(TT)
Mùa đá dế lại tới, chúng tôi tranh nhau ra đồng cát, bắt dế đực về đá.
Trong đồng cát này chi chít các bụi rậm, cùng vô số đám mắc cở đầy gai rộng như
cái sân bóng chuyền, cùng các cây cao độ hai, ba thước. Tất cả làm thành một
cánh rừng hoang (Chỉ có dế đực đá nhau mà thôi khi chúng được bỏ vào một nơi
tương đối nhỏ. Chúng đá rất hăng, cho đến khi con thua phải bỏ chạy. Xem ra
thói đời mấy con vật đực đều ham đánh lộn: trâu, bò, dê, gà, cá và cả người
nữa. Con vật cái hiền từ hơn; cùng lắm chúng chỉ giết nhau khi nổi cơn ghen.)
Dế thường làm tổ trong các lon sữa bò, chai ve bị vất vào các bụi rậm, nhất
là dưới các các đám cây hoa mắc cở, hay hốc ở gốc cây. Mỗi buổi sáng sớm, khi
sương mai còn đọng trên hoa lá, chúng tôi tay cầm gậy phòng thân, ra đồng cát
lần mò trong cánh rừng hoang lắng nghe tiếng dế gáy để lại bắt chúng.
Một hôm, Súy mang ra một con dế thật là lớn, đả bại tất cả dế của chúng
tôi. Mọi người đều công nhận nó là vô địch và cho tên nó là dế Lã Bố. Lã Bố là
một nhân vật trong truyện Tam Quốc Chí- Truyện Tàu. Khi nói đến chuyện này ai
cũng phải biết tới ba nhân vật kết anh em: Lưu Bị, Quan Vân Trường và Trương
Phi. Quan Vân Trường có thể coi là một người mạnh vô địch, và Trương Phi mạnh
hạng thứ nhì. Nhưng Lã Bố đã có lần một mình đấu với ba anh em Lưu Bị mà không
bị nao núng.
Thắng thấy thế hỏi Súy:
- Anh bắt con dế này ở đâu vậy anh Súy?
- Thì ở đồng cát sau nhà anh chứ đâu.
Chúng tôi cố sức tìm một con dế có thể đánh bại con dế của Súy để tranh
chức dế Lã Bố.
Một hôm, tôi dậy từ sáng tinh mơ, túm một cây gậy hộ thân, rồi lần mò ra cánh
đồng cát. Tôi lắng nghe tiếng dế kêu và bắt được vài chú, nhưng không con nào
lớn bằng dế Lã Bố của Súy.
Tôi nghĩ: “Tất cả vùng gần đây đã bị lục lạo quá kỹ. Ta phải đi một nơi mà
ít người lui tới thì họa may tìm được dế lớn.”
Nghĩ vậy tôi lò mò đi về phía Ngã Năm, cách đó độ gần 2 cây số. Ở gần Ngã
Năm có nhiều ao bèo và rất hoang vu. Nơi đây, là một rừng thưa toàn bụi cây to
như cây rơm, cao quá đầu người lớn. Giữa các bụi cây là bãi hoa mắc cở và các
câu cỏ dại cao đến đầu gối người lớn. Muốn đi an toàn thì phải dùng cây đập lên
cây cỏ đề xua đuổi rắn rết. Có lẽ chẳng ai lui tới đây nên tôi không thấy vết
tích một con đường mòn. Tôi là thằng bé chăn trâu từ thủa 7, 8 tuổi trên rừng
già, nên việc đi vào đây chỉ là bình thường.
Vì bấy giờ là mùa hè, nên bèo nở hoa che kín cả mặt ao. Tôi tần ngần dứng
ngắm loài hoa dại đó. Bèo là một loài thực vật tầm thường, sống dưới nước, nên
không ai để ý tới chúng, kể cả hoa. Vì vậy người ta thường ví các vật vô giá trị
là rẻ như bèo. Tuy nhiên, nếu ta ngắm thật kỹ thì sẽ thấy vẻ đẹp của chúng. Hoa
có sáu cánh, một cánh lớn chính giữa, và 5 cánh phụ màu vàng, trắng xen với mầu
tím trông rất đẹp và trang nhã, chứ không rực rỡ như hoa hồng hay hoa phượng
vĩ. Nếu ta có phong lan, mộc lan, thổ lan tại sao không gọi bèo là thủy lan cho
hoa mỹ?
HOA
BÈO
(Thủy
Lan)
Bỗng có tiếng dế gáy, tôi sực tỉnh bước về hướng kêu của dế. Vạch bụi cây
và cỏ tôi bắt được một con dế lớn lắm. Tuy nhiên chỉ là một mười, một chín so
với dế của Súy. Với kết quả đó làm tôi hứng chí.
Lại một tiếng dế gáy khác vang lên. Tiếng gáy nghe rất hùng tráng, chắc là
một con khổng lồ. Tôi mừng quýnh lấy gậy vẹt cây gai tiến về hướng dế kêu. Sau
một lúc chen trong rừng cây, tôi thấy một bụi cây khá lớn; bên dưới gốc cây là
một đám hoa mắc cở.
Tay phải cầm gậy, tay trái vạch bụi gai, tôi thấy bên dưới gốc cây có một
cái lon bơ cũ của lính Tây bỏ lại. Lon này đường kính khoảng 17, 18 phân và cao
trên 20 phân.
Tôi nghĩ: “Đây chính là ổ của con dế chúa đây.”
Tôi từ từ lật hộp bơ lên. Bất ngờ tôi thấy bên dưới có vật gì mầu nâu nâu
vàng vàng đen đen chứ không phải là dế. Một giây sau, tôi nhận ra đó là con rắn
khoanh tròn. Tôi hết hồn lui lại. Con rắn nhanh như chớp phóng về phía tôi tấn
công. Tuy nhiên, tôi nhanh không kém, quật cây gậy một đường nằm ngang bụi cây
mắc cở. Cái quật này trúng ngay cổ con rắn làm nó chết ngay tức khắc.
Tôi chán nản
quay về.
Đi được một
quãng tôi nghĩ: “Kiếm dế đá bại dế Súy không được, vậy phải chọc hắn một phen.”
Nghĩ vậy tôi bèn
quay lại bụi cây lấy hộp bơ, bỏ con rắn chết vào trong. Sau đó lấy giấy báo cũ
che kín miệng hộp lon, rồi tấp tểnh đi về nhà. Khi về đến gần nhà Súy, tôi thấy
hắn đang đi loanh quanh mấy đám gai mắc cở tìm dế.
Tôi cố tình cầm
hộp đựng con rắn chết lên cao gọi:
- Ê Súy! Tìm dế
hả?
`Hắn ngước đầu
lên nhìn:
- Ừ! Mà bồ đi
cũng đi bắt dế sao? Sao đi sớm thế.
- Tôi đã bắt
xong nay đi về đây!
- Bắt được nhiều
không mà mang hộp lớn quá vậy?
- Ít thôi! Nhưmg
con dế Lã Bố của bồ mà thấy con tôi thì cắm đầu chạy chối chết!
Hắn cau mày:
- Bồ nói thật à?
- Bộ tôi rỡn
sao?
Hắn tỏ mò:
- Bồ cho tôi coi
một tí được không?
Tôi bĩu môi:
- Không được
đâu. Bồ thấy con của tôi thì bồ cũng sợ hết hồn đừng nói đến dế Lã Bố.
- Bộ nó bự lắm
sao?
Tôi cười đắc ý:
- Không những bự
mà còn dài nữa.
Hắn càng nóng
lòng hơn, năn nỉ:
- Cho coi một
chút đi Hiệp.
- Tôi sợ khi mở
nắp giấy ra, rồi mình loay quay, nó rơi xuống đất mất.
- Tôi không để
mất đâu.
- Đừng có đùa.
Tôi phải tốn rất nhiều công cùng rất nguy hiểm mới bỏ nó mới vào hộp này đấy.
Nếu nó rơi xuống đất cậu thường tôi con dế Lã Bố nghe.
Súy đứng yên
không trả lời. Một lúc sau hắn nói:
- Vậy bồ hé nắp
đậy cho tôi nhìn một tí nhe.
- Không! Vậy tôi
hé nắp một chút rồi bồ thò tay vào hộp túm lấy nó. Nhớ là túm cho chắc, đừng để
nó xảy đi mất nhe!
Súy gật đầu.
Tôi đưa hộp
xuống ngang ngực, rồi vạch giấy ra nột chút. Súy từ từ đưa tay vào sờ xoạng. Khi đụng phải con
rắn chết, hắn rút tay ra thật lẹ; mặt maỳ tái xanh; nhảy lung tung như đi trên
lửa, nhưng vừa nhảy vừa đái ướt nhẹp cả quần. Tôi chỉ ôm bụng đứng nhìn hắn mà
cười.
Một lúc sau, hắn
bình tĩnh lại:
- Bồ là thằng
nói láo.
Tôi cười:
- Tôi đâu nói
láo.
- Thế tại sao bồ
nói bắt được một con bự lắm?
- Tôi đã đâu nói
là con dế bao giờ đâu? Đã thế tôi nói còn nói nó bự mà dài, và đã cảnh cáo bồ
mà thấy nó thì sợ hết hồn chứ nói gì tới dế Lã Bố!
Cưối niên học, với Anh văn là môn sinh ngữ tôi chiếm
phần thưởng hạng nhất. Súy theo bén gót lãnh phần thưởng hạng nhì.
SONG
LONG TRANH NGỌC
Hình vẽ bằng
SOLIDWORKS & PHOTOWORKS
(Solidworks là
một software dùng để thiết kế trong không gian 3 chiều. Ngày nay, có khoảng
400000 kỹ sư trên khắp thế giới dùng. Photoworks là một software khác làm biến
đổi bề ngoài một vật nhìn gần giống sự thực)
No comments:
Post a Comment