi ông hoàng Kálmán và tổng giám
mục Ugrin ở cầu sông Sajó. Cũng tại Hung quân đội Mông bị thiệt hại nặng sau
này vì bị phục kích, tấn công bất ngờ hay nói cách khác là du kích chiến.
6/. Thua Mamluk.
Trong các trận đánh từ đông sang tây thì trận Ain Jalut là trận Mông Cổ thua duy nhất
về kị binh. Trận này cũng chứng tỏ cho thế giới biết kị binh Mông Cổ không phải là một huyền thoại vô
địch.
7/.Thiệt hại lẽ
tẻ nhưng tổng kết khá nặng tại nam Bagan khi bị phục kích.
8/. Thua Nhật vì
bão.
9/. Thua quân
Java vì bị phục kích trong rừng.
Một lỗi lầm
chung của các nước thất bại là không biết dùng du kích chiến. Hầu hết các nhà
lãnh đạo quen sống trên nhung lụa, chịu cực nhọc không được, nên cứ bám vào các
thành để chống cự. Quân Mông Cổ
tấn công các nơi này, biết các nhà lãnh đạo ở trong đó, nên họ cứ tiếp tục tấn
công. Giả sử các nhà lãnh đạo bỏ thành chạy vào rừng như Vijaya thì cơ hội
thoát thân dễ dàng hơn và tái phối trí đánh trả lại.
Nhìn vào đây ta
kết luận Mông Cổ nói chung đã
thua về du kích.
Đội
bắn đá
TREBUCHET
Hình
vẽ bẳng Solidworks & Photowork
VNKT
[1] Theo nhiều tài liệu kể cả “A Traveller’s
History of China”. Trong Khi quyển “A Concise History of China” lại viết Temur
là con thứ hai. Thật ra người con cả của Hốt Tất Liệt tên Zhenjin sẽ nối ngôi,
nhưng ông này qua đời sớm, nên đã sinh ra chuyện naỳ
No comments:
Post a Comment