Saturday, November 15, 2014

Đại Việt Thắng Nguyên Mông- bài 71


IX- Sự thất bại của Nam Tống.

Trong trận chiến của Mông Cổ xâm lăng Nam Tống, trận đánh gay go nhất và có tính chất quyết địng là trận đánh thành Tương Dương. Tương Dương còn thì Nam Tống còn, Tương Dương mất thì Nam Tống cũng tiêu tan. Bởi lý do ấy ta chú trọng phân tích tới trận Tương Dương nhiều ở phần này.

A- Công Tâm.

Kể về đồng tâm diệt giặc của dân Nam Tống hỗ trợ cho mặt trận Tương Dương thì phải nói rất nhiệt tâm. Quân dân một lòng giữ vững thành Tương Dương được năm năm. Kể như vậy thì mặt “Công Tâm” dân hai thành phố Tương Dương và Phàn Thành nói riêng đã thắng. Trong khi ấy triều đình Nam Tống đã không đưa ra một lời kêu gọi lòng ái quốc, chống giặc, cho mãi đến giờ phút chót thì hoàng đế mới kêu gọi cần vương. Triều đình Nam Tống đã không biết tấn công trong công tâm.

Trong lịch sử cũng không thấy nói về công tâm của Mông Cổ nhiều, mà ta vẫn biết Mông Cổ vẫn làm dân Trung Quốc lo sợ.

Tóm lại Nam Tống không thắng trận “Công tâm”. Mỗi bên đều chẳng được điểm nào.

B-Công Lương- Tiếp Liệu

Thành Phố Tương Dương bị bao vây từ 1268 mãi đến 1273 mới bị chiếm. Trong vòng năm năm dài như vậy thì sự tiếp tế lương thực và các nhu yếu phẩm cùng vũ khí dạn dược là một vấn đề rất quan trọng. Như ta đã thấy những sáng kiến đã được phát minh của cả hai bên thật đáng khen ngợi, nhưng cái thắng cuối cùng dã thuộc về kẻ mạnh. Đến giờ phú gần cuối thì chúng ta đã thấy tại Tương Dương các nhu yếu phẩm không còn bao nhiêu. Chỉ tiếc rằng ngay trên đất nhà mà người Nam Tống phải tiếp vận lương qua sông lớn. Điều này rất khó khăn vì Mông Cổ lúc ấy đã có thủy quân.

Họ đã thua trong trận “Công Lương-Tiếp Liệu”.

C- Thiên thời

Thiên thời với nghĩa thời tiết thì ta thấy vài điểm sau đây:

Miền bắc sông  Hoàng Hà và ở phía tây, khí hậu tương tự như khí hậu Mông Cổ, nên Mông Cổ chiếm được ưu thế, song các phần còn lại thường bị ảnh hưởng gió mùa, nhất là miền đông và nam của sông Dương Tử. Vùng này nóng ẩm, mưa nhiều. Theo quyển A Traveller History of China của Stephen G Haw thì hàng năm lượng nước mưa ở đây từ 40 inches đến 100 inches (khoảng 100 cm đến 250 cm). Với điều kiện này, đây không phải là đất dụng võ của ngựa Mông Cổ.

Nam Tống thắng 1 điểm.

Thời gian này Trung Quốc đã suy tàn, sức mạnh đã hết. Họ thua từ Kim, Tây Hạ đến Đại Việt.

“Cuộc kháng chiến chống xâm lược Nguyên Mông thế kỷ XIII” của ông Hà Văn Tấn và bà Phạm Thị Tâm trang, trang 319:

Nước Kim mất, quân Mông Cổ vượt Trường Giang đánh Tống…y (chỉ H T Liệt) đã gặp sức chống cự mãnh liệt của người Tống…Nhưng mặc dầu nhân dân Nam Tống đã anh dũng chống giặc dưới sự chỉ huy của người anh hùng Văn Thiên Trường…quyền bính nằm trong tay bọn gian thần Giả Tự Đảo, Trần Nghi Trung, khiếp nhược trước kẻ thù, chỉ mong cầu hòa…”

Điều này đã thấy rõ Nam Tống đã thực sự thua về “Thời Cơ”. Mông Cổ được 1 điểm.

D- Địa lợi.

Miền nam sông Dương Tử cây cối xanh tươi, núi non trùng điệp, sông hồ chằng chịt rộng rãi là một lợi địa để tổ chức kháng chiến theo kiểu du kích. Hệ thống sông Châu Giang chia cắt đất các tỉnh Giang Tây, Quảng Đông, Quảng Tẩy góp phần vào việc bảo vệ đất nước chống vó ngựa Mông Cổ.

Trong trang 123, quyển “A Traveler’s History of China”  tác giả Stephen G. Haw cũng đồng quan điểm với chúng tôi ở điểm này, ông viết: Cái mạnh mẽ dũng cảm siêu việt của kị binh đã giúp họ (MC) tiến chiếm thành công trên các thảo nguyên, đồng bằng ở Á Châu và đông Âu, nhưng bị giới hạn rất nhiều ở các vùng ướt át, núi non của nam Trung Quốc. Kị binh tấn công không thể cưỡi vượt ngang sông, đầm lầy và các ruộng lúa. (The extraordinary prowess of their cavalry had gained them enormous on the steppes and plains of Asia and eastern Europe, but was of much more limited usefulness in wet and mountainous south of China. Cavalry charges could not be mounted across rivers, marshes and paddy field.)

Tuy nhiên, người Nam Tống đã không biết dùng để đến nỗi suy vong. Nam Tống có địa lợi.

 

Sông Li- chi nhánh Châu Giang
Ảnh trích từ internet
E- Nhân hòa.
Đọc qua phần lịch sử của Nam Tống lúc quân Mông Cổ tấn công, ta đều thấy lúc về sau tình trang càng ngày bi đát. Đến thời Tống, thế giới đánh giá là nước phát triển, văn minh nhất, nhưng tinh thần chia rẽ nhất. Các quan lại xâu sé, kích bác nhau. Để rồi xẩy ra vụ thập nhị kim bài triệu hồi Nhạc Phị về kinh xử tội. Kể tiếp là vụ canh tân đất mà người cầm đầu là tể tướng Vương An Thạch, lại bị nhóm cựu đảng bảo thủ do Tư Mã Quang và Tô Đông Pha chống đối. Kết quả nước này còn bị quân Đại Việt do Lý Thường Kiệt chỉ huy làm thất điên bát dảo.
Kể từ lúc thất thủ thành Tương Dương tinh thần dân Nam Tống xuống quá thấp; kẻ muốn đánh người; đầu thích hàng. Các thư sinh bị đưa ra trận thì thi nhau trốn lính; con số có tinh thần thì quá ít. Sự kiện này làm câu viết về thanh niên thời loạn trong Chinh Phụ Ngâm chẳng thấy đâu:
Chàng tuổi trẻ vốn dòng hào kiệt,
Xếp bút nghiên theo việc đao cung.
Và với phần trích trên từ quyển “Cuộc kháng chiến chống xâm lược Nguyên Mông thế kỷ XIII” đã chứng tỏ Nam Tống cũng lại thua về “Nhân Hòa”.
F- Tổ chức quân đội.
Trong lịch sử Nam Tống như phần trên đã ghi, quân đội tổ chức có phần quy củ, nhưng hệ thống lương cao làm nhiều lính già còn ở lại làm quân đội bị yếu kém.
Mông Cổ toàn thắng trong yếu tố này.
G- Chiến Thuật.
Đọc quyển lịch sử Trung Quốc của ông Nguyễn Hiến Lê đến đoạn “thừa tướng Tống là Giả Tự Đạo sai hai viên tướng đốc suất 13 vạn tinh binh, 2500 thuyền chiến cự địch, nhưng chưa xáp chiến quân Tống đã vỡ.” Ta không hiểu được cách bài binh bố trận của họ như thế nào, để đến nỗi xẩy ra trường hợp thật là bi thảm. Phía Mông Cổ cũng không thấy nói nhiều về chiến thuật duy chỉ đưa ra việc công lương, đánh tầu bè chở lương thực tiếp liệu cho Tương Dương.
Nam Tống cũng bị thua về “Chiến Thuật”. Mông Cổ chỉ hơn được 1 điểm.
H- Tinh thần.
Quả thật trên phương diện tinh thần, ta thấy trừ việc dân chúng và quân đội nỗ lực tiếp viện cho Tương Dương trong 5 năm, và việc Văn Thiên Trường và Trương Thế Kiệt hưởng ứng kêu gọi cần vương, ta không thấy khác. Triều đình thì chủ bại.
Nam Tống được 1 điểm an ủi, trong khi bên Mông đoàn kết nên được 2.
I- Vũ Khí.
Theo quyển A traveller’s History of China, thì thời Nam Tống, Trung Quốc đã có thuyền lớn chở súng catapult, hỏa tiễn, trùy sắt phá thành. Nhờ các vũ khí này mà Nam Tống đã đẩy lui quân Kim định vượt Trường Giang xâm lăng đất họ năm 1161.
Trong phần bao vây Tương Dương, ta thấy Mông Cổ đã chế tạo được khẩu Trebuchet mà viên đạn nặng cả trăm kg thì thấy rõ ràng thành này không đứng vững nổi.
Và kết quả ta đã thấy về “Vũ Khí” Nam Tống thua Mông Cổ chút đỉnh.
J- Kỷ luật.
Kỷ luật Nam Tống cũng thua vì người đánh kẻ đầu hàng. Trong lúc ấy Mông Cổ hoàn toàn tuân thủ lệnh chỉ huy. Nhưng Mông Cổ vẫn cứơp phá nên họ chỉ được 1 điểm.
K- Chọn Tướng.                            
Trong suốt thời gian kháng chiến, ta không thấy lịch sử đưa ra một người tướng của Nam Tống thật tài năng. Nam Tống đã giết mất Nhạc Phi, nên không còn tướng tài đời sau với các chiến thuật tài tình để bảo vệ quốc gia. Những tướng như Văn Thiên Trường, Trương Thế Kiệt… tuy rất có tinh thần, nhưng thế yếu, không phải tướng tài.
Ngược lại Mông Cổ có các danh tứơng Uriyangkhadai (con trai Subutai) và con trai của ông là Aju (tức là cháu nội Subutai) vây Tương Dương. Đến khi thanh toán các phần đất nam sông Dương Tử thì có Bayan (Bá Nhan- cũng là cháu nội của Subutai).
Như vậy về “Chọn Tướng” Nam Tống cũng thua nốt.
Kết quả Nam Tống thua hầu hết mọi yếu tố.

 
Nam Tống
Nguyên Mông
A- Công Tâm
1
0
B- Công Lương
0
1
C- Thiên thời.
1
1
D- Địa lợi.
1
0
E- Nhân hòa
0
1
F- Tổ chức
0
2
G- Chiến thuật
0
1
H- Tinh thần
1
2
I- Vũ khí
1
2
J- Kỷ luật
0
1
K- Chọn tướng
0
2
Tổng số điểm
5
13

No comments:

Post a Comment